Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

BỘ CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.43 KB, 41 trang )

Câu 1: XHH là gì? Phân tích đối tượng nghiên cứu của XHH? Hãy phân
biệt mqh giữa XHH và luật học?
 Khái niệm về XHH.
+ XHH theo nghĩa chữ la tinh là Socius nghĩa là xã hội
+ XHH với chữ Hi lạp là “Ology” hay “ Logos” nghĩa là học thuyết nghiên
cứu
XHH là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù về
của sự phát triển và vận hành các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, là
khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật
đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các
dân tộc.
 Đối tượng nghiên cứu của XHH:
- Có nhiều cách nhìn khác nhau về đối tượng của xã hội học:
- Theo Durkheim, đối tượng nghiên cứu của xã hội là “sự kiện xã
hội”.
- Theo quan điểm của M. Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu
về “ hành động xã hội”.
- Đối với Auguste Comte, xã hội học là khoa học nghiên cứu về các
quy luật tổ chức xã hội.v.v.
Tuy nhiên, xem xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội học thế giới,
có ba khuynh hướng chính trong cách tiệp cận xã hội học như sau:
- Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học theo khuynh
hướng này cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là
đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
- Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội là
đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
- Khuynh hướng tiếp cận tổng hợp: Xã hội loài người và hành vi xã
hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
 Mối quan hệ XHH và PL
- XHHPL luận giải những vấn đề liên quan đến PL trên nền tảng kiến thức
của LL chung về NN & PL;


- XHHPL sử dụng kiến thức của LL chung về NN & PL để giải thích các
vấn đề Pl ở góc độ XH.
- Những kết luận về tội phạm, khung hình phạt … đều dựa trên căn cứ khoa
học là kết quả nghiên cứu của XHHPL: điều kiện, hoàn cảnh, môn trường xã
hội của hành vi tội phạm, …
- XHHPL cung cấp cơ sở, căn cứ khoa học cho việc xây dựng Luật TTHS
phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia.


Câu 2: Cơ cấu XHH là gì? Các cấp độ nghiên cứu của cơ cấu XHH?
Liên hệ những công trình nghiên cứu XHH ở VN hiện nay?
• Cơ cấu XHH: cơ cấu xã hội là tổng thể các phần tử cấu thành xã hội
trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, là một hệ thống lớn bao
gồm nhiều hệ thống nhỏ và nhỏ dần đến đơn vị nhỏ nhất là con người
• Các cấp độ nghiên cứu cơ cấu XHH:
2.1. XHH lý thuyết, XHH thực nghiệm, XHH ứng dụng.
- Căn cứ vào mức độ trừu tượng khái quát của tri thức XHH để phân
chia cơ cấu XHH thành XHH trừu tượng-lý thuyết, XHH cụ thể-thực
nghiệm và XHH triển khai-ứng dụng
+ XHH TT-LT là 1 bộ phận XHH nghiên cứu 1 cách khách quan, khoa học
về hiện tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện tri thức ms và xây dựng lý
thuyết, khái niệm phạm trù XHH.
+ XHH CT-TN là 1 bộ phận XHH nghien cứu về hiện tượng quá trình Xh
bằng cách vận dựng lí thuyết, khái niệm XHH và các phương pháp thực
chứng như quan sát đo lường..
+ XHH TK-ƯD là 1 bộ phận của XHH có nhiệm vụ vận dụng các nguyên lí
và ý tưởng XHH vào việc phân tích tìm hiểu giải quyết cấc tình huống, sự
kiện thực của đời sống Xh.
2.2. XHH đại cương và chuyên ngành.
- Căn cứ vào cấp độ riêng-chung, bộ phận-chính thể của tri thức và

lĩnh vực nghiên cứu của XHH chia cơ cấu XHH thành 2 bộ phận là XHH
đại cương và chuyên ngành.
+ XHH đại cương nghiên cứu các quy luật, tính quy luật, thuộc tính và đặc
điểm chung của các hiện tượng và quá trình xh
+ XHH chuyên ngành là bộ phận XHH gắn lí luân xhh đại cương vào việc
nghiên cứu các hiện tượng của lĩnh vực cụ thể, nhất định của đời sống xh.
2.3. Cơ cấu các ngành xhh
- Căn cứ vào loại hình hoạt động hay lĩnh vực cơ bản của đời sống xh ta
có xhh kinh tế, chính trị, nghệ thuật công nghiệp….
- Căn cứ vào khu vực địa lí – hành chính kinh tế ta có xhh thành thị
nghiên cứu cách tổ chức và lối sống thành thị và xhh nông thôn nghiên
cứu cộng đồng và lối sống ở nông thôn.
* Những công trình nghiên cứu XHH ở VN:
1. Nghiên cứu cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và định hướng giá trị
Chủ đề nghiên cứu này lần đầu tiên được triển khai bằng cuộc nghiên cứu
“Thực trạng kinh tế xã hội 4 quận nội thành Hà Nội” theo chỉ thị của
nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những chỉ
báo đầu tiên của sự biến đổi xã hội và phân tầng xã hội tại Thủ đô dưới


tác động của chính sách Đổi mới. Nghiên cứu cũng chỉ ra tâm thế và thái
độ của các tầng lớp dân cư khác nhau đối với hiện tượng phân tầng xã
hội, phân hóa giàu nghèo
2. Hệ thống chính trị và dân chủ cơ sở
Cùng với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ hóa đời sống xã
hội cũng đang tạo ra những xu hướng mới trong mô hình quản lý và trong
nhận thức xã hội. Quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội được phản ánh qua
việc triển khai rộng khắp Quy chế Dân chủ cơ sở
3. Những vấn đề biến đổi dân số và chính sách dân số

Lĩnh vực xã hội học về dân số được quan tâm ngay từ đầu những năm 80 khi
Viện Xã hội học được thành lập. Lần đầu tiên được hình thành và phát triển
ở Việt Nam, chuyên ngành xã hội học dân số đã thu hút sự chú ý và quan
tâm của các nhà lập chính sách, các cơ quan quản lý và giới khoa học. Cùng
với những bước tiến đầu tiên trong chương trình nghiên cứu cơ bản về động
thái dân số nông thôn, ngay từ năm 1984 Viện đã tiến hành các nghiên cứu
khởi đầu về dân số tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và khu
vực Tây Nguyên.
4. Những vấn đề xã hội học đô thị
Nghiên cứu những vấn đề xã hội ở đô thị cũng là một chủ đề trọng tâm của
Viện Xã hội học ngay từ những năm đầu thành lập. Phát huy thế mạnh của
các phương pháp xã hội học, các nghiên cứu của Viện đã chỉ ra những bất
cập giữa quản lý kinh tế và quản lý xã hội ở các đô thị, đưa ra những khuyến
nghị cho giới hoạch định chính sách quản lý đô thị.

Câu 3: Phân tích các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cảu XHH? Nhiệm vụ
của XHH ở VN hiện nay?
3.1 Chức năng của XHH.
3.1.1. Chức năng nhận thức
- Chức năng này đc thể hiện trc hết ở chỗ XHH cung cấp tri thức khoa
học về bản chất của hiện thwucj xh và con người. thứ 2, XHH phát hiện
các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phat triển của
các quá trình, hiện tượng xh, của cá mối tác động qua lại giwuax con
người và xh. Thứ 3, xhh xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù,
khái niệm, lí thuyết và phương pháp luận nghiên cứu.
- Các quan niệm về chức năng nhận thức của XHH có thể chia thành 3
loại:


+ Thứ nhất: cho rằng XHH có chức năng chủ yếu là nhận thức khoa học “

thuần túy”.Quan niệm này cho rằng XHH phải trở thành khoa học thuần túy
để phát hiện tri thức khách quan , khoa học, chính xác không thiên vị….
+ thứ 2: cho rằng mọi hiện tượng, quá trình và hoạt động xh đều phải có mục
đích, ý nghĩa và giá trị nào đó đối với con người và xh.
+ thứ 3: cho rằng nghiên cứu xhh ko hoàn toàn “ trung tính” ko tuyệt đối
khách quan vì việc lựa chọn câu hỏi, vần đề nghiên cứu có thể mang tính
chủ quan và tùy theo yêu cầu cảu xh, và phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
3.2. Chức năng thực tiễn.
- Chức năng thực tiễn là 1 trong những mục tiêu cao cả thể hiện ở sự nỗ lực
cải thiện xh và cuộc sống con người.
- Chức năng xh là sự vận dụng quy luậ xhh trong hoatj động nhận thức hiện
thực, giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xh để sao
cho có thể cải thiện đc thực trạng xh.
3.3. Chức năng tư tưởng.
- XHH mác xít trang bị thế giới quan khoa học của chủ nghĩa mác-lên nin,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, giáo dục tư tưởng HCM, nâng cao lí tưởng xh chủ
nghĩa và tinh thần cách mạng phấn đấu đến cùng cho CNXH. Góp phần bồi
dưỡng tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc…của công dân.
- XHH mác xít hình thành và phát triển phương pháp tư duy nghiên cứu
khoa học và khả năng suy xét phê phán.
3.2. Nhiệm vụ của XHH.
3.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận.
- XHH có nhiệm vụ hình thành và phát triển công tác nghiên cứu lí luận để
vừa củng cố bộ máy khái niệm vừa tìm tòi và tích lũy tri thức tiến tới phát
triển nhảy vọt về chất trong lý luận và phương pháp nghiên cứu, trong hệ
thong khái niệm và tri thức khoa học.
3.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm;
- XHH tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để: kiểm nghiệm chứng minhgiar
thuyeeys khoa học; Phát hiện bằng chứng và vấn đề ms làm cơ sở cho việc

sửa đổi, phát triển và hoàn thiện khái niệm, lí thuyết và phương pháp luận
nghiên cứu; kích thích và hình thành tư duy xhh.
3.2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng.
- Nghiên cứu ứng dụng hướng ts việc đề ra các giải pháp vận dũng những
phát hiện của nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực nghiệm trong hoạt động
thực tiễn.
3.3. Nhiệm vụ XHH ở VN hiện nay giải quyết hàng loạt các vấn đề liên quan
tới.
- con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở VN


- sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa
- biến đổi các giai cấp
- các chính sách bảo đảm tiến bộ xã hội
- xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- tăng cường vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
- xây dựng nhà nước pháp quyền
- phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiểu thành phần
( Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH Tw Đảng khóa VIII)
Câu 4: Phân tích những điều kiện tiền đề ra đời của XHH? Ý nghĩa sự
ra đời của XHH? Giới thiệu về sự ra đời và phát triển của XHH ở VN?
4.1. Những điều kiện tiền đề ra đời của XHH:
4.1.1. Điều kiện KT-XH
- Cuộc cách mạng công nghệ:
+ củng cố và phát triển lao động: cơ khí
+ Sức động cơ và năng lượng: máy hơi nước
+ Đối tượng lao động: sx gang vs sắt trên quy mô lớn
+ Giao thong: đường sắt, đường thủy, đường bộ vs sức kéo bằng hơi nước.
 tạo ra nhà máy, khu đô thị
 Hình thành nền kinh tế sx công nghiệp và thương mại

 Thay đổi toàn bộ đặc trưng văn hóa XH: Nông thôn-> nhà máy, khu
đô thị; Nông dân-> nguwoif làm thuê, bán SLĐ
4.1.2. Điều kiện chính trị tư tưởng:
- CM tư sản Pháp 1789:
+ Nhà nước quân chủ-> Nhà nước tư sản
+ Quyền lực chính trị: quý tộc-> tư sản
 trở thành trung tâm cảu quyền lực tư tưởng
 Tự do bình đẳng bác ái( khẩu lệnh)
 Câu hỏi lý luậ cơ bản đối vs XHH: làm thế nào phát hiện và sử dụng
các quy luật tổ chức XH để góp phần tạo ra trật tự và tiến bộ XH. Tạo
điều kiện thuận lợi cho tự do buôn bán, tự do sx, tự do ngôn luận tư
sản.
• Về chính trị:
_Cuộc đại CMTS Pháp 1789 mở đầu cho thời kì tan rã chế độ PK lập nên 1
chế độ ms làm thay đổi căn bản thể chế chính trị châu âu lúc đó.
_ Công xã pari 1871: cuộc cm vô sản đầu tiên trong lịch sử
_ CM T10 Nga 1917: mở đường cho tang lớp tiến bộ với lí tưởng XHCN
_ CM TS Pháp 1788: các nhà tư tưởng
• XHH ko thể xuất hiện trước Triết học khai sáng bởi vì ko có XH mà
con người cho rằng đáng để nghiên cứu


4.2 Ý nghĩa sự ra đời cảu XHH:ra đời trong bối cảnh C.ÂU đang đứng trc
những biến động sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống như KT-CT-XH, tư
tưởng nhằm mục đích nghiên cứu lí giải những hiện tượng, những sự kiện,
những quá trình XH đang diễn ra và xu hưỡng cảu chúng.
4.3. Giởi thiệu sự ra đơi và phát triển XHH ở VN
- các tri thức xã hội, nhất là xã hội học đại cương đã du nhập vào Việt Nam
khá sớm, từ đầu thế XIX;
- Đến năm 1991 Khoa Xã hội học-Tâm lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà

Nội
- Đây cũng là thời gian mà các sách và giáo trình Xã hội học đại cương được
dịch thuật và biên soạn nhiều nhất để phục vụ cho công tác đào tạo và
nghiên cứu
Câu 5: Nêu những đóng góp của Auguste Comte(1789-1857) đối vs sự ra
đời và phát triển của XHH? Vì sao A.C được gọi là nhà XHH
5.1. Những đóng góp của A.C đối vs sự ra đời và phát triển của XHH
* Sơ lược tiểu sử: là nhà lí thuyết XH, nhà thực chứng luận người pháp đã
đưa ra thuật ngữ XHH; Công trình cơ bản của A.C là “ Triết học thực
chứng” và “ Hệ thong chính trị học thực chứng”
* Phương pháp luận XHH cuẩ Comte:
- Trước bối cảnh Xh có nhiều biến đổi lớn lao về chính trị, kinh tế, xh, ông
cho rằng xhh phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xh và lạp lại trật tự xh
dựa vào các quy luật tổ chức và biến đổi xh do xh nghiên cứu phát hiện đc
- XHH nghiện cứu xh bằng pp thực chứng, tức là thu thập và xử lí thong tin
kiểm tra giả thuyết và xây sựng lí thuyết, so sánh tổng hợp cứ liệu. Comte
phân laoij các pp xhh thành những nhóm: (1) quan sát, (2) thực nghiệm, (3)
so sánh, (4) phan tích lịch sử.
(1) so sánh: Để giải thích các hiện tượng xh cần phải qian sát các sự kiện
xh thua thập các bằng chứng xh. Muốn vậy nguwouf quan sát phải tự giải
phóng tư tưởng thaots khỏi sự giàng buộc của chủ nghĩa giáo điều, triết lí
suông
(2) thực nghiệm: khó tiến hành trong thí nghệm nhưng hoàn toàn có thể
tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất cứ lúc nào, pp thực nghiệm để xem
sứt anh hưởng của chúng tới 1 hiện tượng 1 sự iện xh nhất định.
(3) so sánh: việc so sánh xh hiện tại vs xã hội trong quá khứ hay các hình
thức, các dạng, loại xh vs nhau có thể giúp nhà nghiên cứu phát hiện ra sự
gioogs hay khác nhau giữa các xh đó.
(4) phân tích lịch sử: pp đc hiểu là quan sát tỉ mỉ, kí lưỡng sự vận động lịch
sử của các xh các sự kiện các hiện tượng xh để chỉ ra xu hướng, tiến trình

biến đổi xh.


5.2. vì sao A.C đc gọi là nhà XHH “ thực chứng luận”
.
.
Câu 6: Nêu những đóng góp của Karl Marx đối vs sự ra đời và phát
triển của XHH nói chung và XHH Mác xít nói riêng? XHH mác xít đã
tác động tới XHH ở VN ntn?
Những đóng góp của Karl Marx đối vs sự ra đời và phát triển của XHH
- Các quan điểm của Marx tạo thành bộ khung lý luận và phương pháp
luận nghiên cứu XHH
- Phép biện chứng duy vật của Marx
- Việc Marx nhấn mạnh đến cơ cấu giai cấp của xã hội đã mở ra hướng
nghiên cứu xã hội học giai cấp
- Điều quan trọng nhất là làm theo lời Marx các nhà xã hội học tiến bộ
không những giải thích thế giới mà còn góp phần vào công cuộc đổi
mới xã hội để xây dựng xã hội công bằng văn minh
Sự tác động của xã hội học Marx tới XHH Việt nam:
- Xã hội học Marx nói riêng và chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung
có vai trò là phương pháp luận cho các nhà XHH Việt Nam. Qua đó
các nhà XHH có thể nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế , cách
tổ chức lao động xã hội, hay giá trị văn hóa tới hành vi và hoạt động
của con người, nhóm hay giai cấp xã hội.

Câu 7. nêu những đóng góp của Durkheim đối với sự phát triển của
XHH.phân tích tầm quan trọng về “đoàn kết XH” trong tư tưởng XHH
của ông.
 Những đóng góp của Durkheim đối với sự phát triển của Xã hội học:
• Chỉ ra sự kiện xã hội có 3 đặc trưng cơ bản sau:

1, sự kiện xã hội phải là những gì bên ngoài cá nhân
2, các sự kiện xã hội bao giờ cũng là chung đối với nhiều cá
nhân,
nghĩa là được cộng đồng xã hội cùng chia sẻ,
chấp nhận.
3, mặc dù sự kiện xã hội tồn tại ở bên ngoài cá nhân,chung cho
cả xã hội nhưng lại có khà năng kiểm soát cưỡng chế hành động
xã hội từ bên trong mỗi cá nhân.
• Chỉ ra một số loại quy tắc cần áp dụng trong nghiên cứu xã hội
học:


1, khi quan sát sự kiện xã hội ,nhà xã hội học phải loại bỏ các
thành kiến cá nhân, phải xác định rõ hiện tượng nghiên cứu,
phải tìm ra các chỉ báo thực nghiệm của hiện tượng nghiên cứu.
2, các nhà nghiên cứu phải phân biệt được cái chuẩn mực, cái
“bình thường” với cái dị biệt, cái “không bình thường” vì mục
tiêu sâu xa của khoa học xã hội học là tao dựng và chỉ ra những
gì là mẫu mực, tốt lành cho cuộc sống của con người.
3, phân loại xã hội học để hiểu tiến trình phát triển xã hội.
4, khi giải thích các hiện tượng xã hội, cần phân biệt nguyên
nhân trực tiếp gây nên hiện tượng.
• Các quy tắc chứng minh xã hội học:
1, so sánh 2 hay nhiều hơn các xã hội để xem có sự khác biệt
nào không.
2, có thể áp dụng quy tắc chứng minh “biến thiên tương quan”
trong nghiên cứu.
 Tầm quan trọng của “đoàn kết xã hội”:
• Khái niệm “Đoàn kết xã hội” để chỉ các mối quan hệ giữa cá
nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với

nhóm xã hội. nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các cá
nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là
1 chỉnh thể
• Durkheim lần đầu tiên đưa khái niệm này để giải quyết 1 trong
những vấn đề cơ bản của xã hội học đó là “ Tại sao các cá nhân
trong khi đang trở nên tự chủ hơn, lại phụ thuộc nhiều hơn vào
xã hội ?”
Để trả lời câu hỏi này, Durkheim đã phân biệt hai hình thức cơ
bản của đoàn kết xẫ hội là:
- Đoàn kết cơ học: là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần
nhất , đơn điệu của các giá trị và niềm tin, các cá nhân gắn
bó với nhau vì có sự kiềm chế mạnh mẽ từ xã hội và vì lòng
trung thành của cá nhân với truyền thống, tập tục và quan hệ
gia đình. XH gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô nhỏ
nhưng ý thức cộng đồng cao
- Đoàn kết hữu cơ: là kiểu đoàn kết XH dựa trên sự phong
phú, đa dạng của các mối liên hệ, tương tác giữa các cá nhân
và các bộ phận cấu thành nên xã hội. Tính chất chuyên môn
hóa càng cao thì các bộ phận trong xã hội càng phụ thuộc,
gắn bó và đoàn kết chặt chẽ với nhau. XH đoàn kết hữu cơ
thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu nhưng tính độc


lập tự chủ cá nhân đc đề cao, các quan hệ xã hội chủ yếu
mang tính chất trao đổi
- Durkheim vận dụng khái niệm này để giải thích các hiện
tượng xã hội như tự tử, dị biệt xã hội, bất bình thường xã
hội, tôn giáo
Câu8.nêu những đóng góp của Herbert Spencer đối với sự phát triển
của XHH.phân tích lý thuyết “ thích nghi xã hội” và “phân công lao

động xã hội” của ông?
 Những đóng góp của Herbert Spencer
 Spencer coi xã hội học như là một cơ thể sống
- Nguyên lý tiến hóa: các xã hội loài người phát triển tuân
theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ đơn giản,
chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội
có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền
vững ổn định
- Ngoài nguyên lý tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những
nguyên lý khác. Chẳng hạn, Spencer cho rằng quy mô của
xã hội ảnh hưởng tỉ lệ thuận đối với nhu cầu về sự phân hóa
dẫn đến hình thành và phát triển các quá trình xã hội
- Những khái niệm và đặc biệt là các nguyên lý xã hội học của
Spencer có ý nghĩa rất quan trọng đối với khoa học xã hội
học. chẳng hạn, những phân tích về tác nhân của xã hội và
các nguyên lý tiến hóa xã hội đóng vai trò là nền tảng hình
thành nên xu hướng chức năng luận trong XHH sau này.
 Spencer còn chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, XHH có hàng
loạt những vấn đề khó khăn về mặt phương pháp luận. các khó
khăn của XHH bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiên cứu.
điều đó làm cho XHH không phải là khoa học chính xác
 phân tích lý thuyết “ thích nghi xã hội” và “phân công lao động xã
hội” của ông?
Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại đòi
hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt động theo Spencer xã hội chỉ có
thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm
bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. thực chất đây là những tư tưởng
chức năng luận đầu tiên trong xã hội học.
Câu 9. những đóng góp của Max Weber đối với sự phát triển của
XHH.Quan điểm của Max Weber về “ hành động xã hội” có ý nghĩa

như thế nào đối với sự phát triển của XHH.


 Những đóng góp của ông:
- Weber chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa khoa học xã hội và khoa học tự
nhiên:
+ đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự kiện vật lý của giới tự
nhiên,còn KHXH là hoạt động XH của con người.
+ tri thức của KHTN là hiểu biết về giới TN,thế giới bên
ngoài.KHXH là hiểu biết về XH,thế giới “chủ quan” do con người tạo
ra.
+ về phương pháp nghiên cứu: KHTN: quan sát các sự kiện của giới
TN và tường thuật lại kết quả quan sát là đủ.KHXH: vượt ra ngoài
phạm vi quan sát để đi sâu lý dải động cơ, quan niệm, thái độ…
- Đưa ra phương pháp “loại hình lý tưởng” :kết hợp được cái chung và
cái riêng của hiện thực XH.
 Quan điểm của ông về “hành động xã hội”:
- Một trong những khái niệm quan trọng nhất của XHH Weber là hành
động XH.hành động XH là đối tượng nghiên cứu của XHH.
- Phân loại được hành động XH,có ý nghĩa rất quan trọng đối với XHH.
- Phân tích sự thay đổi về vai trò và xu hướng của hành động XH để
chỉ ra điều kiện, tiến trình phát triển lịch sử XH hiện đại phương
Tây,giải thích được phần nào câu hỏi tại sao trước đây CNTB hiện đại
đã ra đời, phát triển trong XH phương Tây mà không phải ở nơi khác.
Câu 10. Trình bày nội dung các bước tiến hành 1 cuộc điều tra XHH
bằng 1 VD thực tiễn?
Các bước tiến hành cuộc điều tra XHH:
• Xác định đề tài và mục tiêu nghiên cứu
• Xây dựng các giả thuyết và lập mô hình lý thuyết
• Xây dựng bảng hỏi

• Lựa chọn phương pháp lấy mẫu
• Xác định phương pháp thu thập thong tin
• Tiến hành điều tra điền đã
• Lập phương án xử lý thong tin và tiến hành xử lý thông tin
• Đánh giá phân tích và báo cáo kết quả.
VD: giáo trình.
Câu 11, Thế nào là phương pháp quan sát trong XHH? Ưu và nhược
điểm của phương pháp quan sát?nêu VD thực tiễn?
- Phương pháp quan sát là 1 phương pháp thu thập thông tin thực
nghiệm mà thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về


các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu
của cuộc nghiên cứu.
- Ưu điểm: nguồn thông tin quan sát là toàn bộ hành vi của người được
nghiên cứu nên thường đạt được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể
hiện hành vi của con người. Trên cơ sở ấn tượng của mình điều tra
viên tiến hành ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong một bảng
hỏi có trước. Phát hiện được bản chất nội tại của hiện tượng hoặc tìm
hiểu sâu về nguyên nhân của hành động,cơ cấu của các mối quan hệ
hàng ngày của nhóm người nào đó.
- Nhược điểm: quan sát chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện
tượng, những sự kiện hiện tại chứ không phải các sự kiện quá khứ
hoặc tương lai, khó có thể nghiên cứu số đông các đơn vị nghiên cứu.
Hơn nữa nếu sử dụng phương pháp quan sát cho việc nghiên cứu các
sự việc xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng của lần quan sát đầu
tiên dễ dàng lừa dối, che lấp những lần quan sát tiếp theo.
- VD: nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường: sử dụng phương pháp
quan sát để tìm nguyên nhân: quan sát rác thải, chất ô nhiễm từ đâu
mà có? Có thể là do ý thức người dân chưa cao,nhà máy xí nghiệp đổ

chất thải chưa qua sử lý ra môi trường…
Câu 12 phương pháp phân tích tài liệu là gì? Nêu những ưu nhược điểm
của phương pháp? VD thực tiễn.
 Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin
thứ cấp thông qua những tài liệu có sẵn
- Tài liệu là những hiện vật do con người tạo nên nhằm mục đích nào
đó nhưng có tính chất truyền tin hoặc bảo lưu thông tin
- Có 2 phương pháp phân tích tài liệu là: phân tích định tính và phân
tích định lượng
 Ưu điểm: sử dụng được tài liệu có sẵn ít tốn kém về công sức, thời
gian, kinh phí, không cần nhiều người
Cho nhiều thông tin đa dạng, những số liệu có được từ thống kê có
độ chính xác cao nên sử dụng nhiều.
 Nhược điểm: tài liệu ít được phân chia theo dấu hiệu mà ta mong
muốn
Số liệu thông kê chưa được phân chia theo các cấp độ xã hội khác
nhau
Thời gian và không gian số liệu không đồng nhất, gây khó khăn
cho việc tổng hợp
Những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có các chuyên gia có
trình độ cao


Câu 13, phương pháp phỏng vấn XHH là gì?nêu các loại phỏng vấn chủ
yếu?để thành công nhà XHH sử dụng nghệ thuật phỏng vấn nào?
- Phương pháp phỏng vấn XHH là phương pháp thu thập thông tin của
XHH thông qua việc tác động tâm lý-xã hội trực tiếp giữa người đi
hỏi và người trả lời trên cơ sở đề tài và mục tiêu của cuộc nghiên cứu
XHH
- Căn cứ vào việc chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn cũng như mục tiêu thu

thập thông tin phỏng vấn chia làm 2 loại:
+ phỏng vấn sâu .
+ phỏng vấn theo bảng hỏi.
- Căn cứ vào mức độ tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời phỏng vấn
chia làm 2 loại: phỏng vấn qua tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn qua
điện thoại.
- Căn cứ vào số người được phỏng vấn : phỏng vấn cá nhân và phỏng
vấn nhóm
- Căn cứ vào số lần phỏng vấn với cùng 1 đối tượng: phỏng vấn 1 lần
và phỏng vấn nhiều lần.
- Nghệ thuật phỏng vấn :
+ lựa chọn thời gian địa điểm phỏng vấn có ý nghĩa rất lớn đối với
tính khách quan của thông tin thu được.
+ việc ghi chép cần phải chủ động, sát thực.
+ người phỏng vấn luôn luôn phải giữ được ở vị trí trung gian.
+ chọn người phỏng vấn phải phù hợp với nội dung của cuộc phỏng
vấn cũng như đối tượng để phù hợp cả về giới tính, tuổi tác, thái độ,
trình độ hiểu biết.
Câu 14: Nghiên cứu chọn mẫu là gì? Tại sao phải chọn mẫu trong
nghiên cứu xã hội học? Nêu một số cách chọn mẫu? Nêu ví dụ trong
thực tiễn?
-Nghiên cứu chọn mẫu: là một dạng nghiên cứu mà từ một tổng thể có N
đơn vị chúng ta chọn ra n đơn vị để nghiê cứu, sao cho thông tin thu được
từ việc nghiên cứu n đơn vị này ta có thể suy ra thông tin của cả tổng thể. Số
n đơn vị này gọi là kích thước mẫu, còn tập hợp n đơn vị này gọi là đơn vị
mẫu(n-Tại sao phải chọn mẫu trong xã hội học:
+ Bởi nghiên cứu chọn mẫu có ưu điểm hơn hẳn so với nghiên cứu
tổng thể và nghiên cứu tổng hợp.
+Vì số lượng nghiên cứu ở đây ít cho nên nghiên cứu chọn mẫu tiết

kiệm được cả thời gian cũng như các chi phí.Hơn nữa do điều tra ít các đơn


vị nên hàng loạt những sai sót hay những lỗi mà nghên cứu tổng thể hay mắc
phải có thể tránh được nên chất lượng thông tin thường cao hơn.
+ So với nghiên cứu các trường hợp thì nghiên cứu chọn mẫu hơn
hẳn về tính đại diện của tài liệu.Điều này có nghĩa là thông tin thu được từ
nghiên cứu chọn mẫu hoàn toàn có cơ sở khoa học để nói nó có giá trị cho
cả tổng thể nghiên cứu.
-Một số cách chọn mẫu:
+Phương pháp chọn theo tỉ lệ: PP pháp này được sd khá rộng rãi trong
XHH.Với cách chọn này kích thước mẫu là được xác định trước, người ta
thường chọ khoảng 1000,1500...3000 đv nghiên cứu( thường lấy tròn, thuận
lợi cho nghiên cứu)
PP: căn cứ vào một vài đặc trưng của tổng thể, sơ bộ tại nên mô hình của
mẫu mà hoàn toàn phù hợp với cơ cấu thực tế của tổng thể theo các đặc
trưng nào đó. Trong nghiên cứu XHH các đặc trưng thường là giới tính, tuổi
tác, trình độ học vấn,tình trạng hôn nhân...
VD: Trong một nghiên cứu XHH với mọt tổng thể người nào đó cần xđ số
lượng mẫu lag 1000 người khi biết cơ cấu tổng thể như sau:
• Giới tính: nam 45%, nữ 55%
• Tuổi tác: Từ 18-40 tuổi: 40% ; 41-60 tuổi: 30% ; trên 60 tuổi: 30%
Ta có thể phối hợp các đặc trưng theo sơ đồ:

Căn cứ vào sơ đồ trên ta chỉ cần lấy 180 người tuổi từ 18-40 là nam và
tương tự như vật cho đến khi đủ 1000 người theo sơ đồ.
+Chọn ngẫu nhiên thuần túy: ĐK: các đơn vị trong tổng thể phải có
khả ăng như nhau tham gia vào sự lựa chọn hay xác xuất cho việc lựa chọn
của các đơn vị phải là ngang hàng nhau.
Trong chọn ngẫu nhiên có nhiều cách chọn như: rút thăm, theo xổ số..hoặc

cũng có thể chọn ngẫu nhiên theo hệ thống. Điều quan trọng ở đây là cần
phải biết danh sách của tổng thể .Nếu trong danh sách của tổng thể có N đơn


vị,số lượng mâu cần chọn là n đơn vị thì cách chọn như sau: chọn ngẫu
nhiên đơn vị đầu tiên,sau đó từ đơn vị đầu tiên,lấy một khoảng cách là N/n
xác định đơ vị thứ 2, từ đơn vị thứ 2 cũng lấy một khoảng cách như vật để
xác định đơn vị thứ 3,,quá trình lặp lại cho đến khi đủ kích thước mẫu cần
chọn.
VD:Nghiên cứu đối tượng sv đại học ta có thể chọn như sau:
Bước 1: Lấy trường làm đơn vị quan sát để chọ ra một số trường.Trong một
số trường được chọn ra đó có thể lấy khoa làm đơn vị quan sát đê chọn ra
một số khoa.
Bước 2: Trên cơ sở các khoa được chọn có thể chọn ra một số lớp hoặc một
số sv để điều tra.
Câu 15:Trình bày kỹ thuật lập bảng hỏi trong nghiên cứu xã hội học
bằng một ví dụ thực tiễn?
VD: Bảng hỏi về việc sử dụng nước sạch của các hộ gia đình tại quận
Hà Đông
Tên tôi là: abcdefgh, là nhân viên công ty nước sạch ABCD. Với mong
muốn tham khảo ý kiến của anh (chị) về việc sử dụng nước sạch tại hộ gia
đình mình, góp phần nâng cao chất lượng cũng như đáp ứng được tối đa nhu
cầu của mọi người.
Chúng tôi đưa ra một số các câu hỏi nhỏ để anh (chị) nêu lên đánh giá cũng
như ý kiến của mình. Mọi nhận xét của anh (chị) đều là thông tin và sẽ được
bảo mật.
Câu hỏi 1: Gia đình anh (chị) có đang sử dụng nước sạch không?
Có..................................................................................................................
Không............................................................................................................
Không xác định được....................................................................................

Câu hỏi 2: Nguồn nước mà gia đình sử dụng có nguồn gốc từ đâu?
( nước máy, nước giếng khoan, nước mưa...)
...........................................................................................................................
......
Câu hỏi 3: Trong quá trình sử dụng nước, gia đình có gặp khó khăn gì
không?
Mất nước......................................................................................................
Nước nhiễm phèn...........................................................................................
Nước có nồng độ clo quá cao.......................................................................
Mùa hè thường thiếu nước...........................................................................
Có trường hợp bị dị ứng với nước đang sử dụng...........................................
...........................................................................................................................
......


...........................................................................................................................
......
Câu hỏi 4: Nước sinh hoạt và nước uống hàng ngày có cùng một loại
không?
Có......................................................................................................................
...
Không...........................................................................................................
Câu hỏi 5: Anh chị có mua mước khoáng bán ở ngoài về sử dụng
không?
Có......................................................................................................................
......
Không................................................................................................................
......
Thỉnh
thoảng..........................................................................................................

Câu hỏi 6: Anh( chị ) có thỏa mãn với nhu cầu dùng nước hiện tại của
gia đình mình?
Có .....................................................................................................................
.
Không................................................................................................................
....
Bình
thường........................................................................................................
Câu hỏi 7: Anh chị có nhu cầu cũng như nguyện vọng gì để cải thiện
hơn chất lượng nước sạch đang dùng?
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
............
Chân thành cám ơn các bạn đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành bảng khảo sat
này!!!
Câu 16:Nêu cấu trúc của hành động xã hội và phân loại hành động xã
hội bằng ví dụ thực tiễn?
- Có nhiều định nghĩa khác nhau về hành động xã hội nhưng định nghĩa của
nhà xã hội học M.Weber được coi là hoàn chỉnh nhất. Theo ông.:Hành động
xã hội: là một hành vi mà chủ thể hành động gắn cho ý nghĩa chủ quan
nhất định.
Có thể phân tích định nghĩa trên như sau:
+ Hành động bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức, dù với mức độ
khác nhau.


+ Hành động có liên quan đến hành vi của người khác trong quá khứ, hiện
tại và tương lai.
+ Hành động xã hội có liên quan đến hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội gắn
với mục đích cụ thể

VD: Sự đụng độ của hai người đi xe máy trên đường phố. Trường hợp này ta
phải xét hai khả năng:
1. Thứ nhất: hai người đi vô tình quyệt vào nhau, sự va quêt mang tính cơ
học không phải là hành động xã hội.
2. Thứ hai: Hai người đã cố tránh nhưng vẫn xẩy ra va quêt gọi là hành động
xã hội. Sau khi va quyệt hai người tìm cách giải quyết hậu quả kể cả đánh
chửi nhau cũng gọi là hành động xã hội.
1.Cấu trúc của hành động xã hội:
-Thứ nhất là nhu cầu của hành động :đây là thành tố khởi đầu của cấu trúc
hành động xã hội, đó là cội nguồn của hành động xã hội. Hành động xã hội
không chỉ đơn thuần chỉ có những yếu tố mà chúng ta quan sát, mà bao gồm
cả yếu tố ý thức, định hướng động cơ mà chúng ta khó có thể quan sát nhưng
có thể ý thức rất rõ ta gọi đó là nhu cầu, như vậy nhu cầu luôn tồn tại ở dạng
ước ao hoặc ý hướng.
VD: nhu cầu ăn, nhu cầu mặc, nhu cầu được sưởi ấm…
-Thứ hai là động cơ và mục đích của hành động:
Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy hành động để thỏa mãn
nó.Động cơ này tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành
động và quy định mục đích của hành động.Các động cơ này cũng hướng
các hành động xã hội đến việc đạt được những mục đích –tức là những kết
quả đã được hình dung trước.
VD: Một sinh viên đi thi, mục đích của anh ta là có một bài thi đạt điểm cao
bằng cách quay cóp khi thi. Anh ta cho rằng với kỹ thuật quay cóp tai tình
của mình thì giám thị không thể phát hiện được, cũng có thể anh ta cho rằng
giám thị sẽ là người dễ tính, dễ thông cảm hoặc là người quen… cho nên sẽ
bỏ qua, và kê hoạch anh ta được thực hiện. Nhưng thực tế anh ta vẫn có thể
bị bắt, bị lập biên bản, thậm chí bị đình chỉ thi… Như vậy kết quả anh ta
nhận được hoàn toàn trái ngược với mục đích đặt ra.
-Thứ ba là chủ thể của hành động:
Chủ thể hành động có thể là các cá nhân , là nhóm, là cộng đồng hay toàn

thể xã hội .Để có một hành động xã hội, tối thiểu cần phải có một chủ thể.
Chúng ta cần hiểu rằng: Hành động xã hội là hành vi có ý nghĩa chủ quan
nhất định đối với chủ thể hành động và có tính duy ý chí cao nhưng nó lại


cũng được định hướng , đối chiếu với các gía trị , mục đích,lợi ích của người
khác hay vẫn tạo ra một ảnh hưởng, một hiệu ứng hành động đối với xã
hội...Do đó một chủ thể hành động đơn lẻ thì hành động đó vẫn có thể là
hành động xã hội trong những tình huống xã hội nhất định.
-Thứ tư là hoàn cảnh hoặc môi trường của hành động:
Nói cách khác đó chính là những điều kiện về thời gian, không gian vật chất
và tinh thần của hành động.Hành động đó diễn ra lúc nào? ở địa điểm nào?
trong bối cảnh xã hội như thế nào?
Ví dụ: một cô dâu mới về nhà chồng mặc dù rất đói (có nhu cầu ăn) nhưng
vẫn phải giữ ý ăn chậm, ăn vừa phải khi ngồi cùng mâm với bố, mẹ, anh, chị
chồng… Như vậy yếu tố hoàn cảnh có ảnh hưởng rất rõ tới hành động xã
hội, nhiều khi có thể gọi sự ảnh hưởng này là “ sự kiềm chế thực tế”.
-Thứ năm là công cụ phương tiện:
Tùy theo động cơ, mục đích cũng như hoàn cảnh tác động nhất định các chủ
thê hành động sẽ lựa chọn công cụ , cách thức thực hiện tối ưu nhất đối với
họ.
2.Phân loại hành động xã hội:
2.1. Phân loại hành động theo mức độ nhận thức của cá nhân:
Theo cách phân chia này nhà xã hội học Parecto chia hànhđộng làm hai loại:
- Hành động logic:
Là hành động được cá nhân ý thức một cách đầy đủ, đúng đắn và hợp lý
trong khi theo đuổi mục đích cụ thể của mình.
VD: Một sinh viên muốn tốt nghiệp được họ phải hoàn thành chương trình
đào tạo của nhà trường mà không có gian lận nào trong thi cử, học tập.
- Hành động phi logic:

Là hành động bản năng, không được ý thức hay ý thức không thật hợp lý khi
cá nhân theo đuổi mục đích của mình.
VD: Sinh viên muốn đạt điểm cao không học tập chăm chỉ nhưng lên chùa
để xin được điều đó.
2.2. Phân loại theo động cơ:
weber nhấn mạnh động cơ thúc đẩy có trong ý thức của chủ thể như là
nguyên nhân của hành động.Ông cũng cho rằng: khi chúng ta hiểu được
động cơ,chúng ta giải thích được hành động đó.Cách chia ày có 4 loại động
cơ khác nhau tương ưng với 4 loại hành động xã hội khác nhau
2.3. Phân loại dựa theo định hướng giá trị:
T. Parson đưa ra 5 dạng hành động khác nhau theo 5 cặp gía trị:
-Toàn thể-bộ phận:
Dạng hành động này được thể hiện ở chỗ các cá nhân hành động tuân theo
những tình huống đặc thù của hoàn cảnh, hoặc theo quy tắc chung.


VD: Một người nghiện thuốc nhưng không hút thuốc vì khi đến chỗ công
cộng có bảng treo “cấm hút thuốc”. Tuy nhiên nếu ở đó có người hút thuốc,
anh ta cũng có thể hút hoặc không hút.
-Đại tới-có sẵn:
Chủ thể hành động có định hướng,xem xét đến những đặc điểm xã hội của
cá nhân khác như nam, nữ, xinh, xấu… hay những cái đạt được trong cuộc
sống như nghề nghiệp, trình độm địa vị xã hội hoặc kết hợp cả hai.
VD: Hành động học sinh, sinh viên chào một người nào đó vì đó là giáo viên
của họ
- Cảm xúc - trung lập:
Chủ thể hành động hướng đến thoả mãn nhu cầu trực tiếp, cấp bách trước
mắt hay nhu cầu nào đó xa vời nhưng quan trọng.
VD: Một sinh viên đang ôn thi nhưng có người rủ đi du lịch, anh ta sẽ chọn
du lịch hay ôn thi?

-Đặc thù – phân tán:
Chủ thể hành động định hướng đến đặc điểm đặc thù hay những đặc điểm
chung của hoàn cảnh.
VD: một nữ sinh có thể mặc áo dài đi học giống như các bạn nữ khác khi
đến trường mặc dù lớp không quy định, nhưng cô ta cũng có thể không mặc
vì nhà xa, đi đường không thuận lợi…
-Định hướng cá nhân- định hướng nhóm:
Loại hành động này thể hiện khả năng của chủ thể hành động vì lợi ích của
bản thân cá nhân hay có tính đến lợi ích của nhóm.
VD: Một công nhân làm tốt các công việc được trên giao có thể là vì muốn
khẳng định vị tí của bản thân cũng có thể anh ta muốn tập thể của anh ta
ngày càng vững mạnh
Câu 17;Tương tác xã hội là gì?Các loại hình tương tác xã hội? Vì sao
các cá nhân luôn phải thực hiện nhiều tương tác xã hội?
-Tương tác xã hội là: là sự tác động qua lại giữa các chủ thể xã hội với
nhau mà chủ thể đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.Hay nói cách
khác: tương tác xã hội được coi là quá trình hành động và hành động đáp lại
của một chủ thể này với một chủ thể khác.
Tương tác xã hội nói lên rằng hành động có ý thức, mục đích của con người
chỉ trở thành hành động khi nó nằm trong và thông qua một số mối quan hệ
nhất định về xã hội và quan hệ xã hội luôn gắn với mọi hoạt động xã hội mà
ta đã trình bày ở trên
-Các loại hình của tương tác xã hội:
1.Dựa vào mối liên hệ xã hội giữa các chủ thể hành động:


-Sự tiếp xúc không gian:mối liên hệ xã hội hầu như chưa có.Các cá nhân chỉ
có vị trí không gian quan sát gần nhau mà thôi.
-Sự tiếp xúc tâm lý:đã xuất hiện sự quan tâm, để ý lẫn nhau ở các cá nhân
trong tương tác.

-Sự tiếp xúc xã hội: đã có sự hoạt động chung.
-Sự tương tác: Đó là việc thực hiện hành động ổn định có hệ thống. Các
hành động này có mục đích tạo ra những phản ứng tương tác phía đối tác.
-Quan hệ xã hội:Đó là những hệ thống phối hợp các hành động với nhau.
2.Dựa theo các dạng hoạt động chung:
-Hoạt động cá nhân -cùng nhau: các cá nhân được giao cùng làm những
công việc nào đó mà việc họ thực hiện thế nào ko ảnh hưởng nhiều đến tốc
độ, công việc của người khác.
VD: công việc của những công nhân ở các phân xưởng sản xuất ko phải
dạng dây chuyền.
-Hoạt động tiếp nối-cùng nhau: Công việc được thực hiện dưới dạng tiếp
nối.Sự thực hiện nhiệm vụ của một người ảnh hưởng nhiều đến tốc độ, chất
lượng công việc của người khác.
VD: công nhân làm việc trong nhà máy dưới hình thức dây chuyền.
-Hoạt động tương hỗ-cùng nhau:khi có sự tương tác cá nhân đồng thời với
tất cả những cá nhân khác trong cùng hoạt động.
VD: những đội bóng cùng thi đấu, các cầu thủ thường xuyên tương tác với
tất cả những thành viên khác chứ không phri với một hay hai cầu thủ nào đó.
3,Dựa theo chủ thể hành động trong tương tác:
-Tương tác liên cá nhân:là tương tác giữa các cá nhân với nhau.
-Tương tác cá nhân-xã hội: Ví dụ như cá nhân cưỡng lại xã hội.
-Tương tác nhóm-xã hội: Ví dụ khi nhóm các cá nhân cưỡng lại xã hội.
-Tương tác nhóm-nhóm: Ví dụ khi hai tập thể sản xuất cạng tranh với nhau.
-Tương tác nhóm-xã hội: Ví dụ khi một nhóm tội phạm chống lại xã hội.
-Tương tác giữa những cá nhân với tư cách đại diện cho các nhóm khác
nhau:VÍ dụ hai ại diện của hai tổ chức kí hợp đồng liên kết.
4.Dựa theo mức độ tương tác trực tiếp hay gián tiếp:
-Tương tác trực tiếp: khi các chủ thể hành động trong tương tác không dùng
bất cứ một phương tiện trung gian nào để thực hiện giao tiếp.Đấy là loại
tương tác mặt đối mặt.

-Tương tác gián tiếp: các chủ thể hành động phải dùng đến các phương tiện
trung gian để thiết lập duy trì quá trình tương tác.
5.Dựa theo mục tiêu, ý nghĩa xã hội của tương tác:
-Nhóm gồm những hiện tượng tương tác mang tính chất tích cực,xây dựng,
nhờ đó các chủ thể có thể tổ chức được những hoạt động chung.Nhóm nagy
có chung tên gọi là tương tác theo dạng hợp tác.


-Nhóm gồm những biểu hiện tương tác mang tính chất tiêu cực , phá hoại,
đối kháng..và ngăn cản nhưng hoạt động chung.Đó là tương tác dạng cạnh
tranh.
-Vì sao các cá nhân luôn phải thực hiện nhiều tương tác xã hội:
• Giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân mình, đồng thời nhận diện được
người khác thông qua nhãn xã hội của họ.
• Thông qua sự tương tác xã hội, người ta giới thiệu chính bản thân mình
bằng nhiều hình thức như: tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục…
• Trong tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội lâu dài
hình thành nên mô hình xã hội, mô hình xã hội được hiểu là hình mẫu để
người ta ứng xử trong trường hợp tương tác cụ thể nào đó mà không phải
tìm kiếm
Câu 18:Thế nào là quan hệ xã hội? Các loại hình quan hệ xã hội? Sự
khác nhau giữa tương tác xã hội và quan hệ xã hội?
-Quan hệ xã hội:là quan hệ bền vững ổn định của các chủ thể hành động
.Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định , lặp
lại...Các tương tác này còn mang những đặc trưng khác nữa và qua đó tạo ra
các quan hệ xã hội khác nhau.
-Các loại hình quan hệ xã hội:
1.Quan hệ tình cảm “thuần túy” hay quan hệ sơ cấp một cách tương đối độc
lập với quan hệ xã hội hay quan hệ thứ cấp: đây là một trong những cách
phân loại quan hệ xã hội. Tuy nó hơi mang tính cực đoan nhưng lại gợi cho

chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ về quan hê xủa con người trong những
xã hội công nghiệp. đô thị hiện đại- những nơi mà theo các nhà xã hội học
quan hệ con người là những quan hệ thứ cấp, ít quan hệ tình cảm thuần túy.
2. Xét theo vị thế mà cá nhân hoặc nhóm chiếm giữ trong cơ cấu xã hội thì
có thể chia quan hệ xã hội thành:
-Quan hệ xã hội theo chiều ngang: quan hệ của những cá nhân , những nhóm
có vị thế xã hội khá ngang bằng.
-Quan hệ xã hội theo chiều dọc: quan hệ giữa những cá nhân , nhóm xã hội
chiếm giữ những vị thế cao thấp khác nhau trong xã hội như quan hệ giữa
cáp trên và cấp dưới, giữa trung ương và địa phương.
3. Phân loại theo chủ thể: ta có các quan hệ xã hội giữa các tập đoàn lớn,
giữa các nhóm xã hội nhỏ, giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hay giữa
các cá nhân
-Sự khác nhau giữa tương tác xã hội và quan hệ xã hội:
1) Tương tác xã hội :


*Tương tác xã hội chỉ sự tác động qua lại giữa các chủ thể xã hội với nhau
mà chủ thể đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.
+ Giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân mình, đồng thời nhận diện
được người khác thông qua nhãn xã hội của họ.
+Thông qua sự tương tác xã hội, người ta giới thiệu chính bản thân
mình bằng nhiều hình thức như: tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục…
+Trong tương tác xã hội của các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội lâu
dài hình thành nên mô hình xã hội, mô hình xã hội được hiểu là hình mẫu để
người ta ứng xử trong trường hợp tương tác cụ thể nào đó mà không phải
tìm kiếm.
*Cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là hành động xã hội.Nếu không có hành
động xã hội thì sẽ không có tương tác xã hội
* Tương tác xã hội là một khái niệm khá trừu tượng, nó được quy định từ hai

khái niệm hành động xã hội và quan hệ xã hội.
2) Quan hệ xã hội:
*Quan hệ xã hội (QHXH) là mối quan hệ giữa người với người trong qúa
trình sản xuất, trao đối, phân phối và tiêu dùng ( vật chất, văn hoá, thông
tin). Đó là quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn cả
vật chất lẫn tinh thần.
*Quan hệ xã hội được hình thành từ các tương tác xã hội.NHững tương tác
này không phải là ngẫu nhiên, mà thường phải có mục đích, có hoạch
định.Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại,ổn định và tạo lập ra một
mô hình tương tác.
*Quan hệ xã hội không thể tách rời khỏi tương tác xã hội và hành động xã
hội.Việc phaan tích về hành động xã hội là để hiểu biết về tương tác xã hội
và quan hệ xã hội.
Câu 19:Chứng minh rằng để thành công trong cuộc sống các cá nhân
luôn phải có các hành động xã hội, tương tác xã hội, các mối quan hệ xã
hội?
Dàn ý: ( Câu này kiểm tra giữa kỳ :), chém bừa thôi nhé)
-Hành động xã hội là cốt lõi mối quan hệ giữa con người và con người, là cơ
sở đời sống xã hội của con người.
Theo nhà xã hội học M.Weber ông: “Hành động xã hội là hành động mang ý
nghĩa chủ quan và có định hướng đến người khác”.
Đây là một bộ phận cấu thành của hoạt động sống của cá nhân. Những hành
động nào của con người bao gồm ý thức chủ quan và việc đặt tới mục đích
đặt ra có sự định hướng tới người xung quanh


=> Nếu không có hành động xã hội thì con người không thể hoàn thiện được
tâm lý của mình, Hành động xã hội giúp chúng ta cân nhắc, điều chỉnh hành
vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội gọi là hành động xã hội.
-Tuy nhiên, bên cạnh hành động xã hội, con người phải có sự tương tác, tiếp

xúc với nhau. Tương tác xã hội chỉ sự tác động qua lại giữa các chủ thể xã
hội với nhau mà chủ thể đó là các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội.
Tương tác xã hội giúp cho các cá nhân nhận diện bản thân mình, đồng thời
nhận diện được người khác thông qua nhãn xã hội của họ.Thông qua sự
tương tác xã hội, người ta giới thiệu chính bản thân mình bằng nhiều hình
thức như: tác phong, lời nói, cử chỉ, trang phục…
=> Nếu không có tương tác xã hội, tâm lý con người không thể phát triển
được. Thực tế có nhiều ví dụ cho thấy,nếu con người không có tiếp xúc giao
lưu với thế giới, con người bên ngoài, con người khó có thể phát triển bình
thường( lấy ví dụ trường hợp cha con người rừng ở Việt Nam, họ không thể
nói tiếng người, không có những hành động bình thường....)
-Hành động xã hội, tương tác xã hội là một trong những thành tố giúp con
người phát triển. Tuy nhiêmn, để thành công trong cuộc sống, con người cầ
n có các mối quan hệ xã hội nhất định. Quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa
con người và con người, nó thể hiện thông qua những quan hệ về kinh tếchính trị, quan hệ đạo đức,quan hệ giữa những người thân trong gia đình...
=> Nếu không có quan hệ xã hội, con người khó có thể thành công được.Để
đánh giá khả năng của con người, không chỉ dựa vào bằng cấp, mà còn dựa
vào kỹ năng mềm , dựa vào khả năng , quan hệ xã hội của người đó trong
cuộc sống.
Nói tóm lại: để thành công trong cuộc sống các cá nhân luôn phải có các
hành động xã hội, tương tác xã hội, các mối quan hệ xã hội?
Câu 20:Trình bày khái niệm quyền lực, nguồn gốc của quyền lực và các
đặc trưng của quyền lực trong xã hội?
-Quyền lực xã hội:
+Theo Weber, quyền lực là khả năng mà một kẻ hành động trong một mối
quan hệ xã hội sẽ có một vị trí để thực hiện ý chí mong muốn của mình bất
chấp sự chống đối.Quyền lực này có thể dựa trên việc sử dụng sự cưỡng bức
hay uy quyền.
+Theo parsons, quyền lực là năng lực xã hội động viên những nguồn lực của
nó để đạt được mục đích và là năng lực tạo ra những quyết định, những sự

ngăn chặn mà mọi người phải tuân theo. Như vậy, ông cho rằng, quyền lực
là các nguồn lực như tiền bạc, đồng thời cũng là năng lực của xã hội thông
qua pháp luật để giữ gìn an ninh chống lại kẻ thù.


 Nói tóm lại, quyền lực xã hội : : là khả năng áp đặt ý chí của mình với
người khác tác động đến khả năng động viên các nguồn lực để đạt
được một mục đích của mình.
-Nguồn gốc của quyền lực: khi các quan hệ xã hội được xác lập thì mới
xuất hiện quyền lực.
+ Theo quan điểm Mac-xit, nguồn gốc của sự bất bình đẳng xã hội
chính là việc sở hữu hay không sở hữu tư liệu sản xuất.CHế độ chiếm hữu tư
nhân là nguồn gốc tạo ra sự phân chia quyền lực trong xã hội ở đó người
chiếm hữu tư liệu sản xuất là người có quyền lực điều chỉnh hành vi và cơ
hội của những gười không có tư liệu sản xuất.
+Theo Weber :quyền lực không chỉ có nguồn gốc là kinh tế mà còn có
nguồn gốc từ nhiều yếu tố phi kinh tế khác nữa như gia đình, học vấn, tôn
giáo, uy tín...Trong các dạng quyền lực xã hội, quyền lực quan trọng nhất là
quyền lực chính trị do các cơ quan chính phủ thực hiện.
+Theo Parsons: nguồn gốc của quyền lực nằm ở các vị thế của một
cấu trúc xã hội.Nó quy định cho mỗi vị thế xã hội một quyền hạn tương
ứng. Để thực hiện quyền hạn này nó đặt ra cho vị thế đó một mô hình hành
vi đáng mong đợi.Tức là chúng ta thực hiện những vai trò được xã hội giao
cho thì chúng ta đã thực hiện quyền lực mà chúng ta được ủy nhiệm. Xã hội
đã tạo ra cho những vai trò này một sự hợp lý, chính đáng.Nếu chúng ta có
được diều này thì chúng ta đã có quyền lực.
-Đặc trưng của quyền lực trong xã hội:
+Quyền lực là một dạng quan hệ xã hội biểu hiện ở khả năng một cá
nhân hoặc nhóm điều khiển hành vi,thái độ,quan điểm của cá nhân khác,
nhóm khác.

+Chủ thể, khách thể thực hiện quyền lực xã hội có thể là một cá nhân,
một nhóm, hay một cộng đồng, một xã hội.
+Nếu tham gia vào quan hệ quyền lực, một mặt sẽ bị hạn chế quyền tự
do hành động so với trước đó, đồng thời cũng được mở thêm mức tự do mới
mà trước đó chúng ta chưa hề có.
+Thông thường, mức tự do hành động của chủ thể quyền lực rộng hơn
khách thể quyền lực. Nhìn từ góc độ chủ thể đến khách thể thì quyền lực là
sự lãnh đạo, phục tùng. Việc trở thành chủ thể là một ham muốn phổ biến
trong xã hội.
Câu 21: thế nào là thiết chế xã hội? nêu những đặc trưng cơ bản của
thiết chế xã hội. phân tích chức năng của thiết chế xã hội. nêu chức năng
của thiết chế pháp luật trong xã hội


 Thiết chế xã hội chính là một hợp các khuôn mẫu tác phong
được đa số chấp nhận nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của
nhóm xã hội
 Những đặc trưng cơ bản:
- Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã
hội
- Thiết chế được tổ chức thành cơ cấu
- Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục
vụ nhu cầu xã hội
- Các quan hệ thiết lập trong thiết chế tỏ ra khá bền vững
- Mỗi một thiết chế có tầm bao quát rộng đến mức các hoạt động của
nó chiếm một vị trí trung tâm trong xã hội.
- Mặc dù tất cả các thiết chế có sự phụ thuộc qua lại lẫn nhau, nhưng
mỗi thiết chế tự nó đc cấu trúc ở mức cao và đc tổ chức xung
quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực
 Phân tích chức năng của thiết chế xã hội

Các nhà xã hội học thường cho rằng thiết chế xã hội có 2 chức năng
cơ bản đó là điều hòa và kiểm soát xã hội
Các chức năng của các thiết chế đc thực hiện thông qua hàng loạt các
nhiệm vụ dưới đây.
- Thiết chế đã đơn giản hóa tác phong hành động, lề lối tư duy của
cá nhân. Chúng ta hành động theo thiết chế một cách tự động hóa
- Thiết chế cũng là một tập hợp các vai trò đã đc chuẩn hóa. Tức là
thiết chế cung cấp cho cá nhân những vai trò có sẵn.
- Thiết chế xã hội là yếu tố phối hợp và ổn định cho toàn thể nền văn
hóa. Nhìn chung các cá nhân ít khi hành động ngược lại các thiết
chế
- Thiết chế xã hội luôn bao gồm những mong đợi của xã hội. nhờ có
những mong đợi này của thiết chế mà cá nhân biết đc mình sẽ phải
hành động và suy nghĩ thế nào trước người khác

Câu 22, tổ chức xã hội là gì? Các dấu hiệu cơ bản của tổ chức xã hội ?
phân loại tổ chức xã hội? phân tích đặc trưng cơ bản của tổ chức xã hội
bằng các ví dụ thực tiễn?


 Tổ chức xã hội là khái niệm thường dùng trong xã hội học, nó có thể
đc hiểu theo nghĩa rộng và hẹp. theo nghĩa rộng tổ chức xã hội chỉ bất
kể tổ chức nào trong xã hội. còn theo nghĩa hẹp thì tổ chức xã hội
chính là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó.
 5 dấu hiệu của tổ chức xã hội
- Đó là nhóm xã hội đc lập ra có chủ định
- Có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền lực xã hội( quan hệ lãnh
đạo-phục tùng)
- Mỗi một thành viên của tổ chức xã hội có vị thế xác định trong
nhóm

- Các vai trò của các thành viên tổ chức xã hội đc thực hiện theo sự
mong đợi của tổ chức.
- Phần lớn các mục đích và mối quan hệ của tổ chức đc công khai
hóa
Ví dụ:
Các tổ chức khu biệt như nhà tù, bệnh viện, doanh trại quân sự, nhà
tù….
Các tổ chức này đặt ra rất nhiều luật lệ, quy tắc để duy trì trật tự, đồng
thời khiến các thành viên phụ thuộc lẫn nhau.
Các thành viên thường bị cô lập với xã hội
Câu 23, thế nào là cơ cấu xã hội? phân tích đặc trưng của cơ cấu
xã hội? nêu cơ cấu của trường đại học kiểm sát với tư cách là một
loại hình cơ cấu xã hội?
 cơ cấu xã hội là tổng thể các phần tử cấu thành xã hội trong
những mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, là một hệ thống
lớn, bao gồm nhiều hệ thống nhỏ và nhỏ dần đến một đơn vị cơ
bản là con người. những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu
xã hội là vị thế, vai trò, chức năng xã hội của các phần tử.
 đặc trưng của cơ cấu xã hội:
- thứ nhất, cơ cấu xã hội, không chỉ được xem xét như là một tổng
thể tổng hợp các bộ phận cấu thành xã hội, mà còn đc xem xét về
mặt kết cấu và hình thức tổ chức bên trong
- thứ hai, cơ cấu xã hội là sự thống nhất của 2 mặt các thành phần xã
hội và các mối liên hệ về vị thế, vai trò, chức năng
- thứ 3, cơ cấu xã hội vừa có tính chất lịch sử, vừa có tính chất thời
đại và mang nặng dấu ấn của thời đại


×