Trường THPT Nguyễn Thò Minh Khai NK: 2007 - 2008
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 10
Môn: Ngữ văn – Ban cơ bản – khối D (nâng cao)
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
- - - - - -
ĐỀ 1
Câu 1 (2 điểm ):
a) Liên kết hình thức trong văn bản là gì? Hãy kể tên các phép liên kết hình thức đã
học ở THCS.
b) Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu trong đoạn được liên kết với nhau nhờ
những phương tiện liên kết nào, chúng thuộc những phép liên kết nào?
“Một nhà kia có hai anh em cha mẹ mất sớm. Họ chăm lo làm lụng nên trong nhà
cũng đủ ăn. Rồi hai anh em lấy vợ. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao
nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em.”
Câu 2 (3 điểm )
Viết một văn bản nghò luận ngắn (khoảng một trang giấy), trình bày suy nghó của
anh (chò) về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Câu 3: Làm văn (5 điểm)
Tấm lòng nhân đạo và biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn
trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trường THPT Nguyễn Thò Minh Khai NK: 2007 - 2008
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – LỚP 10
Môn: Ngữ văn – Ban cơ bản – khối D (nâng cao)
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
- - - - - -
ĐỀ 2
Câu 1 (2 điểm ):
a) Liên kết hình thức trong văn bản là gì? Hãy kể tên các phép liên kết hình thức đã
học ở THCS.
b) Đọc đoạn văn sau và cho biết các câu trong đoạn được liên kết với nhau nhờ
những phương tiện liên kết nào, chúng thuộc những phép liên kết nào?
“An và Liên buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chò em vẫn cố gượng để thức khuya
chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống –
đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố – để bán hàng, may ra còn có một vài người
mua. Nhưng cũng như mọi đêm Liên không trông mong còn ai đến mua nữa.”
Câu 2 ( 3 điểm )
Viết một văn bản nghò luận ngắn (khoảng một trang giấy), trình bày suy nghó của
anh (chò) về vai trò của việc học văn đối với đời sống tâm hồn con người.
Câu 3: Làm văn (5 điểm)
Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều)
của Nguyễn Du
ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – KHỐI 10
Môn Ngữ văn – Ban cơ bản, khối D (nâng cao)
Đề I:
Câu 1: (2 điểm)
Cần trình bày được nội dung chính sau đây:
a) Liên kết hình thức là sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các câu, các đoạn
trong văn bản với nhau. (0,5 điểm). HS nêu được ít nhất 3 phép liên kết (phép lặp, phép thế,
phép nối, phép liên tưởng,…) (0,5 điểm)
b) Các phương tiện liên kết và phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
- Họ – phép thế
- Rồi, nhưng – phép nối
- Hai anh em – phép lặp
Học sinh xác đònh đúng và đầy đủ được 1 điểm
Câu 2: (3 điểm)
a) Yêu cầu về kó năng: ( 1 điểm):
_ Nắm vững phương pháp làm bài nghò luận xã hội.
_ Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt, ít lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
b) Yêu cầu về kiến thức: (2 điểm)
Đề yêu cầu học sinh trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống gần gũi và quen thuộc. Do
tính chất mở của đề bài, học sinh có thể trình bày ý kiến khác nhau, biết lí giải, bảo vệ ý kiến
của mình. Tuy nhiên cần đáp ứng một số ý chính sau:
+ Giải thích được tinh thần lạc quan: Lạc quan là yêu đời, xem đời đáng sống dù đường đời
lắm phiền muộn, gian truân. Là quan là tin vào con người, tin vào bản thân,…
+ Những biểu hiện của tinh thần lạc quan
+ Tầm quan trọng của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Câu 3: Làm văn (5 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
A/ Yêu cầu về kó năng:
_ Nắm vững phương pháp làm bài nghò luận văn học
_ Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt,
dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
_ Trên cơ sở những hiểu biết chắc chắn về tác giả, tác phẩm và đoạn trích Trao duyên
(Truyện Kiều – Nguyễn Du), học sinh biết làm bật lên tấm lòng nhân đạo và tài năng miêu tả,
phân tích tâm trạng nhân vật một cách tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Du.
_ Học sinh cần trình bày được những ý cơ bản sau (có thể không đúng thứ tự nhưng tối
thiểu phải đủ, chấp nhận những sáng tạo hợp lí)
+ Sự đồng cảm của Nguyễn Du với nỗi đau của Thuý Kiều trước bi kòch tình yêu tan vỡ,
trân trọng vẻ đẹp phẩm hạnh của Thuý Kiều
+ Diễn biến tâm trạng của Kiều khi trao duyên cho em:
- Bối rối, đau khổ nhưng cố ghìm nén để thuyết phục em
- Nuối tiếc giằng xé trong tâm trạng khi trao kỉ vật
- Từ chỗ Kiều đối thoại với Thúy Vân vì nỗi đau, tình cảm sâu nặng gián tiếp đối thoại
với Kim Trọng và độc thoại với mình.
+ Đánh giá chung:
- Đoạn trích Trao duyên có ý nghóa đặc biệt trong Truyện Kiều
- Tấm lòng và tài năng của thi hào Nguyễn Du góp phần làm nên giá trò đặc sắc của tác
phẩm.
Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của
mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề
+ Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng
tạo.
BIỂU ĐIỂM:
• Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc,
cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
• Điểm 3: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận
chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
• Điểm 2 - 1: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm
còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy (điểm 2). Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài,
hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế (điểm 1)
• Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng
Đề 2:
Câu 1: (2 điểm)
Cần trình bày được nội dung chính sau đây:
a) Liên kết hình thức là sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để liên kết các câu, các đoạn
trong văn bản với nhau. (0,5 điểm). HS nêu được ít nhất 3 phép liên kết (phép lặp, phép thế,
phép nối, phép liên tưởng,…) (0,5 điểm)
b) Các phương tiện liên kết và phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn là:
- Tuy vậy, hai chò em – phép thế
- Nhưng – phép nối
Học sinh xác đònh đúng và đầy đủ được 1 điểm
Câu 2: (3 điểm)
a) Yêu cầu về kó năng: ( 1 điểm):
_ Nắm vững phương pháp làm bài nghò luận xã hội.
_ Bố cục sáng rõ, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt, ít lỗi dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
b) Yêu cầu về kiến thức: (2 điểm)
Đề yêu cầu học sinh trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống gần gũi và quen thuộc. Do
tính chất mở của đề bài, học sinh có thể trình bày ý kiến khác nhau, biết lí giải, bảo vệ ý kiến
của mình. Tuy nhiên, HS phải nhận thức được đúng đắn vai trò ý nghóa quan trọng của việc học
văn trong đời sống tâm hồn con người.
+ Học văn giúp ta hiểu cuộc sống sâu sắc hơn, phong phú hơn
+ Học văn giúp ta bồi dưỡng những tư tưởng, tình cảm đúng đắn
+ Học văn giúp ta rèn luyện lời ăn tiếng nói thêm tinh tế
Có thể nêu thực trạng của việc học văn hiện nay.
Câu 3: Làm văn (5 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
A/ Yêu cầu về kó năng:
_ Nắm vững phương pháp làm bài nghò luận văn học
_ Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt,
dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả.
B/ Yêu cầu về kiến thức:
_ Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được
giá trò nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy.
_ HS phải biết trình bày các nhận đònh, đánh giá, cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ
tình qua một đoạn thơ.
Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được
những ý cơ bản sau:
1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều
sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân
phẩm con người.
+ Tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ô nhục ở lầu xanh (bàng hoàng, thảnh thốt, đau
đớn, ê chề, tủi nhục…)
+ Tâm trạng, thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh (xót xa, buồn
thảm, chua chát, bẽ bàng,…)
2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn
ngữ tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích…)
Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận rêing của
mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề
+ Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng
tạo.
BIỂU ĐIỂM:
• Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc,
cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
• Điểm 3 : Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, cảm nhận khá nhưng lập luận
chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
• Điểm 1 – 2: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài
làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy (điểm 2). Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ
sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế (điểm 1)
• Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng