Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên hà GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.71 KB, 5 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

LỚP 10

(Đề có 02 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8.0 điểm)
Đọc hai trích đoạn trong hai bức thư sau:
1. “…Vào đêm thứ sáu vừa qua, các ngươi đã cướp đi mạng sống một con
người đặc biệt, tình yêu của đời ta, mẹ của con trai ta nhưng ta sẽ không bao giờ căm
thù các ngươi dù chỉ là một giây phút. Ta không quan tâm và cũng không muốn biết
các ngươi là ai – những kẻ linh hồn đã chết. Nếu Chúa trời mà các người tôn thờ biết
tới chúng ta thì mỗi viên đạn găm trên người vợ ta sẽ là một vết thương cào xé trái
tim ông ấy.
Thế nên, ta sẽ không bao giờ cho phép mình ghét bỏ các ngươi. Các ngươi
muốn ta căm ghét nhưng ta sẽ không đáp trả bằng sự giận dữ ngu ngốc. Vì chính sự
vô minh ấy đã hình thành nên thứ hình hài như các ngươi.
Các ngươi muốn ta run sợ, muốn nhìn những người đồng bào của mình bằng
ánh mắt nghi ngờ, muốn ta hy sinh tự do vì an toàn cá nhân. Các ngươi đã nhầm.(...)”
(Trích bức thư gửi những kẻ khủng bố của anh Antoine Leiris, một người cha
của đứa con trai mới 17 tháng tuổi, một người chồng có vợ thiêt mạng trong vụ khủng
bố đẫm máu tại nhà hát Bataclan Pháp tối 13/11/2015).
2. “…Khi chúng ta tới được bệnh viện, và cha mẹ được thấy con qua sóng siêu
âm vẫn đang như thể không biết chuyện gì vừa xảy ra, còn đang mải ngậm ngón tay
trong miệng và làm những động tác nhào lộn như một nghệ sĩ xiếc trong bụng mẹ, tất


cả mọi sự thù hận, giận dữ đối với những kẻ tấn công khủng bố đã hoàn toàn tan biến
trong giây phút ấy.
Mẹ thực sự hy vọng bằng cả trái tim rằng con sẽ được sinh ra trong một thế
giới tốt đẹp hơn, nhưng nếu không được như vậy, thì thế hệ của con hãy làm những
1


điều tuyệt vời nhất để điều đó trở thành sự thật.(…)”.
(Trích bức thư gửi con của chị Sneha Mehta, 28 tuổi, đang mang thai ở tuần thứ
16 và là một trong những người may mắn sống sót sau loạt vụ tấn công khủng bố ở
sân bay Brussels Bỉ vào hôm 22/3/2016).
Anh/chị hãy tự hoàn thành thông điệp rút ra từ hai bức thư trên (bằng việc điền
vào dấu /…/) “… sẽ chiến thắng bạo lực, lòng thù hận và cái ác”, và lấy đó làm chủ
đề để viết bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm cá nhân.
Câu 2 (12.0 điểm)
Bài thơ không được là cái đuôi của sự sống.
Sự sống có rồi, thêm một cái đuôi.
Nhưng cũng đừng là cái đầu như sư tử kỳ lân rằm tháng tám
Tất cả múa may nhờ tay người.
Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy,
Lặn vào cuộc đời,
Rồi lại ngoi lên.
(Trích “Nghĩ về nghề, nghĩ về thơ, nghĩ…”, Chế Lan Viên)
Anh/chị hiểu quan niệm trên của nhà thơ Chế Lan Viên như thế nào? Hãy làm rõ qua
“Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi và “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du.
.....................HẾT.....................
Người ra đề

Nguyễn Kim Anh
(0989.458.678)


2


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP: 10
Lưu ý:
- Học sinh có thể có nhiều hướng triển khai vấn đề nghị luận khác hướng dẫn chấm,
nếu đúng cho điểm theo thang điểm đã định.
- Dưới đây là các ý cơ bản định hướng bài làm theo từng câu, giám khảo linh hoạt cho
điểm dựa trên kiến thức, kĩ năng, hình thức bài làm.
Câu
1

Nội dung
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
Con người chân chính không đáp trả lại bạo lực, sự khủng bố, cái
ác… bằng lòng thù hận, tình yêu thương và khát vọng hòa bình sẽ
chiến thắng bạo lực. (HS có thể đặt nhan đề cho bài viết, ví dụ như
“Tình yêu thương và khát vọng hòa bình sẽ chiến thắng bạo lực,
lòng thù hận và cái ác”…).
2. Giải quyết vấn đề:
* Giải thích:
- Giải thích thông điệp trong hai bức thư: Chủ nhân của hai bức thư
đều là những người hứng chịu những hậu quả đau thương từ những
kẻ khủng bố, từ sự thù hận và cái ác. Nhưng họ bày tỏ sự không
thù hận vì thù hận chỉ có thể làm ra cái ác, ở họ chỉ tồn tại lòng yêu
thương như trước đó vẫn thế. Vượt lên trên cái ác và chiến tranh,
họ bày tỏ khát vọng tự do và hòa bình theo những cách riêng.
- Giải thích thông điệp cá nhân rút ra từ hai bức thư.

* Bình luận:
- Chân lý muôn đời của sự sống: Khủng bố, chiến tranh, những
hành động độc ác sinh ra từ sự thù hận, đố kị áp đặt người khác (về
quan điểm sống, chính trị, tôn giáo…). Còn hòa bình, tự do, phát
triển… luôn sinh ra từ tình yêu thương, sự tôn trọng trân quý lẫn
nhau giữa con người.
- Nếu con người đáp trả lại bạo lực và cái ác bằng lòng thù hận thì
sẽ chỉ tiếp tục sinh ra cái ác và bạo lực khác. Nó sẽ khiến cuộc
sống của con người trở nên ngột ngạt và dần bị hủy diệt bởi ngọn
lửa căm thù.
- Sức mạnh của tình yêu thương và khát vọng hòa bình chính là:
+ Để cuộc sống vẫn tiếp diễn như em bé trong bụng mẹ, như cậu
con trai 17 tháng vẫn sống bên người cha.
+ Để tình yêu thương và tin tưởng lẫn nhau giữa con người giúp
con người xích lại gần nhau, chia sẻ niềm vui nỗi buồn.
3

Điểm
0.75

1.5

4.0


2

+ Con người vẫn sống tự do, tự tại không sợ hãi, nghi ngờ, có niềm
tin mãnh liệt vào một thế giới tốt đẹp hòa bình hơn ở thế hệ tương
lai.

+ Tạo nên sức mạnh đoàn kết để bảo vệ hòa bình, để lan tỏa các giá
trị nhân văn từ chính mỗi cá nhân.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Thức nhận về cái ác và bạo lực sinh ra từ thù hận, cần có trái tim
nóng và cái đầu lạnh để không đáp trả lại bạo lực bằng lửa hận thù,
hiểu giá trị đích thực của yêu thương.
- Sống nhân văn, nuôi dưỡng tình yêu thương, vị tha và khát vọng
hòa bình ngay từ những hành động nhở, từ những tình huống trong
cuốc sống, học tập rèn luyện để xây dựng đất nước và hội nhập thế
giới, trở thành sứ giả hòa bình trong tương lai.
3. Khái quát lại vấn đề:
Khái quát lại thông điệp gửi gắm qua hai bức thư đầy giá trị nhân
văn.
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
- Mối quan hệ tác phẩm văn học nói chung, thơ ca nói riêng với
cuộc sống
2. Giải quyết vấn đề nghị luận:
a. Giải thích quan niệm của Chế Lan Viên:
- Bài thơ không được là cái đuôi của sự sống: Thơ ca không được
theo sau, phản ánh máy móc những gì có trong cuộc đời bởi tất cả
những cái đó sự sống đã có.
- Nhưng cũng đừng là cái đầu như sư tử kỳ lân rằm tháng tám/Tất
cả múa may nhờ tay người: Tác phẩm thơ ca không thể phản ánh
những gì kì bí khó hiểu không có trong cuộc sống, chỉ do con
người sáng tạo chủ quan.
- Mỗi câu thơ là một lần lặn vào trang giấy/Lặn vào cuộc đời/Rồi
lại ngoi lên: Mỗi câu thơ chân chính phải là kết quả của sự “ngụp
lặn” của nhà thơ vào cuộc đời, thể hiện trên trang thơ và thoát lên
trong những cảm xúc, tình cảm, tư tưởng mới mẻ sâu sắc của nhà
thơ. Nó như sự đóng góp của nhà thơ cho cuộc sống từ chính vốn

sống mà đời ban cho thơ.
b. Chứng minh qua hai tác phẩm:
* Bài thơ không là cái đuôi của sự sống.../Nhưng cũng đừng là
cái đầu sư tử kỳ lân…:
- Cảnh ngày hè không theo sau vẽ lại một cách vô hồn bức tranh
thiên nhiên, cuộc sống ngày hè một cách công thức, nhàm chán.
Độc Tiểu Thanh kí không chỉ kể lại bi kịch của Tiểu Thanh mà
người đời đã biết cả rồi.(HS có thể so sánh với những vần thơ công
4

1.0

0.75
1.0

2.0

2.0


thức trong thơ ca trung đại)
- Cảnh ngày hè và Độc Tiểu Thanh kí không phải là những vần thơ
kì bí, xa rời hiện thực cuộc sống và trình bày những tư tưởng cao
siêu của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du. (HS có thể so sánh với những
vần thơ trình bày tư tưởng triết học, tôn giáo cao siêu…)
* Cảnh ngày hè và Độc Tiểu Thanh kí là những vần thơ “lặn
vào cuộc đời”, “lặn vào trang giấy”:
- Cảnh ngày hè:
+ Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè được nhà thơ chắt lọc
từ cuộc sống, mang vẻ đẹp tràn đầy sức sống, có hồn có thần (phân

tích 6 câu thơ đầu)
+ Ẩn sau bức tranh thiên nhiên là sự lắng lại, tĩnh tại của hồn
người, để cảm nhập hồn cảnh, hồn tạo vật, cho thấy lòng yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống của thi nhân.
+ Tư tưởng thân dân và tấm lòng ưu dân ái quốc của Nguyễn Trãi
là kết quả của sự lặn ngụp với đời và bay thoát, tỏa sáng trên trang
thơ (phân tích 2 câu cuối).
- Độc Tiểu Thanh kí:
+ Lấy chất liệu từ những đau khổ, bi kịch của con người trong cuộc
đời: Nguyễn Du viết những vần thơ thể hiện nỗi thương người,
thương mình (đồng cảm cho bi kịch của Tiểu Thanh, bi kịch của
kiểu người tài hoa bạc mệnh trong thiên hạ qua 6 câu đầu).
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc mới mẻ thế kỉ XVIII: tiếc
thương cho cái đẹp bị hủy diệt vùi dập bởi thời gian, bởi cuộc đời,
nỗi tự thương mình đầy sự tự ý thức về sinh mệnh cá nhân.
+ Niềm khát khao tri âm đồng cảm vượt thời gian là tư tưởng sâu
sắc của nhà thơ chắt lọc từ hiện thực cuộc sống: Cuộc đời có thể bị
hủy hoại nhưng giá trị tinh thần của con người trường tồn nếu như
được nâng niu trân trọng, nếu có những tấm lòng sẵn sàng khóc
cho nhau, đồng cảm với nhau. Đây chính là kết quả của sự thấu
hiểu đời sống sâu sắc và đưa nó lặn vào trang giấy sau những vần
thơ.
c. Đánh giá
-Ý kiến trên xác đáng, chỉ ra mối quan hệ giữa văn học và hiện
thực đời sống, là một quy luật trở thành kim chỉ nam cho người
sáng tác và tiếp nhận văn học.
- Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai nhà thơ chắt lọc những vang
động, nắm bắt lấy cái hồn của cuộc sống nhưng gửi gắm vào thơ
những tình cảm, tư tưởng mới mẻ, xứng đáng là hai cây đại thụ của
văn học trung đại Việt Nam.

3. Khái quát lại vấn đề nghị luận.
5

2.5

2.5

1.0

1.0



×