Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên hòn GAI QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.69 KB, 7 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG THPT HÒN GAI
TỈNH QUẢNG NINH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
LỚP 10
( Đề này có 02 trang, gồm 02 câu)

Câu 1 (8.0 điểm)
VIẾT CHỮ LÊN CÁT
Một câu chuyện kể rằng, có hai người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa
mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một lúc trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với
nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng,
một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ
viết một dòng lên cát: “ Hôm nay, người bạn thân nhất đã tát tôi”.
Họ lại đi tiếp, và gặp một ốc đảo với một hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì
vội vàng uống nước và tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn
kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một
dòng lên một phiến đá: “ Hôm nay người bạn thân nhất đã cứu tôi”.
Người bạn đã đánh và cũng là người cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi:
“ Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến
đá?”.
Người kia mỉm cười và đáp: “ Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát
để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến,
chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tim vậy, không cơn gió
nào có thể xóa đi được!”
Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?
( Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu hỏi đặt ra ở cuối câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?


Câu 2 (12.0 điểm)


Bàn về giá trị nhận thức của văn học, Nguyễn Khánh Toàn viết:
“ Văn học là tiếng nói của các thời đại, là cuộc đối thoại chứa chan tình nghĩa
giữa người xưa và người nay.”
Anh /chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của mình về thơ văn
thời Lý – Trần đã được học (hoặc đọc thêm) trong chương trình phổ thông hãy làm
sáng tỏ.
.................HẾT.....................

Người ra đề
Nguyễn Thị Lan
Số điện thoại: 0982.892.778

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN, LỚP: 10


Câu
1

2

Nội dung
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội. Biết phối hợp các phương
thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng
từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn
đề.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, lí lẽ thuyết
phục. Hành văn lưu loát , trong sáng, chuẩn xác, có cảm xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo
nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau:
1.1. Giới thiệu vấn đề nghị luận .
1.2. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
+ Viết chữ lên cát: Dễ bị xóa đi dấu vết vì cát bị gió thổi, nước
cuốn trôi…Những giận hờn, oán ghét cũng giống như viết chữ lên
cát, sẽ bay theo làn gió.
+ Khắc chữ trên đá: Khó bị xóa đi dấu vết bởi sự chắc bền của đá.
Những điều tốt lành, ân nghĩa sẽ được khắc ghi vào tâm khảm,
không gì có thể xóa nhòa.
->Câu chuyện gợi ra bài học về lòng bao dung, vị tha và lối sống
tình nghĩa, có trước có sau.
1.3. Suy nghĩ , bàn luận về ý nghĩa triết lý nhân sinh được gợi
lên từ câu chuyện
+ Câu hỏi “Liệu chúng ta có thể học được cách viết lên cát?” đặt
ra như một sự băn khoăn, nhắc nhở, cảnh tỉnh về lòng vị tha. Đây
cũng chính là điểm nhấn của câu chuyện.
+ Lòng bao dung, vị tha được biểu hiện qua việc tha thứ, sẵn sàng
bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết cách xóa đi những oán ghét,
hận thù trong lòng. Điều đó sẽ mang đến sự thanh thản, bình yên
trong tâm hồn con người, giúp người với người gần nhau hơn,
khiến con người trở nên cao thượng hơn…Cuộc sống sẽ trở nên
tươi đẹp và hạnh phúc hơn nếu con người biết tha thứ và nhận
được sự tha thứ từ người khác.
+ Trong thực tế, có những người mang lối sống vị kỉ, ít chấp nhận
những thiếu sót, lỗi lầm của người khác. Họ trở nên đơn độc,
không được hưởng những giây phút thanh thản, bình yên trong tâm
hồn.

( Thí sinh minh họa bằng các dẫn chứng thực tế)
1.4. Bài học rút ra:
- Hãy học cách tha thứ nhưng cũng cần tỏ thái độ kiên quyết trước
những sai trái không thể chấp nhận….
1.5. Khẳng định lại vấn đề.
*. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kĩ năng của kiểu bài nghị luận văn học, sử dụng và kết
hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, các phương thức diễn đạt.
Cần phát huy đồng thời hai năng lực: giải thích vấn đề lí luận văn
học và phân tích qua các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, văn phong trong
sáng, biểu cảm, có sức thuyết phục.

Điểm

1.0
2.0
0.75
0.75
0.5
3.0
1.0
2.0

1.0
1.0


*Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách song cần làm rõ các ý

sau:
2.1. Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.
2.2. Giải thích kiến thức lí luận:
-Văn học là gì?
+ Văn học là một môn nghệ thuật, là loại hình sáng tác, tái hiện
những vấn đề của đời sống xã hội và con người .Nói như M.
Goorki “Văn học là tấm gương phản chiếu cuộc đời” còn Banzac
thì cho rằng “ Nhà văn phải là thư kí trung thành của thời đại”.
Như vậy, xét về thực chất, tác phẩm văn học là kết quả của quá
trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hóa
những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
nhận thức của con người.
-Giá trị, chức năng nhận thức của văn học:
+ Văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ
và sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng không
gian và thời gian khác nhau. Qua các tác phẩm của một thời đã xa
có thể đưa con người trở về với quá khứ của dân tộc và nhân loại.
Những tác phẩm của thời hiện đại lại mở ra trước mắt người đọc
bao hiểu biết phong phú về cuộc sống với nhiều lĩnh vực khác
nhau, từ chiến đấu, sản xuất đến phong tục, tập quán, hoàn cảnh địa
lí…Lại có tác phẩm dẫn người đọc tới những miền xa lạ nào đó
trên thế giới.Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người
khác nhau được trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn
giúp cho mỗi người đọc hiểu được bản chất của con người nói
chung. Đồng thời chính từ cuộc đời của người khác, mỗi người đọc
có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình hơn
với tư cách là một con người cá nhân.
-> “ Văn học là tiếng nói của các thời đại” có nghĩa là: văn học là
sản phẩm của tiến trình lịch sử, thời đại thế nào văn học thế ấy.
-> “Văn học là tiếng nói chứa chan tình nghĩa giữa người xưa

và người nay” : nhà văn, nhà thơ không chỉ thông qua văn học để
nói lên tiếng nói tư tưởng, tình cảm của cá nhân mình hay của thời
đại mình, mà còn qua văn học tìm gặp sự tri âm đồng điệu giữa
người xưa và người nay, thậm chí còn hướng tới tương lai…
2.3. Phân tích và chứng minh qua thơ văn thời Lý – Trần:
Thời đại Lý – Trần tiêu biểu cho thời đại hào hùng
của các triều đại phong kiến Việt Nam với những chiến công lẫy
lừng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Vì lẽ đó,
văn học đời Lý – Trần cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ trong hào
khí của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh với những nguồn cảm
hứng lớn là cảm hứng yêu nước , cảm hứng nhân đạo…
a. Văn học đời Lý:
* Văn học đời Lý mang nặng ảnh hưởng của Phật giáo. Và nói đến
văn học đời Lý, người ta hay nhắc đến tác phẩm của các nhà sư,
hay nhắc đến dòng thơ thiền. Tuy nhiên , dù rằng đa số tác giả là
nhà sư, nhưng văn học đời Lý không phải chỉ là văn học Phật

1.0
2.0

7.0

3.5


giáo.Có những tác phẩm do những người ở trong hay ngoài Thiền
môn viết ra vẫn đề cập đến những vấn đề của đời sống xã hội, của
vận mệnh dân tộc … góp phần mở đầu cho truyền thống yêu nước
của dòng văn học viết ở nước ta. Trong truyền thống ấy thì nổi bật
là niềm tự hào dân tộc, tinh thần quật cường, kiên quyết bảo vệ nền

độc lập đã giành được…
( Thí sinh bằng hiểu biết của mình về các tác phẩm lấy dẫn chứng
phân tích cụ thể). Chẳng hạn:
- Nhà sư Pháp Thuận trong bài “ Vận nước” trong khi ca ngợi
vương triều đã thể hiện niềm tin tưởng ở vận mệnh của Tổ quốc…
- Năm 1010 với hoài bão mở mang nghiệp lớn, Lý Thái Tổ dời đô
ra Thăng Long. Nhân dịp ấy nhà vua có làm Chiếu dời đô, bài
chiếu trong khi phản ánh chí lớn của Lý Thái Tổ thì lại cũng phản
ánh khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh…
- Đà lớn mạnh ấy được phản ánh rõ hơn trong một số tác phẩm
khác như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà nam đế cư…
+ Hai câu đầu bài thơ đã khẳng định sự tồn tại của nước ta với tính
cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có ranh giới lãnh
thổ…
+ Hai câu sau, với tinh thần dân tộc mạnh mẽ, với khí thế hào
hùng, Lý Thường Kiệt đã vạch rõ tính chất phi lí, phi nghĩa trong
hành động xâm lược của vua nhà Tống cũng như biểu lộ niềm tin
tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của dân tộc .Niềm tin tưởng ấy
trước hết thể hiện nhiệt tình yêu nước và có cơ sở vững chắc ở
thực tiễn chiến đấu chống ngoại xâm của thời Ngô Quyền và nhiều
thế hệ trước đó…
-> Văn học đời Lý đã đặt cơ sở cho sự phát triển của lịch sử văn
học đời sau. Những truyền thống văn học ấy sẽ được các tác giả
đời Trần phát huy lên một cách rực rỡ với hào khí Đông A nổi
tiếng.
b. Văn học đời Trần:
* Hào khí đời Trần đã làm nên những trang vàng của một thời kì
lịch sử và làm nên vẻ đẹp riêng của một thời kì văn học:
- Giải thích khái niệm: hào khí đời Trần - Người xưa đã lấy chính

tên triều đại Trần làm định danh cho cả một thời đại và hào khí đời
Trần được gọi là hào khí Đông A ( theo chữ Hán thì chữ Trần do 3.5
chữ Đông và một bộ phận của chữ A ghép thành). Hào khí Đông A
đem đến cho các tác phẩm văn học thời kì này những biểu hiện vừa
phong phú, đa dạng vừa nhất quán, đặc sắc về nội dung và hình
thức. Tinh thần độc lập, tự cường, khí thế và sức mạnh quyết chiến
quyết thắng, niềm tự hào trước truyền thống dân tộc và chiến công
thời đại là những nội dung biểu hiện của hào khí Đông A. Về mặt
hình thức, hào khí Đông A thể hiện qua âm hưởng hào hùng, những
hình tượng nghệ thuật lớn lao, kì vĩ. ..
( Thí sinh bằng hiểu biết của mình về các tác phẩm lấy dẫn chứng
phân tích cụ thể). Chẳng hạn:
- Kết tinh vẻ đẹp văn học đời Trần phải kể đến Hịch tướng sĩ của


Trần Quốc Tuấn . Đây là tác phẩm lớn nhất biểu hiện tinh thần yêu
nước của văn học đời Trần:
+ Tác phẩm đã thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến..
+ Vạch rõ tội ác của giặc và sự hỗn xược của chúng để kích động
lòng tự hào dân tộc..
+ Nêu những tấm gương trung dũng của người xưa và người đương
thời để kích động lòng tự trọng của các võ tướng…
-> Nhìn thấu suốt dã tâm của giặc nước, nhận thức rõ mối họa của
Tổ quốc, Trần Quốc Tuấn đã tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác của
dân tộc, cho khí phách anh hùng….
- Tụng giá hoàn kinh sư củaTrần Quang Khải đã biểu hiện thái độ
vững vàng, an nhiên của dân tộc ta ngay cả trong những ngày
tháng chiến đấu ác liệt nhất…
- Bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện hùng khí át sao
ngưu của cả một thời đại qua cái chí , cái tâm của người anh hùng:

(+)Niềm tự hào trước sức mạnh con người và sức mạnh thời đại.
Con người với lí tưởng lớn lao , cao cả, với tầm vóc, tư thế hành
động thật kì vĩ ( câu 1)
(+) Có được tầm vóc ấy, hào khí ấy vì người tráng sĩ thời Trần vừa
là sản phẩm của thời đại, vừa là sự thể hiện sức mạnh của thời đại,
của dtộc ( câu 2).
(+) Niềm tự hào còn được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, sảng
khoái và hình tượng kì vĩ trong câu thơ. Nổi bật hình ảnh con
người kì vĩ là một bối cảnh không gian, thời gian kì vĩ.
(+) Hào khí Đông A không những thể hiện qua niềm tự hào... mà
còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm cao cả trước nhân dân đất nước
( câu 3,4)…
-> Bên cạnh âm hưởng hào hùng.., hào khí đời Trần còn thể hiện
qua những vần thơ chất chứa suy tư, tự thuật nỗi lòng. Lời tự thuật
nỗi lòng chân tình nhưng đầy hào sảng. Với bút pháp nghệ thuật
hoành tráng, bài thơ của PNLão đã thể hiện được hào khí Đông Amột trong những thời đại hào hùng nhất của lịch sử VN.
- Bài Phú sông Bach Đằng của Trương Hán Siêu đã thể hiện lòng
yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước chiến công trên sông Bạch
Đằng, đồng thời ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất, truyền
thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng
chứa đựng tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí
của con người trong lịch sử…
(Thí sinh có thể liên hệ , mở rộng các bài thơ ở giai đoạn sau: Cửa
biển Bạch Đằng, Dục Thúy sơn – Nguyễn Trãi để làm rõ hơn về
cuộc đối thoại chứa chan tình nghĩa giữa người xưa và người nay)
=> Hào khí Đông A làm nên vẻ đẹp riêng của lịch sử và văn học
đời Trần. Đó là vẻ đẹp một đi không trở lại. Nhưng cái tinh thần
Đông A , cái hào khí đời Trần vẫn mãi được phát huy và trở thành
hào khí dân tộc, hào khí Việt Nam.
2.4. Bàn luận, đánh giá

- Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Nhìn

1.0


chung , văn học đời Lý – Trần, dầu là phú, là thơ, là văn chính
luận…đều là tiếng nói của thời đại, là cuộc đối thoại chứa chan
tình nghĩa giữa người xưa với người nay và thường gắn với tinh
thần yêu nước sâu sắc, tinh thần nhân đạo rộng lớn.
- Qua thơ văn thời Lý – Trần , có thể thấy rõ việc xây dựng nhân
phẩm luôn luôn gắn liền với cuộc đấu tranh vì Tổ quốc, vì dân tộc.
Cho nên thơ văn đời Lý- Trần ngoài những giá trị về nội dung ,
nghệ thuật của các tác phẩm lại còn rất có ý nghĩa ở chỗ thể hiện
một trong những quy luật chính của việc hình thành con người Việt
trong lịch sử…
2.5. Kết thúc, khẳng định lại vấn đề.

1.0

* Lưu ý:
- Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.
-

Chỉ cho điểm tối đa khi bài viết của học sinh : diễn đạt lưu loát, trình bày rõ
ràng, đảm bảo về mặt kiến thức và kĩ năng, tránh tình trạng đếm ý cho điểm.

- Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không
trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý ( nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với

tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
Người làm đáp án
Nguyễn Thị Lan
ĐT: 0982.892.778



×