Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài Văn|Đề+Dàn Ý|Nghị Luận Xã Hội Ôn Luyện Thi Văn Hay Chữ Tốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.32 KB, 2 trang )

Bài Văn|Đề+Dàn Ý|Nghị Luận Xã Hội Ôn Luyện Thi Văn Hay
Chữ Tốt:
-ĐỀ: Có ý kiến cho rằng:
“Người chê ta mà chê phải tức là thầy ta; người khen ta mà khen
phải tức là bạn ta; còn người nịnh hót ta lại là người cừu địch hại
ta vậy.”
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
*DÀN Ý:
-Vấn Đề: Sống phải tỉnh táo, phân biệt được lời khen, chê, nịnh hót để
xác định thầy, bạn, thù và ứng xử cho phù hợp.
~MởBài~ :Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
A. Giaỉ Thích và Đánh Gía:
1. “Người chê ta…thầy ta” :
-Chê đúng là dùng lời nói để nhận xét, đánh giá đúng bản chất của
người, việc, hiện tượng nào đó.
-Sống trên đời, con người ta thường thích được khen hơn chê, nếu chê
không khéo sẽ làm mất lòng nhau. (DC: “Thuốc đắng giã tật; Sự thật
mất lòng” ; “Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau” )
-Người dám chê ta là người có lập trường, bản lĩnh vững vàng, là người
sống chân thành, muốn người khác tiến bộ từ lời chê của mình.
-Người chê đúng, họ giúp ta nhận ra được vấn đề để ta học tập và noi
theo Thầy ta.


2. “Người khen ta…bạn ta” :
-Khen đúng là nhận xét đúng bản chất của người, sự việc, hiện tượng
nào đó.
-Người khen đúng là người biết được lẽ đời, hiều người, hiểu mình mới
có lời khen chân thành, khích lệ ta.
-Người khen đúng là người đáng tin cậy, chia sẽ suy nghĩ, giúp ta sửa


chữa hoàn thiện bản thân và sống tốt hơn  Bạn ta.
3. “Người nịnh hót…vậy” :
-Lời nịnh hót là lời nhận xét quá mức về người, hiện tượng, sự việc nào
đó.
-Lời nịnh hót đem đến cho con người niềm vui và những ảo tưởng nhất
thời, đưa ta chìm vào những danh vọng giả dối.
-Người nhịnh hót là người dống giả tạo, dối trá, mưu mô, tính toán vì lợi
ích của bản thân. Luôn chờ đợi cơ hội để đầy ta xuống và bước lên trên
 Kẻ cừu địch của ta.
B. Mở rộng:
-Mỗi người cần có đôi mắt tinh đời để phân biệt được lời khen với lời
nịnh hót; biết đâu là thầy, đâu là bạn, đâu là kẻ thù.
-Bản thân là một học sinh, chưa đủ kinh nghiệm sống để phân biệt được
thầy-bạn-thù  cần sự giúp đỡ của một người đáng tin cậy, đủ kinh
nghiệm sống để nhìn nhận sự việc.
~KếtBài: Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học.
#PM



×