Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bài 3. quy luật giá trị trong lưu thông và sản xuất hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.68 KB, 3 trang )

Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa

Vận dụng quy luật giá trị
[Type the document subtitle]

Hp
[Pick the date]


1) Về phía Nhà nước:


Nhà nước vận dụng quy luật giá trị vào việc đổi mới kinh tế thông qua:

+ Xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. => nếu không đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì thị trường nước ta
sẽ lệch hướng , tự nó tiến thẳng lên tư bản chủ nghĩa.
+ Thực hiện chế độ 1 giá, 1 thị trường thống nhất ( thống nhất về giá cả, hợp
tác quốc tế,....)
VD: giá vàng, siêu thị, giá xăng dầu...


Biện pháp:

+ Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế, chính trị xã hội.




Thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường.
Phê phán triệt để cơ chế quan liêu bao cấp (1).


Khẳng định chuyển sang hạch toán kinh doanh (2).

VD: kinh doanh phù hợp, coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội;
nhận thức mới về chính sách xã hội; phát huy nhân tố con người...
+ Sử dụng thực lực kinh tế.
+ Kinh tế nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân.
VD: tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển và nâng cao
hiệu quả lao động, thực hiện quy chế dân chủ trong doanh nghiệp, cạnh tranh
bình đẳng...
+ Thực hiện xóa đói giảm nghèo.
VD: thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo, phòng chống tội phạm, bài
trừ mê tín dị đoan,.....
=> Điều tiết thị trường, phát huy mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực...


2) Về phía công dân:
Công dân vận dụng quy luật giá trị qua các khía cạnh:


Phấn đấu giảm chi phí, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, tăng khối
lượng sản phẩm sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và chi phí khác,chuyển
đổi cơ cấu mặt hàng và ngành sao cho phù hợp với nhu cầu => thu được
nhiều lợi nhuận, tiết kiệm các chi phí lao động, bù đắp chi phí sản xuất
kinh doanh và có lãi...

VD: tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm tiền lương, tiền công...


Vận dụng tác động điều tiết của quy luật giá trị thông qua biến động giá
cả.


VD: người bán hàng A bán vải, nhưng trên thị trường bán vải chậm mà hàng
may sẵn bán nhanh hơn, giá cao hơn => người bán vải A phải chuyển kinh
doanh vải sang mặt hàng may sẵn một cách thích ứng...


Áp dụng các biện pháp đổi mới kĩ thuật và công nghệ, hợp lí hóa sản
xuất => Năng suất lao động tăng lên.

VD: xây cầu hiện đại, sử dụng máy hiện đại, sức lao động của máy móc....

* Chú thích:




(1) cơ chế quan liêu bao cấp:
o Nhà nước quản lí nền kinh tế bằng mệnh lệnh dựa trên hệ thống
chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống => doanh nghiệp lỗ
nặng, nhà nước bù lãi, nhà nước thu.
o Các cơ quan hành chính can thiệp sâu vào sản xuất kinh doanh
nhưng không chịu trách nhiệm về vật chất, pháp lí.
o Quan hệ hàng hóa, tiền tệ bị coi nhẹ, nhà nước thông qua chế độ
“cấp phát, giao nộp” .
o Bộ máy quản lí cồng kềnh, kém hiệu quả => quan liêu phong cách
cửa quyền nhưng được hưởng quyền cao hơn người lao động.
(2) hạch toán kinh doanh: 1 phạm trù kinh tế thực hiện phương pháp
tính toán xác định kết quả, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.




×