Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 2:Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.16 KB, 3 trang )

Ngày soạn : 16/08/2009
Ngày dạy : 18/08/2009
Tiết : 2
Tuần : 2 ( HKI )
BÀI 2 : XU HƯỚNG TỒN CẦU HĨA, KHU VỰC HĨA KINH
TẾ.
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
- Trình bày được các biểu hiện của tồn cầu hóa, khu vực hóa và hệ quả của tồn cầu hóa, khu vực
hóa.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm của một số tổ chức liên kết kinh
tế khu vực.
2. Về kỹ năng :
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết lãnh thổ các nước thành viên quy mơ về dân số, GDP của một số tổ
chức liên kết kinh tế khu vực.
3. Về thái độ :
- Nhận thức được tính tất yếu của tồn cầu hóa, khu vực hóa. Từ đó, xác định trách nhiệm của bản
thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại địa phương.
4. Kiến thức trọng tâm :
- Xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế và hệ quả của việc tồn cầu hóa kinh tế.
- Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực, hệ quả của khu vực hóa kinh tế.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bản đồ các nước trên thế giới. Lược đồ các tổ chức liên kết kinh tế thế giới, khu vực.
III. Phương pháp : - Thảo luận, phát vấn.
IV. Tiến trình tổ chức dạy học :
1. Ổ n đònh lớp : ( Kiểm diện só số ghi vào sổ đầu bài )
2. Kiểm tra bài cũ :
CH 1: Trình bày những đặc điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nhóm nước
phát triển với nhóm nước đang phát triển.
 GDP/người, cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế, chỉ số xã hội, chỉ số HDI.


CH 2 : Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ hiện đại đến nền
kinh tế xã hội thế giới.  Sgk trang 8, 9.
3. Bài mới :
- Tồn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng
giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế
thế giới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
HÐ1 : Cả lớp
Giáo viên nêu tác động của cuộc cách mạng
khoa học và cơng nghệ hiện đại trên phạm vi
tồn cầu  làm rõ ngun nhân của tồn cầu
hóa nền kinh tế. Sau đó dẫn dắt học sinh cùng
phân tích các biểu hiện của tồn cầu hóa kinh tế
và hệ quả của nó đối với nền kinh tế thế giới và
của từng quốc gia. Học sinh trả lời các câu hỏi
sau :
I. Xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế :
1. Biểu hiện :
- Thương mại thế giới phát triển mạnh.
- Đầu tư nước ngồi tăng trưởng nhanh.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.
- Các cơng ti xun quốc gia có vai trò ngày càng
lớn.
- Nêu các biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh
tế ?
- Hãy tìm ví dụ chứng minh các biểu hiện của
toàn cầu hóa kinh tế. Liên hệ với Việt Nam.
- Đối với các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam, theo em, toàn cầu hóa là cơ hội hay
thách thức ?

- Nêu và phân tích mặt tích cực và tiêu cực của
toàn cầu hóa nền kinh tế.
* Trong quá trình giảng giải, giáo viên có thể sử
dụng các thông tin sau :
- Toàn cầu hóa là xu thế của thời đại nhưng xét
đến cùng cũng do con người tạo ra, là kết quả
phức hợp của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể
đến 3 yếu tố chính : CMKH và CN hiện đại;
nền kinh tế thị trường hiện đại; chính sách có
tính toàn cầu của Mĩ, của các cường quốc khác
và của mọi quốc gia lớn nhỏ trên thế giới.
- Nền kinh tế thực sự toàn cầu hóa đã chiếm
một nửa toàn bộ hoạt động kinh tế của loài
người và đang tăng lên nhanh chóng, tác động
trực tiếp và mạnh mẽ đến phần còn lại.
- Những thành tựu của công nghệ tin học và
viễn thông đã làm tăng vọt các năng lực sản
xuất và các luồng thông tin, kích trhích cạnh
tranh, thu hẹp khoảng cách không gian và thời
gian tạo điều kiện cho quá trình toàn cầu hóa.
- Toàn cầu hóa về tài chính có khả năng mang
lại nguồn vốn cho các nước đang phát triển nếu
các nước này biết khai thác 1 cách khôn ngoan,
tạn dụng được các cơ hội và tránh được các
hiểm họa.
- Với Việt Nam và các nước đang phát triển
toàn cầu hóa vừa là thách thức, vừa là cơ hội
lớn.
- Có thể nói bản chất của toàn cầu hóa là 1 cuộc
chơi, là 1 trận đấu, ai thông minh sáng suốt thì

được nhiều hơn mất, ai dại khờ, sơ hở thì mất
nhiều hơn được, có thể nói “ được - mất ” rất to
nhưng hầu như không thể được hết hoặc mất
hết. Chỉ có 1 tình huống là chắc chắn mất hết,
đó là khi co mình lại, đóng cửa, cự tuyệt toàn
cầu hóa, khước từ hội nhập.
HÐ 2 : Nhóm
Bước 1 : Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kênh
chữ trong SGK, tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện
các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. Nêu ví dụ
cụ thể.
Bước 2 : Yêu cầu học sinh phân thành nhóm từ
4 đến 6 em, tham khảo bảng 2. Một số tổ chức
2. Hệ quả :
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng
kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học
công nghệ, tăng cường sư hợp tác quốc tế.
- Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu
nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế :
1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực :
a. Nguyên nhân hình thành :
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh
trong khu vực và trên thế giới, các quốc gia có
những nét tương đồng chung đã liên kết lại với
nhau.
liên kết kinh tế khu vực, dựa vào bản đồ các
nước trên thế giới và lược đồ trống trên bảng,
xác định các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

phù hợp cới các số thứ tự ghi trên lược đồ
trống.
Bước 3 : Giáo viên ra hiệu lệnh, đồng loạt các
nhóm chạy lên ghi tên các tổ chức kinh tế vào
lược đồ, nhóm nào ghi được nhiều nhất và
chính xác nhất là nhóm thắng cuộc.
Bước 4 : Giáo viên nhận xét, dựa trên bản đồ
các nước trên thế giới và lược đồ các tổ chức
liên kết kinh tế khu vực, khắc sâu biểu tượng
bản đồ về các tổ chức liên kết kinh tế trong
bảng 2 cho học sinh, sau đó u cầu từng học
sinh hồn thành phiếu học tập.
HÐ 3 : Cả lớp
Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng trao đổi
trên cơ sở các câu hỏi :
- Khu vực hóa có những mặt tích cực nào và đặt
ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia ?
- Khu vực hóa và tồn cầu hóa có mối liên hệ
như thế nào ?
- Liên hệ với Việt Nam trong mối quan hệ kinh
tế với các nước ASEAN hiệt nay.
b. Khái niệm :
Khu vực hóa được biểu hiện là một q trình diễn
ra những liên kết về nhiểu mặt giữa các quốc gia
nằm trong một khu vực địa lí, nhằm tối ưu hóa
những lợi ích chung trong nội bộ khu vực và tối
đa hóa sức cạnh tranh đối với các đối tác bên
ngồi khu vực.
c. Đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu
vực :

( Thơng tin phản hồi phiếu học tập )
2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế :
- Tích cực :
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch
vụ.
+ Thúc đẩy q trình mở cửa thị trường từng
nước  tạo lập những thị trường khu vực rộng
lớn  thúc đẩy q trình tồn cầu hóa.
- Tiêu cực :
Đặt ra nhiều vấn đề : Tự chủ về kinh tế, quyền
lực quốc gia...
4. Củng cố :
- Trình bày các biểu hiện chủ yếu của tồn cầu hóa nền kinh tế. Xu hướng tồn cầu hóa nền kinh tế
dẫn đến những hệ quả gì ?
- Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào ?
5. Dặn dò : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài học Sgk. Làm bài tập 3 SGK. Chuẩn bò bài
mới “ Một số vấn đề mang tính tồn cầu ”.
V. Phụ lục : ( Thơng tin phản hồi của phiếu học tập )
Một số đặc điểm về các tổ chức liên kết kinh tế khu vực
Các tổ chức có dân số đơng từ cao nhất đến thấp
nhất
APEC, ASEAN, EU, NAFTA, MERCOSUR
Các tổ chức có GDP từ cao nhất đến thấp nhất APEC, NAFTA, EU, ASEAN, MERCOSUR
Tổ chức có số thành viên nhiều nhất EU
Tổ chức có số thành viên ít nhất NAFTA
Tổ chức có số dân đơng nhất APEC
Tổ chức có ít dân nhất MERCOSUR
Tổ chức được thành lập sớm nhất EU
Tổ chức được thành lập muộn nhất NAFTA

Tổ chức có GDP cao nhất và số dân đơng nhất APEC
Tổ chức có GDP bình qn đầu người cao nhất NAFTA
Tổ chức có GDP bình qn đầu người thấp nhất ASEAN

×