VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ VÂN ANH
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội, 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ VÂN ANH
CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số:
60340102
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI HÀ
Hà Nội, 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và
trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận văn
Tràn Thị Vân Anh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................................ 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ, HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ..................................................................................................................................................................... 7
1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNKHCN ............................................................7
1.2 Khái niệm ƯTDN và ƯTDNKHCN ................................................................9
1.3 Khái niệm và đặc điểm của vườn ươm DN, vườn ươm DNKHCN...............10
1.4 Quản lý hoạt động ƯTDNKHCN ..................................................................12
1.5 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, hỗ trợ phát triển hoạt động ươm tạo doanh
nghiệp khoa học và công nghệ...............................................................................15
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ƢƠM TẠO
DNKHCN TẠI VIỆT NAM.................................................................................................................................... 45
2.1 Một số điều kiện cơ bản cho hoạt động ươm tạo DNKHCN tại Việt Nam ...45
2.2 Nhu cầu ươm tạo DNKHCN ở Việt Nam ......................................................48
2.3 Các nhân tố tham gia vào hoạt động ươm tạo DN và ươm tạo DNKHCN ở
Việt Nam ................................................................................................................50
2.4 Hiện trạng hoạt động ươm tạo DNKHCN tại Việt Nam................................55
2.5 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................66
Chƣơng 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ƢƠM TẠO
DNKHCN ............................................................................................................................................................................ 67
3.1 Định hướng phát triển, mục tiêu ....................................................................67
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động ươm tạo DNKHCN ......................................70
3.3 Khuyến nghị với Nhà nước ............................................................................77
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 79
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPDN:
Bệ phóng doanh nghiệp
CSƯT:
Cơ sở ươm tạo (trong báo cáo này sử dụng có ý nghĩa tương
tự như vườn ươm)
CSƯTDNKHCN
Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ
DN:
Doanh nghiệp
DNKHCN:
Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
DNKN:
Doanh nghiệp khởi nghiệp (Start-ups)
KH&CN:
Khoa học và công nghệ
NC&PT:
Nghiên cứu và phát triển
ƯTDN:
Ươm tạo doanh nghiệp
ƯTDNKHCN:
Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ
VƯDN:
Vườn ươm doanh nghiệp
VƯDNKHCN:
Vườn ươm doanh nghiệp khoa học và công nghệ
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKHCN) về cả số lượng
và chất lượng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong hoạt động quản
lý nhà nước về DNKHCN tại Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học
và công nghệ (NATEC) – Bộ Khoa học và Công nghệ. Quyết định số
418/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
KH&CN giai đoạn 2011 – 2020 đã chỉ rõ mục tiêu phấn đấu phát triển 3.000
DNKHCN đến năm 2015 và 5.000 DNKHCN đến năm 2020.
Hoạt động "ươm tạo doanh nghiệp KH&CN" là một trong số các công cụ
quan trọng để hỗ trợ phát triển các DNKHCN, đặc biệt là khuyến khích các doanh
nghiệp mới khởi sự. Áp lực cạnh tranh của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và xu
thế phát triển KH&CN của đất nước là một trong những động lực quan trọng đối
với sự hình thành và phát triển Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ. Đây là một đòi
hỏi của thực tế khách quan.
Để áp dụng các công nghệ mới, những kết quả nghiên cứu cần phải được
nuôi dưỡng một cách thích hợp trong một môi trường, hoàn cảnh thuận lợi. Để tạo
điều kiện tốt cho hoạt động nghiên cứu cơ bản ở những lĩnh vực rộng, cần hội tụ
các phòng thí nghiệm thuộc các chuyên ngành kỹ thuật khác nhau vào một công
viên nghiên cứu là nơi mà họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và liên kết với nhau. Tuy
nhiên, hoạt động nghiên cứu cơ bản thường chỉ chú trọng vào công tác phát minh
những vấn đề/lĩnh vực chưa biết, nên không thể tự động đưa lại các ngành công
nghiệp mới. Do vậy, cần phải tiến hành một bước tiếp theo là khâu “ươm tạo” để
giúp các ngành công nghiệp mới lớn mạnh, đạt tới quy mô thương mại. Ở quy trình
mới này, hướng chú trọng là các ngành công nghệ cao đặc thù. Trong công tác phát
triển các sản phẩm mới ở những ngành công nghiệp đã tồn tại, các nhà sản xuất sẽ
phải quản lý quá trình bắt đầu từ các dự án nghiên cứu và kết thúc bằng việc tạo ra
các doanh nghiệp mới theo một phương thức hoàn toàn khác với phương thức vẫn
1
được áp dụng trước đây. Bởi vậy, các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, hay
còn gọi là Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ (TBI) sẽ đóng một vai trò hết sức
quan trọng.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện Đề tài “Các giải pháp quản lý, hỗ trợ
phát triển hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt
Nam” để tìm ra những giải pháp thỏa đáng nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy
các doanh nghiệp khởi sự, gia tăng số lượng DNKHCN.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các vườn ươm DNKHCN tại Việt Nam đang trong giai đoạn h nh thành và
bắt đầu phát triển. Nh n chung, các vườn ươm đã đạt được một số kết quả bước đầu
đáng khích lệ về số lượng DNKHCN được ươm tạo và đã tập trung được vào một
số lĩnh vực công nghệ quan trọng có tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực trong xã
hội. Tuy nhiên, hoạt động ƯTDN nói chung ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu
của sự phát triển nên các vấn đề nghiên cứu liên quan cho hoạt động này còn ít mới
có một số đề tài, đề án như: Đề tài cấp bộ “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá và phương
pháp luận đánh giá hoạt động của cơ sở ƯTDN công nghệ cao” do Thạc sỹ
Nguyễn Thanh Tùng - Viện chiến lược chủ tr ; Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu cơ sở
khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các điều kiện cụ thể đối với cơ sở ươm tạo
công nghệ cao, ƯTDN công nghệ cao tại Việt Nam” do thạc sỹ Vũ Thị Ngọc Vân Vụ Công nghệ cao chủ tr ; Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hỗ trợ tài
chính trong hoạt động ươm tạo các doanh nghiệp khoa học và công nghệ ” do
Thạc sỹ Trần Xuân Đích – Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và
công nghệ chủ trì; Nguyễn Thị Minh Nga. Nghiên cứu một số mô hình tổ chức và
hoạt động của tổ chức ƯTDN khoa học công nghệ. Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ
- Bộ Khoa học và Công nghệ, 2005.
Mặc dù những nghiên cứu trong nước về ƯTDNKHCN chưa nhiều nhưng
có thể học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế do đây là công tác được nhiều quốc gia phát
triển quan tâm nghiên cứu từ lâu. Có thể để đến một số công tr nh như:
2
(i) “A review of research on the role and effectiveness of business incubation
for high-growth start-ups” của các tác giả Nicola Dee, David Gill, Robert Lacher,
Finbarr Livesey và Tim Minshall do University of Cambridge xuất bản. Nghiên cứu
này đã tr nh bày tổng quan về vai trò và hiệu quả của công tác ƯTDN trong hỗ trợ sự
phát triển của các DN khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng cao.
(ii) “Business incubators in developing countries: characteristics and
performance” của tác giả Rustam Lalkaka đăng trên tạp chí International Journal
of Entrepreneurship and Innovation Management, tập 3 (số 1-2). Nghiên cứu trình
bày các đặc trưng của vườn ươm ở các nước đang phát triển như Trung Quốc,
Brazil,… Dựa trên kinh nghiệm gần đây của các quốc gia được nghiên cứu, tác giả
đã đề xuất những bài học thực tiễn có giá trị.
(iii) “A Real Options-Driven Theory of Business Incubation” của các tác giả
Sean M. Hackett và David M. Dilts đăng tải trên tạp chí Journal of Technology
Transfer (số 29), pg.41-54. Bài báo đã tr nh bày về các bước trong quy tr nh ươm
tạo DN.
Có thể nói, các nghiên cứu trong nước tuy hạn chế về số lượng nhưng phần
nào cho thấy được thực trạng công tác ƯTDN nói chung, ƯTDNKHCN nói riêng
tại Việt Nam. Trong khi đó, các tài liệu của nước ngoài đa phần do các nhà nghiên
cứu đến từ các quốc gia phát triển, có thể đưa ra nhiều kinh nghiệm phong phú để
học hỏi (mặc dù cần chọn lọc do các nghiên cứu dựa trên thực tiễn các nước nói
chung có tr nh độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam).
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu đã nêu tương đối phong phú, có ý nghĩa
trên nhiều phương diện, cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù vậy, nghiên cứu sâu về
hoạt động ƯTDNKHCN để từ đó tổng hợp, so sánh và rút ra những bài học nhằm
vận dụng hỗ trợ phát triển hoạt động ƯTDNKHCN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3
Xác định luận cứ khoa học về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và
công nghệ, đánh giá thực trạng hoạt động của một số cơ sở ươm tạo tại Việt Nam
để đề xuất giải pháp phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công
nghệ tại Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất là hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới quản
lý, hỗ trợ và phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
- Thứ hai là đánh giá thực trạng quản lý phát triển hoạt động ươm tạo doanh
nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
- Thứ ba là đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động ươm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên kinh nghiệm về hoạt động ƯTDN nói chung và
ƯTDNKHCN nói riêng của một số quốc gia trên thế giới. Đồng thời đề tài cũng tập
trung nghiên cứu về các CSƯT điển hình đang hoạt động tại Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động ươm
tạo DNKH&CN, mô hình phát triển của một số cơ sở ươm tạo điển hình tại Việt
Nam và trên thế giới.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Các tài liệu trong và ngoài nước về thực tiễn, chính sách pháp luật trong cơ
chế quản lý, hỗ trợ phát triển hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công
nghệ. Nghiên cứu tài liệu về thực tiễn, chính sách, pháp luật của nước ngoài; phân
tích những nét tương đồng và khác biệt trong cơ chế quản lý, hỗ trợ phát triển hoạt
động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới là
một nguồn tài liệu thứ cấp quan trọng trong phần này. Các văn bản pháp quy của
4
Đảng, Chính phủ, các cơ quan chính quyền cũng được xem xét để giúp tác giả hình
dung được bức tranh toàn cảnh về các giải pháp đã được thực thi, những vướng
mắc trong quá trình thực hiễn và hướng xử lý.
5.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, trao đổi, thảo luận, thống kê tổng hợp kết
hợp với phương pháp thống kê định tính. Phân tích thông tin thu nhận được để
phân tích sự kiện, t m ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả mới về mặt khoa học của Đề tài
- Tổng quan về lý luận DNKHCN và ươm tạo DNKHCN, phân tích kinh
nghiệm của một số nước phát triển ươm tạo DNKHCN.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển hoạt động ươm tạo
DNKHCN .
- Đề xuất các giải pháp quản lý và hỗ trợ phát triển hoạt động ươm tạo
DNKHCN.
Những giá trị của Đề tài
Đối với việc xây dựng cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý nhà
nước: Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, có tính chất tư vấn
cho Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN – Bộ Khoa học và Công
nghệ và các cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng các văn bản pháp quy, các
chương tr nh, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ
phát triển hoạt động ươm tạo DNKHCN.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu sẽ thúc đấy hoạt
động của các cơ sở ươm tạo, khai thác và huy động những nguồn lực tiềm ẩn tại
các khu vực, thành phần kinh tế viện, trường, doanh nghiệp nhằm phát triển thị
trường khoa học và công nghệ cũng như hệ thống doanh nghiệp khoa học và công
nghệ nước ta.
5
7. Cơ cấu của luận văn
Phù hợp với mục tiêu và phương pháp nghiên cứu trên, Đề tài được kết cấu
làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về quản lý, hỗ trợ phát
triển hoạt động ươm tạo DNKHCN
Chương 2: Thực trạng quản lý, phát triển hoạt động ươm tạo DNKHCN
tại Việt Nam
Chương 3: Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động ươm tạo DNKHCN
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN LÝ, HỖ
TRỢ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ƢƠM TẠO DOANH NGHIỆP
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1
Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DNKHCN)
DNKHCN, hiểu theo theo thông lệ chung, là DN mà hoạt động sản xuất,
kinh doanh được bắt đầu từ việc ứng dụng hoặc sử dụng công nghệ hay bí quyết
công nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu, các trường
đại học hoặc các tổ chức và cá nhân có hoạt động nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ. Hiện nay cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau khi nói đến đối tượng
DNKHCN như DN dựa trên nền tảng công nghệ (technology-based enterprises);
DN dựa trên nền tảng tri thức (knowledge-based enterprises); DN dựa trên nền tảng
công nghệ mới/cao (new/high technology-based enterprises); DN dựa trên nền tảng
khoa học (science-based enterprises),…
Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5
năm 2007 (điều 1 và điều 2), DNKHCN là DN do cá nhân, tổ chức có quyền sở
hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp
và Luật khoa học và công nghệ.
Nghị định 80 cũng quy định rằng hoạt động chính của DNKHCN là thực
hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ. Ngoài các hoạt động này, DNKHCN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh
các loại sản phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của
pháp luật.
7
1.1.2 Đặc điểm của DNKHCN
Thông thường, DNKHCN được hình thành dựa trên cơ sở áp dụng, khai
thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu,
trường đại học, tổ chức nghiên cứu tư nhân; các kết quả đó cũng có thể được tạo ra
bởi một cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học, nhà sáng chế. DNKHCN thường là các
DN khởi nguồn (spin-off), là một tổ chức thuộc viện nghiên cứu, trường đại học;
hoặc DNKN (start-up) nằm trong các vườn ươm công nghệ, công viên công nghệ;
hoặc DN dựa trên nền tảng công nghệ (technology-based enterprise), có hoạt động
chính là thương mại hóa kết quả nghiên cứu, cung cấp sản phẩm công nghệ phục
vụ các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia và DN sản xuất trong nước.
DNKHCN, trước hết, cũng là một DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
Do đó, một DNKHCN có đầy đủ những đặc điểm chung của các DN; được sản
xuất kinh doanh bất kỳ mặt hàng hay dịch vụ mà pháp luật cho phép và phù hợp
với giấy phép đăng ký kinh doanh của DN. Tuy nhiên, các DN này đòi hỏi nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm khá lớn từ phía nhà nước và luôn phải đối mặt với khả năng
rủi ro cao. Bản thân các chủ thể tạo dựng và điều hành các doanh nghiệp này cũng
có những đặc điểm riêng biệt, bởi họ thường là các nhà khoa học, thông thạo môi
trường nghiên cứu hơn là môi trường kinh doanh.
Do đó, để hình thành nên một DNKHCN cần có đủ 4 điều kiện: (i) phải có
người sáng tạo công nghệ – là những cá nhân hoặc tổ chức có công nghệ được hình
thành trong các giai đoạn của quá tr nh đổi mới, sẵn sàng để chuyển giao; (ii) phải
có tổ chức mẹ – là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển; (iii) phải
có những người có tinh thần kinh thương – là người áp dụng công nghệ đã được
sáng tạo ra để hình thành một DN mới; (iv) phải có các nhà đầu tư mạo hiểm – là
người cung cấp vốn cho DN mới và sở hữu một số cổ phiếu hoặc chia sẻ lợi ích
trong DN mới.
8
1.2 Khái niệm ƣơm tạo doanh nghiệp (ƢTDN) và ƣơm tạo doanh nghiệp khoa
học và công nghệ (ƢTDNKHCN)
Nói một cách tổng quát, ƯTDN là sự hỗ trợ việc khởi nghiệp từ giai đoạn
h nh thành ý tưởng, phát triển sản phẩm cho đến khi thành lập và phát triển DN
thành công. Ở cách nhìn này, các hoạt động được tính là hoạt động ƯTDN rất đa
dạng và được thực hiện bởi rất nhiều chủ thể. Về mặt logic, ƯTDNKHCN là một
bộ phận của ƯTDN nói chung. Điểm khác biệt cơ bản chính là sản phẩm của hoạt
động này là cho ra đời các DNKHCN.
ƯTDNKHCN là một khái niệm tương đối mới mẻ ở nước ta cho dù đã được
phát triển tương đối đa dạng và sâu sắc ở các nước có nền kinh tế phát triển trên thế
giới. Nó liên quan chặt chẽ đến những quan điểm về ươm tạo công nghệ (ƯTCN),
ƯTDN, ƯTDN công nghệ, vườn ươm DN (VƯDN) hay vườn ươm DNKHCN. Để
có thể đi sâu phân tích làm rõ nội hàm hoạt động ƯTDNKHCN, chúng ta cần thống
nhất cách hiểu các khái niệm nói trên. Sau đây tr nh bày những định nghĩa được
dùng tương đối rộng rãi trên thế giới [4, tr.2].
Ươm tạo công nghệ (technology incubation) là quá trình nghiên cứu khoa
học nhằm (i) thích nghi và làm chủ công nghệ tiên tiến ngoại nhập; (ii) đổi mới, cải
tiến công nghệ theo hướng hiện đại hoá (technology innovation) làm tăng năng suất,
giảm giá thành, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm; (iii) sáng tạo công
nghệ (new and advanced technologies/ inventions).
ƯTDN (business incubation) là quá trình hỗ trợ cho các DN trong giai đoạn
khởi nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí ban đầu, hạn chế rủi ro, khắc phục những
thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, mạng lưới liên kết, tiếp cận
thị trường..., nâng cao khả năng tồn tại (survival rate) và sự phát triển ổn định của
DN sau khi kết thúc giai đoạn ươm tạo.
ƯTDN công nghệ (technology business incubation) là quá trình hỗ trợ cho
các DN dựa trên một hoặc nhiều loại hình công nghệ xác định hoặc nhóm các nhà
khoa học, các nhà nghiên cứu có mục đích thành lập DN khi đã có ý tưởng công
9
nghệ, kết quả công trình nghiên cứu KH&CN ứng dụng được công nhận là khả thi
và có khả năng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNHHĐH) đất nước trong một thời kỳ nhất định (giai đoạn khởi nghiệp). Trong báo cáo
này chúng ta sẽ đồng nhất khái niệm ƯTDNCN với ƯTDNKHCN.
Có thể thấy rằng ƯTDNKHCN là một quá trình có những hoạt động “ươm
tạo công nghệ” kết hợp với “ươm tạo doanh nghiệp”. Nhờ có ƯTCN mà các ý
tưởng, các kết quả triển khai thực hiện nghiệm/sản xuất thử nghiệm có khả năng
đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội và phát triển thành các công nghệ hoặc bí quyết
công nghệ có khả năng thương mại được nuôi dưỡng và hiện thực hóa. Các kết quả
của hoạt động ươm tạo công nghệ (bao gồm: (i) tạo ra bí quyết công nghệ (knowhow) có khả năng áp dụng; (ii) tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới; (iii) giải mã,
làm chủ để cải tiến hoặc đổi mới công nghệ, sản phẩm hiện có) cũng chính là một
phần mục đích của ƯTDNKHCN. Ở một khía cạnh khác, hoạt động ƯTDNKHCN
cũng mang một số đặc điểm tương đồng chủ chốt của quá tr nh ƯTDN.
1.3
.
Khái niệm và đặc điểm của vƣờn ƣơm DN, vƣờn ƣơm DNKHCN
Để thực hiện được các hoạt động ươm tạo nói trên cần có một môi trường
phù hợp. Các khái niệm về “vườn ươm” (hay còn được gọi là cơ sở ươm tạo
(CSƯT)) được đề cập để xác định các môi trường cho hoạt động ươm tạo. Theo
Hiệp hội Quốc gia các VƯDN (NBIA), Athens, Ohio, “vườn ươm” được hiểu là
một môi trường và chương tr nh với một số đặc tính quan trọng như cung cấp một
danh sách đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ DN theo yêu cầu riêng của các DN khách hàng;
có một giám đốc vườn ươm tại chỗ điều phối các nhân viên, các chuyên gia bên
ngoài và các tổ chức để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ DN; giúp các DN trưởng thành
một khi các DN đạt được các mục tiêu của chương tr nh (mặc dù không vượt ra
ngoài các phương tiện và trang thiết bị của chương tr nh). Như vậy việc ƯTCN,
ƯTDN hay ƯTDNKHCN dứt khoát phải tiến hành trong các “vườn ươm”.
Mô tả một cách tổng quát, VƯDN là những tổ chức được h nh thành để hỗ
trợ sự phát triển thành công của các DN khởi sự thông qua việc cung cấp các nguồn
10
tài nguyên, dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tư vấn phát triển DN trực tiếp hay
gián tiếp. Có nhiều hình thức phân loại VƯDN, bằng cách thức cung cấp dịch vụ,
cơ cấu tổ chức hay đối tượng khách hàng mà nó phụ vụ. Thông qua hỗ trợ của
VƯDN, tỉ lệ rủi ro của khởi sự DN giảm đi.
VƯDN đã tồn tại trên thế giới khoảng 50 năm nay, với rất nhiều loại hình và
mục đích hoạt động đa dạng: VƯDN truyền thống (phát triển DN, tạo việc làm,
giải quyết các vấn đề xã hội), VƯDN công nghệ (ươm tạo và phát triển công nghệ
mới), VƯDN công nghệ cao (ƯTDN trong lĩnh vực công nghệ cao); vườn ươm v
lợi nhuận; vườn ươm phi lợi nhuận v.v…
Dưới đây tr nh bày lại một số các khái niệm cụ thể về vườn ươm được nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng bao gồm VƯDN, VƯDN công nghệ
(VƯDNCN), vườn ươm công nghệ (VƯCN), và VƯDN công nghệ cao
(VƯDNCNC).
VƯDN (business incubator) là nơi cung cấp cơ sở vật chất, diện tích làm việc đa
dạng và cung cấp các hình thức tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nhằm nuôi dưỡng sự phát triển
các DN khởi sự với mục đích tạo công ăn việc làm và phát triển kinh tế địa phương.
VƯDNCN (technology business incubator) là một dạng của VƯDN tập trung
vào ươm tạo các DN dựa trên công nghệ (technology based enterprise).
VƯCN (technology incubator) là một dạng đặc biệt của VƯDN tập trung vào
ươm tạo các DN dựa trên một lĩnh vực công nghệ.
VƯDNCNC (high technology business incubator) là một dạng đặc biệt của
VƯDN tập trung vào ươm tạo các DN dựa trên lĩnh vực công nghệ cao (hi-tech or
new and advanced technology).
Các khái niệm về ba loại vườn ươm phát biểu sau đều là dạng đặc biệt của
VƯDN và có điểm chung là đều dựa vào công nghệ. Vì thế có cơ sở để gộp chung
chúng dưới tên chung là VƯDNCN hay vườn ươm DNKHCN.
Theo đánh giá của một số chuyên gia nghiên cứu về vườn ươm, VƯDN là
11
một công cụ hữu hiệu để hỗ trợ phát triển DN, thúc đẩy nghiên cứu, và ứng dụng
công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất, nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Kinh nghiệm thành công của một số quốc gia trên thế
giới (Mỹ, Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc…) cũng đã chứng minh điều này.
1.4
Quản lý hoạt động ƢTDNKHCN
Trước hết, cần làm rõ nội hàm khái niệm “quản lý” để từ đó thống nhất cách
hiểu quản lý hoạt động ƯTDNKHCN được sử dụng trong báo cáo này.
Theo một số nghiên cứu đã khẳng định là cho đến nay, vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về quản lý. Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự
khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã
hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau.
Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong
nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lý
càng trở nên rõ rệt.
Theo định nghĩa được đăng tải trên website của Trường Đại học North
Carolina tại Wilmington, quản lý được giải thích là “quá tr nh tổ chức bao gồm xây
dựng kế hoạch chiến lược, thiết lập mục tiêu, quản trị nguồn lực, triển khai nhân lực
và tài chính cần thiết để đạt được mục tiêu và đánh giá các kết quả. Quản lý cũng
bao gồm việc ghi lại và lưu trữ các dữ kiện thực tế và thông tin để sử dụng sau hoặc
cho những cá nhân khác trong phạm vi tổ chức. Chức năng quản lý không chỉ giới
hạn trong số các nhà quản lý hoặc các giám sát viên. Mọi thành viên của tổ chức
luôn có có một số chức năng quản lý và báo cáo như là một phần công việc của họ”.
Nói một cách đơn giản nhất “Quản lý là một quá tr nh đạt đến các mục tiêu bằng
cách làm việc với và thông qua con người và các nguồn lực tổ chức khác”.
Vậy đâu là những yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý? Theo nhận thức
chung của giới nghiên cứu, mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau
cấu thành:
-
Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý?
12
-
Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì?
-
Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì?
-
Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh
nào?
Mặt khác, mặc dù có sự khác nhau trong cách định nghĩa nhưng nhiều nhà
nghiên cứu cũng có chung nhận định về 04 chức năng cơ bản của quản lý (giúp cho
quá trình quản lý có thể thực hiện được) như sau:
Lập kế hoạch (Planning)
Lập kế hoạch là việc lựa chọn các nhiệm vụ phải tiến hành nhằm đạt được
các mục đích của tổ chức, dự kiến cách thức mà các nhiệm vụ phải được thực thi, và
chỉ ra khi nào chúng phải được thực hiện.
Hoạt động lập kế hoạch tập trung vào việc giành được các mục tiêu. Các nhà
quản trị phác thảo một cách chính xác cái mà các tổ chức cần làm để thành công.
Lập kế hoạch liên quan đên sự thành công của tổ chức cả trong ngắn hạn cũng như
dài hạn.
Tổ chức bộ máy (Organizing)
“Tổ chức bộ máy” có thể xem như là giao nhiệm vụ đã được lập kế hoạch
cho các cá nhân hoặc nhóm khác nhau trong tổ chức. “Tổ chức bộ máy” phải tạo ra
một cơ chế đưa các kế hoạch vào thực thi.
Mọi người trong tổ chức được giao các nhiệm vụ góp phần vào mục tiêu
chung của đơn vị. Các nhiệm vụ được tổ chức sao cho kết quả của mỗi cá nhân
đóng góp vào thành công của phòng, cái mà sau đó đến lượt lại góp phần vào thành
công của các bộ phận, cái mà cuối cùng tạo nên thành công chung của cả tổ chức.
Tạo ảnh hưởng (Influencing)
“Tạo ảnh hưởng” cũng có nghĩa như là tạo động lực (motivating), lãnh đạo
(leading) hoặc hướng dẫn (directing). “Tạo ảnh hưởng” có thể định nghĩa như là sự
định hướng các hoạt động của các thành viên theo cách góp sức đưa tổ chức tiến
đến hoàn thành trọn vẹn các mục tiêu.
13
Mục đích của “tạo ảnh hưởng” là nhằm tăng năng suất. Môi trường làm việc
hướng đến con người thường tạo ra mức độ sản phẩm cao hơn về dài hạn so với môi
trường làm việc hướng đến nhiệm vụ bởi lẽ mọi người cảm thấy khó chịu khi làm
việc ở môi trường sau.
Kiểm soát (Controlling)
Kiểm soát có những vai trò sau được thực hiện bởi người quản lý:
-
Thu thập thông tin đánh giá hiệu suất công việc
-
So sánh hiệu suất công việc hiện tại với các chuẩn hiệu suất đã
thiết lập trước đây
-
Quyết đinh các kế hoạch hành động tiếp theo và những điều chỉnh
để đạt được các chỉ số hiệu suất mong muốn.
Kiểm soát là một quá trình phát triển liên tục.
Quản lý hoạt động ƯTDNKHCN là một loại hình quản lý mà ở đây khách
thể quản lý chính là hoạt động ƯTDNKHCN. Do đó, khi xác định được chủ thể
quản lý là ai thì hành vi quản lý sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu chủ thể quản lý ở đây
là Nhà nước sẽ khác với chủ thể quản lý là DN. Cũng là DN nhưng nếu là DN làm
chức năng ươm tạo sẽ khác với DN tham gia ươm tạo.
1.4.1 Khung tiêu chí tuyển chọn đối tượng ƯTDNKHCN
Phương thức quản lý bằng cách đưa ra các bộ tiêu chuẩn đầu vào rất phổ biến
nếu trong điều kiện chủ thể quản lý cần tiến hành sàng lọc để lựa chọn đối tượng
tham gia vào loại dịch vụ được cung cấp.
Khung tiêu chí tuyển chọn đối tượng ƯTDNKHCN (sau đây gọi tắt là Khung
tiêu chí tuyển chọn) là một biện pháp nhằm quản lý hoạt động ƯTDNKHCN (sau
đây gọi tắt là hoạt động ươm tạo) ở dạng này. Theo đó, chủ thể quản lý hoạt động
ươm tạo (ở đây thường là các CSƯT) đưa ra các tiêu chuẩn (tiêu chí) bắt buộc các
tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào hoạt động ươm tạo phải đáp ứng trước khi
được xem xét. Tập hợp các tiêu chí này theo một trật tự logic nhất định sẽ hình
thành nên khung tiêu chí tuyển chọn.
14
Nói chung, trừ một số trường hợp đặc biệt, hầu hết các CSƯT đều xây dựng
một khung tiêu chí phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ươm
tạo của m nh. Thông thường các tiêu chí được chia là một số nhóm, trong đó có
nhóm tiêu chí về nhân lực, nhóm tiêu chí về tài chính (bao gồm cả vốn bằng tiền
mặt và tài sản khác), nhóm tiêu chí về kinh nghiệm,…
1.4.2 Quy trình ƯTDNKHCN
Quy tr nh ƯTDNKHCN (sau đây gọi là quy tr nh ươm tạo) cũng là một biện
pháp quản lý hoạt động ươm tạo do chủ CSƯT hoặc các cơ quan quản lý nhà nước
về hoạt động ươm tạo đưa ra. Quy tr nh ươm tạo mô tả cô đọng nhất các bước mà
một tổ chức, cá nhân sau khi được chấp thuận vào ươm tạo sẽ phải trải qua để có thể
tốt nghiệp thành DNKHCN. Về mặt nguyên tắc cũng như trong thực tiễn, tất cả các
CSƯT đều phải có quy tr nh ươm tạo. Điểm khác biệt là chủ của CSƯT công bố
công khai trước hay sẽ chỉ thông báo với các tổ chức, cá nhân sau khi được lựa chọn
để ươm tạo.
Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ươm tạo cũng có thể đưa ra quy
tr nh ươm tạo như là dạng chuẩn tối thiểu bắt buộc các CSƯT phải có quy trình
ươm tạo từ mức tối thiểu đó trở lên. Quy định này là cần thiết nếu cơ quan quản lý
nhà nước có bằng chứng là chất lượng đầu ra của các CSƯT không đáp ứng yêu
cầu có nguyên nhân do quy trình không phù hợp hoặc nếu hoạt động ươm tạo được
tiến hành có sử dụng ngân sách nhà nước với những điều khoản ràng buộc về chất
lượng đầu ra của hoạt động ươm tạo.
1.5
Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, hỗ trợ phát triển hoạt động ƣơm tạo
doanh nghiệp khoa học và công nghệ
1.5.1 Một số mô hình ƯTDNKHCN tiêu biểu trên thế giới
1.5.1.1 Thung lũng Silicon (Mỹ)
Thung lũng Silicon, niềm tự hào của nước Mỹ là tên gọi của cả một vùng
rộng lớn gồm nhiều thành phố bên hai bờ vịnh San Francisco của vùng Bắc
California, được hình thành từ những năm 1971 thế kỷ trước. Nơi đây đã tập hợp
15
những nhà phát minh và sáng chế các sản phẩm ngành công nghệ bán dẫn và công
nghệ vi tính thuộc hàng bậc nhất thế giới.
Thung lũng Silicon đã trở thành một thị trường, nơi mà các công nghệ mới
gặp gỡ được với các nhà đầu tư mạo hiểm để rồi kết hợp lại với nhau và trở thành
những DNKN với mức tăng trưởng phi mã. Nó là một chu trình bất tận, thế hệ này
tự tạo ra những thế hệ kế tiếp, thành công tiếp nối thành công và các đổi mới dẫn
đường đến những công nghệ cao cấp hơn.
Có hai nhóm người để tạo ra một trung tâm công nghệ: những người giàu có
và những người đam mê nghiên cứu. Họ là những chất hóa học cần thiết trong phản
ứng tạo ra các DNKN, vì họ là những người duy nhất hiện diện khi các DNKN bắt
đầu. Những người khác sẽ di chuyển tới sau.
Theo thống kê, phần lớn tiền đầu tư được đổ vào 4 bang của nước Mỹ, gồm
California, Massachusetts, New York và Texas. Các số liệu được Hiệp hội Đầu tư
mạo hiểm Quốc gia (National Venture Capital Association viết tắt là NVCA) [1,
tr.17] công bố đã chỉ ra rằng California là bang được đầu tư vào nhiều nhất (chiếm
tới 51% trong năm 2011), kế đến là Massachusetts, New York và Texas, bốn bang
này chiếm tới 74% nguồn đầu tư mạo hiểm của Hoa Kỳ.
Tại California, sự phát triển của Thung lũng Silicon được củng cố bởi sự mở
rộng của một mạng lưới phức tạp các dịch vụ hỗ trợ. Đa phần các công ty dịch vụ
này đều là các công ty luật, được thành lập với mục đích xây dựng cơ sở pháp lý,
đẩy nhanh sự thành lập cho các công ty khởi nghiệp, hỗ trợ hoạt động tài trợ và mở
rộng các công ty công nghệ.
Quan trọng nhất là hoạt động của các công ty đầu tư mạo hiểm trong khu
vực. Số lượng các công ty này bùng nổ sau sự thành công của việc lên sàn chứng
khoán (IPO) của công ty máy tính Apple trong năm 1980. Hai năm sau, chỉ số
chứng khoán trung bình ngành công nghiệp (Dow Jones Industrial Average) của
Mỹ có sự phục hồi lớn nhất trong lịch sử, giá trị tăng hơn gấp 10 lần trong vòng
16
chưa đầy hai thập kỷ. Trong năm 1994, Yahoo và Amazon đã nhập cuộc, và họ đã
thay đổi thế giới.
Trong năm 2011, theo báo cáo của NVCA, có 842 công ty đầu tư mạo hiểm
tại Mỹ và những công ty này quản lý số tiền lên tới 195,9 tỷ Đô la Mỹ.
Mặc dù nền kinh tế trì trệ, trong năm 2011 các công ty đầu tư mạo hiểm
giảm xuống 28,4 tỷ Đô la Mỹ vào 3683 giao dịch thành công. Những con số này
đại diện cho việc tăng trưởng 22% theo đồng Đô la so với năm trước và tăng 4% số
giao dịch thành công. Sự tăng trưởng lớn nhất trong đầu tư Đô la được đầu tư vào:
Sản phẩm khách hàng và các dịch vụ (tăng 103%)
Giải trí/ truyền thông (tăng 53%)
Điện tử/ thiết bị đo lường (tăng 52%)
Dịch vụ công nghệ thông tin (IT) (tăng 39%)
Hình 1.1 : Vốn đầu tƣ đầu tƣ mạo hiểm theo lĩnh vực tại Hoa Kỳ năm 2012
(Nguồn: Báo cáo Đầu tư mạo hiểm của Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm Quốc gia
Hoa Kỳ năm 2012)
17
Các công ty IT nhận được 16,4 tỷ Đô la Mỹ về đầu tư mạo hiểm (57%)
trong năm 2011. Các công ty dược và y tế chiếm 7,9 tỷ Đô la Mỹ (27,8%) và
15,2% còn lại được đầu tư cho các công ty không phải công nghệ cao.
Trong giai đoạn phát triển, hạt giống, khởi nghiệp và mới thành lập, các
công ty thu hút được 1800 giao dịch thương mại, và con số này đạt khoảng 1863
trong giai đoạn hoạt động và mở rộng. Các khoản đầu tư cho giai đoạn sau chiếm
khoảng 2/3 các đầu tư mạo hiểm trong năm 2011.
Theo khảo sát của AEA (trước đây là American Electronics Association,
hiện nay là TechAmerica), nhờ ngành công nghiệp công nghệ, khu vực vịnh San
Francisco, bao gồm Thung lũng Silicon là nơi đem lại nhiều công việc công nghệ
nhất tại Mỹ. Nơi đây cung cấp khoảng 387.000 công việc trong năm 2006. Trong
đó, Thung lũng Silicon là nơi tập trung nhiều nhất lao động công nghệ, và có mức
lương trung b nh cao nhất.
Điều thú vị nhất, cũng là nguồn của cải có giá trị nhất của Thung lũng
Silicon đó là con người. “Nếu bạn có thể thu hút một lượng đủ lớn những người
say mê nghiên cứu và các nhà đầu tư sinh sống ở một nơi nào đó, bạn có thể sao
chép lại thung lũng Silicon”. Những người sáng lập ra Thung lũng Silicon nắm bắt
được chiếc chìa khóa bí mật ấy: Những thứ một người say mê tìm hiểu thích thú
chính là những kẻ đam mê khác. Những người thông minh sẽ đến bất cứ nơi nào có
những người thông minh ở đó. Và nói một cách cụ thể, đó là các trường đại học tại
nơi này. Theo lý thuyết có thể có các cách khác để thu hút họ, nhưng trong chừng
mực nào đó th các trường đại học dường như là không thể thiếu. Ở nước Mỹ,
không có trung tâm công nghệ nào mà ở đó không có các trường đại học hàng đầu
– hoặc ít nhất, là các khoa khoa học máy tính hàng đầu.
Tại thung lũng Silicon, không chỉ có một trường đại học, mà còn có một
nhóm người thuộc hàng đầu của thế giới. Thung lũng Silicon với MIT hay
Standford đủ hoàn hảo để hoạt động như một cái nam châm, lôi kéo những con
người tốt nhất từ cách xa hàng ngàn dặm.
18
Hình 1.2 : Tỷ lệ phần trăm ngƣời nói ngôn ngữ không phải tiếng Anh tại nhà
(khảo sát tại Santa Clara & San Mateo Cointies, CA, USA)
Nguồn: Khảo sát của Cục Điều tra dân số Hoa Kỳ
Như biểu đồ ở phía trên cho thấy, những người đang sống và làm việc tại
Thung lũng Silicon đến từ rất nhiều nơi trên thế giới. Tỉ lệ này là cao nhất nước Mỹ
vượt trên cả tỉ lệ trung bình của toàn nước Mỹ. Việc có thể thu hút nguồn chất xám
của cả thế giới đổ về đây đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ của cả Thung lũng.
Đánh giá các nghiên cứu công nghệ:
Tại Thung lũng Silicon, khi các nhà nghiên cứu t m ra được một công nghệ
mới, họ mang theo các công nghệ này đến gặp các nhà đầu tư, các chuyên gia đánh
giá, các hiệp hội, các quỹ đầu tư mạo hiểm (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư) để được
đánh giá, xem xét tính khả thi của công nghệ dựa trên sự phát triển và nhu cầu của
thị trường.
Các nhà nghiên cứu ở đây có thể là sinh viên của các trường đại học trong
và ngoài khu vực Thung lũng Silicon hoặc các nhà khoa học hay thậm chí bất cứ
người nào có khả năng nghiên cứu và có công trình nghiên cứu.
Sau khi liên hệ được với nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu sẽ trình bày về sản
phẩm của mình (công dụng, mục đích và đối tượng…) sau đó nhà đầu tư sẽ xem
19
xét hỗ trợ các nhà nghiên cứu thực hiện tiếp công việc nghiên cứu hay không dựa
trên một đánh giá tổng thể, kết hợp từ ý kiến của các nhà khoa học và ý kiến của
các nhà đầu tư về độ khả thi của sản phẩm.
Điểm đặc biệt là tại đây, họ chỉ chấp nhận những sản phẩm mang tính đổi
mới, sáng tạo, bất kể sản phẩm nào đã được phát triển hoặc đã có người khác phát
triển đều không được chấp nhận mà không cần lý do cụ thể.
Bí quyết kinh doanh:
Để trở thành một DN nói chung không chỉ cần những kiến thức chuyên môn
giỏi, và để trở thành DN công nghệ cũng như vậy. Đặc biệt là trong mô hình thành
công như Thung lũng Silicon th các nhà nghiên cứu giỏi cũng có khi phải trở
thành những nhà kinh doanh giỏi (Apple, Google và HP là những ví dụ điển hình
cho sự thành công này).
Sau khi các sản phẩm nghiên cứu được thông qua (có thể được đầu tư
nghiên cứu ban đầu), các nhà nghiên cứu phải được học cách để phát triển sản
phẩm của họ, không chỉ tập trung vào nghiên cứu chuyên môn. Mục đích của việc
làm này là nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quát, từ nhiều góc
cạnh cho sản phẩm của mình, có thể độc lập xây dựng được một kế hoạch kinh
doanh cụ thể cho sản phẩm của họ, hoặc thậm chí là cho DN công nghệ mà họ sắp
làm chủ.
Trong mô h nh Thung lũng Silicon, các kế hoạch kinh doanh công nghệ
được xây dựng không chỉ để vạch ra phương hướng cụ thể cho các nhà khoa học,
mà còn là công cụ hữu hiệu giúp họ tìm kiếm được nguồn tài trợ cho sự phát triển
và khởi nghiệp trong tương lai gần.
Sự tham gia của quỹ đầu tư rủi ro:
Thời gian mà các nhà nghiên cứu tiếp tục công việc của họ cũng là thời gian
mà các quỹ đầu tư rủi ro bắt đầu tham gia vào công việc của mình. Các quỹ này thu
thập thông tin về công nghệ mới từ rất nhiều nguồn khác nhau, khi phát hiện một
công nghệ mới (ngay cả khi còn là ý tưởng), các quỹ đầu tư sẽ cùng các chuyên gia
20