Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Ngữ văn 10 đề, đáp án trại hè hùng vương lần thứ XII năm 2016 trường chuyên HÙNG VƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.86 KB, 3 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG TỈNH PHÚ THỌ
LỚP 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi có 01 trang, gồm 2 câu)
Câu 1: (8,0 điểm).
Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng là một mái nhà tồi (Lowel). Anh/chị
hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2: (12,0 điểm).
Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác - xen Prut cho rằng Cuộc
thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt
mới.
Từ cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, anh/chị hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.

Người ra đề: Nguyễn Thị Bích Thủy
ĐT liên hệ: 0986.933.445


HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Câu
I

II

Nội dung
Suy nghĩ về câu nói: Sự thỏa hiệp là một cái ô tốt nhưng là
một mái nhà tồi.
1. Giải thích:


+ Thỏa hiệp là sự giải quyết tranh chấp mà mỗi bên đều phải từ
bỏ một phần quan điểm để nhượng bộ cho đối thủ.
+ Cái ô và mái nhà đều có tác dụng che nắng, che mưa bảo vệ
con người trước những tác động của tự nhiên, ngoại cảnh. Tuy
nhiên, cái ô nhỏ, tác dụng bị hạn chế. Mái nhà rộng lớn, chắc
chắn nên có tác dụng bảo vệ lớn hơn, bền vững hơn.
+ Ý nghĩa của câu nói: Sự nhượng bộ chỉ nên là cái nhất thời.
Về lâu dài, cần phải đấu tranh quyết liệt, triệt để để bảo vệ quan
điểm, chính kiến cũng như quyền lợi chính đáng của mình.
2. Bàn luận
+ Sự thỏa hiệp là cần thiết và con người phải biết thỏa hiệp.
Bởi vì điều đó đem lại những kết quả tốt đẹp: Hòa bình, tiếng
nói chung giữa các bên mâu thuẫn nhau về quyền lợi, tránh
những mất mát tổn thương không cần thiết. Nếu cứ khăng
khăng, bảo thủ với quan điểm cá nhân của mình thì sẽ không
tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận, có những việc không
thể giải quyết.
+ Thỏa hiệp chỉ tốt khi nó là cái ô. Khi mà một mái nhà nó có
nhiều tác hại. Sự thỏa hiệp lâu dài dẫn đến việc người ta từ bỏ
hoàn toàn mục tiêu, quan điểm, quyền lợi của mình. Đó là một
sự thất bại.
3. Bài học:
+ Trong cuộc sống cả cái ô và mái nhà đều cần thiết của sự
thỏa hiệp lẫn ý thức đấu tranh đều không thể thiếu.
+ Phải linh hoạt, vận dụng sự thỏa hiệp hay đấu tranh trong
hoàn cảnh nào để có được kết quả tốt nhất.
Về ý kiến Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần
một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới.
1. Giải thích:
+ Cuộc thám hiểm thực sự thực là quá trình lao động nghiêm

túc, gian khổ và đầy bản lĩnh của nhà văn.
+ Vùng đất mới Hiện thực đời sống chưa được khám phá (đề
tài mới).
+ Đôi mắt mới: cái nhìn, cách nhìn cuộc sống mới mẻ,
=> Ý kiến trên đã khẳng định: Trong quá trình sáng tạo nghệ
thuật nhà văn phải có cái nhìn, cách cảm thụ độc đáo, mới mẻ,
mang tính phát hiện về con người và cuộc sống

Điểm
2,0

4,0

2,0

2,0


2. Bàn luận
+ Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có có
tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và có sự trải nghiệm, lao động
nghệ thuật nghiêm túc gian khổ như một cuộc thám hiểm thực
sự. Nếu dấn thân vào vùng đất mới mà nhà văn không có cách
nhìn, cách cảm thụ đời sống mới mẻ thì cũng không thể tạo nên
tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực.
+ Có thể viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, phát
hiện nhà văn vẫn thấu suốt bản chất cuộc sống, từ đó tác phẩm
có giá trị tư tưởng sâu sắc.
+ Nếu nhà văn có đôi mắt mới, biết nhìn nhận con người trong
cuộc sống đồng thời tiếp cận với vùng đất mới thì sức sáng tạo

của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì
thế, coi trọng vai trò quyết định của đôi mắt mới nhưng cũng
không nên phủ nhận ý nghĩa của vùng đất mới trong thực tiễn
sáng tác.
3. Chứng minh qua bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn
Du
Viết về số phận đâu khổ của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến, Nguyễn Du đã thể hiện một cách nhìn mới, một đôi mắt
mới.
+ Cảm hứng trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và tâm hồn
người phụ nữ.
+ Bài thơ thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà thơ
đối với số phận đau khổ của Tiểu Thanh. Từ một cảnh đời cụ
thể, tác giả xót xa cho thân phận của người phụ nữ tài sắc trong
xã hội phong kiến.
+ Nguyễn Du không chỉ khóc cho Tiểu Thanh mà còn khóc cho
chính mình. Đồng cảm với nỗi kì oan của người phụ nữ tài sắc,
bài thơ là tiếng nói tìm sự tri âm. Trong một xã hội rối ren,
người cùng thời không ai hiểu và cảm thông với Nguyễn Du,
ông đành tìm về quá khứ và hướng đến tương lai. Nhưng quá
khứ đã khuất bóng, tương lai mịt mờ vô định.
=> Viết về thân phận người phụ nữ - 1 đề tài quen thuộc nhưng
"Độc Tiểu Thanh ký" thể hiện cái nhìn, tư tưởng nhân đạo sâu
sắc, tiến bộ.
4. Nâng cao:
+ Nếu có đôi mắt mới, cách nhìn mới thì dù viết về vùng đất
cũ, tác giả vẫn tạo ra được những tác phẩm có giá trị đích thực.
+ Để có cái nhìn, cách cảm thụ mới mẻ độc đáo, nhà văn phải
gắn bó với cuộc sống, trau dồi tài năng, bản lĩnh bồi dưỡng tâm
hồn...


2,0

7,0

1,0

Lưu ý: Trên đây chỉ là một số định hướng, giám khảo cần vận dụng linh hoạt
khi chấm bài.



×