Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên bắc cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.25 KB, 6 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC KẠN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
LỚP 10
(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ
nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm
trong tay chúng ta.
Suy nghĩ của anh/chị?
Câu 2 (12,0 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài ca dao than thân và ca dao
yêu thương, tình nghĩa.

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:…………………… Số báo danh:…………………
Chữ kí của giám thị 1:…………… Chữ kí của giám thị 2……………..

Người ra đề: Hà Thị Diệp - ĐT: 0982299360


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (8,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Cuộc sống là nguyên liệu thô, chúng ta là những nghệ
nhân. Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều nằm
trong tay chúng ta.


Suy nghĩ của anh/chị?
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ. Có quan điểm và suy nghĩ tích cực, tiến
bộ; có cái nhìn sâu sắc, thể hiện được tính chất xã hội của chủ đề.
- Giọng văn giàu cảm xúc, chân thành nhưng sắc sảo, diễn đạt chính xác,
thuyết phục, lôi cuốn….Không mắc lỗi chính tả, dùng từ. Trình bày mạch lạc, khoa
học….
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách. Nhưng cần đáp ứng được
một số yêu cầu cơ bản sau:
1 Giải thích.
- Cuộc sống là nguyên liệu thô: Cách nói hình ảnh để chỉ những bộn bề phức
hợp của cuộc sống: thuận lợi và khó khăn, tốt đẹp và ác xấu, bình lặng và bão
giông…
- Nghệ nhân: con người tài năng, tâm huyết đạt đến độ tinh tuý trong công việc
của mình.
- Nhào nặn nên một tác phẩm tuyệt đẹp hay một vật thể xấu xí tất cả đều
nằm trong tay chúng ta: Từ nguyên liệu cuộc sống mỗi người sẽ tạo nên tác phẩm
cuộc đời của mình.
- Câu nói đã khẳng định và đề cao vai trò quyết định của mỗi cá nhân đối với
cuộc sống của chính mình. Chính thái độ sống, năng lực sống của bản thân sẽ làm
nên giá trị, ý nghĩa cuộc sống của mỗi người.


2. Bàn luận, mở rộng.
- Đây là một quan điểm sống tích cực, mạnh mẽ và sâu sắc.
- Cuộc sống luôn mang trong mình những bộn bề, phức tạp, nếu chúng ta
sống một cách chủ động và tích cực, biết gạn lọc những cái xấu, tận dụng và phát
huy những điều tốt đẹp, biến khó khăn, thử thách thành cơ hội thì ta sẽ có một tác
phẩm cuộc đời mình thật đẹp.

- Nếu buông xuôi và phó mặc, bị động và để cuộc sống trôi đi, khi ấy tác
phẩm cuộc đời của mỗi chúng ta chỉ là những vật thể xấu xí.
- Mở rộng: Tuy nhiên, không phải lúc nào, không phải với bất cứ ai, muốn
trở thành thế nào cũng được. Tác phẩm cuộc đời của mỗi người còn chịu sự tác
động không nhỏ của hoàn cảnh khách quan.
3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Mỗi người phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có
lí tưởng, có ước mơ. Hãy cố gắng trở thành những nghệ nhân chuyên tâm và tài hoa
nhất để làm nên tác phẩm tuyệt đẹp cho cuộc đời mình.
III. Cách cho điểm.

- Điểm 8: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu trên; kết cấu chặt chẽ, bố cục
rõ ràng; trình bày sạch, đẹp; văn viết có cảm xúc, có sáng tạo và liên hệ thực tế;
diễn đạt tốt, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 7: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu trên; kết cấu chặt chẽ, bố cục
rõ ràng; văn viết có cảm xúc, có sáng tạo và liên hệ thực tế; diễn đạt khá tốt, có thể
còn một vài lỗi về chính tả.
- Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên nhưng còn sơ lược; dẫn
chứng thiếu chọn lọc, mắc một vài lỗi chính tả và dùng từ.
- Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên; còn mắc một vài lỗi về
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.


- Điểm 1-2: Bài làm quá sơ lược, văn viết lủng củng; mắc nhiều lỗi về chính
tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết được gì.

Câu 2. (12 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài ca dao than thân và ca dao
yêu thương, tình nghĩa.

I. Yêu cầu về kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng
để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn
viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh vận dụng hiểu biết về ca dao (chủ yếu qua hai chùm ca dao đã học),
phân tích làm nổi bật hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Thí sinh
có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật được những ý
cơ bản sau:
1. Thân phận của người phụ nữ trong ca dao:
Hình thức lặp lại mô thức mở đầu “thân em như..” với tần số cao trong ca
dao cho thấy người phụ nữ là loại người khổ nhất trong xã hội cũ.
- Cuộc đời vất vả, trăm đắng nghìn cay.
- Bị coi rẻ, bị khinh thường nên những giá trị đích thực của người phụ nữ
không được biết đến.
- Là nạn nhân của chế độ tảo hôn.
- Nỗi khổ lớn nhất của người phụ nữ là bị phụ thuộc, không được tự do yêu
đương, không được tự quyết định số phận, tương lai của mình.
- Âm hưởng chung của những bài ca dao than thân là tiếng thở dài, cám cảnh
cam chịu của người phụ nữ.


2. Vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao:
a. Vẻ đẹp hình thức, phẩm chất:
- Vẻ đẹp hình thức: Bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, người phụ nữ hiện
lên với vẻ đẹp duyên dáng, đầy nữ tính (Thân em như tấm lụa đào…, Thân em như
hạt gạo tám xoan…).
- Vẻ đẹp phẩm chất: cần cù, nhẫn nhịn, chịu thương chịu khó, lam lũ tảo tần.
(Con cò, Mười tay).
b. Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

- Có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt, thuỷ chung, tình nghĩa.
- Có tình thương vô bờ với con cái, sẵn sàng chịu đựng vất vả, tủi nhục vì
con.
c. Vẻ đẹp của niềm mơ ước, khao khát táo bạo thể hiện ý thức phản kháng, muốn
thoát khỏi thân phận bị lệ thuộc (ước gì sông rộng một gang…).
3. Khái quát:
- Hình ảnh người phụ nữ trong ca dao là hiện thân đầy đủ của những nỗi
khốn khổ tủi nhục nhất của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa.
Song vượt lên số phận bấp bênh, chìm nổi, ở họ vẫn toả rạng ánh sáng của vẻ đẹp
tâm hồn, của lòng thuỷ chung, của khát vọng tình yêu mãnh liệt.
- Người phụ nữ trở thành đối tượng được cảm thông, yêu thương, trân trọng.
III. Cách cho điểm

- Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu trên; kết cấu chặt chẽ,
bố cục rõ ràng; trình bày sạch đẹp; văn viết giàu hình ảnh và có cảm xúc, có sáng
tạo; diễn đạt tốt, có thể còn mắc 1-2 lỗi về chính tả.
- Điểm 9-10: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu trên; kết cấu chặt chẽ, bố
cục rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt khá tốt, có thể còn một vài lỗi về chính
tả, dùng từ.


- Điểm 7-8: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên; văn viết khá trôi chảy; mắc
một vài lỗi chính tả và dùng từ.
- Điểm 5-6: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên; văn viết chưa thực sự trôi
chảy nhưng diễn đạt được ý; còn mắc một vài lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 3-4: Bài làm quá sơ lược, thiếu kiến thức; mắc nhiều lỗi về chính tả,
dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, văn viết lủng củng, diễn đạt kém.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết được gì.


Lưu ý: Giám khảo có thể vận dụng linh hoạt biểu điểm. Khuyến khích cho
điểm những bài viết sáng tạo. Điểm cho lẻ đến 0,25.
= = = HẾT = = =



×