Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi nhà nước thu hồi đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.28 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

PHẠM THỊ HIỀN
LKT 12 - 03

PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI KHI NHÀ NƯỚC THU
HỒI ĐÂT
Ngành Luật Kinh tế
Mã số: 52380107

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, 5/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

PHẠM THỊ HIỀN
LKT 12 - 03

PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐÂT

Ngành Luật Kinh tế
Mã số: 52380107


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: Ths. ĐỖ XUÂN TRỌNG

Hà Nội, 5/2016


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em có tham khảo một số tài liệu
liên quan đến pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi
đất tính đến thời điểm hiện nay.
Em xin cam đoan đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài nay là trung thực, không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu nào. Những thong tin tham khảo trong khóa luận đều đƣợc trích dẫn cụ thể
nguồn sử dụng.
Em xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Đỗ Xuân Trọng

Phạm Thị Hiền

SVTH: Phạm Thị Hiền


LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban chủ nhiệm Khoa luật – Viện
đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho em đƣợc làm Khóa luận tốt nghiệp này. Em
cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy,
giúp đỡ em trong suốt quá trình em học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Khoa luật –
Viện đại học Mở Hà Nội.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Ths. Đỗ Xuân Trọng
đã tận tình hƣớng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh, cổ vũ,
động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hiền

SVTH: Phạm Thị Hiền

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
KN:

Khiếu nại

UBND:

Ủy ban nhân dân

TAND:

Tòa án nhân dân

TC:

Tố cáo

SVTH: Phạm Thị Hiền

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

MỤC LỤC


MỞ Đ U ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN .................................................................................... 6
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa luận. ... 6
1.1.1 Nhóm thứ nhất, các công trình tiêu biểu liên quan đến khiếu nại, tố cáo
khi Nhà nƣớc thu hồi đất: ................................................................................. 6
1.1.2 Nhóm thứ hai, các công trình tiêu biểu liên quan tới việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo khi Nhà nƣớc thu hồi đất: ..................................................... 7
1.2 Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất và những vấn đề tập
trung nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học. ......................................... 10
1.2.1 Đánh giá kết quả nhóm các đề tài nghiên cứu tới vấn đề khiếu nại, tố
cáo khi Nhà nƣớc thu hồi đất: ........................................................................ 11
1.2.2 Đánh giá kết quả nhóm các đề tài nghiên cứu tới vấn đề giải quyết
khiếu nại, tố cáo khi Nhà nƣớc thu hồi đất: ................................................... 11
1.2.3 Những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu trong đề tài: ............. 12
CHƢƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LY LUÂN VỀ PHÁP LUẬT VÊ KHIẾU
NẠI VÀ GIAI QUYÊT KHIÊU NAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT............. 14
2.1. Khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất ............................................................ 14
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại ....................................................... 14
2.1.1.1 Khái niệm........................................................................................ 14
2.1.1.2. Đặc điểm ........................................................................................ 15
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. 15
2.1.2.1. Khái niệm....................................................................................... 15
2.1.2.2 Đặc điểm ......................................................................................... 16
2.1.2.3 Vai trò của khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất............................. 16
2.2 Giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất ............................................ 18
2.2.2 Giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ..................................... 18
2.2.2.1 Khái niệm........................................................................................ 18


SVTH: Phạm Thị Hiền

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

2.2.2.2 Đặc điểm ......................................................................................... 18
2.2.2.3 Vai trò của việc giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.... 19
2.3 Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu
nại khi Nhà nước thu hồi đất .............................................................................. 19
2.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987 ................................................. 19
2.3.2. Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1993 ................................................. 21
2.3.3. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay ........................................................... 21
CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÊ KHIẾU NẠI VÀ GIAI
QUYÊT KHIÊU NAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT ..................................... 23
3.1. Quy định pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi
đất ........................................................................................................................ 23
3.1.1 Các văn bản, quy định pháp luật hiện hành của Nhà nƣớc về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ......................................... 23
3.1.1.1 Văn bản do Quốc Hội, Ủy ban thƣờng vụ Quốc Hội ban hành .... 23
3.1.1.2 Văn bản do Chính Phủ, Thủ tƣớng chính phủ ban hành ............... 23
3.1.2 Đối tƣợng bị khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ................................. 23
3.1.3 Thời hiệu, thời hạn ................................................................................ 23
3.1.3.1 Thời hiệu khiếu nại và thời hạn giải quyết khiếu nại ................... 24
3.1.3.2 Thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc
thu hồi đất ................................................................................................... 26
3.1.4 Nguyên tắc giải quyết khiếu nại ............................................................ 26

3.1.5 Quyền và ngh a vụ của ngƣời khiếu nại, ngƣời bị khiếu nại và ngƣời
giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ............................................... 27
3.1.6. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành
vi hành chính ................................................................................................... 29
3.1.7. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại ................................................... 30
3.1.8. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật ......... 31
3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà
nước thu hồi đất .................................................................................................. 32
3.2.1 Đánh giá khái quát chung về thực tiễn áp dụng pháp luật về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại .................................................................................... 32
3.2.2 Phân tích tình hình áp dụng qua một số vụ việc thực tế....................... 36

SVTH: Phạm Thị Hiền

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

3.2.2.1 Vụ thu hồi đất của gia đình bà Tỏ tại tổ 6 khu 7 Thanh Sơn, thành
phố Uông Bí ................................................................................................ 36
3.2.2.2 Vụ thu hồi đất của gia đình ông Trần Văn Châu tại phƣờng Đức
Giang, quận Long Biên, Hà Nội................................................................. 39
CHƢƠNG IV: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÊ
KHIẾU NẠI VÀ GIAI QUYÊT KHIÊU NAI KHI NHÀ NƢỚC THU HỒI ĐẤT42
4.1. Chủ trương, chính sách của Đảng .............................................................. 42
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại khi Nhà
nước thu hồi đất .................................................................................................. 43

KẾT LUẬN ....................................................................................................... 48

SVTH: Phạm Thị Hiền

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

MỞ Đ U
. T NH C P THIẾT C A ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội của thế giới, Việt Nam đã và đang
từng bƣớc phát triển, từng bƣớc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao. Chính vì thế quyền lợi của
ngƣời dân cũng đƣợc đảm bảo hơn và đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp – đạo luật cơ
bản của nƣớc ta. Một trong những quyền cơ bản của công dân đƣợc ghi nhận trong
Hiến pháp của nƣớc ta là quyền khiếu nại. Quyền khiếu nại là một phƣơng thức thể
hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phƣơng thức thực hiện
quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nƣớc. Việc thực hiện tốt quyền
khiếu nại của công dân sẽ góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh
trật tự và thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
Xuất phát từ vai trò vô cùng quan trọng của quyền khiếu nại của công dân
nên từ rất sớm quyền khiếu nại đã đƣợc cụ thể hóa trong rất nhiều luật và các văn
bản pháp luật riêng. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về
khiếu nại, Luật Khiếu nại mới nhất đã đƣợc ban hành ngày 11/11/2011. Tại Luật
khiếu nại năm 2011 Quốc hội đã quy định khá đầy đủ và phù hợp với thực tiễn cũng
nhƣ tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên kể từ khi Luật Khiếu nại có hiệu lực đến nay đã gần 4 năm song

tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại ở nƣớc ta vẫn diễn ra khá phức tạp và
còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn tới việc ngƣời dân đi khiếu nại còn nhiều, số lƣợng
đơn thƣ khiếu nại gửi tới các cơ quan có thẩm quyền hàng năm còn tăng cao, đặc
biệt là các khiếu nại về đất đai.
Để khắc phục tình trạng trên Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan ban
ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật với nội dung tăng cƣờng giải quyết
khiếu nại, chấn chỉnh, nâng cao công tác giải quyết khiếu nại nhƣ Chỉ thị số:
14/2012/CT – TTg của Thủ tƣớng chính phủ năm 2012, kế hoạch 1130/KH - TTCP,
kế hoạch 2100/KH – TTCP năm 2013, Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của
Bộ chính trị, các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Đất đai năm
2013 song tình trạng khiếu nại vẫn tăng cao, tồn đọng kéo dài. Cụ thể theo ý kiến
của Bộ
trƣởng Nguyễn Minh Quang thể hiện tại website:
/>thì: “Qua theo dõi tình hình khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực đất đai năm 2015 có
giảm, tuy nhiên vẫn còn phức tạp. Năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp
nhận, xử lý hơn 3 nghìn lượt đơn thư so với năm 2014, số lượng đơn thư giảm 648
đơn, nội dung đơn thư chủ yếu tập trung vào công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định

SVTH: Phạm Thị Hiền

1

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

cư; đòi lại đất, tranh chấp giữa các nông, lâm trường viên với công ty nông, lâm

nghiệp…”. Còn theo hồ sơ tài liệu của Ban Nội chính trung ƣơng trên website
nguồn Thanh tra chính phủ
thì năm 2014 các cơ quan nhà nƣớc đã tiếp 392.655 lƣợt công dân đến khiếu nại, tố
cáo (tăng 3,2% so với năm 2013), với 4.876 đoàn đông ngƣời (tăng 8,8%). Trong
đó, Trụ sở tiếp công dân của Trung ƣơng Đảng và Nhà nƣớc tại Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh đã tiếp 40.892 lƣợt ngƣời, 654 lƣợt đoàn đông ngƣời đến trình
bày 8.463 vụ việc; so với năm 2013, tăng 68,5% số lƣợt ngƣời, giảm 2,5% đoàn
đông ngƣời, tăng 46,6% số vụ việc. Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
cho biết năm 2014 cả nƣớc phát sinh hơn 81.000 đơn khiếu nại, tố cáo trong đó,
khiếu nại về đất đai chiếm 96,27%. Trong số các khiếu nại về đất đai thì khiếu nại
xuất phát từ việc bồi thƣờng đất, hỗ trợ, tái định cƣ, giải phóng mặt bằng phục vụ
các dự án phát triển xã hội chiếm 50% và có 63% vụ việc cách đây khoảng 5 năm
về trƣớc. Không những vậy, số lƣợng các vụ việc khiếu nại ngày càng tăng khiến
cho đời sống ngƣời dân không ổn định, dễ gây mất an ninh trật tự, ảnh hƣởng
nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế đất nƣớc. Qua những số liệu và hậu quả của
vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã thể hiện việc
khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở nƣớc ta đang là một
trong những vấn đề nóng bỏng và đáng quan tâm hàng đầu.
Để giải quyết đƣợc triệt để thực trạng số lƣợng các vụ khiếu nại đất đai
ngày càng tăng cả về số lƣợng và tính chất phức tạp thì việc tìm hiểu rõ nguyên
nhân và giải quyết nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là rất cần thiết. Thực trạng
trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song một trong số những nguyên
nhân quan trọng đáng kể đến là pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi
Nhà nƣớc thu hồi đất còn nhiều điểm hạn chế, bất cập dẫn đến việc các vụ việc
khiếu nại không đƣợc giải quyết triệt để khiến cho các vụ việc này tồn đọng, kéo
dài. Đồng thời, việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản pháp luật về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã đƣợc ban hành nhiều song chƣa
thực sự phù hợp với thực tiễn, chƣa giải quyết đƣợc thỏa đáng quyền và lợi ích của
ngƣời dân, chƣa giảm đƣợc tình hình khiếu nại đất đai, chƣa giải quyết đƣợc các
nguyên nhân của tình trạng khiếu nại tồn đọng, kéo dài với số lƣợng ngày càng

tăng.
Do đó để phát triển kinh tế đất nƣớc việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đặc
biệt là pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất là hết
sức cần thiết. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về

SVTH: Phạm Thị Hiền

2

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất và thực trạng áp dụng
các quy định của pháp luật trong thực tiễn và đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ
thống pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất là rất
cần thiết cả về mặt thực tiễn và lý luận. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Pháp
luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất” cho đề tài
khóa luận tốt nghiệp của mình.
. MỤC Đ CH VÀ NHIỆM VỤ NGHI N C U
- Mục đích nghiên cứu : làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật
khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đánh giá thực trạng áp
dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, từ đó
đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu
nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc

xác định cụ thể nhƣ sau:
+ Phân tích khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý ngh a của khiếu nại và giải
quyết khiếu nại; khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
+ Phân tích nội dung pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.
+ Đánh giá những kết quả đã đạt đƣợc và hạn chế trong việc áp dụng pháp
luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong thực tiễn.
+ Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật về khiếu nại
và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
. PHƯƠNG PHÁP NGHI N C U
Đề tài nghiên cứu dựa trên phƣơng pháp luận của chủ ngh a Mác – Lê nin
trong việc nhìn nhận các vấn đề trong quá trình nghiên cứu. Qúa trình nghiên cứu
đề tài sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: Phƣơng pháp phân tích tổng
hợp, phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp thống kê,... Cụ thể:
Chƣơng I: Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa để đánh
giá các công trình nghiên cứu liên quan đến khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi
Nhà nƣớc thu hồi đất.
Chƣơng II: Sử dụng phƣơng pháp quy nạp để xây dựng các khái niệm,
phƣơng pháp tổng hợp, phân tích để đặc điểm, mục đích, ý ngh a của việc khiếu nại
và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

SVTH: Phạm Thị Hiền

3

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

Chƣơng III: Sử dụng phƣơng pháp thống kê, báo cáo kết hợp với thực tiễn
để đánh giá tình hình áp dụng pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.
Chƣơng IV: Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để đƣa ra quan
điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà
nƣớc thu hồi đất.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHI N C U
- Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi
Nhà nƣớc thu hồi đất
- Phạm vi nghiên cứu:
Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại là một đề tài rộng, chứa đựng
nhiều vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài nghiên cứu khoa học nghiên
cứu vấn đề pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Về thời gian đề tài nghiên cứu pháp luật khiếu nại và giải quyết khiếu nại từ
năm 2006 đến nay.
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI C A ĐỀ TÀI NGHI N C U
Nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi nhà
nƣớc thu hồi đất” đƣợc hoàn thành có những đóng góp mới sau:
- Hệ thống hóa, góp phần hoàn thiện bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về
khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Phân tích nội dung các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi
Nhà nƣớc thu hồi đất, đánh giá thực trạng thi hành l nh vực pháp luật này và chỉ ra
hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
Trên cơ sở đó, khóa luận đề cập phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện
pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN C A ĐỀ TÀI NGHI N
C U
Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà

nƣớc thu hồi đất là một trong những vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của cả
cộng đồng và ảnh hƣởng trực tiếp tới quá trình phát triển của đất nƣớc. Do đó, việc
nghiên cứu để giảm thiểu tình trạng khiếu nại hiện nay là rất cần thiết. Nhƣng muốn
giảm thiểu, cải thiện thực trạng này thì cần giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn tới
thực trạng đó. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình hình khiếu nại ngày
càng tăng cao là các quy định pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà
SVTH: Phạm Thị Hiền

4

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

nƣớc thu hồi đất còn nhiều bất cập. Do đó, việc nghiên cứu các quy định pháp luật
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất sẽ góp phần tìm ra
những lỗ hỏng của pháp luật cũng nhƣ những điểm bất cập còn tồn tại trong các quy
định pháp luật để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời
dân và đặc biệt là giảm thiểu tình trạng khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất, tạo điều
kiện để ổn định xã hội và phát triển tình hình kinh tế đất nƣớc, xây dựng đất nƣớc ta
ngày càng giàu đẹp, văn minh hơn.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI NGHI N C U
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài khóa luận tốt nghiệp gồm 4 chƣơng:
Chƣơng I: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa
luận.
Chƣơng II: Những vấn đề lý luận về pháp luật về khiếu nại và giải quyết

khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất
Chƣơng III: Thực trạng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi
Nhà nƣớc thu hồi đất.
Chƣơng IV: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

SVTH: Phạm Thị Hiền

5

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N C U CÓ LI N
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa
luận.
Nhƣ chúng ta đã biết, khiếu nại hành chính trong l nh vực đất đai đã và
đang là một hiện tƣợng phổ biến, nhức nhối trong xã hội đặc biệt là vấn đề khiếu nại
khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Vì vậy cũng có rất nhiều đề tài nghiên cứu có nội dung
liên quan đến pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi nhà nƣớc thu hồi
đất.
1.1.1 Nhóm thứ nhất, các công trình tiêu biểu liên quan đến khiếu nại, tố
cáo khi Nhà nước thu hồi đất:
Đầu tiên, đó là là thống kê của Ban Nội chính Trung Ƣơng do TS. Nguyễn
Thanh Hải và Ths. Thảo Trang biên soạn. Nội dung của thống kê cũng cho thấy sức

nóng của vấn đề khiếu nại, tố cáo trong l nh vực đất đai. Trong thống kê có đƣa ra
báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội, đến tháng 11-2012, trong 528 vụ việc tồn đọng kéo dài có 509
vụ khiếu nại, 19 vụ tố cáo. Khiếu nại về đất đai là 422 vụ việc (chiếm 79,9%), trong
đó bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, dự án thu hồi đất là 217 vụ việc (chiếm 51%);
tranh chấp đất đai 115 vụ việc (chiếm 27%); đòi lại đất cũ 78 vụ việc (chiếm 18%)
và các khiếu nại khác có liên quan về đất đai nhƣ cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; thu hồi giấy phép... 12 vụ việc; khiếu nại về nhà ở 42 vụ việc (chiếm
7,9%). Theo thống kê, có những vụ việc kéo dài trên 20 năm, đã qua nhiều cấp,
nhiều ngành và hầu hết đều có tới 03 đến 04 quyết định giải quyết hành chính
nhƣng do không thỏa mãn với quyết định nên ngƣời dân tiếp tục khiếu kiện lên cấp
cao hơn. Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra những nguyên nhân cụ thể:
- Chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian dài không đƣợc hoàn thiện
đồng bộ, thiếu cụ thể và nhất quán.
- Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập.
- Sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai.
- Bất cập trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trƣớc thực trạng trên thì nhóm tác giả cũng đã đƣa ra một vài đề xuất, kiến
nghị:
Một là, sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời
hạn, thời hiệu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, bảo đảm thống nhất,

SVTH: Phạm Thị Hiền

6

LKT 12 – 03



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật tố tụng hành chính,
Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan. Cần khẩn trƣơng hƣớng dẫn
Luật Đất đai bảo đảm cụ thể, khả thi.
Hai là, sớm hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
ngƣời sử dụng đất. Bảo đảm kinh phí đáp ứng nhu cầu hoàn thiện và hiện đại hóa hệ
thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, thống nhất hệ
thống hồ sơ địa chính trên cả nƣớc. Hoàn thiện hệ thống điều tra, đánh giá tài
nguyên đất, số lƣợng, chất lƣợng, tiềm năng và môi trƣờng đất, bảo đảm cung cấp
đầy đủ thông tin, tƣ liệu, dữ liệu về đất đai phục vụ cho việc hoạch định chính sách
và ban hành quyết định của cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
Ba là, cần khẩn trƣơng kiện toàn về tổ chức và nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan tiếp dân từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tăng cƣờng trách nhiệm, tính
chủ động của ngƣời đứng đầu các cơ quan nhà nƣớc trong việc tiếp công dân và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai để giải quyết kịp thời, dứt điểm, công bố công
khai kết quả giải quyết, không để khiếu kiện vƣợt cấp, diễn biến phức tạp, khiếu
kiện đông ngƣời; chịu trách nhiệm về việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.
Bốn là, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các
ngành trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, khắc phục tình trạng chuyển đơn thƣ của
công dân lòng vòng hoặc chậm giải quyết, né tránh trách nhiệm. Thƣờng xuyên
kiểm tra, thanh tra, phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, vi phạm trong thực hiện
các quy định về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu
hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất, trong giải quyết
các thủ tục hành chính về đất đai. Đề nghị quy định rõ cơ quan, ngƣời có thẩm
quyền ban hành quyết định hành chính về đất đai phải chịu trách nhiệm về tính
đúng đắn của quyết định ban hành, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để xử lý kịp
thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các quyết định hành chính

liên quan đến đất đai.
Năm là, quan tâm thực hiện hòa giải tại cơ sở; tăng cƣờng phổ biến, giáo
dục pháp luật, trợ giúp pháp lý trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xử lý kiên
quyết đối với các trƣờng hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để kích động, gây rối,
làm mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.1.2 Nhóm thứ hai, các công trình tiêu biểu liên quan tới việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo khi Nhà nước thu hồi đất:
Trƣớc tiên, chúng ta phải kể đến Chủ đề số 09 của Hội đồng phối hợp công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ năm 2009 với chủ đề “Khiếu nại, tố

SVTH: Phạm Thị Hiền

7

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

cáo về đất đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai”. Trong văn bản này, chủ
thể soạn thảo cũng đã thừa nhận khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân
đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp của Cộng hòa xã hội chủ ngh a Việt Nam và giải
quyết khiếu nại, tố cáo là ngh a vụ của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nội
dung của chủ đề cũng ghi nhận sự gia tăng một cách nhanh chóng của việc khiếu
nại, tố cáo trong l nh vực đất đai với các nguyên nhân chủ yếu đƣợc tác giả ghi nhận
bao gồm: Sự biến động của chủ sử dụng đất; sự bất cập trong hệ thống pháp luật về
đất đai; công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng có nhiều bất cập; sự bất cập trong
giải quyết khiếu nại, tố cáo; sự suy thoái đạo đức của một bộ phận các cán bộ, công

chức và sự thiếu hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cuả ngƣời dân còn chƣa cao.
Trong văn bản, tác giả cũng đã đƣa ra những giải pháp mang tính chất hành chính
nhằm giải quyết tạm thời tình trạng khiếu nại, tố cáo hiện nay đó là: Tăng cƣờng
công tác tiếp dân; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền; công tác tuyên truyền pháp luật cho ngƣời dân; đồng thời các chủ
thể giải quyết khiếu nại, tố cáo cần nắm chắc tình hình tranh chấp, khiếu kiện để
giải quyết tốt hơn thực trạng này.
Đề tài tiếp theo đó là “Giải quyết khiếu nại trong l nh vực đất đai qua thực
tiễn” của Ths. Bùi Thị Thuận Ánh. Nội dung của đề tài này một lần nữa lại khẳng
định độ nóng của vấn đề khiếu nai, tố cáo cũng nhƣ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong l nh vực đất đai. Theo đề tài thì tình hình đơn thƣ khiếu nại, tố cáo trên toàn
quốc vẫn có chiều hƣớng diễn biến phức tạp. Số vụ việc khiếu kiện tồn đọng vẫn
còn nhiều, một số địa phƣơng chƣa tập trung chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo
thƣờng xuyên, chƣa thực hiện nghiêm chế độ tiếp dân, việc giải quyết khiếu nại vẫn
còn chậm, một số vụ việc giải quyết chƣa thấu tình đạt lý gây bức xúc cho nhân
dân; việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại chƣa tốt. Chúng ta có thể
so sánh số liệu tổng hợp cụ thể tình hình khiếu nại, tố cáo ở một số tỉnh trong những
năm gần đây nhất (số vụ khiếu nại, tố cáo lần lƣợt là): tại An Giang là 4.190 4.253; tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 3.236 - 3.027; tại Bình Định là 2.818 - 2.458; tại
Đăk Lăk là 2.548 - 1.629; tại Đăk Nông là 1.387 - 1.993; tại Hà Nội là 5.527 5.053; tại TP Hồ Chí Minh là 20.858 - 12.038; tại Long An là 3.858 - 4.052; tại
Khánh Hòa là 1.991 - 1.088; tại Thừa Thiên - Huế là 930 - 556;… . Nguyên nhân
của thực trạng trên đƣợc đề tài ghi nhận bao gồm:
- Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại cho thấy nguyên nhân chủ yếu làm
phát sinh khiếu nại do việc thu hồi đất, giải tỏa thực hiện các dự án quy hoạch phát
triển kinh tế tại địa phƣơng; quá trình thực hiện công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ một số trƣờng hợp chƣa thỏa đáng, mỗi dự án áp dụng hạn mức diện tích tái

SVTH: Phạm Thị Hiền

8


LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

định cƣ khác nhau; khi thực hiện chủ trƣơng giải tỏa, có nơi chƣa thực hiện đúng về
trình tự thủ tục nên xảy ra khiếu nại ngƣời giải quyết khiếu nại lần đầu không áp
dụng đúng trình tự, thủ tục trong giải quyết khiếu nại làm cho vụ việc từ đơn giản
trở nên phức tạp, làm phát sinh đơn thƣ khiếu nại, tố cáo.
- Phần lớn những vụ việc kéo dài chủ yếu tập trung vào một số hộ dân bị
thu hồi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng đã ảnh hƣởng đến đời sống kinh tế một số bộ
phận ngƣời dân.
- Về cơ chế, chính sách, giá đền bù đất đai, tài sản còn nhiều bất cập, chƣa
phù hợp với thực tế, thiếu tính thống nhất nên phát sinh khiếu nại.
- Việc giải quyết khiếu nại cũng gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp của các
cấp, các ngành chƣa đồng bộ, giá bồi thƣờng về đất do UBND tỉnh quy định chƣa
phù hợp với thực tế, còn chệnh lệch xa với giá thị trƣờng, ngƣời dân thiệt thòi về
kinh tế, do đó mặc dù chính quyền các cấp đã cố gắng giải quyết nhƣng vẫn không
đƣợc ngƣời dân đồng tình ủng hộ.
Trƣớc thực trạng này thì đề tài cũng đƣa ra các giải pháp:
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân
dân, tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai và các văn bản luật khác liên quan
đến giải quyết vụ việc khiếu nại; giải thích rõ để công dân hiểu đúng và tự giác chấp
hành quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, giải
quyết kịp thời các khiếu nại phát sinh, chấm dứt vụ việc ngay từ nơi phát sinh.
Thứ hai, ban hành văn bản quy định giá các loại đất hàng năm; thực hiện
đúng theo trình tự, thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định
cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật. (Chƣơng V từ Điều

49 – 62 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ, trƣớc đây là
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004). Tuy nhiên năm 2013 Luật Đất đai
đã đƣợc ban hành thay thế Luật Đất đai năm 2003, kèm theo đó là các văn bản
hƣớng dẫn thi hành mới cũng đã đƣợc thay thế. Theo đó, với giải pháp này của đề
tài cần có sự thay đổi theo hƣớng thực hiện đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi
thƣờng hỗ trợ, tái định cƣ đƣợc thực hiện theo Luật Đất đai 2013, Nghị định
47/2014/NĐ – CP ban hành ngày 15/5/2014 quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định
cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Thứ ba, chỉ đạo các cấp, các ngành xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và
ngh a vụ của từng cơ quan, đơn vị để có cơ chế phối hợp trong công tác giải quyết
khiếu nại về đất đai của công dân.

SVTH: Phạm Thị Hiền

9

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

Thứ tư, nâng cao chất lƣợng các cuộc đối thoại của các cấp, các ngành
trong việc giải quyết khiếu nại hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Tổ chức tốt việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Thứ năm, cần kiểm tra, chỉ đạo các sở, ban, ngành; UBND thành phố, thị
xã và các huyện trong công tác giải quyết khiếu nại, có biện pháp xử lý các chỉ đạo
xử lý dứt điểm đối với các vụ việc còn tồn động kéo dài cũng nhƣ các vụ việc mới
phát sinh.

Thứ sáu, cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác giải quyết khiếu nại.
Trên đây là những văn bản có nội dung đề cập tới đề tài nghiên cứu của
chúng tôi. Những ảnh hƣởng của chúng tới pháp luật khiếu nại và pháp luật về giải
quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất sẽ đƣợc đề cập trong mục 2 của chƣơng
này.
1.2 Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp
luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất và những vấn
đề tập trung nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều có nội dung bao gồm các số
liệu báo cáo xác thực cho thấy sức nóng của vấn đề khiếu nại đất đai và giải quyết
tranh chấp đất đai trong xã hội hiện nay ở nƣớc ta với những nguyên nhân cơ bản
xuất phát từ thực trạng của xã hội, cũng nhƣ hoạt động chƣa hiệu quả của hệ thống
các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong l nh vực đất đai và đồng thời sự hiểu biết pháp luật của ngƣời dân chƣa cao.
Tất cả những nguyên nhân trên cộng hƣởng với nhau đẩy vấn đề khiếu nại, tố cáo
và giải quyết khiếu nại, tố cáo khi Nhà nƣớc thu hồi đất trở thành một tiên điểm tiêu
cực trong đời sống. Thông qua các đề tài, chúng ta có thể thấy đƣợc:
- Thực trạng đáng buồn cần đƣợc xử lý khẩn trƣơng, nhanh chóng trong
việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên.
- Những giải pháp nhằm khắc phục, giải quyết triệt để thực trạng trên mà
các đề tài đã đóng góp.
- Những kết quả ban đầu khi thực hiện những giải pháp đƣợc trình bày
trong nội dung của các đề tài tham khảo.
Các đề tài trên đều có những đóng góp tích cực đối với pháp luật về khiếu
nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất song vẫn còn những hạn chế
nhất định. Cụ thể là:

SVTH: Phạm Thị Hiền


10

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

1.2.1 Đánh giá kết quả nhóm các đề tài nghiên cứu tới vấn đề khiếu nại, tố
cáo khi Nhà nước thu hồi đất:
Thống kê của Ban Nội chính Trung Ƣơng do TS. Nguyễn Thanh Hải và
Ths. Thảo Trang biên soạn. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và trên cơ sở pháp luật
hiện hành, thời gian qua, các cơ quan có trách nhiệm ở Trung ƣơng và các cấp ủy
đảng, chính quyền địa phƣơng đã có nhiều giải pháp nhằm tập trung giải quyết để
giảm số vụ tranh chấp, KN,TC về đất đai. Kết quả là, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
đã tiếp nhận 10.137 đơn thƣ vào năm 2005, đến năm 2011 giảm xuống còn 5.298
đơn thƣ. Tòa án các cấp đã thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 307.912 vụ việc,
trong đó số vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai là 69.806 vụ việc, chiếm
22,70%. Các cấp chính quyền địa phƣơng đã có nhiều cố gắng và giải quyết đƣợc
phần lớn các vụ việc KN, TC ngay tại cơ sở, đƣợc nhân dân đồng tình, ủng hộ, từng
bƣớc hạn chế khiếu kiện vƣợt cấp, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an
ninh, trật tự xã hội. Một số địa phƣơng đã đặt công tác giải quyết tranh chấp, KN,
TC về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý đất đai; đổi mới công
tác tiếp công dân, kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm
công tác tiếp công dân và giải quyết tranh chấp, KN,TC về đất đai. Việc đùn đẩy
trách nhiệm giải quyết tranh chấp, KN,TC đã giảm so với trƣớc đây. Công tác xét
xử, giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về quản lý, sử dụng đất đai đã cơ bản bảo đảm
đƣợc quyền lợi hợp pháp của ngƣời sử dụng đất. Nhiều bản án, quyết định của Tòa

án đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ và bảo đảm hiệu lực thi hành.
1.2.2 Đánh giá kết quả nhóm các đề tài nghiên cứu tới vấn đề giải quyết
khiếu nại, tố cáo khi Nhà nước thu hồi đất:
Đầu tiên là Chủ đề số 09 của Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của
Chính phủ. Thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí
thƣ, các ngành, các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác tiếp dân,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhờ đó, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2006 đến nay, các cơ quan hành chính
Nhà nƣớc đã tiếp 550.107 lƣợt ngƣời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong
đó có 1.447 lƣợt đoàn đông ngƣời; tiếp nhận 291.887 đơn thƣ; giải quyết
113,535/138.099 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 82,21%. Qua
giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nƣớc, cho tập thể, công
dân 92.429 triệu đồng; 637,77 ha đất; xử lý hành chính 1.150 ngƣời; chuyển cơ
quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 46 vụ việc với 80 ngƣời. Thanh tra Chính
phủ đã đẩy mạnh công tác thanh tra trách nhiệm thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo
của chính quyền địa phƣơng để chấn chỉnh và tăng cƣờng trách nhiệm của chính

SVTH: Phạm Thị Hiền

11

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

quyền địa phƣơng trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; đồng thời, chủ
động phối hợp với chính quyền địa phƣơng tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc nhiều vụ

việc khiếu nại, tố cáo. Qua đó, đã kiến nghị các cơ quan hành chính nhà nƣớc điều
chỉnh nhiều cơ chế chính sách, pháp luật chƣa phù hợp, khắc phục, chấn chỉnh
những bất cập trong quản lý nhà nƣớc.
Những kết quả trên đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an
ninh, chính trị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên,
tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số địa phƣơng vẫn có chiều hƣớng
gia tăng, số lƣợng các vụ việc khiếu kiện vƣợt cấp, đông ngƣời vẫn còn nhiều.
Trong những ngƣời đi khiếu nại, tố cáo, có những ngƣời khiếu nại, tố cáo đúng,
mong muốn đƣợc pháp luật giải quyết công minh; nhƣng cũng có một số ngƣời mặc
dù về việc khiếu nại đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng pháp
luật, nhƣng hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì cố chấp mà vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo
kéo dài. Một số ngƣời đi khiếu nại, tố cáo có thái độ gay gắt, cực đoan, có hành vi
quá khích làm ảnh hƣởng đến trật tự xã hội ở một số địa bàn.
Cuối cùng là Đề tài “Giải quyết khiếu nại trong l nh vực đất đai qua thực
tiễn” của Ths. Bùi Thị Thuận Ánh. Công trình nghiên cứu trong phạm vi thời gian
chủ yếu trong lúc Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, đặc biệt các số liệu, viện dẫn chủ
yếu đƣợc thực hiện trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 gắn liền với điều
kiện kinh tế, xã hội và pháp luật cụ thể ở Việt Nam. Do vậy công trình này không
chỉ giải quyết các vấn đề lý luận mà còn có giá trị thực tiễn, cung cấp những luận cứ
khoa học nhằm giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan tới thực hiện pháp luật về
giải quyết khiếu nại trong l nh vực đất đai nhƣng lại không phù hợp trong thời điểm
hiện nay khi Luật Đất đai mới đã đƣợc ban hành năm 2013.
1.2.3 Những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu trong đề tài:
Thứ nhất,về mặt lý luận, đề tài tiếp tục nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm khiếu nại, tố cáo trong pháp luật Việt nam,
với nền tảng lý luận về nhà nƣớc và pháp luật, lý luận về khiếu nại, tố cáo. Đề tài
cũng nghiên cứu làm rõ đặc điểm về đối tƣợng, tính chất, nội dung, hình thức pháp
luật của việc khiếu nại cũng nhƣ giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học nói trên, đồng thời
căn cứ vào những vấn đề thực tiễn, đề tài sẽ làm rõ mục đích, chủ thể, l nh vực, tính

chất thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi
đất. Nhằm đạt tính toàn diện của vấn đề nghiên cứu, đề tài cũng phân tích rõ hình
thức, vai trò và nội dung thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi

SVTH: Phạm Thị Hiền

12

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

Nhà nƣớc thu hồi đất, làm rõ các yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện hoạt
động này. Đồng thời luận giải khoa học mối quan hệ giữa các yêu cầu và phân tích
sâu, có trọng tâm các bảo đảm đặc trƣng đó. Ngoài ra để đảm bảo tính thống nhất,
logic của vấn đề, đề tài sẽ làm rõ hơn về nhận thức mối quan hệ giữa các nội dung
về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Trong quá trình tìm hiểu về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc
thu hồi đất, đề tài nêu rõ những nội dung liên quan tới xây dựng, hoàn thiện pháp
luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài tập trung làm rõ những nội dung sau đây:
Phân tích khái quát tình hình về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố
cáo khi Nhà nƣớc thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay.
Đề tài đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng và trong quá trình đánh
giá, chúng tôi đã làm rõ các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử
dụng pháp luật, áp dụng pháp luật đối với thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Đề tài cũng nghiên cứu, rút ra những

nguyên nhân khách quan, chủ quan trong các kết quả đã đạt đƣợc và hạn chế đối với
thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
Các công trình đã khảo sát mới chỉ đƣa ra một số giải pháp liên quan tới
khía cạnh cụ thể đối với thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại khi
Nhà nƣớc thu hồi đất. Khác với các công trình đó, đề tài đƣa ra một hệ thống các
giải pháp có tính tổng thể nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về vấn đề này. Ngoài
ra, đè tài còn đƣa ra những luận cứ khoa học cho việc thực hiện đồng bộ những giải
pháp này.

SVTH: Phạm Thị Hiền

13

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

CHƯƠNG II: NHỮNG V N ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ
KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QU ẾT KHIẾU NẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI
Đ T
2.1. Khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại
2.1.1.1 Khái niệm
Khiếu nại là một thuật ngữ khá quen thuộc với chúng ta vì nó không những
đƣợc sử dụng trong khoa học pháp lý mà nó còn đƣợc sử dụng nhiều trong đời sống
xã hội với các l nh vực khác nhau. Do đó, trên thực tế có rất nhiều cách hiểu về
khiếu nại. Dƣới đây là một số cách hiểu về thuật ngữ "khiếu nại" này.

Cụ thể theo từ điển Anh - Việt do Viện Khoa học xã hội Việt Nam ấn hành
thì "khiếu nại" là kêu ca, phàn nàn, than phiền; dƣới ngh a danh từ "khiếu nại" là sự
than phiền [49, tr. 29]. Theo cuốn Thuật ngữ pháp lý phổ thông thì khiếu nại là việc
yêu cầu cơ quan nhà nƣớc, trƣớc tiên là tổ chức xã hội hoặc ngƣời có chức vụ giải
quyết việc vi phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của bản thân ngƣời khiếu nại hay
ngƣời khác [1, tr. 206]. Bên cạnh đó có một số quan điểm cho rằng, khiếu nại là
việc đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý,
cho là trái phép hoặc không hợp lý. Nhìn chung, những nhận định này đã phần nào
phản ánh đƣợc bản chất của khiếu nại, song chƣa đầy đủ, chƣa thể hiện hết sự đa
dạng và phức tạp của khiếu nại phát sinh trong đời sống xã hội.
Theo kết quả nghiên khoa học của một số cơ quan có trách nhiệm trong
công tác giải quyết khiếu nại thì "khiếu nại theo ngh a chung nhất là việc cá nhân
hay tổ chức đề nghị cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào đó xem xét, sửa chữa lại một
việc làm mà họ cho rằng là không đúng đắn, gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại đến
quyền, lợi ích chính đáng của họ và đòi bồi thƣờng thiệt hại do việc làm không
đúng gây ra" [33, tr. 11]. Từ khái niệm này cho phép chúng ta xác định chính xác
hơn bản chất khiếu nại, vì nó bao trùm các khiếu nại phát sinh trong các l nh của đời
sống xã hội; nó không những phản ánh đƣợc các khiếu nại của công dân đối với
việc làm hoặc không làm của cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, viên chức làm việc trong
các cơ quan đó mà còn phản ánh đƣợc các khiếu nại mang tính dân sự khác. Chẳng
hạn, khiếu nại của khách hàng với ngƣời bán hàng, khiếu nại của thành viên của
một tổ chức với tổ chức đó v.v… thậm chí ngay cả khiếu nại của một vận động viên
thể thao nào đó với trọng tài trong một trận thi đấu thể thao.
Nghiên cứu thực tế công tác giải quyết khiếu nại cho thấy, khiếu nại phát
sinh khi có ngƣời cho rằng quyền hoặc lợi ích của họ đã bị xâm hại hoặc có thể bị

SVTH: Phạm Thị Hiền

14


LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

xâm hại và ngƣời khiếu nại dƣờng nhƣ thƣờng ở vị thế yếu hơn ngƣời giải quyết
khiếu nại. Ví dụ: khiếu nại của ngƣời mua hàng với ngƣời đại lý sản phẩm về một
sản phẩm hàng hóa kém chất lƣợng thì nhà đại lý có thể căn cứ vào khiếu nại đó và
hàng hóa đã bán để giải quyết khiếu nại mà không cần phải có sự can thiệp của nhà
sản xuất hàng hóa. Chính vì vậy, không ít từ điển đã coi khiếu nại là việc phàn nàn,
than phiền hoặc kêu oan của ngƣời đi khiếu nại.
Dƣới góc độ pháp lý tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại quy đinh: "việc
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy
định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm
quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công
chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm
phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình".
Ngoài ra, các nhà khoa học, tùy theo góc độ nghiên cứu, cũng đƣa ra những
khái niệm khác nhau về khiếu nại.
2.1.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất: Khiếu nại là một cách thức để đảm bảo quyền và lợi ích của
ngƣời dân vì khiếu nại là việc đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định
đó hoặc hàn vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai: Khiếu nại giúp ngƣời dân tham gia vào quản lý nhà nƣớc, quản lý
xã hội vì khiếu nại giúp ngƣời dân kiểm tra tính đúng đắn của các quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt

động quản lý nhà nƣớc từ đó phát hiện các sai phạm trong hoạt động quản lý nhà
nƣớc.
Thứ ba: Đối tƣợng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị cho là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời
khiếu nại.
Thứ tư: Chủ thể khiếu nại có thể là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ,
công chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc phát hiện quyết định hành chính,
hành vi hành chính trái pháp luật.
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất
2.1.2.1. Khái niệm

SVTH: Phạm Thị Hiền

15

LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

Để hiểu đƣợc khái niệm về khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất trƣớc hết
phải biết khiếu nại là gì và thu hồi đất là hoạt động gì. Qua phần trình bày phía trên
khái niệm về khiếu nại dƣới góc độ pháp lý đã đƣợc ghi nhận tại khoản 1 Điều 2
Luật Khiếu nại năm 2011. Còn thu hồi đất đƣợc quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật
Đất đai năm 2013 là việc Nhà nƣớc quyết định thu lại quyền sử dụng đất của ngƣời
đƣợc Nhà nƣớc trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của ngƣời sử dụng đất vi
phạm pháp luật về đất đai.
Theo đó khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất hiểu một cách khái quát là việc

công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem
xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
của người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước hoặc hành vi đó là
trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi Nhà nước thu lại
quyền sử dụng đất cùa người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại
đất của người đã vi phạm pháp luật đất đai thông qua các Quyết định hành chính,
hành vi hành chính như là Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Quyết định cưỡng chế, hành vi cưỡng chế, …
2.1.2.2 Đặc điểm
Thứ nhất, mục đích của khiếu nại là bảo vệ và khôi phục lại quyền và lợi
ích của ngƣời bị khiếu nại đã bị quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ
quan hành chính nhà nƣớc hoặc ngƣời có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nƣớc xâm hại.
Thứ hai, về chủ thể khiếu nại là cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất, có quyền
và lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định hành chính, hành vi hành
chính bị khiếu nại.
Thứ ba, đối tƣợng của khiếu nại hành chính là các quyết định hành chính
bao gồm: Quyết định thu hồi đất; Quyết định phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng, hỗ
trợ, tái định cƣ; Quyết định giải quyết khiếu nại; Quyết định cƣỡng chế, … và hành
vi hành chính của các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời có thẩm quyền trong các cơ quan
nhà nƣớc.
Thứ tư, khiếu nại đƣợc thực hiện theo thủ tục hành chính đƣợc quy định
trong Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
2.1.2.3 Vai trò của khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất
Quyền khiếu nại là một trong những quyền năng cơ bản của công dân.
Quyền năng này đƣợc áp dụng để công dân bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị
xâm hại. Do đó, trong mọi l nh vực nói chung và trong l nh vực thu hồi đất nói
SVTH: Phạm Thị Hiền

16


LKT 12 – 03


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: Ths. Đỗ Xuân Trọng

riêng quyền khiếu nại cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thu hồi đất
là một l nh vực khá nhạy cảm nên việc khiếu nại cũng có những vai trò riêng. Cụ
thể nhƣ sau:
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ngƣời bị thu hồi đất vì việc thu hồi đất ảnh
hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời bị thu hồi đất bởi lẽ diện tích đất của họ bị thu
hồi rất có thể họ đang sinh sống, sản xuất kinh doanh, ... nhƣng khi bị thu hồi đất họ
phải đối mặt với một nguy cơ là không có nhà ở, không có công ăn việc làm, không
có thu nhập để ổn định cuộc sống. Mặc dù Luật Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa các
chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ tuy nhiên vẫn chƣa thể giải quyết đƣợc hết
những vấn đề mà ngƣời bị thu hồi đất gặp phải mà đặc biệt là giá đất đền bù thấp, số
tiền bồi thƣờng thấp, nhà tái định cƣ không tốt ... Do đó, việc các cơ quan có thẩm
quyền ban hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính đối với ngƣời
bị thu hồi đất ảnh hƣởng rất lớn đến quyền và lợi ích của họ. Đặc biệt khi Quyết
định hành chính, hành vi hành chính này thực hiện trái pháp luật thì quyền khiếu nại
là một trong những quyền năng quan trọng nhất để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho
họ bởi lẽ chỉ khi khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền mới xem xét tính đúng sai
của hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính và từ đó đảm bảo
cho hành Quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính đƣợc thực hiện đúng
pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời dân.
- Đảm bảo cho các dự án thu hồi đất của Nhà nƣớc đƣợc công khai, minh
bạch tránh việc chạy dự án để rút ruột công trình, không đảm bảo chất lƣợng của dự
án trong khi quyền lợi chính đáng của ngƣời dân thì không đƣợc đảm bảo.

- Việc thƣc hiện quyền khiếu nại khi Nhà nƣớc thu hồi đất giúp cá nhân, tổ
chức ngăn chặn đƣợc hiện tƣợng lạm quyền và các hành vi vi phạm của các cơ quan
có thẩm quyền lợi dụng chức vụ quyền hạn để thu hồi đất trái phép nhằm trục lợi cá
nhân.
- Là hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân trong hoạt động quản
lý nhà nƣớc. Thông qua việc khiếu nại công dân gián tiếp giám sát hoạt động của
các cơ quan nhà nƣớc, trong đó có hoạt động của các cán bộ, công chức làm việc
trong các cơ quan đó. Đồng thời thông qua các khiếu nại, các cơ quan nhà nƣớc có
đƣợc thông tin làm căn cứ để sửa đổi, bổ sung kịp thời các quyết định, hành vi hành
chính sai phạm, cải tiến và đổi mới các hoạt động, làm cho hoạt động quản lý nhà
nƣớc đúng chính sách, pháp luật, phù hợp với các quyền, lợi ích của nhân dân. Nhƣ
vậy, khiếu nại là một trong những hình thức thức cơ bản thể hiện quyền làm chủ
công dân trong việc xây dựng nhà nƣớc.

SVTH: Phạm Thị Hiền

17

LKT 12 – 03


×