Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thiết kế hệ thống mô phỏng giám sát và cảnh báo sử dụng cổng song song

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.14 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ

&œ

BÀI TẬP LỚN MÔN

ĐO LƯỜNG ĐIỀU KHIỂN MÁY TÍNH
Đề Tài: Thiết kế hệ thống mô phỏng giám sát và cảnh báo
sử dụng cổng song song

Giảng viên

:

Sinh Viên Thực Hiện

:

Vũ Thị Thu Hương

1. Nguyễn Ngọc Chuyên
2. Trần Văn Tôn
3. Nguyễn Ngọc Khánh
Lớp

:

LT CĐ – ĐH Điện Tử 1_K3

05-2010


˜™


MỤC LỤC


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Thiết kế hệ thống mô phỏng giám sát và cảnh báo sử dụng cổng song
song.
Yêu cầu:
- Mạch điện tử được thiết kế trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng.
- Hệ thống có 04 cảm biến hồng ngoại để phát hiện người/vật đi qua.
Khoảng cách tối thiểu mà mỗi cảm biến có thể phát hiện được người/vật là1m.
- Phần mềm viết trên máy tính có các chức năng sau:
+ Tạo ra 1 giao diện người sử dụng bằng tiếng Việt.
+ Hiển thị được trạng thái của các cảm biến (đang có người/vật chắn hoặc
không chắn).
+ Điều khiển mạch ngoài đưa ra cảnh báo (bằng loa, chuông…) theo lựa
chọn, cụ thể: Trên giao diện cho phép chọn đích danh cảm biến nào hoạt động,
khi cảm biến đó phát hiện được người/vật thì sẽ đưa ra cảnh báo (Chẳng hạn
chọn cảm biến số 2 thì khi có người/vật đi qua cảm biến 2, sẽ có tín hiệu cảnh
báo; chọn lớn hơn 1 cảm biến thì 1 trong số các cảm biến phát hiện người/vật, hệ
thống đưa ra cảnh báo).


Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Cảm biến.
Khái niệm: Cảm biến là các phần tử nhạy cảm dùng để biến đổi các đại
lượng đo lường, kiểm tra hay điều khiển từ dạng này sang dạng khác thuận tiện

hơn cho việc tác động của các phần tử khác. Cảm biến là một thiết bị chịu tác
động của đại lượng cần đo m không có tính chất điện và cho một đặc trưng mang
bản chất điện (như điện tích, điện áp, dòng điện, trở kháng) kí hiệu là s có s =
F(m). Cảm biến thường dùng ở khâu đo lường và kiểm tra.
Các loại cảm biến được sử dụng rộng rãi trong tự động hóa các quá trình sản
xuất và điều khiển tự động các hệ thống khác nhau. Chúng có chức năng biến đổi
sự thay đổi liên tục các đại lượng đầu vào (đại lượng đo lường - kiểm tra, là các
đại lượng không điện nào đó thành sự thay đổi của các đại lượng đầu ra là đại
lượng điện, ví dụ: điện trở, điện dung, điện kháng, dòng điện, tần số, điện áp rơi,
góc pha,...
Căn cứ theo dạng đại lượng đầu vào người ta phân ra các loại cảm biến như:
cảm biến chuyển dịch thẳng, chuyển dịch góc quay, tốc độ, gia tốc, mô men quay,
nhiệt độ, áp suất, quang, bức xạ,...
Các thông số cơ bản của cảm biến
a) Độ nhạy S = ∆Y/∆X


X: gia số đại lượng đầu vào

∆Y: gia số đại lượng đầu ra
b) Sai số
Sự phụ thuộc của đại lượng ra Y vào đại lượng đầu vào X gọi là đặc tính vào
ra của cảm biến. Sự sai khác giữa đặc tính vào ra thực với đặc tính chuẩn (đặc
tính tính toán hay đặc tính cho trong lí lịch) được đánh giá bằng sai số.
Phân làm hai loại sai số
+ Sai số tuyệt đối ΔX=X'−X


X': giá trị đo được; X: giá trị thực.
+ Sai số tương đối a = ∆X/X

c) Phân loại cảm biến
Có thể phân các cảm biến làm hai nhóm chính: là cảm biến tham số (thụ
động) và cảm biến phát (chủ động hay tích cực).
* Nhóm phát (làm việc như một máy phát hình 7-1) bao gồm các loại cảm
biến sử dụng hiệu ứng cảm ứng điện từ, hiệu ứng điện áp, hiệu ứng Holl và sự
xuất hiện sức điện động của cặp nhiệt ngẫu, tế bào quang điện.
+Hiệu ứng cảm ứng điện từ: trong một dây dẫn chuyển động trong một từ
trường không đổi sẽ xuất hiện một sức điện động tỉ lệ với từ thông cắt ngang dây
trong một đơn vị thời gian, nghĩa là tỉ lệ với tốc độ dịch chuyển của dây dẫn.
Hiệu ứng cảm ứng điện từ được ứng dụng để xác định tốc độ dịch chuyển
của vật thông qua việc đo sức điện động cảm ứng.
+Hiệu ứng quang phát xạ điện tử: là hiện tượng các điện tử được giải phóng
thoát ra khỏi vật liệu tạo thành dòng được thu lại dưới tác dụng của điện trường.
+Hiệu ứng quang điện trong chất bán dẫn: là hiện tượng khi một chuyển tiếp
P-N được chiếu sáng sẽ phát sinh ra các cặp điện tử-lỗ trống, chúng chuyển động
dưới tác dụng của điện trường chuyển tiếp làm thay đổi hiệu điện thế giữa hai
đầu chuyển tiếp.
+Hiệu ứng Holl: trong vật liệu (thường là bán dẫn) dạng tấm mỏng có dòng
điện chạy qua đặt trong từ trường B có phương tạo thành một góc với dòng điện I
sẽ xuất hiện một hiệu điện thế U theo hướng vuông góc với B và I. Hiệu ứng Holl
được ứng dụng để xác định vị trí của một vật chuyển động. Vật sẽ được ghép nối
cơ học với một thanh nam châm, ở mọi thời điểm vị trí của thanh nam châm xác
định giá trị của từ trường và góc lệch tương ứng với tấm bán dẫn mỏng làm trung
gian. Hiệu điện thế đo được giữa hai cạnh tấm bán dẫn trong trường hợp này
(gián tiếp) là hàm phụ thuộc vị trí của vật trong không gian.


Hình 1. Cảm biến phát
Cảm biến loại này là cảm biến tích cực vì trong trường hợp này nguồn của
dòng điện I (chứ không phải đại lượng cần đo) cung cấp năng lượng liên quan

đến tín hiệu đo.
+Hiệu ứng điện áp: khi tác dụng lực cơ học lên một vật làm bằng vật liệu áp
điện (như thạch anh) sẽ gây nên biến dạng của vật đó và làm xuất hiện lượng điện
tích bằng nhau nhưng trái dấu nhau trên các mặt đối diện của vật (là hiệu ứng
điện áp). Hiệu ứng này được ứng dụng để xác định lực hoặc các đại lượng gây
nên lực tác dụng vào vật liệu áp điện (như áp suất, gia tốc,...) thông qua việc đo
điện áp trên hai bản cực tụ điện.
Ngoài ra còn cảm biến nhiệt điện, cảm biến hóa điện,...
*Cảm biến tham số (thụ động): thường được chế tạo từ những trở kháng có
một trong các thông số chủ yếu nhạy với đại lượng cần đo. Một mặt giá trị của
trở kháng phụ thuộc vào kích thước hình học của mẫu, nhưng mặt khác nó còn
phụ thuộc vào tính chất điện của vật liệu như: điện trở suất, từ thẩm, hằng số điện
môi. Vì vậy giá trị của trở kháng thay đổi dưới tác dụng của đại lượng đo ảnh
hưởng riêng biệt đến tính chất hình học, tính chất điện hoặc đồng thời ảnh hưởng
cả hai. Thông số hình học hoặc kích thước của trở kháng có thể thay đổi nếu cảm
biến có phần tử chuyển động hoặc phần tử biến dạng.
+Trường hợp khi có phần tử động thì mỗi vị trí của phần tử sẽ tương ứng
với một giá trị trở kháng, đo trở kháng sẽ xác định được vị trí đối tượng. Đây là
nguyên lí nhiều cảm biến như cảm biến vị trí, cảm biến dịch chuyển.
+Trường hợp cảm biến có phần tử biến dạng, thì sự biến dạng gây nên bởi
lực hoặc các đại lượng dẫn đến lực (áp suất, gia tốc) tác dụng trực tiếp hoặc gián


tiếp lên cảm biến làm thay đổi trở kháng. Sự thay đổi trở kháng liên quan đến lực
tác động lên cấu trúc, nghĩa là tác động của đại lượng cần đo được biến đổi thành
tín hiệu điện (hiệu ứng áp trở).
Trở kháng của cảm biến thụ động và sự thay đổi của trở kháng dưới tác
dụng của đại lượng cần đo chỉ có thể xác định được khi cảm biến là một thành
phần của mạch điện. Trong thực tế tùy từng trường hợp cụ thể mà người ta chọn
mạch đo thích hợp với cảm biến. Hình minh họa dưới đây biểu diễn một mạch

điện đo điện thế trên bề mặt màng nhạy quang được lắp ráp từ nhiều phần tử.

Hình 2
1.1.2. Một số loại cảm biến thông dụng
Cảm biến điện trở
Khái niệm: Cảm biến điện trở có đại lượng đầu vào là các đại lượng cơ:
chuyển dịch cơ học thẳng hoặc chuyển dịch góc quay (hình minh họa), áp lực, độ
biến dạng,...
Còn đại lượng đầu ra là điện trở hoặc sự thay đổi điện trở của cảm biến.
Theo kết cấu cảm biến điện trở có các loại:


- Cảm biến điện trở dây quấn.
- Cảm biến điện trở tiếp xúc.
- Cảm biến điện trở biến dạng (tenzô).

Hình 3

Cảm biến điện trở dây quấn
Nguyên lí loại này hoàn toàn giống một biến trở trong phòng thí nghiệm.
Nếu cơ cấu đo (phần tử chuyển dịch) được liên hệ về cơ với tiếp điểm động (con
trượt biến trở), thì sự chuyển dịch của tiếp điểm động sẽ phụ thuộc chuyển dịch
của cơ cấu đo (lượng vào) dẫn đến điện trở đầu ra của cảm biến (lượng ra) thay
đổi tương ứng. Tiếp điểm động có thể chuyển động thẳng hoặc quay (hình minh
họa).
Các bộ phận chính của cảm biến gồm:
+ Khung của cảm biến thường bằng vật liệu cách điện, chịu nhiệt như
ghetinắc, técxtôlít, sứ hoặc kim loại có phủ lớp cách điện, cách nhiệt bên ngoài.
Tiết diện ngang của khung có thể không đổi (cảm biến tuyến tính) hoặc thay đổi
(cảm biến phi tuyến).

+ Dây điện trở : làm bằng kim loại ít bị ôxy hóa có điện trở ít thay đổi theo
thời gian và theo nhiệt độ như côngstăngtan, vonfram, maganin,... Bên ngoài dây
được phủ một lớp sơn cách điện hoặc lớp oxit và một lớp sơn để gắn chặt dây


quấn với khung. Độ lớn của dây quấn phụ thuộc vào độ chính xác yêu cầu của
cảm biến. Đối với cảm biến có độ chính xác cao, dây có đường kính từ 0,03mm
đến 0,1 mm, loại có độ chính xác thấp thì đường kính dây từ 0,1mm đến 0,4 mm.
+ Tiếp điểm: được làm bằng kim loại có tính dẫn điện tốt, chịu mài mòn và
có điện trở tiếp xúc nhỏ, bề rộng tiếp xúc trên cuộn dây bằng 2 đến 3 lần đường
kính dây. Dải này được tạo ra bằng cách dùng giấy nhám mỏng đánh bóng trên
cuộn dây. Lực ép lên tiếp điểm bằng 0,5g đến 15 g.
Cảm biến tuyến tính
Thường được nối một cách đơn giản bằng ba cách như hình minh họa

Hình 4
Ở chế độ không tải hoặc khi điện trở vào của mạch lớn hơn nhiều so với
điện trở của cảm biến R0 thì điện áp ra UR0 phụ thuộc vào chuyển dịch x hoặc
góc j theo phương trình sau mà không phụ thuộc vào trị số điện trở R0:
Chú ý: nếu nối cảm biến theo sơ đồ a) và b) hình minh họa trên thì cực tính
điện áp ra của cảm biến không thay đổi, nếu nối theo sơ đồ c) có thể thay đổi
được điện áp ra lớn nhất giảm còn U0/2 nhưng ở cực tính điện áp ra vẫn bằng
U0, có nghĩa là độ nhạy cảm biến tăng lên hai lần. Tuy nhiên cấu tạo cảm biến
theo sơ đồ này sẽ phức tạp hơn. Ngoài các loại như hình minh họa a,b,c còn dùng
sơ đồ kiểu cảm biến kép góc quay.


Hình 5
Thông thường để tăng độ nhạy của cảm biến người ta nâng cao điện áp làm
việc U0.

Cảm biến phi tuyến
Trong kĩ thuật ngoài cảm biến điện trở tuyến tính còn cần cả những cảm
biến điện trở phi tuyến là loại có đặc tính quan hệ Ur = f(x) dạng phi tuyến. Để
tạo ra loại cảm biến có quan hệ Ur = f(x) theo yêu cầu cho trước có thể thực hiện
theo các phương pháp sau:
+ Thay đổi đường kính dây quấn.
+ Thay đổi bước dây quấn.
+ Thay đổi tiết diện ngang của khung dây.
+ Mắc điện trở sun vào từng phân đoạn của cảm biến tuyến tính có trị số
khác nhau.
Cảm biến kiểu biến dạng (tenzô)
Ta biết rằng khi có lực tác dụng vào vật dẫn thì kích thước và cấu trúc của
chúng sẽ thay đổi làm điện trở thay đổi. Lợi dụng tính chất này người ta chế tạo
cảm biến biến dạng dùng để đo và kiểm tra các lực biến dạng cơ của các chi tiết
máy, có loại kiểu dây quấn, kiểu bán dẫn.
Sai số của cảm biến chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như :
+ Độ ổn định của biên độ và tần số nguồn cung cấp


+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến điện trở dây quấn và kích thước khe hở làm
việc.
Nhược điểm
+ Xuất hiện lực hút điện từ tác dụng lên phần ứng, tạo ra phụ tải cơ trên
phần tử cần đo lường, kiểm tra nên dẫn đến giảm độ chính xác khi cảm biến làm
việc.
+ Dòng trong mạch luôn khác không, giá trị bé nhất (diện tích S lớn nhất)
của nó ứng với vị trí khe hở nhất và bằng dòng từ hóa i0. Điều này không thuận
tiện trong quá trình đo lường và làm việc.
+ Vì cảm biến có khe hở lớn để giảm kích thước và giá thành thì dùng
nguồn cung cấu có tần số cao (100 3000) Hz và lớn hơn.

Ứng dụng cảm biến điện cảm như trong thiết bị tự động đo áp suất bình hơi
từ xa,...
Ngoài ra còn cảm biến kiểu biến điện áp, biến áp vi sai và cảm biến đàn hồi
từ.


Hình 6
1.1.3. Giới thiệu về cổng LPT
Cấu trúc cổng song song:
Cổng song song có 2 loại:
Ổ cắm 36 chân
Ổ cắm 25 chân
Ngày nay, loại ổ cắm 36 chân không còn được sử dụng, hầu hết các máy
tính PC đều trang bị cổng song song 25 chân nên ta chỉ cần quan tâm đến loại 25
chân.
Mình sẽ trình bày tiếp phần sau....

Hình 7.Giới thiệu loại ổ cắm 25 chân và cách bố trí các chân


Tín hiệu ở các chân trên ổ cắm 25 chân và 36 chân để trong trương hợp cần
thiết có thể so sánh
Ngày nay, loại ổ cắm 36 chân không còn được sử dụng, hầu hết các máy
tính PC đều trang bị cổng song song 25 chân nên ta chỉ cần quan tâm đến loại 25
chân.
Sau đây là chức năng của các đương dẫn tín hiệu:
Strobe (1): Với một mức logic thấp ở chân này, máy tính thông báo cho máy
in biết có một byte đang sẵn sàng trên các đường dẫn tín hiệu để được truyền.
D0 đến D7: Các đường dẫn dữ liệu
Acknowledge: với một mức logic thấp ở chân này, máy in thông báo cho

máy tính biết là đã nhận được kí tự vừa gửi và có thể tiếp tục nhận.
Busy (bận – 11): máy in gửi đến chân này mức logic cao trong khi đang đón nhận
hoặc in ra dữ liệu để thông báo cho máy tính biết là các bộ đệm trong máy tính
biết là các bộ đệm trong máy tính đã bị đầy hoặc máy in trong trạng thái Off-line.


Paper empty (hết giấy – 12): Mức cao ở chân này có nghĩa là giấy đã dùng
hết.
Select (13): Một mức cao ở chân này, có nghĩa là máy in đang trong trạng thái
kích hoạt (On-line)
Auto Linefeed (tự nạp dòng): Có khi còn gọi là Auto Feed. Bằng một mức
thấp ở chân này máy tính PC nhắc máy in tự động nạp một dòng mới mỗi khi kết
thúc một dòng.
Error (có lỗi): Bằng một mức thấp ở chân này, máy in thông báo cho máy
tính là đã xuất hiện một lỗi, chẳng hạn kẹt giấy hoặc máy in đang trong trạng thái
Off-Line.
Reset (đặt lại): Bằng một mức thấp ở chân này, máy in được đặt lại trạng thái
được xác định lúc ban đầu.
Select Input: bằng một mức thấp ở chân này, máy in được lựa chọn bởi máy
tính.
Như vậy cáp nối giữa máy in và máy tính bao gồm 25 sợi, nhưng không phải tất
cả điều được sử dụng mà trên thực tế chỉ có 18 sợi được nối với các chân cụ thể.
Nhận xét này giúp chúng ta tận dụng những cáp nối mà trong lõi đã bị đứt
một số sợi.
Qua cách mô tả chức năng của từng tín hiệu riêng lẽ ta có thể nhận thấy các
đương dẫn dữ liệu có thể chia thành 3 nhóm:
- Các đường dẫn tín hiệu, xuất ra từ máy tính PC và điều khiển máy tính,
được gọi là các đường dẫn điều khiển.
- Các đường dẫn tín hiệu, đưa các thông tin thông báo ngược lại từ máy in
về máy tính, được gọi là các đường dẫn trạng thái.

- Đường dẫn dữ liệu, truyền các bit rieng lẽ của các ký tự cần in.
Từ cách mô tả các tín hiệu và mức tín hiệu ta có thể nhận thấy là: các tín
hiệu Acknowledge, Auto Linefeed, Error, Reset và Select Input kích hoạt ở mức
thấp. Thông qua chức năng của các chân này ta cũng hình dung được điều khiển
cổng máy in.


Đáng chú ý là 8 đường dẫn song song đều được dùng để chuyển dữ liệu từ
máy tính sang máy in. Trong những trường hợp này, khi chuyển sang các ứng
dụng để thực hiện nhiệm vụ đo lường ta phải chuyển dữ liệu từ mạch ngọa vi vào
máy tính để thu thập và xử lý.
Vì vậy ta phải tận dụng một trong năm đường dẫn theo hướng ngược lại,
nghĩa là từ bên ngoài về máy tính để truyền số liệu đo lường. Dưới đây đề cập chi
tiết hơn đến các đặc tính một hướng và hai hướng của các đường dẫn này.
Để có thể ghép nối các thiết bị ngoại vi, các mạch điện ứng dụng trong đo
lường và điều khiển với cổng song song ta phải tìm hiểu cách trao đổi với các
thanh ghi thông qua cách sắp xếp và địa chỉ các thanh ghi cũng như phần mềm.
Các đường dẫn của cổng song song được nối với ba thanh ghi 8bit khác nhau:
Thanh ghi dữ liệu.
Thanh ghi trạng thái
Thanh ghi điều khiển
Hình 8 Các thanh ghi cổng song song

Tám đường dẫn dữ liệu dẫn tới 8 ô nhớ trên thanh ghi dữ liệu còn bốn
đường dẫn điều khiển Strobe, Auto Linefeed, Reset, Select Input dẫn tới bốn ô
nhớ trên thanh ghi điều khiển, cuối cùng là năm đường dẫn trạng thái
Acknowledge, Busy, Paper empty, Select, Error nối tới năm ô trên thanh ghi


trạng thái. Riêng ở thanh ghi điều khiển còn phải chú ý tới một bit nữa được sử

dụng cho mục đích ghép nối nhưng không được nối với ổ cắm 25 chân. Bit này
có thể được sử dụng để xóa một bit ngắt liên quan với đường dẫn Acknowledge,
vì vậy chưa đề cập đến đây.
Trên hình, thanh ghi dữ liệu được chỉ rõ là hai hướng dữ liệu có thể được
xuất ra các chân D0 đến D7 hoặc đọc vào. Thanh ghi điều khiển cũng là hai
hướng, thanh ghi trạng thái chỉ có thể được đọc và vì vậy gọi là một hướng.
Ta có thể trao đổi với 3 thanh ghi này như thế nào? Hệ điều hành DOS dự
tính đến bốn cổng song song và đặt tên là: LPT1, LPT2, LPT3 và LPT4. Tuy vậy,
hầu hết các máy tính PC đều chỉ có nhiều nhất hai cổng song song , và cho đến
nay với lí do giảm giá thành, cổng song song chỉ còn lại một. Về mặt phần cứng,
các nhà sản xuất đã dự tính bốn nhóm, mỗi nhóm 3 địa chỉ, để trao đổi với từng ô
nhớ trên thanh ghi của mỗi giao diện. Ta có thể nhận thấy các địa chỉ thanh ghi
nằm kế tiếp nhau.
Khi bật máy tính, BIOS kiểm tra kế tiếp nhau các địa chỉ được ghi trong
bảng và khẳng định xem trên máy có trang bị một vài cổng song song. Các cổng
song song được BIOS tìm thấy sẽ được sắp xếp theo các tên mà DOS đã chỉ định
là: LPT1, LPT2…
Điều này giải thích vì sao trong các tài liệu khác nhau các địa chỉ được ấn
định cho LPT1, LPT2… lại sai lệch nhau. Phần lớn trong các phiên bản của
BIOS chạy trong giai đoạn khởi động (boot phase) của máy tính, trong đó phần
cứng của máy tính được kiểm tra và cấu hình của máy tính, cụ thể ở đây địa chỉ
các giao diện song song, đang tồn tại được xuất ra màn hình (trong một khung
hình chữ nhật). Ta có thể làm dừng quá trình khới động máy tính bằng phím
<Pause> để quan sát kỹ các thông số được liệt kê trong bảng.



Chương 2. NỘI DUNG THỰC HIỆN
2.1. Phần cứng
Sơ đồ mạch nguyên lý

P1
3
5
2
4
1
3
0
2

R 3

4 .7 k

R 4

4 .7 k

o u t1
20k

o u t2

R 21

20k

o u t4

o u t3


R 22

J1

1
2

J2

1
2

J3

1
2

J4

C D S

8

C D S

out

9
-


10
+

11
gnd

13

12
+

out

9

-

14

U 1

0

1
2

o u t3

1


out

-

+

vcc

+

out

-

lm 3 2 4

8

6
5

o u t4

4

R 6

R


5v D C

5v D C

7

6

5

4

3

2

7
1

1
2
1
2
1
2
1
2
9
2
8

2
7
1
6
1
5
1
4
1
3
1
2
1
1

o u t1

o u t2

R 19
20k

R 20
20k

LS1
4 .7 k

C O N N EC TO R D B25


4 .7 k

R 1

R 2

C D S

C D S

SPEAKER

2.2. Phần mền hiển thị
Public Class Form1
Dim FlagReport As Boolean = False
Dim FlagSensor As Boolean = False
Dim Variable_D, Variable_C, Total_CD As Integer
Dim Path, AlarmLamp, AlarmRing As String
Dim Sensorx, Lamp, Ring As String
Private Sub Form1_Load(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles
MyBase.Load
Path = "C:\Documents and Settings\BAVI\My Documents\Visual Studio 2008\Projects\Parallel_Four
Sensor"
Button1Report.Text = "Xem"
Button1Off.Text = ""
Button1Off.Enabled = False
Timer1Report.Start()
End Sub



Private Sub CheckBox1Lamp_CheckedChanged(ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles CheckBox1Lamp.CheckedChanged
If CheckBox1Lamp.CheckState = CheckState.Checked Then
Variable_D = 1
Lamp = "Đ"
Else
Variable_D = 0
Lamp = "- "
End If
End Sub
Private Sub CheckBox1Ring_CheckedChanged(ByVal sender As System.Object, ByVal e As
System.EventArgs) Handles CheckBox1Ring.CheckedChanged
If CheckBox1Ring.CheckState = CheckState.Checked Then
Variable_C = 2
Ring = "C"
Else
Variable_C = 0
Ring = "- "
End If
End Sub
Private Sub Button1Report_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles
Button1Report.Click
Dim DataReport As String
Dim FileReaderReport As System.IO.StreamReader
If (Not FlagReport) = True Then
TextBox1Report.Text = ""
TextBox1Report.BackColor = Color.White
FileReaderReport = My.Computer.FileSystem.OpenTextFileReader(Path + "\Report.txt")
Do
DataReport = FileReaderReport.ReadLine()

Me.TextBox1Report.Text = Me.TextBox1Report.Text + DataReport + vbCrLf
Loop Until DataReport = ""
FileReaderReport.Close()
FlagReport = True
Button1Report.Text = "Ẩn"
Else
TextBox1Report.Text = ""
TextBox1Report.BackColor = Color.White
FlagReport = False
Button1Report.Text = "Xem"


End If
End Sub
Private Sub Button1Off_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles
Button1Off.Click
Button1Off.Text = ""
Button1Off.Enabled = False
FlagSensor = False
PortOut(890, 0)
End Sub
Private Function SaveReport(ByVal FilePathReport As String) As Boolean
Dim SaveReportFile As String
SaveReportFile = ""
Try
SaveReportFile = " " + TimeOfDay + "
+ Sensorx + "

"_


" + Lamp + "

" + Ring + vbCrLf

My.Computer.FileSystem.WriteAllText(FilePathReport, SaveReportFile, True)
Catch ex As Exception
If MessageBox.Show("Can not write history" + vbCrLf + ex.Message, "Error message",
MessageBoxButtons.OK,

MessageBoxIcon.Error,

MessageBoxDefaultButton.Button1,

MessageBoxOptions.DefaultDesktopOnly) = Windows.Forms.DialogResult.OK Then
SaveReport = False
Exit Function
End If
End Try
SaveReport = True
End Function
Private Sub Timer1_Tick(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles
Timer1Report.Tick
DataProcessing()
End Sub
Private Function DataProcessing() As Boolean
Dim Data, Save As Integer
Dim Sensor As Boolean
Total_CD = Variable_C + Variable_D
Sensor = CheckBox1Sensor1.CheckState = CheckState.Checked Or CheckBox1Sensor2.CheckState =
CheckState.Checked _

Or CheckBox1Sensor3.CheckState = CheckState.Checked Or CheckBox1Sensor4.CheckState =
CheckState.Checked
If Sensor = 0 Then


FlagSensor = False
End If
Data = PortIn(889)
Save = Data
Save = Save And 64
If Save = 0 And CheckBox1Sensor1.CheckState = CheckState.Checked Then
CheckBox1Sensor1.BackColor = Color.Red
Sensorx = "1"
SaveReport(Path + "\Report.txt")
FlagSensor = True
Else
CheckBox1Sensor1.BackColor = Color.Empty
End If
Save = Data
Save = Save And 32
If Save = 0 And CheckBox1Sensor2.CheckState = CheckState.Checked Then
CheckBox1Sensor2.BackColor = Color.Red
Sensorx = "2"
SaveReport(Path + "\Report.txt")
FlagSensor = True
Else
CheckBox1Sensor2.BackColor = Color.Empty
End If
Save = Data
Save = Save And 16

If Save = 0 And CheckBox1Sensor3.CheckState = CheckState.Checked Then
CheckBox1Sensor3.BackColor = Color.Red
Sensorx = "3"
SaveReport(Path + "\Report.txt")
FlagSensor = True
Else
CheckBox1Sensor3.BackColor = Color.Empty
End If
Save = Data
Save = Save And 8
If Save = 0 And CheckBox1Sensor4.CheckState = CheckState.Checked Then
CheckBox1Sensor4.BackColor = Color.Red
Sensorx = "4"
SaveReport(Path + "\Report.txt")


FlagSensor = True
Else
CheckBox1Sensor4.BackColor = Color.Empty
End If
If FlagSensor = True Then
Button1Off.Text = "Tắt"
Button1Off.Enabled = True
Select Case Total_CD
Case 0
CheckBox1Lamp.BackColor = Color.Empty
CheckBox1Ring.BackColor = Color.Empty
PortOut(890, 0)
Case 1
CheckBox1Lamp.BackColor = Color.Red

CheckBox1Ring.BackColor = Color.Empty
PortOut(890, 1)
Case 2
CheckBox1Lamp.BackColor = Color.Empty
CheckBox1Ring.BackColor = Color.Red
PortOut(890, 2)
Case 3
CheckBox1Lamp.BackColor = Color.Red
CheckBox1Ring.BackColor = Color.Red
PortOut(890, 3)
End Select
Else
CheckBox1Lamp.BackColor = Color.Empty
CheckBox1Ring.BackColor = Color.Empty
End If
End Function
End Class


Chương 3.
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Những vấn đề cần bổ xung của đề tài.
Yêu cầu của đề tài sử dụng cảm biến hồng ngoại và khoảng cách phát hiện
vật là 1m nhưng do một số lý do khách quan lên phần mô hình đồ án môn học sử
dụng cảm biến quang trở thay cho cảm biến hồng ngoại.
Nhược điểm của cảm biến quang trở:
- Khả năng phát hiện vật kém hơn so với cảm biến hồng ngoại.
- Khoảng cách phát hiện vật thể hạn chế
- Bị ảnh hưởng bởi ánh sáng bên ngoài do đó trong điều kiện thiếu anh sáng
rất khó sử dụng cảm biến quan trở.

3.2. Hướng phát triển của đề tài.
Với yêu cầu như đề tài đặt ra, mô hình này có thể sử dụng để làm các mạch
thực tế như: cảm biến xác định vị trí, các mạch báo động, trên nền tảng của đề tài,
có thể phát triển mở rộng để sử dụng trong các máy móc dân dụng, các thiết bị
công nghiệp với các yêu cầu chính xác không cao (do dùng tia hồng ngoại dễ bị
nhiễu bởi các yếu tố môi trường), có thể áp dụng trong đo lường điều khiển khi
phần cứng và phần mềm trong đề tài được phát triển mở rộng thêm.
Trên cơ sở của mô hình có thể phát triển đề tài sử dụng trong các mục đích
như.
- Hệ thống chống trộm với các cảm biến được lắp đặt tại các khu nhạy cảm,
khu vực ra vào.
- Hệ thống báo cháy: đối với hệ thống báo cháy các cảm biến hồng ngoại
được thay bắng các cảm biến báo cháy, báo khói hay báo mùi.
- Hệ thống báo quá tải “Overload” sử dụng trong thang máy hay các thiết bị
hạn chế về trọng lượng.



×