Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ KINH TẾ THẾ GIỚI (2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 17 trang )

Đề cương ôn tập Địa lý kinh tế thế giới

1. Nguyên nhân, biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa
Nguyên nhân:
- Do sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia.
- Sự hình thành của các tập đoàn xuyên quốc gia.
- Do các nguyên nhân mang tính chất chính trị của các quốc gia có nền quân sự mạnh đối
với các quốc gia yếu kém làm các nước này phải lệ thuộc vào họ.
- Các vấn đề thế giới cần giải quyết mà cần phải có sự tham gia của tất cả các quốc gia trên
thế giới: Bão lũ, bệnh dịch, dân số, ...
- Sự xuyên văn hóa (sự tác động, xâm nhập vủa văn hóa bên ngoài lãnh thổ)
- Sự gia tăng bùng nổ của giao thông vận tải và công nghệ truyền thông thúc đẩy giao lưu
văn hóa, thương mại quốc tế

Biểu hiện:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương
đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu .
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học
- kỹ thuật
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU,
IMF, WTO, APEC, ASEM…) nhằm giải quyết vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.


2. Phân tích SWOT các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội của
khu vực Đông Nam Á

Strengths:
- Nông nghiệp nhiệt đới nhờ khí hậu nóng ẩm, đất feralit đồi núi, đất đỏ badan, đất phù sa
màu mỡ, mạng lước sông ngòi dày đặc.
- Giao lưu thương mại, các ngành kinh tế biển (trừ Lào)


- Công nghiệp, do vị trí nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản, thèm lục địa
nhiều dầu khí.
- Lâm nghiệp với rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm quanh năm.
Weaknesses:
- Nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, bão, lũ lụt,…
- Rừng đang có nguy cơ thu hẹp do khai thác không hợp lý và do cháy rừng.
- Đông Nam Á có số dân đông, mật độ dân số cao dẫn đến thiếu việc làm, ảnh hưởng đến
thu nhập.
- Lao động có trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, thì khó khăn trong việc phát triển các
ngành công nghệ đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
- Phân bố dân cư không đều làm cho việc khai thác tài nguyên nguồn lực ở các tỉnh miền núi
găoj nhiều khó khăn, quản lí xã hội ở các vùng đông dân cũng gặp nhiều trở ngại.
- Đa dân tộc, đa tôn giáo thì dễ nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột xuất phát từ quyền lợi,
định kiến về phong tục tập quán văn hóaà dễ mất ổn định về an ninh chính trị.. từ đó ảnh
hưởng, làm chậm tốc độ phát triển kinh tế.


Opportunities:
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng.
- Giàu có về khoáng sản là cơ sở phát triển công nghiệp.
- Phát triển công nghiệp thuỷ điện.
- Phát triển kinh tế biển (du lịch biển, khai thác nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác
dầu khí).
- Phát triển rừng.
Threats:
- Thiên tai thường xuyên (bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, động đất, sóng thần).
- Tài nguyên ngày càng suy thoái.
- Cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.
- Chi phí lớn trong việc tu dưỡng máy móc.



3. ASEAN - thành công và thách thức, những vấn đề cần giải quyết đối với sự phát
triển của hiệp hội.

Thành công:
- ASEAN đã tạo nên cầu nối cho các dân tộc thuộc Đông Nam Á gắn kết với nhau, trở thành
một khu vực hòa bình, tự do, trung lập, không có vũ khí hạt nhân.
- ASEAN đã đóng góp tích cực vào việc xâu dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung
của khu vực, được các nước trong và ngoài khu vực công nhận trở thành văn kiện và công
cụ quan trọng vì hòa bình và an ninh khu vực
- Phát huy vai trò chủ đạo, định hướng xây dựng cấu trúc hợp tác khu vực về hòa bình, an
ninh và phát triển.
- Đóng góp tích cực trong việc xử lý các điểm nóng hay những phức tạp nảy sinh trong khu
vực, nhất quán chủ trương giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật
pháp quốc tế, hiến chương của liên hợp quốc và hiệp hội.
- ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do AFTA với
hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%
- Tích cực tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với các đối tác bên ngoài, đàm phán
thiết lập các khu vực mậu dịch tự do (AFTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, …
- ASEAN đóng góp 1.6% GDP thế giới (năm 2012), thương mại hàng hóa nội khối đạt hơn
320 tỷ USD mỗi năm.

Thách thức:
- Tìm lại vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng
thành viên đã mai một đi trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Một số nước thành viên gặp phải khó khăn nội bộ đã gây ảnh hưởng đến tốc độ liên kết và
mức độ hợp tác trong Hiệp hội.
- Thách thức đến từ chính các đối tác đối thoại của ASEAN, đặt ASEAN trước sự cần thiết
phải vừa tăng cường hợp tác, mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực, đồng thời phải giữ vai trò chủ

động thì mới có thể tranh thủ được những thuận lợi và hạn chế các tác động bất lợi đối với
hiệp hội cũng như một số thành viên.
- Thách thức đến từ môi trường chính trị và an ninh thế giới như khủng bố, toàn cầu hoá và


những nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi ASEAN phải có cách tiếp cận mới trong việc
gắn sự phát triển năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc quan tâm giải quyết những
nguy cơ mới đó.


4. Nét nổi bật của văn hóa xã hội Nhật Bản và Trung Quốc, đặc điểm con người, văn
hóa kinh doanh.

Nhật Bản:
- Thành phần dân tộc thuần nhất (99% người Nhật)
- Phân bố dân cư ko đều: chủ yếu ở đồng bằng ven biển, phía nam đảo Honsu
- Tôn giáo, văn hoá: Đại bộ phận theo Shinto giáo
- Có nền văn hoá độc đáo, chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa
- Thể thao: Cửu võ đạo (Aikido, Judo, Karatedo, Shorinji Kempo, Sumo, Kendo, Kyudo,
Naginata, Jukendo)
* Con người:
- Tính kỉ luật cao và hoạt động theo nhóm.
- Biết hài lòng với những gì đã có.
- Linh hoạt, nhanh nhạy, biết tiếp thu các sáng kiến, tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến rồi đưa ra thị
trường.
- Ý thức về bổn phận, hành xử với nhau theo trật tự.
- Trung thành tuyệt đối
- Tính kiên trì, nhẫn nại
- Không khoe khoang, không tỏ ra hơn người, mọi hành vi đều tỏ trung tính.
* Văn hóa kinh doanh

- Giữ chữ tín dù là những việc nhỏ nhất.
- Trao đổi thông tin, đàm phán rất lâu và kỹ, làm việc rất máy móc. Khi bắt đầu vào giao dịch
chính thức thì các công ty Nhật nổi tiếng là ổn định và trung thành với bạn hàng.
- Thời gian đặt hàng thử, số lượng nhỏ kéo dài rất lâu.
- Hội chợ thương mại tại Nhật rất quan trọng, không chỉ giúp tìm kiếm khách hàng mới mà
còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh với khách hàng cũ. Việc tham
gia hội chợ tại Nhật thường rất tốn kém.
- Coi trọng chuyện gặp mặt trước khi bàn bạc hợp tác và rất chu đáo trong việc chăm sóc
khách hàng.
- Rất thích khi đối tác sử dụng được tiếng Nhật vì họ cảm thấy gần gũi hơn, ở những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, số người nói được tiếng Anh rất ít.
- Người Nhật rất coi trọng giờ hẹn. Khi làm việc với khách Nhật phải chủ động lựa chọn
phương tiện hợp lý và thời gian đảm bảo tránh bị muộn vì lý do tắc đường.
- Sau khi đàm phán hay thống nhất vấn đề gì đó dù là không quan trọng cũng cần phải làm
bản tóm tắt nội dung đã thống nhất gửi lại cho đối tác.
- Chú ý tặng quà khách vào một số dịp lễ của Nhật
- Hàng hóa, cho dù bất kỳ loại gì cũng phải có hình thức đẹp, sạch sẽ.
Trung Quốc
- Quốc gia đông dân nhất thế giới (1/6 dân số thế giới)
- Một quốc gia, hai chế độ: Macao, Hồng Kông, Đài Loan theo tư bản chủ nghĩa, Trung Quốc
đại lục theo xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện nghiêm khắc kế hoạch hoá gia đình giúp giảm dân số nhưng dẫn đến mất cân
bằng giới tính 115-130 trai/100 gái, hội chứng con một.


- Phân bố dân cư tập trung ở phía Đông và ven các đường giao thông (Bắc Kinh, Thg Hải)
- Gồm 56 dân tộc: Hoa, Miêu, Mãn, … đông nhất là người Hán (90%), các dân tộc ít ng
Tạng, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, … sống tập trung ở vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị
- Nguồn lao động dồi dào (>60% dân số), hàng năm bổ sung thêm 13-14 triệu lao động mới
- Tỷ lệ dân thành thị còn thấp, đang tăng nhanh, tỷ lệ dân nông thôn cao.

- Có nền văn minh cổ đại lâu đời và rất phát triển: Nhiều công trình kiến trúc cổ (Vạn lý
trường thành, Thiên An Môn, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng), đóng góp tứ đại phát minh (la bàn,
thuốc súng, giấy, kỹ thuật in), tứ đại danh thi, … và nền ẩm thực phong phú.
- Tôn giáo đa dạng: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo, …
* Con người:
- Coi trọng giá trị gia đình
- Quan hệ gia tộc chặt chẽ

* Văn hóa kinh doanh
- Giới thiệu thật kỹ bản thân
- Nắm rõ thứ bậc trong công ty
- Thường dùng hợp đồng có sẵn
- Khi thương lượng giá cả luôn để sau cùng
- Trong thương lượng có khuynh hướng win-lose
- In danh thiếp thì in bằng hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng Trung


5. Nguyên nhân thành công và suy thoái của Nhật bản trong thế kỉ XX và bài học cho
Việt Nam

Nguyên nhân thành công:
- Ổn định chính trị - xã hội: Cải cách chính trị, thanh trừng tội phạm phát xít, bỏ tất cả các
quyền lực chính trị của Thiên Hoàng
- Tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên
- Đầu tư hợp lý cho công nghệ và giáo dục
- Xây dựng cơ cấu ngành và lãnh thổ hợp lý
- Cơ cấu tổ chức sản xuất, cách thức quản lý kinh tế nhà nước, liên kết các tập đoàn công ty
- Truyền thống dân cư, tính cộng đồng rất cao
- Bối cảnh quốc tế thuận lợi, được sự ủng hộ của Mỹ sau chiến tranh thứ lần II
Nguyên nhân suy thoái:

- Yếu tố thuận lợi trước đây ko còn, Mỹ không còn ủng hộ Nhật do hệ thống xã hội chủ nghĩa
sụp đổ, nguy cơ vượt mặt Mỹ và các hàng hoá Nhật Bản đe doạ hàng hoá Mỹ, yếu tố cạnh
tranh cao.
- Phẩm chất dân cư do quá tiết kiệm nên sản xuất hàng hoá không được kích thích tiêu
dùng, tính linh động của người lao đông không cao, phụ thuộc quá nhiều vào ông chủ.
- Bộ máy chính quyền: Yếu kém trong năng lực quản trị, hiện thượng tham nhũng, hối lộ
thường xuyên xảy ra.
- Mô hình quản lý cũ, ko còn phù hợp, nền kinh tế tập trung không phù hợp để phát triển.
- Sự điều chỉnh chính sách vĩ mô của Nhà nước chậm, kém hiệu quả (nền kinh tế bong
bóng)


6. Đặc trưng văn hóa và con người Mĩ

- Người Mỹ tin rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và có quyền ngang nhau trong cuộc
sống. Tất cả mọi người đều được đối xử công bằng và với mức độ tôn trọng như nhau. Đây
là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của triết học Mỹ.
- Mỗi người là một cá nhân tự do. Người Mỹ không tin vào những lí tưởng hoặc phong cách
chung. Cá nhân và những biểu tượng cá nhân thường được tôn kính và khuyến khích.
- Sự cạnh tranh tạo ra những con người tốt nhất và công việc tốt nhất. Cạnh tranh chính là
một nguyên tắc trong triết học Mỹ. "Chỉ có những sinh vật nào khoẻ nhất, tốt nhất mới có thể
tồn tại sau cuộc cạnh tranh sinh tồn".
- Chỉ có bạn mới là người quyết định cuộc sống của bạn sẽ như thế nào và tương lai của
bạn ra sao. Người Mỹ thường không tin vào sự may rủi hoặc số phận. Họ rất tự hào về
những thành tựu cá nhân đạt được.
- Sự thay đổi là một điều cần thiết và tốt đẹp. Nó sẽ mang lại sự tiến bộ và cải tiến. Truyền
thống cũ thường không được đánh giá cao ở Mỹ như các nước khác.
- Điều tốt nhất ở Mỹ là thành thực và thẳng thắn. Trong các nền văn hóa khác, người ta
thường cho rằng nói quá thẳng hoặc thật về một vấn đề nào đó là bất nhã, tuy nhiên người
Mỹ lại thích cởi mở, thẳng thắn, thậm chí đưa ra những ý kiến trái ngược và cả những tin tức

xấu.
- Khi ra quyết định lý quan trọng hơn tình.Nói cách khác, quyết định hiệu quả nhất là quyết
định tạo ra kết quả năng suất nhất, thường được quy ra tiền.

Người Mỹ yêu:
- Đất nước của họ. Người Mỹ rất yêu nước. Họ rất tự hào về nước của họ và lối sống của
mình. Họ cũng rất tôn trọng những người đã và đang phục vụ trong lực lượng quân sự của
đất nước.
- Thời gian rỗi của họ. Người Mỹ thường có ít thời gian rỗi so với những người ở một số
nước khác, nhưng họ đánh giá cao những gì họ có. Họ thường rất quý trọng thời gian dành
cho mình, cho gia đình hoặc cho cộng đồng. Tất cả các ngày nghỉ cuối tuần và các kỳ nghỉ
thường đầy ắp các hoạt động.
- Các hoạt động ngoại khóa. Chính phủ Mỹ thường bảo tồn một phần lớn các khu đất để cho
các công dân Mỹ hưởng thụ và vui chơi. Các hoạt động phổ biến tùy theo từng vùng, từng
bang như chèo thuyền, leo núi, đi bộ đường dài, cắm trại và trượt tuyết.
- Các hoạt động thể thao. Mỹ thường có số vận động viên chuyên nghiệp tham gia vào các
hoạt động thể thao chuyên nghiệp nhiều hơn so với các nước khác gấp nhiều lần. Mỹ rất
thích xem các buổi tường thuật thể thao, trên diễn đài hoặc trên vô tuyến.


7. Vai trò của mĩ trong nền kinh tế thế giới
GDP của Mỹ chiếm tới 25% GDP toàn cầu.Do đó, bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào trong nền
kinh tế Mỹ đều có thể dẫn tới sự suy giảm của nền kinh tế thế giới.
=> Cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2007-2009 đã cho ta thấy rõ điều này.
* Có 6 tác động chủ yếu của nền kinh tế Mỹ tới kinh tế thế giới:
- Thương mại toàn cầu sụt giảm
- Đồng USD suy yếu sẽ ảnh hưởng đến các nước phụ thuộc vào thị trường Mỹ
- Tình trạng "bong bóng" bất động sản sẽ nổ tung toàn cầu.
- Giá hàng hóa và nguyên vật liệu thô sẽ giảm
- Niềm tin sẽ giảm mạnh.

- Các ngân hàng trung ương khó có thể cứu thế giới khỏi những tác động tiêu cực của tình
trạng suy thoái kinh tế ở Mỹ.

* Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và có năng suất cao nhất thế giới:
- Dân số Mỹ chỉ bằng 4,5% dân số thế giới nhưng nước này hiện chiếm đến 1/5 Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
- Quy mô kinh tế Mỹ lớn gần gấp đôi kinh tế Trung Quốc nếu tính bằng USD, theo US Trust.
- Mỹ dẫn đầu thế giới về lượng hàng hóa sản xuất:
Sản lượng sản xuất hàng hóa của Mỹ có tổng trị giá là 1.900 tỉ USD trong năm 2012, tăng
27% so với năm 2009.
- Số lượng nhân công trong lĩnh vực này cũng đã tăng thêm 500.000 người kể từ năm 2010,
theo số liệu thống kê của US Trust.
- Mỹ là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới:
Kim ngạch xuất khẩu của cả năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD,tăng gần 40% so với năm
2009
- Nhà đầu tư nước ngoài vẫn thích đổ tiền vào Mỹ
- Mỹ có những thương hiệu hàng đầu thế giới:
Trong năm 2013, chín trong số 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới đều là của các
công ty Mỹ, theo nghiên cứu thường niên BrandZ về 100 thương hiệu hàng đầu thế giới của
hãng Millward Brown (Mỹ).


- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ trong những năm sau khủng hoảng
đạt mức 736 tỉ USD, tương đương 15% tổng lượng vốn FDI của toàn thế giới, theo số liệu
thống kê của US Trust.
- Mỹ dẫn đầu thế giới về công nghệ:
US Trust nhận định Mỹ vẫn là nhà của các trang mạng xã hội hàng đầu thế giới, đồng thời
vượt xa các nước khác về lượng tiền chi tiêu cho phát triển công nghệ.
- USD là tiền tệ “vua”:
Các nước trên thế giới hiện vẫn trữ USD. Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết

USD chiếm đến 62% dự trữ tiền tệ toàn cầu trong quý 4 năm 2012
- Mỹ có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ:
Sản lượng khai thác dầu trong nước của Mỹ lần đầu tiên vượt qua lượng nhập khẩu trong
16 năm trở lại đây, US Trust cho hay.
Mỹ sẽ qua măăt Ả Râăp Xê Út để trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2017
và là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020, theo báo cáo nghiên cứu của Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Mỹ vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu, bất chấp cuộc khủng hoảng và
sự suy yếu của vị thế có liên quan của Mỹ.


8. Chứng minh nền kinh tế mĩ vừa giàu vừa mạnh
- GDP/người năm 2010 là 47.200 PPP
- Quy mô nền kinh tế rất lớn chiếm 30% TG
(GDP 2010 là 14,66 tỷ USD = 3 Nbản = 5 Đức = 8 Anh, Pháp = 10 Ý)
+ Các dự án khổng lồ vs chi phí rất lớn
* Tổ chức nền kinh tế
- Mức độ tập trung cao, hầu hết nền ktế nằm trong tay các tập đoàn, các cty xuyên quốc gia
(Ford, Apple, General motor,…)
- Nhiều thị trg chứng khoán lớn nhất TG (Newyork, Masdaq)
- Phân bố sản xuất vừa mang tính ổn định vừa mang tính linh hoạt
- Nền kinh tế có trình độ KH – KT cao: là nước đầu tư cho KH-KT lớn nhất TG (chiếm ½ tổng
chi phí TG)
- Đứng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản, sáng chế & lực lượng hùng hậu các
giáo sư, tiến sỹ, đạt 113 giải Nobel về các KH – KT
Kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng được áp dụng vào sản xuất
- Đóng góp nhiều cho các tổ chức quốc tế: IMF, WB,…, đầu tư vào châu Âu, Canada, Nhật
Bản, …
Thị trường trong nước là động lực chính cho sự pt: GDP đạt 13nghìn tỷ USD – 2012 trong
đó XK là 1 nghìn tỷ còn lại là thị trường trong nước 12 nghìn tỷ.



9. Khái quát đặc điểm nền kinh tế mĩ trong giai đoạn hiện nay
- Nước Mỹ cũng rất giàu tài nguyên khoáng sản, mặc dù thiếu một số nguồn tài nguyên quan
trọng như dầu mỏ nhưng bù lại nước Mỹ có nhiều đất trồng màu mỡ và khí hậu ôn hòa
- Mỹ có các đường bở biển dài trên Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và trên Vịnh Mêhicô.
Các con sông chảy qua khắp đất nước và Ngũ Hồ tại vùng biên giới Canada đã tạo ra cho
nước Mỹ một mạng lưới giao thông đường thủy vô cùng phong phú, hỗ trợ rất nhiều cho sự
phát triển kinh tế.
- Lực lượng lao động đông đảo với trình độ cao
- Sáng tạo và áp dụng nhiều tiến bộ công nghệ
- Nền kinh tế hỗn hợp Nền kinh tế của Mỹ là nền kinh tế tư bản .
* Quy mô nền kinh tế
- Là nền kinh tế đứng đầu thế giới
- Mỹ là nước có mức sản lượng lớn, sức cạnh tranh cao và tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới
- Tổng giá trị GDP là 15 864 800 tỷ USD chiếm 28,5% GDP toàn thế giới (2012), lớn hơn
GDP châu Á, gấp 14 lần GDP của châu Phi
- GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới
- Thay đổi trong khoa học công nghệ. Với một diện tích đất đai rộng lớn, các nguồn tài
nguyên, một chính phủ ổn định và lực lượng lao động có trình độ cao, nền kinh tế Mỹ có
nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Điều quan trọng là nước Mỹ luôn sẵn sàng đón nhận, thậm chí mong chờ những đổi thay.
- Thay đổi trong khoa học công nghệ: Luôn luôn tập trung nghiên cứu và sáng tạo để áp
dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong mọi vấn đề xã hội
* Cơ cấu kinh tế:
- Cơ cấu kinh tế của hoa kỳ chuyển dịch theo hướng tích cực. Giảm tỷ trọng khu vực I và II,
tăng tỷ trọng khu vực III. Thể hiện nền kinh tế tri thức, chủ yếu phát triển ngành dịch vụ.
- Ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế hoa kỳ đóng góp 79,4%
GDP.
- Dịch vụ được sản xuất bởi khu vực tư nhân chiếm 67,8% GDP Mỹ đạt 13.13 tỷ USD.

- Sản xuất hàng hóa chiếm 19.8% GDP.
- Mỹ là quốc gia hàng đầu về chế tạo, các nhà máy của mỹ sản xuất ra lượng hàng hóa có
giá trị tương đương với 1,49 nghìn tỷ đô la, nhiều gấp 1,5 lần nước thứ 2 là Nhật Bản.
- Nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng các trang trại vẫn duy trì được sức
mạnh kinh tế và chính trị của mình.


* Đặc điểm các doanh nghiệp
- Mỹ có 5,8 triệu doanh nghiệp chính thống chiếm 97% thu nhập của các doanh nghiệp
- Có 21,1 triệu doanh nghiệp không chính thống như các văn phòng địa ốc , cửa hàng bán lẻ
và các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ khác. Chiếm 3% thu nhập của các doanh nghiệp.
- Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, GDP đạt 13,13 nghìn tỷ USD (2006). Đạt 15 684 800 tỷ
USD năm 2012.
- Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu và đứng thứ hai về xuất khẩu hàng hóa
- Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất . Đứng đầu về địa điểm rót vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới
- Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày


10. Nét đặc trưng văn hóa khu vực Nam Mĩ

Có nền văn hóa đa dạng gồm văn hóa bản địa và văn hóa châu Âu
Ngôn ngữ:
- Chiếm phần lớn khu vực Mỹ latinh, người dân ở đây chủ yếu sử dụng tiếng Tây Ban Nha
và tiếng Bồ Đào Nha do ảnh hưởng từ cuộc xâm lược từ Tây Ban Nha và Bồ Đầu Nha
Âm nhạc:
- Đậm tính dân tộc truyền thống và những lễ hội cuồng nhiệt tình nồng ấm giữa con người
với con người.
- Các điệu nhảy được pha trộn bởi nhiều nền văn hóa khác nhau, phổ biến là Samba,
Rumba, Tango, Cha Cha Cha...

Thể thao
- Thể thao châu Mỹ phát triển lâu đời và nở rộ gần đây, nhất là bóng đá. Các môn thể thao
như bóng rổ, bóng bầu dục, bóng chày, bóng đá đều được nâng lên tầm chuyên nghiệp và
các giải đấu luôn thu hút người xem. Riêng bóng đá rất phổ biến ở các nước Nam Mỹ. Nhất
là ở Brazil, Argentina, Uruguay.
Văn hóa đường phố
- Nghệ thuật vẽ tranh đường phố (graffity) rất phổ biến
- Những món ăn đường phố lạ nhất thế giới cũng xuất hiện nơi đây
Lễ hội
- Khắp Nam Mỹ có 25 lễ hội Carnaval. Những lễ hội là dịp để các nghệ sĩ khắp thế giới hội tụ
trổ tài, người xem hồi tưởng liên kết quá khứ với hiện tại và thả mình vào dòng sự kiện.


11. Đô thị hóa và các vấn đề cần giải quyết ở Nam Mỹ
- Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua các mặt dân số,mật
độ dân số, chất lượng cuộc sống.
- Đô thị hóa được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích đô thị trên tổng
số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
Tình hình đô thị hóa ở Nam Mỹ
- Quá trình đô thị hóa Nam Mỹ mang đủ 4 đặc điểm của đô thị hóa giả:
+ Kết cấu hạ tầng kém
+ Thành phố phình ra quá cỡ
+ Tốc độ đô thi hóa nhanh hơn tốc độ phát triển
+ Quan tâm đến mặt lượng hơn mặt chất
Quá trình đô thị hóa Nam Mỹ đang phát triển nhanh chóng, biến các thành phố Nam Mỹ
thành các thành phố lớn nhất thế giới
Tác động của đô thị hóa tới kinh tế, môi trường dân cư và đời sống
Kinh tế
- Tích cực
+ Tạo nhiều việc làm cho người lao động.

+ Là thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn.
+ Sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng hiện đại thu hút đầu tư.
- Tiêu cực
+ Tốc độ tăng trưởng GDP thấp và thiếu ổn định
+ Làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố.
+ Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạn tầng
Môi trường
- Nam Mỹ có nhiều tài nguyên khoáng sản nhiên liệu phong phú, điều kiện khí hậu thuận lợi
nhưng chưa khai thác hiệu quả
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Dân cư đời sống
- Tích cực
+ Chất lượng đời sống của 1 bộ phận dân cư được nâng cao.
+ Các dịch vụ công cộng : y tế, giáo dục được cải thiện
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại
- Tiêu cực
+ Phân hóa xã hội
+ An ninh không đảm bảo và các tệ nạn xã hội
+ Sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng tăng.
+ Dân cư đô thị ở Nam Mỹ chiếm 75% nhưng có đến 1/3 số đó sống trong điều kiện khó
khăn.
+ An ninh không đảm bảo và các tệ nạn xã hội


12. Nguyên nhân của các xung đột mâu thuẫn tại khu vực trung đông, ví dụ minh họa
Trung Đông luôn là điểm nóng về chính trị, quân sự của thế giới, luôn trở thành tâm điểm
chú ý của thế giới.
Chủ yếu là mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo và những tranh chấp đất đai, lợi ích
Nguyên nhân:
Vì lợi ích của thiểu số:

+ 90% dân hồi giáo của Trung Đông thuộc phái sunni nhưng lại chiếm lượng dầu mỏ ít hơn
rất nhiều so với phái Shite dẫn đến sug đột sắ tộc lẫn lợi ích.
+ Các nước thuộc khối EU và Mỹ có những động thái kích thích các nước ở Trung Đông do
lợi ích từ dầu mỏ. Sự can thiệp từ bên ngoài, sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn
do tầm quan trọng chiến lược về mọi mặt tại TĐ. (VD: CS luôn ủng hộ Isarel của Mỹ)
Do xung đột về tôn giáo:
+ Sự khác biệt về tư tưởng của phái Sunni (tự cho là hồi giáo chính thống)và phái Shiite (coi
mình là dòng dõi c.trị)
+ Sự xung đột của những người do thái và người Arab
Xuất phát từ nghị quyết 181 năm 1947 về phân chia Palestine của LHQ tạo đk cho sự hồi
hương của người do thái. Trong đó người do thái chiếm 1/3 dân số nhưng chiếm phần lớn
lãnh thổ trong khi người Arab chiến 2/3 dân số chỉ được 45% lãnh thổ. -> xung đột Isarel và
Palestine
+ Do sự quan tâm chưa đúng mực của các nhà lãnh đạo, của các nước liên quan tới lợi ích
của người dân.
VD: Người đứng đầu ở các nhà nước Isarel và nhóm Hamas, nhà nước Arab đều có thái độ
cứng rắn, không thỏa hiệp



×