Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 93 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
________________________

Lê Thị Thu Hà– K20HD

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH

: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)

MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH : HƯỚNG DẪN DU LỊCH

HÀ NỘI, 5 – 2016


VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
---***---

Lê Thị Thu Hà - K20HD

KHOÁ LUẬNTỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN


SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM Ở VIỆT NAM

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH (DU LỊCH)
MÃ NGÀNH

: 52340101

CHUYÊN NGÀNH : HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Giáo viên hướng dẫn: Ông Vũ Quốc Trí
Giám đốc Dự án EU-ESRT

HÀ NỘI, 5 – 2016


Lời cảm ơn

Lời đầu tiên cho phép tôi được cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa Du lịch,
Viện Đại học Mở Hà Nội cùng các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ và tạp mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bài Khóa luận
này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Quốc Trí, Giám đốc dự
án EU-ESRT (Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách
nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ) đã nhiệt
tình giúp đỡ, hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình làm bài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 28 tháng 04 năm 2016
Sinh viên tốt nghiệp

Lê Thị Thu Hà



VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
------***------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------

NHIỆM VỤ THIẾT KẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : Lê Thị Thu Hà
ĐT
: 0966730348
Lớp - Khóa : B - K20
Ngành học: Quản trị kinh doanh (Du lịch)
1. Tên đề tài :
Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
2. Các số liệu ban đầu
+ Tập san ESRT thông tin của Tổng cục Du lịch
+ Phim giới thiệu Du lịch có trách nhiệm ( 15/01/2016)
+ Tạp chí Du lịch Việt Nam
+ Báo du lịch
+ Các báo online liên quan tới sản phẩm du lịch có trách nhiệm
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
Chương 1: Một số cơ sở lý luận liên quan đến sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.1. Một số cơ sở lý luận liên quan đến sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.2. Phương pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.3. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Kết luận chương1
Chương 2: Thực trạng du lịch ở Việt Nam và lợi ích của sản phẩm du lịch có trách

nhiệm
2.1. Phân tích ngành Du lịch Việt Nam theo mô hình SWOT
2.2. Thực trang chung về ngành Du lịch Việt Nam
2.3. Thực trạng về sản phẩm du lịch tại Việt Nam
2.4. Những lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm mang lại
Kết luận chương 2
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
3.1. Xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch có trách nhiệm
3.2. Định hướng phát triển cho sản phẩm du lịch có trách nhiệm
3.3. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Kết luận chương 3
4. Giáo viên hướng dẫn (toàn phần hoặc từng phần) : Toàn phần
5. Ngày giao nhiệm vụ Khóa luận tốt nghiệp
:14/12/2015
6. Ngày nộp khóa luận cho VP Khoa (hạn chót)
:09/05/2016
Hà Nội, ngày…. /…. / năm 2016
Trưởng Khoa

Giáo viên Hướng dẫn

Vũ Quốc Trí


Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................
CHƯƠNG 1:MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SẢN
PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ...........................................................................

1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch có trách
nhiệm ..............................................................................................................................
1.1.1. Khái niệm và các thành phẩn của sản phẩm du lịch [6, 21-22], [22] ........ 4
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch có trách nhiệm và các yếu tố ảnh hướng
tới sản phẩm du lịch có trách nhiệm .................................................................. 8
1.2. Phương pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm................................
1.2.1.Đẩy mạnh quảng bá về lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm ....... 14
1.2.2. Đưa các yếu tố du lịch có trách nhiệm vào các sản phẩm sẵn có trên thị
trường ............................................................................................................. 15
1.2.3. Thiết kế các sản phẩm du lịch có trách nhiệm mới................................. 15
1.3. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch có trách nhiệm......................................
1.3.1. Bền vững về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế .............................. 15
1.3.2. Mang tính giáo dục................................................................................ 16
1.3.3. Các bên liên quan .................................................................................. 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ LỢI ÍCH
CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM .......................................................
2.1. Phân tích ngành du lịch Việt Nam theo mô hình SWOT ....................................
2.1.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 19
2.1.2. Điểm yếu của du lịch Việt Nam............................................................. 23
2.1.3 Cơ hội .................................................................................................... 25
2.1.4. Thách thức ............................................................................................ 26
2.2. Thực trạng chung về ngành du lịch Việt Nam [23] .............................................
2.2.1. Nguồn nhân lực ..................................................................................... 27
2.2.2. Môi trường du lịch [8, 20-22] ................................................................ 29
2.2.3. Nạn Chặt chém khách du lịch ................................................................ 34
2.3. Thực trạng về sản phẩm du lịch tại Việt Nam .....................................................

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội



Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam

2.3.1 Chất lượng sản phẩm .............................................................................. 35
2.3.2. Sản phẩm chậm đổi mới ........................................................................ 37
2.4. Những lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm mang lại ............................
2.4.1. Môi trường [13]..................................................................................... 38
2.4.2. Xã hội ................................................................................................... 39
2.4.3. Kinh tế .................................................................................................. 39
2.4.4. Các bên liên quan .................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM .........................................................................
3.1. Xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch có trách
nhiệm ............................................................................................................................
3.2. Định hướng phát triển cho sản phẩm du lịch có trách nhiệm ............................
3.2.1. Tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm .................................... 44
3.2.2 Xác định sản phẩm theo nguyên tắc phát triển du lịch có trách nhiệm .... 45
3.3. Một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ...........................
3.3.1. Tăng cường chất lượng sản phẩm .......................................................... 47
3.3.2. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bên liên quan tới sản phẩm ...... 49
3.3.3. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến thương hiệu sản
phẩm du lịch có trách nhiệm ........................................................................... 52
3.3.4. Thu hút đầu tư và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ....... 53
3.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực ........................................ 55
3.3.6. Marketing và tuyên truyền có trách nhiệm ............................................. 58
KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................
CỦA KHÓA LUẬN .........................................................................................................

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội



PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh. Hình ảnh của Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Khách du lịch
trong và ngoại nước ngày một tăng lên, chính vì vậy ngành du lịch mang lại nhiều
lợi ích cho kinh tế, hỗ trợ việc làm, góp phần vào việc quảng bá hình ảnh Việt Nam
với các nước bạn bè trên toàn thế giới. Bên cạnh những lợi ích đó thì sự phát triển
nhanh chóng của ngành du lịch cũng mang lại nhiều ảnh hướng không tốt tới môi
trường, xã hội,..ví dụ như tình trạng ô nhiễm môi trường trong mùa cao điểm, sự
thiếu trách nhiệm của nhân lực trong ngành du lịch, ý thức của cộng đồng và khách
du lịch tác động tới tài nguyên du lịch…Từ thực trạng trên ngành Du lịch Việt Nam
cần phải có những giải pháp để giải quyết nhanh chóng những tình trạng trên. Phát
triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm là việc làm cấp thiết sẽ giúp cho ngành Du
lịch Việt Nam có giảm thiểu được các tác động không tốt và mang lại rất nhiều lợi
ích cho môi trường và xã hội. Vì vậy đề tài Một số biện pháp phát triển sản phẩm
du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam đã được thực hiện.
2. MỤC ĐÍCH, GIỚI HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích:
Phân tích và đánh giá về thực trạng của những tác động của ngành Du lịch
Việt Nam hiện nay, đánh giá về thực trạng sản phẩm du lịch đồng thời đưa ra những
lợi ích của việc phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm để đưa ra một số giải
pháp góp phần phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam.
Giới hạn:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu về Sản phẩm du lịch theo nghĩa rộng và đánh
giá những tác động tích cực của sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam từ đó
thể hiện sự cần thiết phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm và đưa ra giải pháp
phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam.

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội


1


Nhiệm vụ
-

Nghiên cứu cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam

-

Thực trạng của ngành Du lịch và sản phẩm du lịch hiện nay ở Việt Nam

-

Đánh giá lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm đem lại cho ngành Du
lịch Việt Nam

-

Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
cho ngành Du lịch Việt Nam

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài đặt ra đề tài cần sử dụng
một số phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp khái quát hóa
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu và thu thập tài liệu và

chọn lọc thông tin cần thiết từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: Tạp chí, Internet,
giáo trình, báo mạng có liên quan,...
4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỀ XUẤT HOẶC GIẢI PHÁP CỦA KHÓA LUẬN
Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá về thực trạng của ngành Du lịch và
những tác động tích cực của sản phẩm du lịch có trách nhiệm mang lại cho ngành
Du lịch Việt Nam để đưa ra một số giải pháp thực tiễn nhằm phát triển sản phẩm du
lịch có trách nhiệm ở Việt Nam.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Khóa luận gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong
đó phần nội dung bao gồm những chương trình sau:

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

2


• Chương 1: Một số cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch có trách
nhiệm
• Chương 2: Thực trạng du lịch ở Việt Nam và đánh giá lợi ích của sản phẩm
du lịch có trách nhiệm
• Chương 3 : Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách
nhiệm

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

3


CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ

TRÁCH NHIỆM
1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.1.1. Khái niệm và các thành phẩn của sản phẩm du lịch [6, 21-22], [22]
Khái niệm về sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch,các hàng hóa và tiện nghi
cung cấp cho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên trên cơ sở vật chất
kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó
Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những sản phẩm hữu hình(hàng hóa) và
những sản phẩm vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các
hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch. Sản phẩm du lịch có thể
là sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm tổng hợp.
Theo Luật Du lịch quy định : “sản phẩm du lịch là tập hợp tất cả dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

4


Sơ đồ minh họa sản phẩm du lịch đặc trưng
Nguồn: Tổng cụcc Du lịch,
l
Đề án “Phát triển sản phẩm du lịch
ch đặc thù vùng
đồng bằng sông Cửu
u Long”, Hà Nội,
N năm 2015
Các thành phần,
n, đặc
đ tính của sản phẩm du lịch

-

Các thành phần củ
ủa sản phẩm du lịch

Trong khái niệm trên dịch
ch vvụ du lịch được hiểu là việc cung cấpp các ddịch vụ về lữ
hành, vận chuyển, lưu
ưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướ
ớng dẫn và các
dịch vụ khác nhằm đáp ứng
ứ nhu cầu của khách du lịch. Sau đây
ây là các thành ph
phẩn
cơ bản của sản phẩm
m du lịch:
l
Dịch vụ vậận chuyển: là một phần cơ bản của sản phẩẩm du lịch. Bao
gồm các phương tiện
n đưa
đư đón khách đến và tham quan tại điểm
m du llịch ( ô tô,
máy bay, tàu hỏa,
a, xe máy, xe đạp, thuyền…)
Dịch vụ lưu trú ăn uống: Đây là thành phần chính cấuu thành ssản phẩm
du lịch. Nó bao gồm
m các ddịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản củaa khách du llịch như:

5



Các loại dịch vụ lưu trú: Khách sạn, motel, lều trại, bungalow, hostel, homestay,
nhà hàng,…
Dịch vụ tham quan giải trí: như điểm tham quan, công viên, di tích
lịch sử, hội chợ, cảnh quan,...
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm
Các dịch vụ khác (dịch vụ bổ sung) phục vụ khách du lịch: là thành
phần phục vụ gia tăng hỗ trợ khách du lịch như thủ tục hộc chiếu, visa,…
-

Các đặc tính của sản phẩm du lịch
Tính vô hình: Du lịch là ngành dịch vụ và sản phẩm tồn tại ở dạng vô

hình. Người tiêu dùng không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch và sử dụng các chỉ
số để mô tả hay đánh giá chất lượng của sản phẩm. Người mua không thể kiểm
tra đánh giá chất lượng sản phẩm tại thời điểm mua như các sản phẩm hữu hình.
Khách du lịch không thể sờ, không thể thử, không thể thấy sản phẩm
du lịch, kiểm tra chất lượng trước khi mua. Khách du lịch chỉ đánh giá chất
lượng được thông qua điểm đến, người phục vụ, trang thiết bị, thông tin, thương
hiệu, giá,…
Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng: Qúa trình sản xuất và tiêu
dùng sản phẩm du lịch diễn ra cùng không gian và thời gian. Đối với sản phẩm
du lịch không thể tiến hành sản xuất vào mùa nhu cầu thấp để lưu kho rồi mang
ra tiêu thụ khi nhu cầu tăng cao. Sản phẩm du lịch chỉ được sản xuất khi có sự
hiện diện của người tiêu dùng.
Cùng thời gian: Thời gian hoạt động của máy bay, tàu hỏa, khách sạn,
nhà hàng phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách, hoạt động phục vụ khách
diễn ra liên tục không có ngày nghỉ, giờ nghỉ.
Cùng một không gian: Khách du lịch phải đến tận nơi để tiêu dùng
“sản phẩm” chứ không thể vận chuyển “sản phẩm” đến nơi có khách như hàng

hóa bình thường.
Tính không chuyển đổi quyền sở hữu: Đối với sản phẩm du lịch, du
khách không có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng sản
phẩm trong những điều kiện cụ thể.

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

6


Sản phẩm du lịch chỉ thực hiện quyền sử dụng chứ không thực hiện
quyền sở hữu.
Tính không thể di chuyển: Không giống các sản phẩm tồn tại ở
dạngvật chất,sản phẩm du lịch không có khả năng di chuyển đến nơi tiêu thụ.
Người tiêu dùng phải di chuyển để tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Ví dụ: Khách du lịch muốn đi du lịch Chùa Hương thì bắt buộc du khách
phải di chuyển tới Chùa Hương để tham quan mà không thể đem Chùa Hương về
nơi cư trú để tham quan.
Tính mùa vụ: Sản phẩm du lịch mang tính mùa vụ rõ rệt, nhu cầu về
sản phẩm du lịch thường xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy
thuộc vào một số điều kiện nhất định.
Ví dụ: Du lịch biển chủ yếu thu hút khách du lịch vào mùa hè
Tính không đồng nhất: Sản phẩm du lịch không có tính đồng nhất vì
đó không phải là những sản phẩm giống nhau.
Tính không dự trữ, tồn kho: Sản phẩm du lịch không thể lưu kho cất
giữ, để thực hiện được sản phẩm du lịch công ty lữ hành phải đặt trước các dịch
vụ ( vận chuyển, ăn uống, ngủ nghỉ).
-

Ngoài những đặc tính cơ bản trên sản phẩm du lịch còn có những đặc


tính riêng biệt sau:
Sản phẩm du lịch mang tính đa dạng và tổng hợp: Nó bao gồm cả yếu
tố vật chất và phi vật chất. Tính đồng bộ tổng hợp của sản phẩm du lịch xuất
phát từ nhu cầu của khách du lịch. Ngoài các nhu cầu cơ bản như ăn uống, ngủ
nghỉ, khách du lịch còn muốn thỏa mãn một số nhu cầu khách như vui chơi, giải
trí, mua sắm,…Do đó một sản phẩm du lịch hoàn thiện cần có sự tham gia của
nhiều ngành kinh doanh khác nhau.
Sản phẩm du lịch dễ bắt chước và sao chép: Sản phẩm du lịch phụ
thuộc vào tài nguyên du lịch mà tài nguyên không thuộc về cá nhân hay có thể
đăng ký quyền sở hữu điểm tham quan và chương trình du lịch. Điều này dẫn tới
tình trạng khi doanh nghiệp đầu tư để đưa sản phẩm mới ra thị trường, sau một

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

7


thời gian sản phẩm này sẽ bị bắt chước, sao chép và bán với giá thấp hơn bởi đối
thủ cạnh tranh hay một công ty du lịch khác.
Kênh phân phối sản phẩm chủ yếu là kênh gián tiếp: Sản phẩm du lịch
thường ở cách xa nơi ở thường xuyên của khách do đó cần có một hệ thống phân
phối thông qua việc sử dụng các trung gian như công ty du lịch, các đại lý bán
buôn, bán lẻ, văn phòng đại diện du lịch.
Nhu cầu của khách du lịch đối với sản phẩm du lịch dễ bị thay đổi vì
sự dao động về tiền tệ, chính trị và tập trung vào khoảng thời gian nhất định,
không diễn ra đều đặn mà mang tính thời vụ điều này ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Các loại hình sản phẩm du lịch
-


Sản phẩm mang tính giải trí và thư giãn: Mua sắm, thể thao, thư giãn, chăm
sóc sức khỏe và công viên giải trí.

-

Sản phẩm du lịch văn hóa: ẩm thực địa phương, lịch sử, phong tục tập quán,
nghệ thuật.

-

Sản phẩm du lịch thiên nhiên: Các hoạt động diễn ra trong môi trường
tựnhiên: leo núi, khám phá hang động và rừng.

-

Sản phẩm du lịch giáo dục: Dành cho du khách tìm kiếm hiểu biết sâu rộng

về văn hóa, lịch sử, khoa học tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch có trách nhiệm và các yếu tố ảnh hướng tới
sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Khái niệm về sản phẩm du lịch có trách nhiệm[2]
Theo Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm
do Liên minh Châu Âu tài trợ thì khái niệm sản phẩm du lịch có trách nhiệm
như sau:
Một sản phẩm du lịch đối với người đi du lịch là sự tổng hợp của những trải
nghiệm có được trong suốt kì nghỉ, trong đó có thể bao gồm các yếu tố như nơi lưu
trú, nhà hàng, các điểm hấp dẫn văn hóa và tự nhiên cùng các lễ hội và sự kiện.
Theo UNEP, mọi sản phẩm du lịch bao gồm ba thành tố:


Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

8


1. sự trải nghiệm: Lễ hội, các sự kiện và hoạt động cộng đồng, ẩm thực và giải
trí, mua sắm, an toàn, dịch vụ
2. cảm xúc: các nguồn lực về con người, văn hóa và lịch sử, lòng hiếu khách
3. vật chất: cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, nơi lưu trú, nhà hàng
Các điểm hấp dẫn trong sản phẩm du lịch có thể bao gồm các yếu tố thiên
nhiên, lịch sử, di sản văn hóa, môi trường nhân tạo và người dân tại các điểm đến,
cũng như các hoạt động như leo núi, chèo thuyền và tham gia một khóa học nấu ăn.
Chính vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch là quá trình phát triển những tài sản
của một điểm đến thành sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm. Quá trình đó phản ánh
nhu cầu thư giãn, giải trí của khách du lịch.
Áp dụng phương pháp du lịch có trách nhiệm cũng yêu cầu tập trung vào
việc khuyến khích các nhóm có liên quan và đưa ra được những hành động rõ ràng
và khả thi mà các nhóm đó có thể đảm nhận trách nhiệm và cùng làm việc để đạt
được kết quả có lợi chung.
Theo khái niệm của Tổng cục Du lịch thì sản phẩm du lịch có trách
nhiệm là những hàng hóa và dịch vụ tạo nên trải nghiệm du lịch và được thiết kế
đặc biệt để đảm bảo 4 nguyên tắc sau:
-

Thứ nhất: Bền vững về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế
+ Bền vững vê môi trường: Nghiã là sử dụng tối ưu các nguồn lực môi

trường tạo nên thành tố chính cho phát triển du lịch, duy trì các tiến trình sinh thái
thiết yếu và góp phần bảo tồn di sản tự nhiên và đa dạng sinh học. Sử dụng tài
nguyên hợp lý và bền vững, giảm chất thải và tiêu thụ quá mức tài nguyên và năng

lượng. - Quản lý đa dạng tự nhiên, sinh thái theo hướng bền vững; phục hồi những
khu vực tài nguyên tự nhiên bi xâm hại và xác định rõ các loại hình sản phẩm du
lịch gắn với môi trường để có hướng bảo vệ, bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái dễ
bị phá hủy và các khu phòng hộ.
+ Bền vững về xã hội: Tôn trọng bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng
địa phương, bảo tồn các di sản sống đã được xây dựng cũng như các giá trị truyền
thống của họ và nâng cao hiểu biết cũng như chấp nhận về nền văn hóa mới. Biến
Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

9


du lịch là nhu cầu trải nghiệm chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho
tất cả mọi người, đặc biệt la những nhóm người và cá nhân dễ bị tổn thương và
thiệt thòi.
+ Bền vững về kinh tế: Đảm bảo các lợi ích kinh tế lâu dài cho các bên liên
quan cải thiện thu nhập, các dịch vụ xã hội dân cư bản địa. Tăng cường liên kết
nhằm khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ hơn của các cộng đồng dân cư vào hoạt
động du lịch; giảm thiểu sự thiệt hại trong quá trình khai thác và sử dụng các
nguồn lực; phát triển du lịch gắn chặt với mục tiêu vì người nghèo và hỗ trợ xóa
đói, giảm nghèo.
-

Thứ hai: Mang tính giáo dục
Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm đòi hỏi tất cả chúng ta, từ khách

du lịch tới các nhà quản lý, nhân viên làm việc tại các nhà hàng, khách sạn, cơ quan
quản lý du lịch, dân cư địa phương tích cực tham gia vào quá trình tạo ra các thay
đổi tích cực thông qua việc đưa ra các quyết định và hàng ngày thực hiện các hành
động giúp tối đa hóa các lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường và giảm thiểu các tác

động tiêu cực. Để tạo ra sản phẩm du lịch có trách nhiệm đòi hỏi chúng ta phải có
trách nhiệm với hành động của chính mình, có khả năng, năng lực hành động nhất
định và sau đó là phản ứng nhằm tạo ra sự khác biệt tích cực.
-

Thứ ba: Khuyến khích sự tham gia của địa phương
Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm sẽ giúp giảm thiểu các tác động

tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân
địa phương và tăng thu nhập cho các cộng đồng dân cư, cải thiện điều kiện làm việc
và khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quyết định những vấn đề ảnh
hưởng tới sinh kế của họ, từ đó tác động đến ý thức cộng đồng địa phương.
-

Thứ tư: tăng cường các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực
từ du lịch
Giảm thiểu các tác động đối với xã hội như: thương mại hóa các nền văn hóa

truyền thống, đánh mất các kỹ năng và giá trị truyền thống. Đối với môi trường:

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

10


Khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trương do rác thải du
lịch. Đối với kinh tế: Chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập, phân chia lợi ích du
lịch không thỏa đáng…Đồng thời tăng cường các tác động tích cực như: khôi phục
các phong tục tập quán truyền thống của địa phương, góp phần bả tồn giá trị lịch
sử, mang lại nhiều sự tiến bộ trong giáo dục và đời sống, tăng cường nhận thức của

mọi chủ thể về vai trò và tầm quan trọng của tự nhiên, góp phần bảo vệ di sản thiên
nhiên và khuyến khích các nguồn đầu tư, Cải thiện kinh tế của địa phương thu hút
đầu tư và cơ sở hạ tầng, tạo nhiều cơ hội việc làm..
Ví dụ về một số sản phẩm du lịch có trách nhiệm:
-

Giao thông du lịch có trách nhiệm: Các phương tiện đi lại sử dụng năng
lượng xanh có thể tái tạo như tour du lịch bằng xe đạp và xích lô và đi bộ.

-

Các khu resort sinh thái được xây dựng và quản lý theo các nguyên tắc
dulịch bền vững như là bảo vệ môi trường có sự tham gia và đóng góp, mang
lại lợi ích cho cư dân bản địa.

-

[13] Sản phẩm du lịch có trách nhiệm với môi trường của công ty Viettravel:
Du khách có thể chọn tour Nha Trang, khởi hành thứ 7 hàng tuần với hoạt
động nhặt rác tại biển Nha Trang – trước quảng trường Nha Trang; Tour
Phan Thiết, khởi hành thứ 6 hàng tuần với hoạt động nhặt rác tại Đồi Cát
hoặc Tour Phú Quốc, khởi hành thứ 4, 5, 6, 7, CN hàng tuần với hoạt động
nhặt rác tại bãi Dương Đông. Đặc biệt, du khách có thể chọn tour Đà Lạt,
khởi hành thứ 5 hàng tuần với hoạt động trồng cây tại Thung lũng Tình yêu,
những cây bạn trồng hôm nay sẽ được chăm sóc để sau một thời gian quay
lại bạn đã thấy cây lớn nhanh, tỏa bóng xanh mát giữa Thung lũng Tình yêu
thơ mộng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm du lịch có trách nhiệm:
Nhà nước
Các cơ quan quản lý nhà nước có tác động gián tiếp tới sản phâm du lịch có


trách nhiệm như là lập kế hoạch và quản lý du lịch trong phạm vi thẩm quyền của
mình, có thể là ở cấp tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Vai trò chung của Nhà nước trong
phát triển du lịch là đảm bảo cho ngành Du lịch hoạt động hiệu quả, phù hợp với

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

11


mục tiêu phát triển chung. Trong vai trò này, Nhà nước có trách nhiệm lập kế hoạch
và quản lý ngành, hỗ trợ thu hút sự tham gia của các bên liên quan một cách hiệu
quả, thu thập và quản lý thông tin du lịch, và tham gia tiếp thị marketing điểm đến.
Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm phải là một ưu tiên của ngành Du lịch và
cần được quản lý một cách phù hợp nhằm có những đóng góp đáng kể vào kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước nhưng vẫn tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi và có tính cạnh tranh cao.
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp du lịch đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng,
quảng bá và cung cấp sản phẩm du lịch có trách nhiệm đến với người tiêu dùng.
Doanh nghiệp tương tác trực tiếp với cả khách du lịch và cộng đồng địa phương
đồng thời tuân thủ theo các quy định của chính phủ. Do đó, họ cũng là một mối liên
kết quan trọng kết nối các bên liên quan và thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng.
Nâng cao sự hiểu biết và hiệu quả của doanh nghiệp sẽ hỗ trợ họ thực hiện các vai
trò quan trọng như là "nhà cung cấp" sản phẩm du lịch có trách nhiệm và đóng góp
quan trọng vào sự phát triển chung, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như
xây dựng hình ảnh Việt Nam như là điểm đến du lịch có trách nhiệm.
Cộng đồng địa phương
Các thành viên cộng đồng địa phương và công chúng vừa là nhà cung cấp
dịch vụ, vừa là đối tượng của du lịch. Bản thân cộng đồng địa phương thường được

xem là tài nguyên du lịch chính, bản sắc văn hóa, lối sống và các phong tục tập
quán của họ chính là yếu tố đặc trưng tạo nên những trải nghiệm du lịch thú vị.
Tham quan làng nghề truyền thống và sự tương tác với người dân địa phương là các
đặc điểm chính của trải nghiệm du lịch hiện đại. Do đó, mỗi công dân đều có vai trò
tiềm năng như là một "đại sứ du lịch", và có trách nhiệm giới thiệu những vẻ đẹp
của quốc gia cho du khách để đảm bảo rằng khi rời Việt Nam, họ sẽ mang theo
những kỷ niệm và sự hiểu biết thực sự về sự phong phú và vẻ đẹp của đất nước Việt
Nam.
Khách du lịch
Khách du lịch là nhóm đối tượng tích cực trong quá trình phát triển sản phẩm
du lịchcó trách nhiệm. Ngày càng có nhiều khách du lịch có ý thức hơn và quan tâm

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

12


đến các tác động du lịch của họ đối với môi trường và xã hội của địa phương.
Khách du lịch tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ mang tính trải nghiệm chân
thực và có trách nhiệm hơn đang ngày càng tăng. Cần phải nâng cao nhận thức
rằng, đi du lịch một cách có trách nhiệm không đơn thuần chỉ là để thỏa mãn nhu
cầu của họ, mà còn là tìm kiếm những trải nghiệm tích cực và mang lại lợi ích cho
cộng đồng địa phương. Nhu cầu về du lịch sẽ định hướng cho sự phát triển của
ngành, và đóng góp vai trò ảnh hưởng lớn trong việc định hình xây dựng các sản
phẩm và dịch vụ du lịch có trách nhiệm. Qua cách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ, các
hoạt động tham gia và cách chi tiêu của mình, khách du lịch có thể tạo nên những
tác động mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và bảo vệ nguồn tài nguyên du
lịch.
Nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn

hàng đầu khu vực Đông Nam Á về du lịch và lòng hiếu khách, đón tiếp hơn 6 triệu
lượt khách quốc tế mỗi năm, đóng góp hơn 13,1% cho GDP quốc gia... Những con
số ấn tượng này khẳng định nhu cầu lớn về nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du
lịch khách sạn ở nước ta hiện nay.Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, lực
lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên 30 – 40 vạn người mỗi năm. Hiện nay,
có khoảng 50 vạn lao động trực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành
này.Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2015, ngành Du
lịch cần tới 620.000 lao động trực tiếp, đến năm 2020, con số này lên tới 870.000
người. Theo đánh giá chung, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kinh doanh
khách sạn và cơ sở lưu trú ở Việt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng được nhu cầu và
chuẩn mực quốc tế.Nhân lực chất lượng cao: thiếu về lượng, hạn chế về chất.
Đối với ngành du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu
cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bối cảnh cạnh
tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động...Nguồn nhân lực là một
yếu tố quan trọng để tạo nên một sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Nguồn nhân lực
được chia thành 2 loại là nguồn nhân lực gián tiếp và nguồn nhân lực trực tiếp:

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

13


-

Nguồn lao động gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…):
nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm gián tiếp phải đạt được yêu cầu
phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ chân người tài
hay nói cách khác là biết cách định vị nguồn nhân lực; phải có tâm trong thu
phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo;
phải có tầm nhìn xu hướng vận động của ngành du lịch trong mối quan hệ

với thế giới với hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt
qua đối thủ.

-

Nguồn lao động trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu
bếp…): phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề,
khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, tình yêu nghề, phối hợp công việc, biết vận
dụng công nghệ tiên tiến phù hợp...và một yêu cầu tối quan trọng trong phục
vụ du lịch, đó là trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành.
Các tổ chức phát triển

Các nhà tài trợ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức dân sự xã hội có thể đóng vai
trò hỗ trợ quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch có trách nhiệm thông
qua các chương trình và dự án hỗ trợ khác nhau. Du lịch là ngành tổng hợp có tính
liên ngành cao, vì vậy có thể được lồng ghép với nhiều mục tiêu phát triển khác
như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, cơ sở hạ tầng, phát triển sinh kế, quản lý nguồn
tài nguyên thiên nhiên, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên cần lưu ý
rằng, bất cứ sự gắn kết nào cũng cần đảm bảo mang tính thực tế, cụ thể, dựa trên
nhu cầu thị trường và phát triển bền vững, và có trách nhiệm.
1.2. Phương pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.2.1.Đẩy mạnh quảng bá về lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được coi là một nhân tố quan trọng góp
phần vào sự phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm. Quảng bá được xây dựng
dựa trên các lợi ích của sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Thiết kế các ấn phẩm sách báo quảng bá về lợi ích sản phẩm du lịch có trách
nhiệm, đưa tin phóng sự tuyên truyền, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,
đặc biệt công tác quảng bá qua các trang mạng điện tử có số lượng lớn người truy cập.

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội


14


Tăng cường tổ chức các cuộc tập huấn tuyên truyền cho dân cư địa phương
cùng với đội ngũ cán bộ ngành du lịch, gửi thông điệp tới khách du lịch nâng cao
nhận thức về những lợi ích mà sản phẩm du lịch có trách nhiệm đem lại cho môi
tường, xã hội, văn hóa và đời sống của người dân
Tích cực quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch có trách nhiệm trong các cuộc
họinghị hội thảo về du lịch cũng như các triển lãm, hội chợ du lịch, sự kiện du lịch …
1.2.2. Đưa các yếu tố du lịch có trách nhiệm vào các sản phẩm sẵn có trên
thịtrường
Dựa vào các sản phẩm du lịch được du khách đang quan tâm trên thì trường
các doanh nghiệp nên tìm hiểu và gắn các hoạt động du lịch có trách nhiệm để thu
hút hơn lượng khách hàng. Có thể một tour du lịch về Nha Trang với lộ trình giống
nhau nhưng khác nhau là tour du lịch mới về Nha Trang sẽ có hoạt động góp sức
của du khách để bảo vệ môi trường.
1.2.3. Thiết kế các sản phẩm du lịch có trách nhiệm mới
Các doanh nghiệp sẽ phải thu thập thông tin và số liệu về thực trạng và
những tiêu cực tại các điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch để từ đó nắm bắt về mối
quan tâm của du khách và dân cư địa phương để thiết kế ra sản phẩm du lịch có
trách nhiệm có các hoạt động tích cực tới điểm du lịch đó. Doanh nghiệp sẽ phải
thiết kế một sản phẩm hoàn toàn mới mang thương hiệu sản phẩm du lịch có trách
nhiệm.
Ví dụ như: Sáng kiến phát triển tour du lịch có trách nhiệm tại Thừa ThiênHuế; tạo dựng sản phẩm du lịch mới - du lịch kết hợp từ thiện ở Huế; hay ý tưởng
hỗ trợ cộng đồng của doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch
1.3. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch có trách nhiệm
1.3.1. Bền vững về môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế
Môi trường: Sản phẩm du lịch có trách nhiệm đecơ hội tiếp xúc với cộng đồng
địa phương; mang lại cho du khách trải nghiệm chân thực về văn hóa, mang tới

cho những người tiêu dùng tận tâm trải nghiệm “xanh” giảm thiểu tác động tiêu
cực tới môi trường và cộng đồng địa phương. Sử dụng tối ưu các nguồn lực

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

15


môi trường tạo nên thành tố chính cho phát triển sản phẩm du lịch, duy trì các
tiến trình sinh thái thiết yếu và góp phần bảo tồn di sản tự nhiên và đa dạng
sinh học.
Văn hóa: Sản phẩm du lịch có trách nhiệm phải hoàn thành được nhiệm vụ về
tôn trọng bản sắc văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn các di
sản sống đã được xây dựng cũng như các giá trị truyền thống của họ và nâng
cao hiểu biết cũng nhu chấp nhận về nền văn hóa mới
Kinh tế: Đảm bảo các lợi ích kinh tế khả thi, lâu dài được phân phối công bằng
cho tất cả các đối tác, bao gồm tình trạng làm việc bền vững, cơ hội cải thiện
thu nhập, các dịch vụ xã hội cho cộng động chủ nhà và góp phần giảm nghèo.
1.3.2. Mang tính giáo dục
Sản phẩm du lịch có trách nhiệm phải khuyến khích được người dân địa
phương tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ; đóng góp
tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa nhằm duy trì một thế
giới đa dạng; cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua mối liên
kết giữa khách du lịch và người dân địa phương, tạo hiểu biết về các vấn đề văn
hóa, xã hội và môi trường tại địa phương; tạo cơ hội cho những người khuyết tật và
có hoàn cảnh khó khăn; tôn trọng văn hóa địa phương, khuyến khích sự tôn trọng
lẫn nhau giữa khách du lịch và người dân địa phương; tạo dựng niềm tin, lòng tự
hào dân tộc cho cộng đồng.
1.3.3. Các bên liên quan
Khách du lịch

- Sản phẩm du lịch có trách nhiệm mang lại cho du khách các trải nghiệm
chân thực về văn hóa và dựa trên nền tảng tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sự
chân thực của du khách như các tiết mục trình diễn văn hóa nguyên bản thay vì các
tiết mục được thương mại hóa hoặc thăm quan cuộc sống hoang dã trong môi
trường sống tự nhiên thay vì trong môi trường nuôi nhốt.
- Sản phẩm du lịch có trách nhiệm mang tới cho những người tiêu dùng tận
tâm những trải nghiệm “xanh” có ít tác động tiêu cực hơn tới môi trường và cộng

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

16


đồng địa phương, đồng thời cung cấp cơ hội việc làm và điều kiện làm việc tốt cho
nhân viên tham gia quá trình cung cấp hàng hóa và dịch vụ được tiêu dùng trong
suốt chuỗi trải nghiệm du lịch.
- Sản phẩm du lịch có trách nhiệm giúp người tiêu dùng hiểu hơn việc mang
lại ý nghĩa sâu sắc hơn cho cộng đồng địa phương thông qua các trải nghiệm du lịch
và tạo cơ hội hỗ trợ tài chính cho cộng đồng như một tình nguện viện
Doanh nghiệp
Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm phải đáp ứng nhu cầu giúp cho
doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi ích kinh tế lâu dài và mang lại nhiều lợi nhuận, gia
tăng mối quan tâm của khách du lịch đối với sản phẩm của doanh nghiệp và nâng
cao tính cạnh tranh sản phẩm du lịch của doanh nghiệp trên thị trường du lịch
chung. Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm giúp doanh nghiệp trở thành nhà
tuyên truyền bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa và từ doanh nghiệp sẽ tạo dựng
được nhiều mối quan tâm và cơ hội phát triển. Ngoài ra sản phẩm du lịch có trách
nhiệm cần giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của du khách cũng như tạo dựng
được môi trường làm việc tốt cho nhân viên.


Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

17


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Như vậy ở chương 1 đã phân tích đầy đủ các khái niệm liên quan tới chủ đề
của khóa luận, đây là chương cơ bản giúp đưa ra đầy đủ các cơ sở lý luận về sản
phẩm du lịch có trách nhiệm. Mục đích chính của chương một đó đưa ra thông tin
về sản phẩm du lịch có trách nhiệm, những yếu tố và thành phần cấu tạo lên nó, từ
đó có thể xem xét thực trạng và khắc phục hay phát triển từng yếu tố tác động tới
sản phẩm du lịch có trách nhiệm làm cơ sở để đưa ra những giải pháp cho từng yếu
tố cấu thành sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn. Tóm lại chương một
đã xác định rõ muốn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch có trách nhiệm đầu tiên
cần tìm hiểu chi tiết về những yếu tố tác động làm thay đổi chất lượng sản phẩm du
lịch có trách nhiệm. Những vấn đề chương một đề cập tới bao gồm:
-

Một số cơ sở lý luận liên quan tới khái niệm về sản phẩm du lịch và sản
phẩm du lịch có trách nhiệm

-

Phương pháp phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm

-

Các tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch có trách nhiệm

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội


18


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở VIỆT NAM VÀ LỢI ÍCH
CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM
2.1. Phân tích ngành du lịch Việt Nam theo mô hìnhSWOT
2.1.1. Điểm mạnh
Có tiềm năng về tài nguyên du lịch
Ở bất kỳ ngành dịch vụ nào đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ngàng Du lịch Việt Nam cũng vậy, ngoài những ưu điểm sau đây thì ngành Du lịch
Việt Nam cũng còn rất nhiều những nhược điểm:
Nhiều di tích, thắng cảnh
+ Di tích: Với lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đi qua các
cuộc chiến tranh, hiện nay Việt Nam vẫn còn nhiều các di tích lịch sử, bảo tàng như
khu di tích Đền Hùng, đền Cổ Loa, khu di tích Hoa Lư, phố cổ Hội An, tháp Chàm
Khơ-me, thành cổ Quảng Trị, khu di tích làng Sen, khu di tích Điện Biên Phủ, địa
đạo Vịnh Mốc, địa đạo Củ Chi, Nhà tù Côn Đảo…
+ Thắng cảnh: Việt Nam có hàng ngàn di tích, thắng cảnh xếp hạng di tích
quốc gia gồm di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích thắng cảnh, di tích
khảo cổ,…Nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thế giới:
Tên di sản

Năm công nhận

Di sản thiên nhiên thế giới
1,Vịnh Hạ Long

2 lần được công nhận: 1994 và 2000


2, Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

2003

Di sản văn hóa vật thể của thế giới
3, Quần thể di tích cố đô Huế

1993

4, Phố cổ Hội An

1999

5, Thánh địa Mỹ Sơn

1999

6, Hoàng Thành Thăng Long

2010

7, Thành Nhà Hồ

2011

Khoa Du lịch – Viện Đại học Mở Hà Nội

19



×