Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.08 KB, 83 trang )




Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Ngoại thương
o0o


Công trình tham dự cuộc thi
“Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2009”


Tên công trình:
Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển
thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

Nhóm ngành: XH1b


Họ và tên nhóm sinh viên:
1. Vũ Nguyên Ngọc Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Anh 2- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

2. Mai Tú Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

3. Nguyễn Minh Hà Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

4. Vũ Hoàng Lan Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng



5. Hà Thị Ngọc Mai Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Anh 2- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng





Họ và tên người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Như Tiến



ii



Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục hình và bảng biểu
Lời mở đầu
Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông nghiệp 3
I. Vài nét về thị trường 3
1. Khái niệm. 3
2. Yếu tố cấu thành thị trường 4
3. Đặc điểm 4
II. Quy luật điều tiết thị trường: 5
1. Quy luật giá trị: 5
2. Quy luật cung cầu: 5
3. Quy luật giá cả: 5
4. Quy luật cạnh tranh: 6

III. Thị trường bảo hiểm 6
1. Khái niệm 6
2. Đặc trưng cơ bản. 7
3. Phân loại thị trường bảo hiểm: 10
4. Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm: 12
IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp 13
1. Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp 13
2. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới 13


iii

Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 20
I. Cơ sở phát triển 20
1. Dân số quốc gia 20
2. Điều kiện tự nhiên các vùng miền 21
2.1 Miền Bắc 21
2.1.1 Đồng bằng sông Hồng 21
2.1.2 Vùng Tây Bắc 21
2.1.3 Vùng Đông Bắc 22
2.2 Miền Trung 22
2.2.1 Vùng Bắc Trung Bộ 22
2.2.2 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 23
2.3 Miền Nam 24
2.3.1 Vùng Tây Nguyên 24
2.3.2 Vùng Đông Nam Bộ 24
2.3.3 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 24
3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất 25
3.1 Trồng trọt 25
3.1.1 Cây lương thực 25

3.1.2 Cây công nghiệp 27
3.2 Chăn nuôi 31
3.2.1 Ngành chăn nuôi Việt Nam trong thời gian qua 31
3.2.2 Lợi thế ngành chăn nuôi ở Việt Nam 33
3.2.3 Các ngành chăn nuôi chính 33
3.2.4 Những thách thức và rủi ro của ngành chăn nuôi 34
3.2.5 Những bất cập khác 35
4. Các cơ sở phát triển khác 35
II. Diễn biến tình hình thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 36


iv

1. Vài nét về thị trường. 36
2. Các yếu tố cấu thành thị trường. 37
2.1 Khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của các công ty bảo
hiểm 37
2.1.1 Tổng công ty BH Việt Nam 37
2.1.2 Công ty Groupama 39
2.1.3 Tổng công ty cổ phần Bảo Minh 41
2.1.4 Công ty cổ phần BH Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam 41
2.1.5 Tổ chức phi chính phủ GRET (Groupe de Recherche et d’Échanges
Technologiques) 43
2.2 Nhu cầu thị trường với bảo hiểm nông nghiệp 44
2.2.1 Nhu cầu của người nông dân 44
2.2.2 Nhận thức của Hiệp hội bảo hiểm và các Cơ quan Nhà nước 45
2.3 Mức phí bảo hiểm và các loại hình dịch vụ của bảo hiểm nông nghiệp 46
2.3.1 Mức phí chưa phù hợp 46
2.3.2 Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú 47

3. Tình hình thực hiện thí điếm và nghiên cứu triển khai bảo hiểm nông
nghiệp 47
3.1 Mô hình bảo hiểm chỉ số 47
3.1.1 Những lợi thế của BH theo chỉ số 48
3.1.2 Nhược điểm của BH chỉ số 49
3.1.3 Các dự án triển khai trong thời gian qua 50
3.2 Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp 51
3.2.1 Trách nhiệm của ABIC 52
3.2.2 Phí BH 52
3.2.3 Phương án cụ thể 53


v

4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam. . 53
4.1 Những thất bại trong quá trình triển khai 53
4.2 Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam 55
4.3 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển 56
4.3.1 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro 56
4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn
hạn chế 58
4.3.3 Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh 59
4.3.4 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao 60
4.3.5 Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 63
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam 66
I. Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam 66
1. Quan điểm của Nhà nước 66
2. Định hướng phát triển TT 67
II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 68

1. Giải pháp về phía Nhà nước 68
2. Giải pháp về phía hiệp hội bảo hiểm. 71
3. Giải pháp về phía doanh nghiệp bảo hiểm 72
4. Giải pháp về phía người nông dân 73
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


vi

Danh mục từ viết tắt

TT
Thị trường
BHNN
Bảo hiểm nông nghiệp
BH
Bảo hiểm
XH
Xã hội
DN
Doanh nghiệp
No&PTNT
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.



















vii

Danh mục bảng biểu

Tên hình và bảng biểu
Trang
Hình 1: Mô hình tổ chức hệ thống BH tương hỗ Nhật Bản
16
Hình 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 2000-2008
20
Hình 3: Tỷ lệ bồi thường của Bảo Việt và Groupama
41
Hình 4: Mô hình của sản phẩm BH tín dụng tại ABIC
52
Hình 5: Doanh thu và bồi thường BHNN 2004-2008
56



Bảng 1: Diện tích lúa và sản lượng hàng năm 2000-2008
26
Bảng 2: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây 2000-2007
31
Bảng 3: BH cây lúa của Bảo Việt 1982-1983
38
Bảng 4: Số liệu thống kê về cơ cấu nợ xấu tính theo nguyên nhân hộ sản xuất
và cá nhân 2002-2006
42
Bảng 5: Kết quả triển khai BH cây cao su, bò sữa của Bảo Việt
54
Bảng 6: Kết quả BHNN của Groupama
55
Bảng 7: Kết quả hoạt động nghiệp vụ BHNN toàn thị trường
55
Bảng 8: Ví dụ về cơ chế chia sẻ rủi ro trong BHNN
70
1


1

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp lớn với hơn 70% dân số sống bằng nghề
nông. Mặc dù nền nông nghiệp Việt Nam có vai trò vị trí chiến lược trong việc phát
triển kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân và là một ngành sản
xuất chính nhưng thu nhập của người nông dân từ lĩnh vực này lại không đáng kể. Hơn
nữa, ở Việt Nam lại chưa có một nền nông nghiệp sản xuất lớn theo đúng nghĩa, vẫn
duy trì nền sản xuất nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chủ yếu dựa vào sức lao động,

không sản xuất theo kế hoạch mà chủ yếu lại theo tập quán. Do đó, sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vấn đề thời tiết, vị trí địa lý, đặc điểm về
địa hình… mà Việt Nam lại là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng và hậu quả
do thiên tai gây ra, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vì
vậy, tất yếu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam phải chịu những rủi ro không chỉ về
thiên tai, dịch bệnh mà bên cạnh đó là những rủi ro từ nền kinh tế vĩ mô, về chính trị…
Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nông nghiệp Việt Nam là một thị
trường tiềm năng cho Bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nông
nghiệp nói riêng đều là những lá chắn cho nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể sẽ
xảy ra đối với những người mua bảo hiểm. Và bảo hiểm nông nghiệp ra đời là một nhu
cầu cấp thiết đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng,
là cứu cánh làm giảm bớt những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên trên
thực tế vấn đề Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được triển khai có
hiệu quả, thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển và còn gặp rất nhiều
khó khăn. Từ vấn đề thực sự cấp thiết này, nhóm đề tài xin đề xuất bài nghiên cứu:
“Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam”.
2


2

2. Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, đề tài làm rõ các khái niệm tổng quan về thị trường, thị trường bảo
hiểm và thị trường bảo hiểm nông nghiệp, các kinh nghiệm áp dụng trên thế giới
- Thứ hai, trình bày về thực tiễn áp dụng bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
trong thời gian qua và đánh giá những khó khăn còn tồn tại.
- Thứ ba, định hướng và đưa ra nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng
như nâng cao chất lượng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tập trung phân tích về thị trường bảo
hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
bảo hiểm nông nghiệp, những người nông dân tham gia bảo hiểm tại Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu và tổng hợp, phân tích- thống kê,
phân tích- so sánh, phương pháp mô hình hoá- đồ thị nhằm đưa ra đánh giá hợp lý,
nhận định chính xác về đối tượng được nghiên cứu.
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông nghiệp.
Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam.
Với phương pháp nghiên cứu thu thập, tổng hợp và phân tích, nhóm đề tài xin đưa ra
những nhận định phân tích về thị trường bảo hiểm đồng thời đề xuất những giải pháp
nhằm phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

3


3

Chương I: Khái quát về thị trường bảo hiểm nông
nghiệp
I. Vài nét về thị trường
1. Khái niệm.
Thị trường (TT) là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách
quan của TT. Tuỳ từng điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái
niệm TT khác nhau.

Khái niệm cổ điển cho rằng: TT là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng
hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất TT với chợ và những địa điểm mua bán
hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này. Khái niệm hiện đại về
TT rất nhiều:
Theo sự tương tác của các chủ thể trên TT người ta cho rằng: TT là quá trình người
mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá
mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành TT là một quá trình không thể
chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể.
Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: TT là tổng thể các quan hệ về lưu thông
hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy,
TT vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của TT là giải quyết các quan hệ.
Cũng có quan điểm cho rằng, TT bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa
được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn
liền với một không gian nhất định.
Quan điểm khác lại cho rằng, TT là trung tâm của các hoạt động kinh tế, là nơi diễn ra
các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lưu thông hàng hóa mà ở đó hàng hóa thực hiện giá trị
của mình đã được tạo ra trong quá trình sản xuất. TT là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là
nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa bằng tiền tệ.
4


4

Còn theo góc độ marketing thì TT bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có
một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn đó.
2. Yếu tố cấu thành thị trường
Cung – Cầu và mức giá xác định của sản phẩm
Người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên TT. Đó cũng là hình ảnh cụ thể
nhất của 2 yếu tố cung-cầu của TT. Trong hệ thống TT, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá

trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền.
3. Đặc điểm
Trước hết, hành vi cơ bản của TT là hành vi mua và bán. Thông qua hoạt động mua và
bán hàng hóa, dịch vụ, người mua tìm được cái mình cần và người bán được cái mình
muốn với giá thỏa thuận.
Hành vi mua và bán được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định. Nó tạo ra
những mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế-XH, quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng,
quan hệ giữa cung và cầu, quan hệ giữa đối tác và cạnh tranh, quan hệ giữa hàng hóa
và tiền tệ…
Trên TT, quan hệ cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các đối thủ - cạnh tranh giữa
người bán với người mua, cạnh tranh giữa người mua với người mua, cạnh tranh giữa
người bán với người bán về các khía cạnh như chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giá cả
sản phẩm…; cạnh tranh trên TT diễn ra phức tạp. sôi động nhưng lại hấp dẫn. Cạnh
tranh sẽ mang lại niềm vinh quang cho các đối thủ biểt tận dụng khả năng, lợi thế của
mình, đồng thời biết kiểm soát và loại trừ rủi ro.
Trên thực tế, TT có thể được phân ra nhiều loại khác nhau: TT chính, TT phụ, TT nội
địa, TT quốc tế, TT hàng hóa, TT dịch vụ, TT sức lao động, TT chứng khoán, TT
BH… Chúng có những điểm chung giống nhau như đều chứa tổng số cung, tổng số
cầu, yếu tố không gian và thời gian, đều diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ
hàng hóa, tiền tệ… Song mỗi TT khác nhau lại mang những đặc trưng khác nhau, điều
này tạo nên tính đa dạng và phong phú của hệ thống TT trong nền kinh tế- XH.
5


5

II. Quy luật điều tiết thị trường:
1. Quy luật giá trị:
Theo quy luật giá trị, sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao
động XH cần thiết.

Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của
mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá
biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động XH cần thiết. Vì vậy,
muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh
làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà XH chấp nhận
được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết, có nghĩa là
trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.Vì giá trị
là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá
trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
Trên TT, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức
mua của đồng tiền.Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên TT
tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả TT
của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá
trị. Thông qua sự vận động của giá cả TT mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
2. Quy luật cung cầu:
Khi cung nhỏ hơn cầu có nghĩa là khối lượng hàng hoá cung ứng trên TT không đáp
ứng được nhu cầu dẫn đến giá cả TT hàng hoá đó tăng lên. Khi cung bằng cầu có nghĩa
là khối lượng hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu sẽ dẫn đến giá cả cân bằng và không thay
đổi. Khi cung lớn hơn cầu, tức là khối lượng hàng hoá cung ứng vượt quá cầu dẫn đến
giá cả TT giảm xuống.
3. Quy luật giá cả:
6


6

Quan hệ cung-cầu là một khái niệm của kinh tế TT và người ta xem cung-cầu là một
hàm số của giá. Nghĩa là một sự thay đổi của giá sẽ làm thay đổi quan hệ cung-cầu.

Trong nền kinh tế TT giá cả điều tiết quan hệ cung-cầu. Mối quan hệ này này phụ
thuộc vào độ co giãn của cung hay cầu theo giá. Do đặc điểm là trong ngắn hạn độ co
giãn của cung là rất nhỏ do vậy sự tăng lên của cầu sẽ làm giá tăng nhanh hơn. Trong
dài hạn, độ co giãn của cung lớn hơn nên sự tăng giá cũng chậm hơn.
4. Quy luật cạnh tranh:
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá bởi thực chất nó xuất phát từ
quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá. Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệt tương đối
giữa những người sản xuất, sự phân công lao động XH tất yếu dẫn đến sự cạnh tranh
để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyên liệu, nhân công
rẻ, gần TT tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuật phát triển nhằm giảm
mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động XH cần thiết để thu được
nhiều lãi. Khi còn sản xuất hàng hoá, còn phân công lao động thì còn có cạnh trạnh.
III. Thị trường bảo hiểm
1. Khái niệm
Bảo hiểm (BH) là một ngành kinh doanh đặc biệt trong XH. Để hoạt động kinh doanh
BH ra đời và phát triển đòi hỏi phải có TT BH.
TT BH là nơi diễn ra hoạt động mua bán các sản phẩm BH.
Khác với các loại sản phẩm khác trên TT, sản phẩm BH không tồn tại hữu hình, không
có hình dáng, kích thước, trọng lượng… Nó là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt, vô hình
và là loại sản phẩm mà người mua không bao giờ muốn nó xảy ra để được thực hiền
quyền đòi bồi thường hay trả tiền BH. Người mua sản phẩm BH chỉ với mục đích đề
phòng khi sự kiện được BH xảy ra vẫn đảm bảo được an toàn về mặt tài chính, ổn định
được quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt XH.
Tham gia vào TT BH cũng gồm người mua (khách hàng), người bán (các DN kinh
doanh BH) và các tổ chức trung gian (người môi giới BH).
7


7


- Người mua BH hay còn gọi là người được BH (Insured): là những tổ chức hay cá
nhân có tài sản hay trách nhiệm dân sự theo luật định, tính mạng hay tình trạng sức
khỏe cần phải tham gia BH sẽ trực tiếp hay thông qua người môi giới mua các sản
phẩm BH.
Người được BH là người mua BH của DN BH, là người có tên trên hợp đồng BH hoặc
là người được hưởng lợi ích trên hợp đồng BH.
- Người bán BH hay còn gọi là người BH (Insurer): là các DN kinh doanh BH. Họ là
người kí hợp đồng BH và cam kết bồi thường cho người mua BH tất cả những tổn thất
do rủi ro được BH là nguyên nhân trực tiếp gây ra.
Các DN kinh doanh BH hiện nay (theo Điều 59 Luật kinh doanh BH của Việt Nam
được Quốc hội thông qua tháng 12-2000) bao gồm: DN BH nhà nước, DN BH cổ phần,
DN BH liên doanh, tổ chức BH tương hỗ và DN BH 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức trung gian hay còn gọi là người môi giới (broker), đại lí (agent) BH: là cầu
nỗi giữa người mua và người bán BH.
Một “trung gian BH” có thể hoạt động dưới hình thức đại lí hay môi giới BH.
+ Môi giới BH:
Môi giới BH có thể là công ty hoặc cá nhân đứng ra thu xếp BH với các công ty BH.
Họ có thể tư vấn về các vấn đề như nhu cầu BH, hợp đồng BH, TT BH, khiếu nại, kiện
tụng… Môi giới BH có thể đại diện cho cả DN BH và người được BH.
+ Đại lí BH:
Đại lí BH có thể là tổ chức hay cá nhân được DN BH ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại
lí. Đại lí BH thay mặt DN và được hưởng lương hoặc tiền hoa hồng thoe thỏa thuận.
Như vậy. đại lí thường được coi là đại lí cho DN kinh doanh BH.
2. Đặc trưng cơ bản.
Giống như các loại TT khác, TT BH cũng có những đặc trưng chung, cụ thể như sau:
- Trên TT BH, cung và cầu luôn biến động:
Cung trên TT BH chính là các sản phẩm BH do các DN kinh doanh trên thị trườn cung
cấp để phục vụ khách hàng của mình. Các DN tham gia kinh doanh dịch vụ BH trên
8



8

TT BH có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của TT và sức cạnh tranh. Sản phẩm
trên TT luôn được cải tiến để thích ứng với TT. Sản phẩm BH ngày một nhiều và phát
triển, hoàn thiện cùng với sự phát triển của khoa học- kĩ thuật cũng như nền KT-XH
trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, đáp ứng nhu cầu phong phú của TT.
Cầu của TT BH chính là nhu cầu về BH của dân cư, của các tổ chức XH, của các đơn
vị sản xuất, kinh doanh và ngày càng có xu hướng tăng lên. Khi nền kinh tế- XH phát
triển thì các tổ chức KT-XH cũng phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân
cư cũng được cải thiện…, do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ BH cũng tăng lên. Những
năm đầu thế kỉ XX, trên TT BH mới chỉ có vài chục sản phẩm nhưng đến nay con số
này đã lên tới hàng trăm. XH phát triển, dịch vụ BH đã đi sâu vào từng ngõ ngách của
đời sống KT-XH để phục vụ nhu cầu của các đối tượng khách hàng.
Tóm lại, cung và cầu về sản phẩm BH được phát triển song hành. Cầu tăng thì cung
tăng và ngược lại.
- Giá cả của sản phẩm BH luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trên TT BH, giá cả của sản phẩm BH chính là phí BH. Phí BH là khoản tiền mà người
mua BH phải trả cho người bán BH để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với
đối tượng BH. Phí BH được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa người mua và người
bán BH về một dịch vụ BH nào đó và cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của TT về
dịch vụ (hay sản phẩm) BH. Phí BH được tính toán trên cơ sở giá trị BH (hay số tiền
BH) với tỉ lệ phí BH. Nếu giá trị BH (hay số tiền BH) càng lớn, tý lệ phí BH càng cao,
thì phí BH càng lớn và ngược lại.
Phí BH trên TT cũng luôn thay đổi, nó phụ thuộc vào rủi ro nhiều hay ít, mức độ nguy
hiểm cao hay thấp, trình độ quản lí rủi ro, mức độ thiệt hại khi xảy ra rủi ro, điều kiện
BH cũng như nhận thức của con người… Ngoài ta phí BH còn phụ thuộc vào quy luật
cung cầu, TT, quy luật cạnh tranh…
- Trên TT BH, canh tranh và liên kết luôn diễn ra.
Giống như ở các TT khác, sự cạnh tranh giữa các DN trên TT BH để tranh giành khách

hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt. Việc cạnh tranh trên
9


9

nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật. Một trong những đặc trưng của sản phẩm BH là
không có bảo hộ bản quyền và dễ bát chước, do đó các DN kinh doanh BH thường tập
trung vào kinh doanh các sản phẩm được TT chấp nhận bàng cách cải tiến, hoàn thiện
sản phẩm đó hơn các DN khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút
khách hàng, chiếm lĩnh TT… Thực tế này được chứng minh rất rõ ở Việt Nam khi TT
BH chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với nhiều DN thuộc nhiều thành phần kinh tế
tham gia.
Trên TT BH, cùng với sự cạnh tranh là sự liên kết giữa các DN BH. Cạnh tranh càng
mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các DN mới ra đời, còn
yếu kém về tiềm lực để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh. Liên kết còn diễn ra giữa các
DN lớn có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển, tránh gây thiệt hại cho nhau… Liên
kết cũng có thể diễn ra giữa các DN nhỏ với DN lớn để tăng sức mạnh, đảm bảo an
toàn và có thêm đồng minh trong cạnh tranh. Liên kết còn là nhu cầu đối với những TT
BH mới hình thành và phát triển trước TT thế giới đã ổn định. Liên kết cũng là xu
hướng của hội nhập và toàn cầu hóa.
- Thị phần của các DN BH luôn thay đổi.
Thị phần BH là tỷ lệ phần trăm của mỗi DN BH chiếm lĩnh trên TT BH. Thị phần càng
lớn chứng tỏ vị thế của DN càng cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của DN
mạnh.
Nói đến thị phần là nói đến TT cạnh tranh không còn mang tính độc quyền. Trên TT
các DN BH có cơ hội như nhau, DN nào giành được thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt
động kinh doanh của DN đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Thị phần của các DN luôn luôn
thay đổi do số lượng DN tham gia vào TT thay đổi, do chiến lược kinh doanh thay đổi
(chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả…) để giữ vững thị phần

và giành giật thị phần của các DN khác hoặc mở rộng thi phần bằng cách tung ra TT
những sản phẩm mới.Ngoài những đặc trưng chung giống các TT khác như trên, TT
BH còn có những đặc điểm riêng như sau:
10


10

- TT BH có dung lượng lớn, đối tượng khách hàng rông, đối tượng BH rất đa dạng, bao
gổm tài sản, con người và trách nhiệm dân sự.
- TT BH phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của điều kiện KT-XH. Khi XH phát
triển thì nhu cầu an toàn trong sản xuất kinh doanh cũng như đời sống sinh hoạt của
người dân càng được đặt ra cao hơn, do đó đã tạo điều kiện thúc đẩy TT BH phát triển.
- TT BH là nơi cung cấp sản phẩm đặc biệt liên quan đến rủi ro, nguy hiểm. BH ra đời
do sự tồn tại khách quan của rủi ro. Rủi ro là những đe dọa nguy hiểm, bất ngờ mà con
người không lường trước được, là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối tượng
BH.
- TT BH là TT dịch vụ tài chính. Nó chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.
Nhà nước có thể can thiệp khá sâu vào hoạt động xủa các DN BH. Nhà nước không
những xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường mà còn quyết đinh
sản phẩm được phép kinh doanh hoặc hình thức triển khai – bắt buộc hay tự nguyện.
Chỉ có TT BH mới có hình thức bắt buộc người tiêu dùng phải sử dụng một số sản
phẩm BH.
- TT BH có thể mang đặc trưng của một tổ chức, ví dụ Tập đoàn BH Lloyd’s là tổ chức
BH tương hỗ của các nhà BH hàng hải London. Theo thời gian, Tập đoàn BH LLoyd’s
ngày càng phát triển và trở nên nổi tiếng. Nó đã thu hút nhiều khách hàng không chỉ ở
Anh mà khắp thế giới và trở thành “TT LLoyd’s”.
3. Phân loại thị trường bảo hiểm:
TT BH rất đa dạng và phong phú, do đó người ta có thể đưa ra các tiêu thức khác nhau
để phân loại TT tùy theo mục đích nghiên cứu. Song vấn để cốt lõi của phân loại TT là

nhằm phục vụ cho việc khai thác, thâm nhập TT, thu hút khách hàng để nâng cao thị
phần, đạt hiệu quả trong kinh doanh…
Chúng ta có thể đưa ra các tiêu thức sau đây để phân loại TT BH:
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo địa lí
Theo cách phân loại này, TT BH được chia thành các đơn vị địa lí khác nhau như TT
BH trong nước, TT BH quốc tế. Ngay TT BH quốc tế cũng có thể chia thành TT BH
11


11

khi vực như châu Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ TT BH trong nước cũng có thể
chia ra TT từng vùng, tỉnh …
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo nhân khẩu học
Đây là phương pháp phân loại TT tiên tiến và tổng hợp. Phương pháp này dựa trên cơ
sở về tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay tôn
giáo, dân tộc… Những yếu tố này là cơ sở thông dụng nhất để phân biệt nhóm khách
hàng này với nhóm khách hàng khác bởi vì nhu cầu, mong muốn và mức độ sử dụng
một loại sản phẩm của các nhóm có sự khác nhau.
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo tâm lý người tiêu dùng
Đây là cách phân loại dựa vào đặc tính của các tầng lớp trong XH. Tầng lớp XH là một
trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và sở thích trong tiêu dùng sản
phẩm. Vì vậy trong kinh doanh, để thu hút khách hàng, DN thường quan tâm đến thiết
kế sản phẩm và dịch vụ hướng theo nhu cầu của từng tầng lớp, tạo ra những sản phẩm
phù hợp với yêu cầu của từng tầng lớp XH.
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo hành vi người tiêu dùng
Theo cách phân loại này thì khách hàng được chia thành các nhóm dựa trên kiến thức,
thái độ, mức độ sử dụng và phản ứng của họ đối với một loại sản phẩm. Căn cứ vào
hành vi người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm nào được khách hàng ưa chuộng,
sản phẩm nào cần phải cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

- Phân loại thị trường bảo hiểm theo đối tượng BH
Cách phân loại này căn cứ vào đối tượng được BH để phân chia TT. TT BH được chia
thành TT BH tài sản, TT BH con người, TT BH trách nhiệm dân sự hay TT BH nhân
thọ, TT BH phi nhân thọ, TT BH hàng hải, TT BH phi hàng hải…
Tóm lại, phân loại TT rất có ý nghĩa đối với DN kinh doanh nói chung và kinh doanh
BH nói riêng. Việc phân loại TT sẽ tạo ra cơ hôi kinh doanh cho các DN trên từng loại
TT. Quyết định tập trung vào TT, mức độ hấp dẫn của TT và mục tiêu cũng như tiềm
lực của công ty. Trong kinh doanh, các DN phải lựa chọn TT phù hợp với khả năng và
tiềm lực của mình, mặt khác phải tận dụng lợi thế so sánh, phải xây dựng chiến lược
12


12

kinh doanh hợp lí để chiếm lĩnh TT, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt mục đích trong kinh
doanh.
4. Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm:
Giống như các TT khác, TT BH cũng bị chi phối bởi các quy luật chung của TT và quy
định đặc thù của TT BH.
- Quy luật cung – cầu về BH
Quy luật cung – cầu về BH luôn tồn tại song song. Cung phát triển trên cơ sở cầu, cầu
dựa vào cung để thỏa mãn. Cung – cầu phát triển trên cơ sở nền kinh tế - XH phát
triển. Do đó cung – cầu phát triển nhịp nhàng, cân đối trên TT.
- Quy luật giá cả
Quy luật cung – cầu về BH ảnh hưởng đến quy luật giá cả. Trong BH, phí BH chính là
giá cả BH. Giá cả BH được điều tiết theo quan hệ cung – cầu của TT BH, theo xác suất
rủi ro, theo chính sách quản lý của nhà nước như chính sách thuế, chính sách đầu tư, tỷ
giá, lãi suất…
- Quy luật cạnh tranh và liên kết
Trong một TT BH có sự tham gia của nhiều DN thuộc nhiều thành phần kinh tế thì sự

cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh TT, nâng cao thị phần… giữa các DN là
không thể tránh khỏi. Sự cạnh tranh này thường diễn ra gay gắt và quyết liệt.Cạnh
tranh và liên kết là quy luật vốn có của TT. Cạnh tranh càng mạnh, liên kết càng phát
triển.
- Quy luật số đông bù số ít
Đây là quy luật đặc thù của TT BH. BH chính là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất
của một hay một số người cho nhiều người cùng gánh chịu. Tức là lấy số đông để bù
cho số ít. Quy luật này cho thấy, trên một lĩnh vực BH, nếu thu hút được nhiều khách
hàng tham gia thì phí BH thu được từ khách hàng càng lớn, tác dụng bồi thường khi có
sự cố xảy ra càng cao. Quy luật “số đông bù số ít” luôn được các DN kinh doanh BH
tận dụng triệt để. Quy luật này không phát huy được tác dụng thì hoạt động của BH
không tồn tại, DN BH sẽ bị phá sản.
13


13

IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp
1. Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp.
BH trong nông nghiệp là một sản phẩm BH truyền thống nằm trong số khoảng 550 sản
phẩm BH phi nhân thọ trên TT BH thế giới.Nó không phải là nghiệp vụ kinh doanh
đơn thuần mà mang tính XH rất cao, nhu cầu về BHNN rất lớn, đặc biệt là ở các nước
mà nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, BHNN lại chỉ chiếm thị phần rất
nhỏ trên TT BH thế giới.
Yếu tố cung trên TT thấp. Nếu chỉ BH theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có
DN BH nào mặn mà với BHNN do đây là loại hình kinh doanh có nguy cơ thua lỗ cao,
rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu có triển khai BHNN
thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận BH hoặc tiến hành một cách cầm
chừng.Mặt khác, đối tượng BHNN rất phong phú và trên diện rộng cho nên rất khó
quản lý rủi ro, dễ phát sinh các rủi ro về đạo đức.

Khả năng tài chính của người nông dân còn hạn hẹp không đủ để chi trả phí BH, do
vậy, dù BHNN là cần thiết nhưng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của nông dân trong TT
BHNN là rất thấp.Như vậy, mặc dù các nước hết sức quan tâm tới BHNN, nhưng TT
BHNN vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé trong tổng TT BH toàn cầu. Tổng phí
BHNN toàn cầu hàng năm chỉ vào khoảng 6.5 tỷ USD.
2. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới
- Mỹ:
Mỹ thực hiện BH đa hiểm họa (về năng suất và doanh thu trong sản xuất nông nghiệp)
thông qua chương trình BH Cây trồng Liên bang – một chương trình liên kết giữa
chính phủ liên bang và các DN BH.
Chương trình áp dụng cho hơn 100 loại cây trồng, nhưng chỉ tiêng 4 loại cây chính là
ngô, đậu tương, lúa mỳ và bông đã chiếm tới 79% tổng số phí BH hàng năm. Chương
trình này bao phủ khoảng 72% diện tích cây nông nghiệp, trong đó 73% phí thu được
từ BH năng suất và 25% từ BH doanh thu.
14


14

Chính phủ cung cấp miễn phí Hợp đồng BH năng suất thiên tai cơ ban cho toàn bộ diện
tích cây trồng. Mức bồi thường của Hợp đồng cơ ban này là phần tổn thất không vượt
quá 50% năng suất bình quân 4 năm trước năm bị tổn thất và tỷ lệ bồi thường chỉ bằng
60% giá trị TT dự tính. Việc này thực hiện thông qua phát hành trái phiếu CAT, theo
đó chính phủ sẽ trả toàn bộ gốc và lãi trái phiếu CAT ở mức cao trong những năm
không tổn thất nhiều, những năm tổn thất lớn xảy ra thì nhà đầu tư không nhận được lãi
suất, thậm chí không nhận được cả tiền gốc mua trái phiếu.
Ngoài việc hưởng miễn phí theo Hợp đồng BH năng suất thiên tai cơ ban, nông dân có
thể mua thêm mức trách nhiệm cao với mức phí có trợ cấp 38% từ chính phủ. Tổng
cộng, mức hỗ trợ phí BH của chính phủ cho cây trồng lên tới 59%.
Ngoài ra, chính phủ Mỹ còn hỗ trợ các khoản sau:

+ Chi phí quản lý cho công ty BH tham gia , tương đương với 22% tổng phí BH
+ Chính phủ nhận tái BH cho các công ty BH, tiêu tốn ngân sách tương đương 14%
tổng phí BH.
Luật của Mỹ quy định Chương trình BHNN liên bang coi như có hiệu quả về mặt kinh
tế nếu tỷ lệ tổn thất không vượt quá 1.075 – tức chính phủ sẵn sàng hỗ trợ thêm tương
đương 7.5% tổng phí BH.Tỷ lệ hỗ trợ của chính phủ Mỹ cho BHNN ngày càng tăng,
hiện trung bình chính phủ chịu khoảng 70% còn nông dân chỉ chịu 30% tổng chi phí
Chương trình BH. Tuy vây, vẫn chỉ có sự tham gia của 300-400.000 trong tổng số 3
triệu nông dân, những người tham gia là nông dân sản xuất quy mô lớn, có học thức và
đầu tư mạnh, còn lại nông dân ngày vẫn chưa tham gia. Nhiều ý kiến cho rằng chương
trình này chưa thành công, mang nặng tính chính trị và rent-seeking (lợi dụng quan hệ,
vận động hành lanh để được hưởng lợi, làm cho đối thủ thua thiệt).
- Canada:
Canada BH đa hiểm họa với năng suất và doanh thu giống cuả Mỹ nhưng có 2 điểm
khác biệt:
15


15

+ Chương trình được thực hiện trực tiếp bởi các đơn vị thuộc chính quyền tỉnh ( không
phải công ty BH tư nhân) dưới sự trợ giúp một phần về tài chính từ chính quyền liên
bang.
+ Người mua BH phải mua chung cho tất cả diện tích trồng một loại cây hay toàn bộ
một loại vật nuôi nào đó( dù chúng ở các vị trí địa lí khác nhau)
Chương trình BH áp dụng cho hơn 100 loại cây trồng và vật nuôi, ngoài BH năng suất
còn BH tổn thất về chất lượng, hạt không nảy mầm, gieo trồng lại … Trung bình phần
hỗ trợ của chính quyền là 66% tổng chi phí, trong đó liên bang chịu 60% và tỉnh chịu
40% phần hỗ trợ.
- Tây Ban Nha:

BHNN được thực hiện bởi Agroseguro – tập hợp các công ty BH tư nhân hoạt động
trong lĩnh vưc BHNN – dưới sự bảo trợ của cơ quan BHNN và cơ quan Bồi thường BH
quốc gia.
Các hợp đồng BH là BH mọi hiểm họa, cho cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản,
theo đó mọi rủi ro đều tập trung về Agroseguro.
Tổng phí BH thu được trong năm 2003 là 550 triệu USD, trong đó chính phủ hỗ trợ
225triệu, gần 50%. Ngoài ra chính phủ còn có nguồn dự phòng để hỗ trợ khẩn cấp
trong trường hợp tổn thất quá lớn. Khi nguồn dự phòng này vẫn không đủ để hỗ trợ sẽ
dùng trực tiếp ngân sách nhà nước.
Khi hỗ trợ cho sẽ giảm bớt được hỗ trợ khẩn cấp khi thiệt hại xẩy ra, Tây Ban Nha
không cứu trợ nông dân khi tổn thất xảy ra do các rủi ro thuộc loại đã có trong chương
trình BH. Rủi ro không có trong chương trình BH, nông dân có thể được xem xét hỗ
trợ, nhưng chỉ hỗ trợ khi nông dân đã mua BH cho các rủi ro có trong chương trình
BH.
- Nhật Bản:
Nhật Bản là nước duy nhất thành công trong việc phát triển chương trình BHNN rộng
khắp trên quy mô toàn quốc, với số lượng nông dân tham gia BH lớn nhất thế giới. Đó
là nhờ mô hình tổ chức và hỗ trợ tài chính mạnh từ chính phủ.
16


16

Hình 1: Mô hình tổ chức hệ thống BH tương hỗ Nhật Bản
Cấp toàn quốc Tài khoản đặc biệt
Hỗ trợ khẩn cấp

Tái BH Đầu tư




Cấp vùng Tín dụng
Đầu tư
Tái BH



Cấp địa phương



Nhờ tổ chức chặt chẽ như trên nên Nhật là nước hiếm hoi có được tổng phí BH vừa đủ
để bồi thường. Tuy nhiên để có được kết quả này chính phủ cũng phải hỗ trợ rất nhiều:
Hỗ trợ về phí BH: tăng dần từ 15% trong những năm 30-40 lên 50% những năm gần
đây.
Hỗ trợ chi phí quản lí: phần hỗ trợ này lên tới gấp 3.75 lần tổng phí BH thu được, một
tỷ lệ lớn nhất trong các nước được WB nghiên cứu. Kết quả là tổng chi phí cho chương
trình BHNN rất cao với ( A+I)/P=4.56 gần gấp đôi so với Mỹ (2.42) trước đây.

- Philippines:
Cơ quan tái BHNN
Trung ương
Liên hiệp các hội
BHNN khu vực
Ngân sách Nhà
nước
Quỹ
BHNN(50-50)
Hội viên
Hội BHNN địa

phương
17


17

Chương trình BH:
BHNN của Philippines là chương trình của chính phủ, áp dụng với các tổn thất cây
trồng, vật nuôi và các tài sản đầu tư trong nông nghiệp, được thực hiện bởi Tổng công
ty BH Nông nghiệp ( PCIC) – một DN BHNN của nhà nước được thành lập theo quyết
định của tổng thống.
Chương trình BHNN này không chỉ nhằm đem lại cơ chế bồi thường sau tổn thất, mà
rộng hơn là ổn định thu nhập và đời sống của nông dân, khuyến khích nông dân đầu tư
vào công nghệ để tăng NSLĐ. Chương trình không chỉ ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn
có ý nghĩa XH.
Đối tượng tham gia là bất kể hộ nông dân trồng cây nông nghiệp có tính chất thương
mại có giá trị cao, nuôi gia súc hay tổ chức cá nhân đầu tư tài sản vào nông nghiệp mà
có vay vốn từ bất kì tổ chức tín dụng nào đó, dù của nhà nước hay tư nhân
Chính phủ trợ cấp cho nông dân thông qua phí BH và thông qua nhân hàng đối với
những hộ nông dân có không quá 7ha diện tích gieo trồng. Mức tài trợ của chính phủ
và ngân hàng cụ thể như sau: Đối với những người vay vốn ngân hàng, tổ chức tín
dụng có trách nhiệm trợ giúp 2% phi BH đối với trồng lúa và 3% với trồng ngô. Phần
phí BH còn lại sẽ được chia sẻ theo tỉ lê 40/60 giữa nông dân và Chính phủ.
Nhược điểm:
+ Chi phí quản lý rất cao do PCIC có nghĩa vụ phục vụ các hộ nông dân cá thể sản xuất
nhỏ lẻ.
+ Đầu tư cho PCIC rất lớn: lúc đầu vốn điều lệ của PCIC là 250 triệu Peso, sau đó phải
tăng lên 2 tỷ Peso.
- BH vật nuôi:
BH vật nuôi Philippines do HHBH vật nuôi ( POOL) thực hiện từ năm1974, POOL

được thành lập do 50% vốn góp của Munich Re và 50% vốn góp từ 25 công ty BH
trong nước. Từ khi triển khai hoạt động BH vật nuôi, hàng năm POOL đều có lãi. Tuy
nhiên lượng vật nuôi được BH so với tổng đàn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân là
POOL chỉ nhận BH cho những trang trại. chủ nuôi vay vốn ngân hàng.
18


18

- BH bảo đảm/ bảo lãnh:
Là chương trình BH trọn gói nhằm đảm bảo cho các khoản tín dụng mà các tổ chức
cho vay theo một chương trình xác định của chính phủ.
Mục tiêu thành lập chương trình BH bảo đảm là để khuyến khích các ngân hàng và các
tổ chức cho vay mở rộng tín dụng từ các trung tâm tài chính cho khu vực nông thôn.
Đây là chương trình bảo vệ các ngân hàng này tránh khỏi rủi ro nợ khó đòi.
- Uruguay:
BHNN đã có từ lâu ở Uruguay nhưng với quy mô rất nhỏ. Trước 1993, BHNN vẫn là
độc quyền nhà nước được thực hiện bởi Ngân hàng BH quốc gia. Sau đó có thêm 2
công ty BH tư nhân chỉ chảo bán BH đơn hiểm họa.
Quy mô TT BH rất nhỏ bé, một phần do có các chương trình hỗ trợ giảm nhẹ tổn thất
thiên tai của chính phủ làm giảm nhu cầu BH của nông dân, và do cách làm ăn quan
liêu cửa quyền của Ngân hàng BH quốc gia làm nông dân nản chí.
Uruguay muốn phát triển TT BHNN trong nước, dần thay thế các chương trình hỗ trợ
giảm nhẹ thiên tai của chính phủ. Uruguay xây dựng luật BH trong đó đề xuất chính
phủ hỗ trợ lên tới 60% phí BHNN. Luật cũng để xuất xây dựng 1 quỹ hỗ trợ giảm nhẹ
tổn thất thiên tai của chính phủ, theo đó quỹ sẽ chỉ sử dụng để hỗ trợ những nông dân
đã mua BHNN theo chương trình của chính phủ.
Ngoài ra các nước đang phát triển cũng đang thử nghiệm các hình thức BH mới:
- BH theo chỉ số năng suất khu vực: là hình thức BH mà người mua BH chỉ được
bồi thường khi năng suât bình quân của các khu vực đã được xác định trước tụt

xuống dưới một mức nào đó cũng đã được thỏa thuận trước,
- BH theo chỉ số thời tiết: là loại BH theo đó công ty BH sẽ bồi thường cho người
mua BH dựa trên các tham số về thời tiết có mối tương quan cao với năng suât
cây trồng hoặc thu nhập của nông dân như mực nước mưa, nhiệt độ, độ ẩm của
đất…
+ BH chỉ số lượng nước mưa của Ấn Độ.
+ BH chăn nuôi theo chỉ số của Mongolia.

×