Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hỗ trợ tài chính trong hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 106 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ




BÁO CÁO TỔNG HỢP

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ



Chủ nhiệm Đề tài:

ThS. Trần Xuân Đích
Đơn vị chủ trì :
Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp
KH&CN







HÀ NỘI - 2012



MỤC LỤC
MỘT SỐ TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO 4
MỞ ĐẦU 3
A. Tính cấp thiết của đề án 3
B. Mục tiêu nghiên cứu 4
C. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 5
D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án 5
E. Cấu trúc của Báo cáo 6
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO DOANH
NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 7
1.1. Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động ƯTDNKHCN 7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chính của DNKHCN 7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của ƯTDNKHCN 9
1.1.3. Khái niệm VƯDN và vai trò của VƯDN trong hoạt động ươm tạo 10
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển VƯDN 12
1.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển VƯDN 13
1.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về phát triển VƯDN 13
1.2.3. Kinh nghiệm của Malaysia về phát triển VƯDN 14
1.2.4. Kinh nghiệm về phát triển VƯDN tại Thượng Hải (Trung Quốc) 15
1.2.5. Mô hình tổ chức và hoạt động điều hành của các VƯDN 17
1.2.6. Tài chính cho hoạt động của các VƯDN 19
1.2.7. Một số nhận xét rút ra từ kinh nghiệm của các nước trong phát triển các VƯDN
22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CÁC VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT
NAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH 23
2.1. Tình hình phát triển các VƯDN tại Việt Nam đến hiện nay 23
2.1.1. Cơ sở pháp lý đối với hoạt động ƯTDNKHCN 23
2.1.2. Những đặc điểm chính về thực trạng các VƯDN hiện nay 23
2.2. Hoạt động cụ thể và tình hình tài chính của một số VƯDN 30

2.3. Đánh giá chung hoạt động tài chính của các VƯDN 52
2.3.1. Về nguồn vốn hoạt động 52
2.3.2. Về tính chất hoạt động 53
2.3.3. Về mô hình tổ chức và sở hữu 54
2.3.4. Về tính bền vững của các VƯDN 54
2.4. Một số nhận xét về mô hình hoạt động tài chính của các VƯDN 55
2.5. Giải pháp tài chính hỗ trợ cho các VƯDN 62
2.5.1. Về hỗ trợ huy động vốn và quản lý nguồn vốn 62
2.5.2. Về các chính sách ưu đãi 63
2.5.3. Về chính sách hỗ trợ tài chính nhằm thu hút nhân tài 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TÀI CHÍNH 65
3.1. Tình hình phát triển DNKHCN tại Việt Nam tính đến nay 65
3.2. Những chính sách hỗ trợ đối với DNKHCN 65
3.3. Những đặc điểm trong hoạt động tài chính của các DNKHCN tại các địa phương
triển khai nghiên cứu 66
3.3.1. Về lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp 67
3.3.2. Về tài sản và nguồn vốn của các doanh nghiệp 68
3.3.3. Về nguồn nhân lực của doanh nghiệp 70
3.4. Giới thiệu về một số DNKHCN tiêu biểu 72
3.5. Một số đánh giá về điểm mạnh và điểm hạn chế của các DNKHCN 80
3.6. Nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển DNKHCN 81
3.7. Giải pháp tài chính hỗ trợ cho các DNKHCN và các DN tiềm năng phát triển thành
DNKHCN 83
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 87
4.1. Kết luận 87
4.1.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động ươm tạo và phát triển DNKHCN chưa hoàn thiện . 88
4.1.2. Công tác quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động ƯTDNKHCN 88
4.1.3. Hoạt động của các DN và VƯDN 89
4.2. Các đề xuất nhằm phát triển hoạt động ƯTDN và hỗ trợ các DNKHCN 90

4.2.1. Về hoàn thiện các quy định pháp luật cho hoạt động ƯTDNKHCN và phát triển
DNKHCN 90
4.2.2. Về tổ chức, quản lý hoạt động của tổ chức ƯTDNKHCN 91
4.2.3. Về hoạt động quản lý, hỗ trợ của Nhà nước đối với công tác ươm tạo và phát
triển DNKHCN 92
4.2.4. Về hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký chứng nhận DNKHCN và hưởng các chính
sách ưu đãi của Nhà nước 92
4.2.5. Về phát triển nguồn nhân lực 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
A. Tiếng Việt 94
B. Tiếng Anh 95
PHỤ LỤC 99
MỘT SỐ TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO
DN Doanh nghiệp
DNCN Doanh nghiệp công nghệ
DNKHCN Doanh nghiệp khoa học và công nghệ
VƯ Vườn ươm
VƯCN Vườn ươm công nghệ
VƯDN Vườn ươm doanh nghiệp
VƯDNCNC Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao
VƯDNKHCN Vườn ươm doanh nghiệp khoa học và công nghệ
KCNC Khu công nghệ cao
ƯT Ươm tạo
ƯTDN Ươm tạo doanh nghiệp
ƯTCN Ươm tạo công nghệ
ƯTDNCN Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ
ƯTDNKHCN Ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ
R&D Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
OECD The Organisation for Economic Co-operation and
Development

UNIDO United Nations Industrial Development Organization
UNDP United Nations Development Programme
SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Enterprises)
Nghị định 115 Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ
quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
khoa học và công nghệ công lập
Nghị định 80 Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ
quy định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
2

Nghị định 96 Nghị định số 96/2010/Đ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115 và Nghị định
80
Quyết định 1244 Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng
phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và
công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015
Thông tư 06 Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV
của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội
vụ ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số
80/2007/NĐ-CP
3

MỞ ĐẦU
A. Tính cấp thiết của đề án
DNKHCN chính là chủ thể quan trọng nhất trong thị trường công nghệ,
có vai trò then chốt trong quá trình đổi mới công nghệ của cả hệ thống doanh
nghiệp. Nhận rõ tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này đối với sự phát
triển bền vững của nền kinh tế, ngay trong phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ
khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 - 2015 (được phê duyệt theo
Quyết định số 1244) đã xác định rõ cần phải đạt được mục tiêu hình thành được

3.000 DNKHCN đến năm 2015.
Ngày 19/5/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80 về DNKHCN.
Tiếp đó là sự ra đời của Thông tư 06 ngày 18/6/2008 của liên Bộ Khoa học và
Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Đây là những văn bản pháp lý quan
trọng để phát triển DNKHCN. Sau 4 năm thực hiện Nghị định trên, các
DNKHCN đã và đang hình thành tại các địa phương và có những đóng góp quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày càng có nhiều các
DNKHCN do các trường đại học, các viện nghiên cứu thành lập và hoạt động để
sản xuất và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Các DNKHCN có ưu thế vượt trội nhờ có yếu tố công nghệ xuất hiện. cần
được hỗ trợ kịp thời để phát huy và khai thác tài năng của họ cống hiến cho sự
nghiệp phát triển công nghệ nước nhà như Dolsoft, Bkis, Naiscorp, BKMech,
FPT, Viettel, Tosy, Một số sinh viên tài năng đã tự khởi nghiệp bằng nguồn
vốn là giá trị sản phẩm công nghệ tạo ra từ niềm say mê nghiên cứu sáng tạo và
ý tưởng kinh doanh từ sản phẩm sáng tạo. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng các
doanh nghiệp này chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến số các DNKHCN được thành lập còn ít là do những trở ngại trong
các hoạt động tài chính như: các hoạt động ươm tạo gặp khó khăn do khó tiếp
cận nguồn vốn, trở ngại trong việc thực hiện các ưu đãi về thuế, đất đai
Trong thực tế, các vườn ươm DNKHCN cũng đã hình thành tại một số địa
phương nhưng chưa nhiều (trong nước hiện có khoảng 10 vườn ươm) như:
VƯDN CNC Hòa Lạc, VƯDN thuộc Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, khu
công nghiệp phần mềm Quang Trung, Các VƯ cũng đã bước đầu xây dựng được
mô hình tổ chức và đạt được một số hiệu quả nhất định trong hoạt động ƯTDN.
Tuy nhiên, sự phát triển của các VƯDN cũng gặp phải nhiều khó khăn như: chưa
4

có văn bản pháp quy trực tiếp về vườn ươm (chỉ có văn bản qui định tạm thời), hạn
chế trong các chính sách ưu đãi, và nhất là thiếu cơ chế tài chính hiệu quả cho quá
trình hoạt động và phát triển của các VƯ.

Ngày 8/6/2011, Thủ tướng đã ký Quyết định số 890/QĐ- TTg về việc
thành lập Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ với
nhiệm vụ phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN trong phạm vi cả nước.
Nhiệm vụ của Cục trong thời gian tới (đặc biệt là tới năm 2015) là cần phải tập
trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ để
đạt cho được mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển khoa học công nghệ trong
giai đoạn 2011-2015 (theo Quyết định 1244) là xây dựng được 3.000 DNKHCN,
trong đó có 70% doanh nghiệp này được hình thành từ các viện nghiên cứu,
trường đại học; đồng thời tăng giá trị giao dịch thành công trên thị trường công
nghệ bình quân 15-17%/năm.
Để có được chính sách phát triển phù hợp, người hoạch định chính sách
cần có được bức tranh thực trạng phản ánh trung thực sự hình thành, phát triển
và đặc biệt hoạt động tài chính của các VƯDN công nghệ qua đó phát triển các
DNKHCN đã, đang và sẽ hình thành tại các địa phương. Đề án này nhằm đánh
giá tổng quan biện pháp tác động về mặt chính sách. cần có biện pháp hỗ trợ về
mặt kỹ thuật trong hỗ trợ hoạt động tài chính để có thể thúc đẩy sự hình thành
và phát triển các VƯDN công nghệ qua đó phát triển các DNKHCN. Đây là
tiền đề cơ bản cần thiết cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển,
nội dung hoạt động của cơ quan mới thành lập là Cục Phát triển Thị trường và
doanh nghiệp KH&CN trong thời gian tới.
B. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu nhằm bước đầu hình thành những cơ sở khoa
học cho việc hỗ trợ tài chính trong hoạt động ươm tạo doanh nghiệp khoa học và
công nghệ phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng hoạt động ươm tạo doanh nghiệp trong đó đi
sâu phân tích hoạt động tài chính trong việc ươm tạo DNKHCN tại
một số địa phương.
5


- Đề xuất các giải pháp về cơ chế tài chính nhằm phát triển hoạt động
ươm tạo DNKHCN trong thời gian tới.
C. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu đã đề ra, đề án nghiên cứu trả
lời những câu hỏi sau: đặc điểm của hoạt động ươm tạo DNKHCN ở Việt Nam
là gì? Thực trạng của các cơ sở làm chức năng ươm tạo DNKHCN ra sao? Các
DNKHCN đã và đang được ươm tạo như thế nào, đang hoạt động ra sao? Cần
có những chính sách hỗ trợ tài chính như thế nào để thúc đẩy chất lượng và hiệu
quả của hoạt động ươm tạo.
Giới hạn nghiên cứu: Đề án nghiên cứu hoạt động của một số vườn ươm
DNKHCN chính trong nước kết hợp với nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của
một số quốc gia trên thế giới; và hoạt động của các DNKHCN trên địa bàn 06
tỉnh, thành phố là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình
Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan có kế thừa các kết quả
nghiên cứu đã được công bố từ nguồn tài liệu trong và và ngoài nước; tham
khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý;
khảo sát thực tế bằng phỏng vấn và/hoặc gửi phiếu điều tra về tình hình hoạt
động của các vườn ươm DNKHCN và các DNKHCN; phân tích thông tin thu
nhận được để phân tích sự kiện, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
D. Dự kiến kết quả mới về mặt khoa học và giá trị của đề án
Những kết quả mới về mặt khoa học của đề án:
- Tổng hợp, phân tích một số kinh nghiệm của nước ngoài về tổ chức
hoạt động ƯTCN, ƯTDN.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của các VƯDN trên các địa
bàn triển khai nghiên cứu
- Phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động của các DNKHCN được
nghiên cứu.
- Các giải pháp hỗ trợ tài chính cho hoạt động ƯTDNKHCN
Những giá trị của đề án:

6

Đối với việc xây cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước:
Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng các văn
bản pháp quy, các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện các
giải pháp hỗ trợ tài chính cho hoạt động ƯTDNKHCN của Cục Phát triển thị
trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cũng như các cơ quan quản lý
có liên quan.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu sẽ là đóng góp
những cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện các chương trình phát triển
TTCN và DNKHCN. Việc thực hiện các chương trình sẽ mang lại hiệu quả tích
cực đối với việc phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các DNKHCN
và các sàn giao dịch công nghệ, qua đó thúc đẩy việc đổi mới công nghệ trong
sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài.
Đối với tổ chức tài trợ cho hoạt động ƯTDNKHCN: Các tổ chức này (bao
gồm: các Quỹ đầu tư, các Ngân hàng, các Tập đoàn tài chính,…) có thể tham
khảo kết quả nghiên cứu của đề án làm cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
các dự án khả thi nhằm hỗ trợ hiệu quả nhất cho hoạt động ƯTDNKHCN.
E. Cấu trúc của Báo cáo
Nội dung chính của Báo cáo tổng hợp được trình bày trong khuôn khổ 04
chương:
- Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về hoạt động ươm tạo doanh nghiệp
khoa học và công nghệ
- Chương 2: Thực trạng của các vườn ươm doanh nghiệp tại Việt Nam và
các giải pháp hỗ trợ tài chính
- Chương 3: Thực trạng của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại
Việt Nam và các giải pháp hỗ trợ tài chính
- Chương 4: Kết luận và khuyến nghị
Các nội dung khác của báo cáo bao gồm: Các từ viết tắt, Đặt vấn đề, Tài
liệu tham khảo và Phụ lục.


7

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ƯƠM TẠO
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
1.1. Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động ƯTDNKHCN
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm chính của DNKHCN
a. Khái niệm
Hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau khi định nghĩa các DNCN hay
DNKHCN
1
. Những khái niệm khác nhau này được sử dụng tùy thuộc vào quan
điểm và cấu trúc nền kinh tế chính trị của từng quốc gia. Một số thuật ngữ được
dùng phổ biến có thể kể đến như: doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ
(technology-based enterprises); doanh nghiệp dựa trên nền tảng tri thức
(knowledge-based enterprises); doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ
mới/cao (new/high technology-based enterprises); và doanh nghiệp dựa trên nền
tảng khoa học (science-based enterprises).
Tại Việt Nam, căn cứ theo Nghị định 80 (điều 1 và điều 2) thì DNKHCN
là doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp
các kết quả R&D thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và Luật Khoa học và Công nghệ.
b. Những đặc điểm chính
DNKHCN thường là các doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off) thuộc viện
nghiên cứu, trường đại học; hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) nằm trong
các vườn ươm công nghệ, công viên khoa học và công nghệ; hoặc doanh nghiệp
dựa trên nền tảng công nghệ (technology-based enterprise), có hoạt động chính
là thương mại hóa kết quả nghiên cứu, cung cấp sản phẩm công nghệ phục vụ
các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia và doanh nghiệp sản xuất trong nước.
DNKHCN trước hết là một doanh nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp và mang những đặc điểm chung của doanh nghiệp; được sản xuất kinh
doanh phù hợp với giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp và được quy



1
Việc đồng nhất các khái niệm doanh nghiệp công nghệ với DNKHCN có cơ sở từ nhận thức rằng “Nếu khoa
học là tri thức nhận được qua nghiên cứu và thực nghiệm được thương mại hóa hoặc được áp dụng để biến
nguồn lực thành sản phẩm thì nó cũng được coi là công nghệ theo nghĩa hẹp”. Theo từ điển Webster’s New
World Dictionary & Thesaurus, “technology” được hiểu là “the science or study of the practical or industrial
arts, applied sciences, etc.”
8

định giới hạn đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp
này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư mạo hiểm khá lớn và luôn phải đối mặt với khả
năng rủi ro cao. Bản thân các chủ thể tạo dựng và điều hành các doanh nghiệp
này cũng có những đặc điểm riêng biệt, bởi họ thường là các nhà khoa học,
thông thạo môi trường nghiên cứu hơn là môi trường kinh doanh.
Kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế cho thấy để hình thành nên một
DNKHCN cần có đủ 4 điều kiện: (i) phải có người sáng tạo công nghệ (là những
cá nhân hoặc tổ chức có công nghệ được hình thành trong các giai đoạn của
quá trình đổi mới, sẵn sàng để chuyển giao); (ii) phải có tổ chức mẹ (là nơi thực
hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển); (iii) phải có những người có tinh
thần kinh thương (là người áp dụng công nghệ đã được sáng tạo ra để hình
thành một doanh nghiệp mới); (iv) phải có các nhà đầu tư mạo hiểm (là người
cung cấp vốn cho doanh nghiệp mới và sở hữu một số cổ phiếu hoặc chia sẻ lợi
ích trong doanh nghiệp mới).
Theo một báo cáo của Quỹ phát triển doanh nghiệp Toronto
2
(Canada), có

thể tóm tắt các bước trong giai đoạn hình thành và phát triển của các DN nói
chung và DNKHCN trong bảng dưới đây:

Giai đoạn 1: “Phát triển và đánh giá ý tưởng”, cần có nguồn tài chính
cho nghiên cứu đánh giá những ý tưởng kinh doanh ban đầu.



2
Toronto Enterprise Fund (2003). Stages of Social Purpose Enterprise Development.

9

Giai đoạn 2: “Khởi nghiệp và lập kế hoạch”, cần có các khoản đầu tư cho
phát triển sản phẩm/dịch vụ và giới thiệu với thị trường.
Giai đoạn 3:“Tập trung và củng cố”, cần nguồn vốn đầu tư cần có để tiến
hành sản xuất kinh doanh và hoàn thiện sản phẩm đưa ra thị trường.
Giai đoạn 4: “Phát triển và mở rộng”, cần có nguồn tài chính để nâng
cao năng suất chất lượng hàng hóa/dịch vụ và phát triển mở rộng thị trường.
Quá trình hình thành và phát triển của DNKHCN gắn chặt với một hoặc
một số công nghệ cốt lõi – công nghệ mà doanh nghiệp theo đuổi, phát triển; là
động lực phát triển của doanh nghiệp. Để có được những công nghệ đó, các
DNKHCN phải thực hiện một quá trình ươm tạo có thể lâu dài, nhiều rủi ro. Vì
vậy, ngay từ giai đoạn “Phát triển và đánh giá ý tưởng” đầu tiên thì doanh
nghiệp cũng đã phải đối mặt với sự rủi ro của “ý tưởng”. Trong các giai đoạn
tiếp theo, mỗi giai đoạn cũng đều gắn liền với công nghệ cốt lõi của doanh
nghiệp ẩn chứa những yếu tố rủi ro, bên cạnh những rủi ro thông thường mà mọi
doanh nghiệp đều phải đối mặt (như là nhiều đối thủ cạnh tranh, sản phẩm
không được thị trường chấp nhận, nguồn cung ứng nhân lực không đảm bảo,…)
Do đó, việc hỗ trợ thông qua các hoạt động ươm tạo có vai trò đặc biệt quan

trong giúp các doanh nghiệp (thường ở dạng spin-off hoặc start-up) phát triển
thành DNKHCN.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của ƯTDNKHCN
ƯTDNKHCN là một khái niệm tương đối mới mẻ ở nước ta cho dù đã
được phát triển tương đối đa dạng và sâu sắc ở các nước có nền kinh tế phát
triển trên thế giới. Nó liên quan chặt chẽ đến những quan điểm về ƯTCN,
ƯTDN, ƯTDNCN, VƯDN hay VƯDNKHCN. Để có thể đi sâu phân tích làm
rõ nội hàm hoạt động ƯTDNKHCN, chúng ta cần thống nhất cách hiểu các khái
niệm nói trên. Sau đây trình bày những định nghĩa được dùng tương đối rộng rãi
trên thế giới.
3

ƯTCN (technology incubation) là quá trình nghiên cứu khoa học nhằm (i)
thích nghi và làm chủ công nghệ tiên tiến ngoại nhập; (ii) đổi mới, cải tiến công



3
Nguyễn Thị Minh Nga (2007). Đề tài cấp cơ sở: Nghiên cứu một số mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức
ươm tạo doanh nghiệp công nghệ. Cơ quan chủ trì: Viện chiến lược và chính sách khoa học và công nghệ (Bộ
KH&CN).
10

nghệ theo hướng hiện đại hoá (technology innovation) làm tăng năng suất, giảm
giá thành, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm; (iii) sáng tạo công
nghệ (new and advanced technologies/ inventions).
ƯTDN (business incubation) là quá trình hỗ trợ cho các doanh nghiệp
trong giai đoạn khởi nghiệp nhằm giảm thiểu chi phí ban đầu, hạn chế rủi ro,
khắc phục những thiếu hụt kiến thức và kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, mạng
lưới liên kết, tiếp cận thị trường , nâng cao khả năng tồn tại (survival rate) và

sự phát triển ổn định của doanh nghiệp sau khi kết thúc giai đoạn ươm tạo.
ƯTDNCN (technology business incubation) là quá trình hỗ trợ cho các
doanh nghiệp dựa trên một hoặc nhiều loại hình công nghệ xác định hoặc nhóm
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có mục đích thành lập doanh nghiệp khi
đã có ý tưởng công nghệ, kết quả công trình nghiên cứu KH&CN ứng dụng
được công nhận là khả thi và có khả năng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước trong một thời kỳ nhất định (giai đoạn khởi nghiệp).
Các khái niệm ƯTDNCN và ƯTDNKHCN được đồng nhất trong báo cáo này.
Có thể thấy rằng ƯTDNKHCN là một quá trình có những hoạt động
ƯTCN kết hợp với ƯTDN. Nhờ có ƯTCN mà các ý tưởng, các kết quả triển
khai thực nghiệm/sản xuất thử nghiệm có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế - xã
hội và phát triển thành các công nghệ hoặc bí quyết công nghệ có khả năng
thương mại được nuôi dưỡng và hiện thực hóa. Các kết quả của hoạt động
ƯTCN (bao gồm: (i) tạo ra bí quyết công nghệ (know-how) có khả năng áp
dụng; (ii) tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới; (iii) giải mã, làm chủ để cải tiến
hoặc đổi mới công nghệ, sản phẩm hiện có) cũng chính là một phần mục đích
của ƯTDNKHCN. Ở một khía cạnh khác, hoạt động ƯTDNKHCN cũng mang
một số đặc điểm tương đồng chủ chốt của quá trình ƯTDN .
1.1.3. Khái niệm VƯDN và vai trò của VƯDN trong hoạt động ươm tạo
a. Khái niệm VƯDN
Để thực hiện được các hoạt động ươm tạo cần có một môi trường phù
hợp. Các khái niệm về “vườn ươm” được sử dụng nhằm xác định các môi
trường tương ứng cho hoạt động ươm tạo. Một cách chung nhất, theo Hiệp hội
11

Quốc gia các VƯDN Hoa Kỳ (NBIA)
4
, vườn ươm được hiểu là một môi trường
và chương trình với một số đặc tính quan trọng như cung cấp một danh sách đầy
đủ các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp theo yêu cầu riêng của các doanh nghiệp

khách hàng; có một giám đốc vườn ươm tại chỗ điều phối các nhân viên, các
chuyên gia bên ngoài và các tổ chức để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp; giúp các doanh nghiệp trưởng thành một khi các doanh nghiệp đạt được
các mục tiêu của chương trình (mặc dù không vượt ra ngoài các phương tiện và
trang thiết bị của chương trình).
Dưới đây trình bày một số các khái niệm cụ thể về vườn ươm được nhiều
nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng bao gồm VƯDN, VƯDNCN, VƯCN
và VƯDNCNC.
VƯDN (business incubator) là nơi cung cấp cơ sở vật chất, diện tích làm
việc đa dạng và cung cấp các hình thức tư vấn, dịch vụ hỗ trợ nhằm nuôi dưỡng
sự phát triển các doanh nghiệp khởi sự với mục đích tạo công ăn việc làm và
phát triển kinh tế địa phương.
VƯDNCN (technology business incubator) là một dạng của VƯDN tập
trung vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên công nghệ (technology based
enterprise).
VƯCN (technology incubator) là một dạng đặc biệt của VƯDN tập trung
vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên một lĩnh vực công nghệ.
VƯDNCNC (high technology business incubator) là một dạng đặc biệt
của VƯDN tập trung vào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên lĩnh vực công
nghệ cao (hi-tech or new and advanced technology).
b. Vai trò của VƯDN trong hoạt động ƯTDNKHCN
Việc ƯTCN, ƯTDN hay ƯTDNKHCN nói chung phải được tiến hành
trong các VƯ. Thông thường từ những ý tưởng khả thi nhất, các VƯ sẽ ươm tạo
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ được chọn lựa. Việc hỗ
trợ được tiến hành trong khoảng thời gian 1 đến 3 năm. Khi các doanh nghiệp
được ươm tạo đủ điều kiện tự hoạt động thì sẽ có hai lựa chọn: hoặc là trở thành
công ty thành viên của vườn ươm, qua đó mở ra một lĩnh vực hoạt động mới




4
Website chính thức của hiệp hội:
12

cho vườn ươm; hoặc là trở thành công ty độc lập, khi đó vườn ươm đó sẽ trở
thành nhà đầu tư với một lượng cổ phần nhất định.
Tại Việt Nam, các

doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ngày càng chứng
tỏ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất

nước. Hiện nay, các DNVVN chiếm
khoảng 96,5% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, đóng góp trên 40% GDP và
là khu vực phát triển nhanh nhất, góp phần quan trọng trong tạo ra nguồn cung
việc làm mới, tham gia đắc lực vào công cuộc giảm đói nghèo ở khu vực nông
thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc hỗ trợ, phát triển DNVVN đã trở thành một trong
những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Trong bối cảnh đó, các cơ sở ƯTDN ngày càng chứng tỏ vai trò và hiệu
quả trong hỗ trợ gây dựng phát triển các DNVVN.
1.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển VƯDN
Trong những năm của thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90,
VƯDN đã được sử dụng như một biện pháp phổ biến để hỗ trợ và phát triển
doanh nghiệp ở nhiều quốc gia, nhất là đối với việc thành lập và phát triển các
DNNVV, nhân tố được nhìn nhận như là một yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng ở một số nền kinh tế. Vì vậy, các tổ chức phát triển kinh tế và các chính
phủ sử dụng VƯDN như là một công cụ để giảm thiểu rủi ro, đẩy nhanh quá
trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là bài học sau khủng
hoảng tài chính trong cuối những năm 90.
Trước 1998, các VƯDN chủ yếu tập trung cho thuê văn phòng và một số
dịch vụ cơ bản, nhưng sau năm 1998 đã có nhiều loại hình VƯDN ra đời, cụ thể

là xuất hiện các VƯDN của các chủ thể là nhà nước, trường đại học, viện nghiên
cứu, doanh nghiệp với các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đa dạng và chuyên
nghiệp hơn. Quá trình ươm tạo cũng thay đổi từ ý tưởng đến sản phẩm/dịch vụ,
từ sản phẩm/dịch vụ đến dự án kinh doanh, từ dự án kinh doanh đến thành lập và
“nuôi dưỡng” doanh nghiệp.
Ảnh hưởng của cuộc cách mạng CNTT trong những năm 90 đã làm thay
đổi đáng kể một số nguyên tắc hoạt động thị trường và cả trong lĩnh vực ƯTDN.
Phần lớn các VƯDN trên thế giới, đặc biệt là các vườn ươm tập trung vào ươm
tạo các ngành công nghệ cao và gắn với sự phát triển của CNTT, rút ngắn quy
trình và thời gian ươm tạo, đưa sản phẩm ra thị trường trong thời gian ngắn.
13

Nhiều vườn ươm đã chuyển đổi sang mô hình “vườn ươm ảo” (virtual
incubator). Vườn ươm ảo với sự hỗ trợ của CNTT và Internet cho phép khách
hàng ươm tạo nhận được tư vấn từ vườn ươm mà không cần ươm tạo tại địa
điểm đặt vườn ươm. Hơn nữa, các khách hàng có thể được tư vấn trực tiếp qua
mạng và truy cập vào để mục khác của vườn ươm như các dịch vụ đào tạo, liên
kết với các nhà cung cấp hoặc dịch vụ tài chính khác… Để có cái nhìn toàn diện
về vấn đề này qua đó làm cơ sở để đối chiếu, so sánh và đưa ra được các ý kiến
tư vấn, tham mưu về chính sách cần tiến hành tổng hợp các bài học kinh nghiệm
quốc tế trong vấn đề này.
1.2.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển VƯDN
Tại Hàn Quốc, nhu cầu thương mại hóa các công nghệ mới và hỗ trợ cho
các doanh nghiệp mới khởi sự ngày càng cao trong những năm 90. Cuộc khủng
hoảng tài chính ở Châu Á vào cuối những năm 90 được xem là bước ngoặt trong
phát triển VƯDN ở Hàn Quốc trước những áp lực giải quyết các vấn đề xã hội
như nạn thất nghiệp và phát triển kinh tế bền vững. Nhiều VƯDN đã được các
cơ quan của Chính phủ trực tiếp hỗ trợ thành lập như: Bộ Thương mại, Công
nghiệp và Năng lượng, Bộ Thông tin và Viễn thông, Bộ Văn hóa và Du lịch và
Cơ quan Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMBA),… Tính đến năm 2003, Hàn Quốc

đã có 300 VƯDN, gấp hơn 10 lần năm 1998 (29 VƯDN), với hơn 1.200 doanh
nghiệp ươm tạo đã tốt nghiệp.
Hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc đang tiến hành điều chỉnh chính sách phát
triển VƯDN theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động của các VƯDN hiện tại
hơn là khuyến khích thành lập các VƯDN mới. Đồng thời, Hàn Quốc cũng
thành lập cho mình một hiệp hội VƯDN gọi tắt là KOBIA. Số lượng thành viên
của Hiệp hội này năm 2007 cũng không nhỏ, với tổng số là 269 thành viên, ươm
tạo được 5.780 doanh nghiệp và tạo ra tổng doanh thu là 23 tỷ USD và 23.000
việc làm.
1.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan về phát triển VƯDN
Tại Thái Lan các doanh nghiệp vừa và nhỏ được là coi là một trong những
động lực chính của phát triển kinh tế và đóng một vai trò quan trọng trong việc
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997
tại Thái Lan, chính phủ đã khởi xướng nhiều đề án, chính sách hỗ trợ để giúp
giảm tỷ lệ thất bại và thúc đẩy sự thành công cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một
14

trong những công cụ chủ yếu và phổ biến trong việc hỗ trợ SMEs để đối phó với
những thách thức chính là ƯTDN. Thông qua hình thức này các phương pháp
tiên tiến được áp dụng để tạo ra những kỹ năng kinh doanh mới và các doanh
nghiệp mới có sức cạnh tranh cao hơn trên bình diện quốc gia, khu vực và quốc
tế.
Cục Xúc tiến Công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp (DIP), là tổ chức tiên
phong thực hiện ý tưởng ƯTDN tại Thái Lan. Ý tưởng này bắt nguồn từ các
chuyên gia tại Cục Phát triển Công nghiệp của Ireland (IDA) hỗ trợ dự án phát
triển công nghiệp của Thái Lan vào năm 1984. Việc thực hiện một số chương
trình đã được tư vấn như xây dựng Trung tâm Cơ hội kinh doanh (BOC), Trung
tâm Công nghiệp, các VƯDN,… Các chương trình ƯTDN sẽ giúp phát triển
doanh nghiệp mới và hỗ trợ họ trong giai đoạn đầu hoạt động để có thể tồn tại
phát triển lâu dài trên một cơ sở bền vững. Tuy nhiên, phải mất vài năm trước

khi các nhà hoạch định chính sách thông qua các ý tưởng của chương trình
ƯTDN và cuối cùng vào năm 2002 mới có ngân sách để hoạt động. DIP đã thúc
đẩy các chương trình ƯTDN thông qua Chương trình phát triển các doanh
nghiệp mới (NEC) và thành lập các vườn ươm thí điểm đầu tiên ở phía Nam của
Thái Lan và sau này là 11 vườn ươm khác trên toàn quốc.
Trong mô hình này có những vườn ươm chung hoặc hỗn hợp, là nơi cung
cấp miễn phí không gian ươm tạo, các khoá đào tạo kinh doanh để giúp các địa
phương tạo ra các doanh nghiệp mới và bền vững. Trong năm 2002, vườn ươm
chuyên ngành về công nghệ đầu tiên cũng đã được khởi xướng bởi công viên
phần mềm Thái Lan với mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi sự trong
lĩnh vực phần mềm. Dự án được tài trợ theo chương trình NEC và vườn ươm
này đã trở thành mô hình điển hình của VƯDN ở Thái Lan kể từ đó.
Mặc dù 11 vườn ươm của DIP bị đóng cửa trong năm 2005 do thiếu ngân
sách hỗ trợ, tuy nhiên các vườn ươm của Thái Lan lại phát triển rất nhanh từ 14
vườn ươm theo chương trình NEC vào năm 2003 tới hơn 60 vườn ươm trên toàn
quốc năm 2011.
1.2.3. Kinh nghiệm của Malaysia về phát triển VƯDN
Tại Malaysia, VƯDN hình thành và phát triển nhằm tạo thuận lợi cho sự
phát triển của doanh nghiệp khởi sự trong lĩnh vực công nghệ và các công ty tầm
cỡ thế giới tại Malaysia.
15

Từ năm 1990 đến 1994, đã có 38 VƯDN được thành lập, song các vườn
ươm thời kỳ này chỉ hỗ trợ một cách thụ động và chủ yếu là việc cung cấp các
thiết bị dùng chung, cho thuê đất, tài sản.
Trong giai đoạn 1995-1999, 44 VƯDN được thành lập, các vườn ươm
thời kỳ này đã chủ động hỗ trợ các thiết bị dùng chung, cho thuê đất, tài sản và
có thêm dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên chỉ tính từ năm 2000-2010 đã có 24 vườn ươm được thành lập,
và cách thức hoạt động đã có những đổi mới vượt bậc. Tính đến hết năm 2010,

Malaysia có 106 vườn ươm trên toàn quốc. Ngoài việc cung cấp thiết bị và các
phòng thí nghiệm công nghệ các vườn ươm còn cung cấp dịch vụ tư vấn kinh
doanh, hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn một cách bài bản và bao trùm nhiều lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp ươm tạo.
1.2.4. Kinh nghiệm về phát triển VƯDN tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Các vườn ươm tại thành phố Thượng Hải đã và đang được phát triển qua
bốn giai đoạn
5
:
Giai đoạn 1 (1988 - 1996) tương ứng với giai đoạn chuẩn bị. Trung tâm
đổi mới công nghệ Thượng Hải là điểm khởi đầu trong sự phát triển của các
vườn ươm tại thành phố này. Hầu hết các cơ sở này năm trong các HTDZs
(high-technology development zones) và đã bắt đầu hoạt động. Chúng giống
như trung tâm dịch vụ khoa học, công nghệ và công nghiệp.
Giai đoạn 2 (1997 - 1999) được đặc trưng bởi việc tạo ra các vườn ươm
tại các trường đại học để khai thác kết quả nghiên cứu của nhà trường. VƯ
Yangpu được thành lập đầu tiên vào năm 1997 thuộc trường Đại học Fudan.
Giai đoạn 3 (2000 - 2001) là sự phát triển nhanh chóng của các
VƯDNCN (technology-based business incubators - TBBIs) tại trung tâm thành
phố. Số lượng các vườn ươm tăng từ 13 đến 24 từ năm 1999 và 2001.
Giai đoạn 4 (2002 - hiện tại) có đặc trưng bởi việc tạo ra các VƯ chuyên
ngành như Trung tâm thiết kế vi mạch tích hợp (năm 2000). Các VƯ chuyên



5
OECD reviews of innovation policy: China – ISBN 978-92-64-03981-0 © OECD 2008

16


ngành đã và đang được thành lập hoạt động trong các lĩnh vực như công nghệ đa
phương tiện, thiết kế đô thị, đổi mới nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Từ 1998 đến 2004, số lượng các VƯ tăng gấp gần 3 lần và tổng diện tích của
các VƯ tăng lên đến 9 lần; số doanh nghiệp được ươm tạo tăng 11 lần, số doanh
nghiệp đã tốt nghiệp tăng 31 lần; số công việc tạo ra tăng đến 9 lần. Tổng thu nhập
và tổng doanh thu cũng tăng tương ứng 11 và 9 lần.
Trong số 31 VƯ tính đến 2004, 1 VƯ được thành lập bởi UB KH&CN thành
phố, 05 bởi các HTDZs cấp quốc gia, 07 bởi các công viên khoa học của trường
Đại học và 11 bởi chính quyền địa phương với nhiều khoản đầu tư khác nhau.
Các chính sách và hỗ trợ tài chính khác cho các doanh nghiệp được
ươm tạo.
Các DN được ươm tạo có thể được hưởng lợi từ tất cả các nguồn hỗ trợ nhà
nước như các dự án thuộc Chương trình Torch
6
, khoản tài trợ từ Quỹ Đổi mới dành
cho các DNVVN công nghệ cao (1 tỷ RMB đầu tư mỗi năm bởi chính phủ và 40
triệu RMB đầu tư của Quỹ sáng tạo kỹ thuật của thành phố Thượng Hải) và các
chính sách tài chính và thuế (miễn thuế thu nhập theo một số điều kiện). Ủy ban
KH&CN Thượng Hải cũng có những chính sách đặc biệt. Ví dụ, Ủy ban đã tạo ra
các quỹ đặc biệt để thúc đẩy nghiên cứu các mối quan hệ giữa chính phủ – doanh



6
Có thể tìm hiểu thêm về Chương trình Torch tại website

17

nghiệp – trường đại học nhờ tăng cường và tập trung nguồn lực vào các vấn đề then

chốt trong lĩnh vực công nghệ cao được lựa chọn. Ý tưởng là xây dựng nền tảng
kỹ thuật để chia sẻ nguồn lực nhằm thực hiện đổi mới dựa trên cơ sở IP và thúc đẩy
sản xuất sản phẩm sáng tạo để đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp của Thượng
Hải trong lĩnh vực công nghệ cao được lựa chọn. Ủy ban đã tạo ra quỹ trong các
lĩnh vực như mạch tích hợp, hiện đại hóa y học Trung Quốc, công nghệ ánh sáng,
công nghệ Nano, phát triển lại các sáng chế công nghệ và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tại Thượng Hải, nhiều vườn ươm đã thiết lập quỹ để cho vay và đầu tư để
hỗ trợ các hoạt động ươm tạo. Các DN được ươm tạo có thể nộp đơn cho các khoản
vay khi họ có khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng. Họ cũng có thể xin một
khoản đầu tư nếu họ yêu cầu các tài trợ hoặc tăng vốn.
Công ty TNHH bảo lãnh khoa học, kỹ thuật và công nghiệp Thượng Hải
được thành lập bởi Trung tâm Đổi mới khoa học và công nghệ Thượng Hải (đầu tư
10 triệu RMB), Trung tâm Torch Thượng Hải (đầu tư 5 triệu RMB) và
những VƯ khác (đầu tư 5 triệu RMB). Khoản ngân sách 20 triệu RMB được quản
lý bởi Ngân hàng Thượng Hải có thể cung cấp bảo lãnh vốn vay cho các DN được
ươm tạo.
Tương tự như vậy, chính phủ đã thành lập Tổng công ty bảo lãnh đầu tư kinh
tế và kỹ thuật của Trung Quốc nhằm cung cung cấp bảo lãnh vốn vay cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chi nhánh Thượng Hải của Tổng công ty, cùng với các
tổ chức tài chính của Thượng Hải, cung cấp các dịch vụ bảo lãnh vay vốn cho các
SMEs.
Tại Thượng Hải, có bốn loại tổ chức đầu tư tài chính rủi ro cấp vốn cho các
hoạt động rủi ro cao hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao chuyên dụng, bao
gồm: tổ chức thuộc sở hữu của chính quyền thành phố Thượng Hải; tổ chức được
thành lập bởi các công ty lớn và các tổ chức tài chính; tổ chức được thành lập bởi
các chi nhánh của các công ty; và tổ chức thuộc sở hữu của tổ chức có đầu tư nước
ngoài. Các tổ chức này thường xuyên chủ động tìm kiếm các dự án trong
các vườn ươm. Trong một số trường hợp, các VƯDN và các tổ chức đầu tư rủi ro
này tạo ra các quỹ ươm tạo công nghệ chung; ví dụ như trong năm 2003, vườn
ươm Caohejing và công ty đầu tư công nghiệp Thượng Hải đã thực hiện một khoản

đầu tư chung trị giá 20 triệu RMB.
1.2.5. Mô hình tổ chức và hoạt động điều hành của các VƯDN
18

Các VƯDN hoạt động phi lợi nhuận cũng chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt các
nước ở Châu Á, chiếm hơn 90%. Ở Hàn Quốc, theo thống kê có tới 322/333
VƯDN thuộc loại hình phi lợi nhuận và vì lợi nhuận (chiếm khoảng 97% tổng số
VƯDN). Trong khi Anh, phần lớn các VƯDN do chính phủ thành lập và vận hành
dưới mô hình Công ty TNHH.
Thậm chí, tại Malaysia, các tổ chức tư nhân cũng quan tâm đến việc thành
lập VƯDN với mục đích phi lợi nhuận nhằm đáp ứng nhu cầu ươm tạo của các
doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu kinh doanh hiện đại với những đặc điểm như
tăng tốc độ thâm nhập thị trường, hiệp đồng và liên kết, ươm tạo nhân tài và liên
kết chiến lược.
Đối với mô hình VƯDN vì lợi nhuận (mô hình này chỉ có ở Malaysia, Thái
Lan và các nước đang phát triển khác mô hình VƯDN vì lợi nhuận ít hình thành).
Các doanh nghiệp hay tập đoàn thường đầu tư thành lập VƯDN vì lợi nhuận thông
qua các hoạt động ươm tạo, họ tham gia mua cổ phẩn từ những công ty công nghệ
đang ở giai đoạn đầu phát triển.
Từ kinh nghiệp quốc tế, việc phân loại VƯDN theo tổ chức sáng lập có
các hình thức như sau:
- VƯDN thuộc trường đại học/viện nghiên cứu/học viện/công viên khoa
học:
Mục tiêu của VƯDN trực thuộc trường đại học/viện nghiên cứu/công viên
khoa học là hỗ trợ phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ. Các trường
đại học được coi như một công cụ chiến lược để hỗ trợ phát triển các doanh
nghiệp khoa học/công nghệ mới (RTBFs). Các VƯDN dạng này thường được
phân loại là VƯDN công nghệ. Đây là nơi chắp nối, kết hợp các yếu tố tài năng,
vốn, công nghệ nhằm phát triển các công ty dựa vào công nghệ mới và đẩy
nhanh tốc độ thương mại hóa công nghệ. Mô hình này tồn tại ở cả Thái Lan và

Malaysia.
Ở Thái Lan, đa số các tổ chức sáng lập của các VƯDN là trường đại học
công. Ngoài ra, một số VƯDN khác được các công viên khoa học và các trường
đại học tư nhân thành lập. Hiện tại có 2 trường đại học tư nhân và 19 trường đại
học công thành lập VƯDN. Hai VƯDN được sáng lập bởi Công viên khoa học.
19

Trong số đó, nhiều VƯDN ở Thái Lan ban đầu có nguồn gốc là một bộ
phận/phòng ban thuộc các khoa của trường đại học, 13 trong số các VƯDN do
các trường đại học thành lập (chiếm 56,5%) là bộ phận/phòng ban thuộc các
khoa của trường đại học. Bốn vườn ươm có một cơ cấu pháp lý tương đương với
một khoa của trường đại học. Ba vườn ươm là đơn vị thuộc các viện nghiên cứu
độc lập của các trường đại học.
Trong khi đó, ở Malaysia, chỉ một số trong tổng số VƯDN do trường đại
học thành lập.
- VƯDN do chính phủ và chính quyền địa phương thành lập:
Chính phủ có xu hướng hỗ trợ kinh doanh mạo hiểm về công nghệ,
thường thành lập các VƯDN như những xúc tác nhằm phát triển công nghệ cho
đất nước mình. Ngoài ra, chính quyền các cấp cũng thành lập các VƯDN theo
mục đích của mình. Malaysia cũng vậy, cơ quan chính phủ (gồm cơ quan chính
phủ Trung ương, cơ quan chính quyền địa phương, cơ quan chính phủ liên quan
đến tổ chức phi lợi nhuận) thành lập vườn ươm phi lợi nhuận nhằm tạo ra một
lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học. Trong khi đó, các Bộ liên quan ở Thái Lan chỉ tham gia thành lập
chưa đến 18% VƯDN ở đất nước này.
- VƯDN thuộc tổ chức tư nhân phi lợi nhuận:
Trong hai nước đang phát triển Malaysia và Thái Lan, mô hình này chỉ có
ở Malaysia. Các tổ chức tư nhân phi lợi nhuận cũng quan tâm đến việc thành lập
VƯDN nhằm đáp ứng nhu cầu ươm tạo của các doanh nghiệp phù hợp với yêu
cầu của môi trường kinh doanh hiện đại với những đặc điểm như tăng tốc độ

thâm nhập thị trường, hiệp đồng và liên kết, ươm tạo nhân tài và liên kết chiến
lược.
- VƯDN do các doanh nghiệp hoặc tập đoàn thành lập vì mục tiêu lợi
nhuận:
Mô hình này chỉ có ở Malaysia, không có ở Thái Lan. Các doanh nghiệp
hay tập đoàn thường đầu tư thành lập vườn ươm, thông qua các hoạt động ươm
tạo. Họ tham gia mua cổ phần từ những công ty công nghệ đang ở giai đoạn đầu
phát triển.
1.2.6. Tài chính cho hoạt động của các VƯDN
20

Tại Anh, phần lớn các VƯDN do các trường đại học thành lập, và trong
thời gian đầu chủ yếu dựa vào tài trợ từ các nguồn vốn ngân sách của Chính
phủ. Xấp xỉ 70% trong tổng số khoảng 270 dự án VƯDN là do các trường đại
học, hội đồng thành phố và các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp sở hữu và tài trợ
một phần. Trong khi đó, các VƯDN do tư nhân sở hữu và quản lý tạo ra kinh
phí từ một số nguồn bao gồm việc thu phí dịch vụ và hưởng tỷ lệ phần trăm lợi
nhuận của các doanh nghiệp được ươm tạo. Mục đích của các VƯDN tư nhân là
nhanh chóng tạo ra các doanh nghiệp công nghệ mới, và đổi lại họ có được cổ
phần ở những doanh nghiệp này.
Tại Hàn Quốc, đến nay nguồn vốn từ ngân sách Chính phủ vẫn là nguồn
tài trợ chính cho các VƯDN và phần lớn các cơ sở ươm tạo này là do Chính
phủ thành lập. Có nhiều biện pháp hỗ trợ VƯDN khác nhau và tùy thuộc vào cơ
quan thực hiện tài trợ. Ví dụ, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn
Quốc (gọi tắt là MOCIE) thông qua Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa hỗ trợ tới
80% kinh phí cần thiết cho các VƯDN của mình, với giới hạn trần là 1 tỷ won
cho các lĩnh vực sau: (i) Kinh phí để xây dựng hoặc cải tạo VƯDN; (ii) Tiền
thuê nhà để phục vụ cho VƯDN với thời gian trên 10 năm, (iii) Chi phí mở rộng
lên tới 0,5 tỷ won, khi các doanh nghiệp trong vườn ươm đòi hỏi phải mở rộng
cơ sở; và (iv) Kinh phí để mua sắm thiết bị sản xuất, thử nghiệm và đo lường.

Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (MEST) có nhiệm vụ
vận hành các VƯDN, cung cấp sự trợ giúp công nghệ và tài chính và cùng hợp
tác với Tập đoàn ngân hàng và công nghệ nước này và các nhà đầu tư mạo hiểm
để hỗ trợ các nhà nghiên cứu và giáo sư đứng ra lập công ty.
Bộ Thông tin và Truyền thông của Hàn Quốc (MIC) thúc đẩy việc thành
lập công ty của các nhà nghiên cứu ở những viện nghiên cứu do Chính phủ tài
trợ bằng cách cung cấp tới 50 triệu won, nhưng không vượt quá 50% vốn pháp
định. MIC cũng xúc tiến việc thành lập các quỹ và câu lạc bộ đầu tư mạo hiểm.
Bộ này cũng hỗ trợ những hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên khởi nghiệp.
Ở phương diện vĩ mô, nhiều văn bản luật của Hàn Quốc quy định về việc
miễn trừ hoặc giảm thuế áp dụng cho nguồn cung cấp đầu vào cho VƯDN như
thuế thu mua, thuế đăng ký, thuế đất, thuế chuyển nhượng đất nông nghiệp và
rừng,…
21

Tại Thái Lan, nguồn vốn hỗ trợ chính cho các VƯDN là các cơ quan
chính phủ và các tổ chức thuộc khu vực công. Cụ thể các trường đại học/ngành
học có nguồn vốn hỗ trợ chiếm phần lớn là 66%; Văn phòng xúc tiến doanh
nghiệp nhỏ (OSMEP) của Bộ Công nghiệp đứng thứ hai, chiếm 23%; Cơ quan
Phát triển KH&CN quốc gia (NSTDA) chiếm 7% và chắc chắn sẽ tăng lên trong
tương lai khi các VƯDN công nghệ trong các công viên khoa học được thành
lập trong thời gian tới. Cục Sở hữu trí tuệ (DIP) thuộc Bộ Giáo dục Thái Lan
chiếm 3%. Không có đối tác hỗ trợ là các "nhà đầu tư" và tổ chức phi chính phủ.


Trung Quốc được xem là nước có hệ thống VƯDN phát triển rất nhanh
(10%/năm) trong thời gian ngắn từ 1987 đến nay. Nếu như năm 2001 Trung
Quốc có 280 VƯDN trong toàn quốc thì đến hết năm 2008, số lượng VƯDN đã
lên đến 548, với tổng diện tích các VƯDN là 20,08 triệu m
2

, ươm tạo cho 4.143
doanh nghiệp, trong đó có 1.989 doanh nghiệp đã rời VƯDN và hơn 50 doanh
nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK). Đáng lưu ý là, trong
vòng 20 năm, các VƯDN Trung Quốc trên đã tạo ra số việc làm lớn hơn nhiều
so với Mỹ, tương ứng 792.590 người (giai đoạn 2001-2008) so với khoảng
500.000 (giai đoạn 1980-2001).
22

Theo Kế hoạch phát triển KH&CN, đầu tư cho R&D của Trung Quốc đạt
mức 360 tỷ NDT vào năm 2010 và sẽ đạt mức 900 tỷ NDT vào năm 2020, tương
đương 2% GDP vào năm 2010 và 2,5% GDP vào năm 2020. Đầu tư xã hội cho
KH&CN đạt 730 tỷ NDT vào năm 2010 và sẽ đạt 1800 tỷ NDT vào năm 2020.
Đầu tư tài chính của Nhà nước sẽ được sử dụng để hỗ trợ chủ yếu cho nghiên
cứu cơ bản, nghiên cứu mũi nhọn, nghiên cứu các công nghệ then chốt, các lĩnh
vực vốn không thể giải quyết theo cơ chế thị trường. Chính phủ đóng vai trò chủ
đạo trong việc tăng đầu tư cho KH&CN thông qua các chính sách thuế và tài
chính.
1.2.7. Một số nhận xét rút ra từ kinh nghiệm của các nước trong phát triển
các VƯDN
Trên cơ sở khảo cứu các kinh nghiệm quốc tế, nhóm thực hiện đề án nhận
thấy một số vấn đề đáng lưu tâm trong việc thực hiện hỗ trợ phát triển các
VƯDN như sau:
- Về cơ bản, mô hình các vườn ươm chủ yếu là “phi lợi nhuận”, nhằm
mục đích chính tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội thông qua việc phát
triển KH&CN gắn với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Các trường Đại học, Viện nghiên cứu có vai trò hết sức quan trọng
trong việc hình thành và phát triển các VƯDN (như trường hợp tại
Anh, Thái Lan hay Thượng Hải, Trung Quốc); bên cạnh đó các VƯ do
cơ quan chính phủ (trung ương và địa phương) hay các công ty tư
nhân đứng ra thành lập cũng có những vai trò nhất định.

- Các VƯDN cần được sự hỗ trợ tài chính đặc biệt từ chính phủ. Dù
cách thức hỗ trợ có thể khác nhau giữa các quốc gia nhưng ở tất cả các
nước, vai trò là nhà tài trợ của các chính phủ luôn rất nổi bật. Đặc biệt
trong trường hợp Trung Quốc là nước khá tương đồng với Việt Nam
trong quá trình phát triển kinh tế.
- Các Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng đóng vai trò hết sức quan trọng như là
kênh cấp vốn, bảo lãnh tín dụng hiệu quả cho các VƯDN cũng như
các DN được ươm tạo; nhất là khi có sự tham gia tích cực của Nhà
nước vào các quỹ này.

×