Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên NGUYỄN tất THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.68 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT
THÀNH - TỈNH YÊN BÁI
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn
LỚP 10
(Đề này có 01 trang, gồm 01 câu)

Câu 1 (8 điểm)
Cơ hội luôn ẩn sau những khó khăn.
Anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Câu 2 (12 điểm)
Bàn về thơ, Tố Hữu cho rằng: Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống
đã tràn đầy.
Anh /chị hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên bằng các tác phẩm
của nhà thơ Nguyễn Du.
.....................HẾT.....................

Người ra đề

Nguyễn Thanh Phương
SĐT: 01687185456


HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn - Khối 10
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Câu 1 (8,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội theo hướng mở, biết vận dụng


linh hoạt các thao tác lập luận, đưa ra ý kiến riêng khi giải quyết vấn đề.
- Bài viết có bố cục mạch lạc; hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng; dẫn chứng
thuyết phục; hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng
được những ý cơ bản sau:
1. Giải thích:

- Cơ hội: là những dịp, những thời cơ, hoàn cảnh thuận lợi mà ta có được để có
thể thực hiện điều mình mong muốn
- Khó khăn: là những thử thách, chông gai mà con người gặp phải trên hành trình
cuộc sống
 Câu nói đưa ra quan điểm sống lạc quan, nhắc chúng ta rằng cuộc đời không
có con đường cùng mà luôn có những cơ hội. Điều quan trọng là phải phát hiện
và nắm bắt nó.
2. Phân tích, chứng minh

- Trên đường đời vốn lắm chông gai, con người phải đương đầu với vô vàn khó
khăn. Có người tuyệt vọng, bế tắc rồi rơi vào thất bại nhưng cũng có những con
người nhờ ý chí kiên cường, bản lĩnh vững vàng, quyết tâm cao độ, họ đã tìm
được những lối thoát, những cơ hội để khẳng định mình.
- Cơ hội mang đến cho con người những thời cơ, điều kiện thuận lợi để họ có thể
đạt được những mục tiêu của mình một cách dễ dàng hơn.


- Cuộc sống mang đến cho con người không ít những cơ hội nhưng có những cơ
hội chỉ đến với ta một lần duy nhất và không phải cơ hội nào cũng dễ nhận ra bởi
nó luôn ẩn mình sau những khó khăn. Nếu không nhìn ra, không tận dụng, nắm
bắt nó, con người không thể đến với thành công.

(Lưu ý: Học sinh cần kết hợp được lí lẽ với các dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng
tỏ vấn đề)
3. Bàn luận

- Không phải mọi cơ hội ta đều đón nhận. Nếu có nhiều cơ hội cùng đến một lúc,
chúng ta cần phải có trí tuệ sắc sảo, tỉnh táo để nhận định, phân tích và lựa chọn
cơ hội tốt nhất cho mình, đồng thời tránh những cám dỗ, phức tạp từ cuộc sống.
- Cơ hội không đến với con người nhiều lần, bởi vậy chúng ta cần biết trân trọng
và tận dụng những cơ hội quý báu
- Cần phê phán những con người có lối sống hời hợt, không mục tiêu, lí tưởng,
sống thụ động, chờ đợi sự may rủi. Biết tận dụng cơ hội không có nghĩa là sống
cơ hội, thủ đoạn, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu.
4. Bài học, liên hệ
- Cần nhận thức rằng: cuộc đời không phải con đường cùng, nó luôn có những
ngã rẽ, điều quan trọng là biết chủ động nắm bắt những điều may mắn, cơ hội
trên con đường ấy để đến với thành công.
- Cần không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, trang bị kiến thức; sống
phải có chí hướng, có quyết tâm; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; sống
lạc quan và nhanh nhạy để không bỏ lỡ những cơ hội quý giá trong cuộc đời.
- Liên hệ bản thân
III. Cách cho điểm:
- Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập
luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc.
- Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ
năng và diễn đạt.
- Điểm 3-4: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc
lỗi về kĩ năng và diễn đạt.


- Điểm 1-2: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, diễn đạt và kĩ năng viết văn nghị

luận yếu.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
Câu 2 (12 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, biết vận
dụng linh hoạt các thao tác lập luận, biết lựa chọn tác phẩm tiêu biểu, biết phân
tích, cảm thụ để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các
ý cơ bản sau:
1. Giải thích:

- Thơ: là một hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện những
tâm trạng, xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp
điệu
- Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta cuộc sống đã tràn đầy: Nhận định của nhà
thơ Tố Hữu nhấn mạnh đến hoàn cảnh, điều kiện ra đời của thơ. Thơ chỉ ra đời
khi người nghệ sĩ mở rộng lòng mình, đón lấy những vang động từ cuộc đời
để từ đó có những tình cảm sục sôi, mãnh liệt.
+ Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ là đối tượng phản ánh của văn học nghệ
thuật. Nó là điểm tựa, là cội nguồn của những cảm xúc và suy nghĩ trữ tình.
Tách rời những sự kiện từ đời sống khách quan, tác phẩm chỉ còn là thứ cây
non èo uột, thiếu sức sống.
+ Để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chân chính, có sức sống sâu bền, nhà
văn phải là người sống sâu sắc với đời, phải hình thành những tình cảm mãnh
liệt.
+ Tình cảm mãnh liệt là điều kiện hàng đầu của thơ. Nó không phải thứ tình
cảm kêu gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài mà là sự rung động mãnh liệt ở bên

trong, là sự chấn động trong tâm hồn


+Tình cảm trong thơ phải là tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng, thấm
nhuần bản chất nhân văn, chính nghĩa; Nó phải gắn với tình cảm của nhân
dân, nhân loại; Nó mang tính cá thể hóa nhưng không có nghĩa là không đề
cập đến những nội dung thời đại.
2. Chứng minh

- Học sinh lấy dẫn chứng từ những tác phẩm văn học của đại thi hào Nguyễn
Du để chứng minh.
- Yêu cầu: Dẫn chứng phải tiêu biểu, phục vụ cho việc làm sáng tỏ quan
niệm thơ của Tố Hữu; Phải làm nổi bật giá trị hiện thực và tư tưởng nhân
đạo trong thơ Nguyễn Du; Phân tích kết hợp nội dung và nghệ thuật.
3. Đánh giá, mở rộng vấn đề

- Ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ chỉ bật ra ..”là một quan niệm đúng đắn
được đúc rút từ chính thực tiễn sáng tác của người nghệ sĩ.
- Thế giới chủ quan trong thơ không chỉ có tình cảm mà còn có cả tư tưởng.
Đây là 2 yếu tố có mối quan hệ hữu cơ không tách rời, góp phần làm nên giá
trị nội dung của tác phẩm.
- Một tác phẩm giá trị không chỉ cần tình cảm mãnh liệt, tư tưởng mới mẻ, tiến
bộ mà cần có hình thức nghệ thuật độc đáo.
- Nguyễn Du là đỉnh cao của văn học Việt Nam với rất nhiều đóng góp quan
trọng. Bằng sự hiểu biết, thấu trải cuộc đời, tư tưởng nhân đạo sâu sắc, ngôn
từ bình dị, cách sử dụng thể thơ dân tộc, từ ngữ chọn lọc…Nguyễn Du đã để
lại cho đời những kiệt tác nghệ thuật.
- Bài học cho người sáng tác: Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, phải mang
những tư tưởng, những khát vọng cao đẹp, phải có một tâm hồn nhạy cảm giàu
yêu thương…Tiếng thơ cũng phải là tiếng lòng với tất cả rung động từ sâu thẳm

con tim.
-Bài học cho người tiếp nhận:
+Thơ đi từ trái tim đến trai tim bằng sự “lây lan cảm xúc”. Bởi vậy, để cảm nhận
được vẻ đẹp của thơ ca, người đọc cần phải sống với thế giới xúc cảm của người
nghệ sĩ. Họ phải là những người đồng sáng tạo để kiến tạo nên tác phẩm nghệ
thuật đích thực.


+ Từ cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Du, chúng ta thêm trân trọng,
tự hào về những di sản văn học quý báu mà ông để lại cho đời.
III. Cách cho điểm:
- Điểm 10-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Diễn đạt giàu chất văn, lập
luận rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục, phân tích sâu sắc.
- Điểm 7-9: Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ
năng và diễn đạt.
- Điểm 4-6: Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, hoặc liệt
kê dẫn chứng đơn thuần. Còn mắc lỗi về kĩ năng và diễn đạt.
- Điểm 1-3: Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu thuật kể dẫn chứng. Diễn
đạt và kĩ năng viết văn nghị luận yếu.
- Điểm 0: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc học sinh không viết bài.
Lưu ý:
- Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh
đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm
một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ
bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm bài thi là tổng điểm của 2 câu, làm tròn đến 0,5 điểm.
--------------------- HẾT---------------------




×