Sáng kiến kinh nghiệm
Lấy học sinh làm trung tâm
trong giờ học toán lớp 2
1
I. Đặt vấn đề:
Phần môn toán trong chương trình giảng dạy Toán lớp 2 chiếm một vị trí quan
trọng trong bậc Tiểu học.
Nó là nền móng cho việc học môn Toán ở các lớp tiếp theo của bậc Tiểu học và
Trung học sau này.
Đặc trưng chủ yếu và phương pháp dạy học mới là coi học sinh là nhân vật trung
tâm của quá trình dạy học. Nhờ cách dạy học như vậy mà học sinh tiếp thu kiến thức
một cách tích cực giáo viên nắm được khả năng của từng học sinh, từ đó có thể tạo
điều kiện giúp học sinh phát triển năng lực của cá nhân. Đó chính là những lý do
khiến tôi chọn đề tài này.
II. Thực trạng:
Trong quá trình dạy học, để học sinh tiếp thu kiến thức chủ động, tôi có một số
biện pháp tiến hành có hiệu quả sau :
III. Giải quyết vấn đề:
1. Giảng bài mới kết hợp củng cố, vận dụng kiến thức đã học :
2
Giảng bài mới trong tiết học Toán hết sức quan trọng. Học sinh có vận dụng
luyện tập giải Toán đúng hay sai là ở chỗ này. Do vậy, trong khi dạy, tôi luôn bảo đảm
truyền thụ đủ nội dung kiến thức của bài học bằng cách.
Chuẩn bị bài hết sức chu đáo, cẩn thận.
Soạn bài trước một tuần để có thêm thời gian nghiên cứu, hiểu kỹ yêu cầu nội
dung của bài học.
Khi soạn bài, tôi luôn tìm hướng giảng bài mới một cách dể hiểu nhất đối với trò
mà vẫn phát huy được tư duy của trò, lấy "học sinh làm trung tâm".
Vì vậy, kết hợp với khâu chuẩn bị bài của học sinh, trong mỗi tiết dạy bài mới,
tôi cung cấp đủ nội dung bài, đồng thời khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức đã
học có liên quan thực hiện phương châm "ôn cũ, học mới".
Với cách thực hiện như thế, học sinh sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng mà đầy
đủ kiến thức, được củng cố kiến thức cũ có hệ thống, vận dụng giải Toán sẽ linh hoạt,
không bị gò ép phụ thuộc, tạo cho học sinh có thói quan chủ động tích cực trong giải
Toán.
Ví dụ : Khi dạy bài : "8 cộng với số 8 + 5". Phần giảng mới, tôi đã tiến hành
cùng với học sinh như sau :
3
Bước 1 : Mỗi học sinh lấy 8 que tính sau đó lấy thêm 5 que tính. Tất cả bao
nhiêu que tính ?
Bước 2 : Học sinh tự thao tác trên que tính để tìm tất cả số que tính đã lấy.
- Học sinh lấy 8 que tính thêm 2 que tính được tách ra từ chỗ 5 que tính được 10
que tính.
Lấy 10 que tính thêm 3 que tính còn lại được 13 que tính
Giáo viên cho học sinh nêu lại cách thao tác trên que tính như vậy rồi mới hướng
dẫn cách tính.
8+5
= 8 + (2 + 3)
=8+2+3
= 10 + 3 = 13
Học sinh tự rút ra quy tắc : 8 cộng với số ta tách 2 ở số sau để có :
Bước 1 : 8 cộng 2 được 10
Bước 2 : 10 cộng nốt với đơn vị còn lại
Hoặc khi dạy bài "tìm số trừ" tiết 80
4
- Tôi tổ chức cho học sinh cả lớp cách tìm số trừ thông qua trò chơi "tìm số ô
vuông bị lấy đi" giúp học sinh nắm kiến thức nhẹ nhàng. Học sinh được chơi 3 lần,
lần thứ nhất, 1 học sinh lên gắn 12 ô vuông lên bảng, sau đó bạn lấy đi một số ô
vuông, lúc này cả lớp che mắt lại.
Hỏi còn lại mấy ô vuông ?
Bạn đã lấy bao nhiêu ô vuông ? vì sao con biết ?
Học sinh trả lời : Bạn đã lấy đi 3 ô vuông. Con biết vì đã đếm số ô vuông bị
khuyết trên hình vẽ.
Chơi lần thứ hai :
Có 12 ô vuông
Lấy đi một số ô vuông
Còn lại 7 ô vuông
5
Tìm số ô vuông bạn đã lấy ?
(Học sịnh tìm được số ô vuông bạn đã lấy bằng cách lấy ô vuông đã có trừ đi ô
vuông còn lại) 12 - 7 = 5.
Chơi lần ba :
x
14
Có 14 ô vuông. Bạn lấy đi một số ô vuông
Còn lại 10 ô vuông
Bạn đã lấy đi bao nhiêu ô vuông ?
(Học sinh tìm được số ô vuông bị lấy đi bằng cách lấy số ô vuông đã có trừ đi số
ô vuông còn lại là : 14 - 10 = 4).
Có 14 ô vuông lấy đi một số ô vuông chưa biết ta gọi số đó là x.
Còn lại 10 ô vuông. Ai lập cho cô phép tính ?
14 - x = 10
6
Như vậy với cách tổ chức cho học sinh thao tác trên đồ dùng, học sinh được chơi
mà học, học sinh đã chủ động xác định kiến thức bài học. Từ đó học sinh hứng thú,
học tập, tự tin vào khả năng của bản thân và dần dần hình thành phương pháp tự học,
tự nghiên cứu độc lập và sáng tạo.
Để dạy tốt môn Toán lớp 2 không thể không đề cập việc chấm. Chữa cho học
sinh một cách chu đáo.
2. Chấm chữa kịp thời để uốn nắn, khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng giải toán.
Bậc tiểu học có đặc điểm riêng về tâm sinh lý lứa tuổi nên việc chấm chữa kịp
thời của giáo viên đối với trẻ là rất phù hợp, nó tác động ngay tới hành động của trẻ.
Chấm chữa kịp thời củagiáo viên trong giờ học toán là rất quan trọng. Qua chấm
chữa, giáo viên nắm được tình hình chất lượng tiếp thu bài học và bản thân học sinh
cũng tự thấy mình hiểu choõ nào, chỗ nào chưa hiểu.
Cụ thể trong tiết toán tôi đã thường xuyên thực hiện như sau :
Sau khi cung cấp kiến thức bài học, học sinh vận dụng giải quyết các bài tập
trong "Vở bài tập toán 2". Tôi luôn cố gắng đảm bảo 100 học sinh trong lớp đủ bài các
bài tập.
Đối với học sinh khá giỏi thì dễ dàng, còn đối với học sinh trung bình để làm
đúng 100% số bài tập ngay tại lớp là khó khăn. Vì vậy trong quá trình học sinh đang
7
làm bài tập, tôi đã quan sát việc làm bài của số học sinh này nhiều hơn, kịp thời phát
hiện những chỗ sai để uốn nắn học sinh theo dõi bài chữa trên bảng, biết chỗ sai để
học sinh tự chữa ; có thể dùng một vài câu hỏi nhỏ gợi ý.
Tuy nhiên gặp những bài khó, học sinh có lỗi lớn về đường lối giải, nhiều học
sinh sai thìì tôi yêu cầu học sinh nhận xét lỗi sai ở chỗ nào ? cách sửa thế nào ?
Thường thì tôi dùng học sinh có lỗi sai đó nhận xét và sửa trước, nếu học sinh
làm được điều đó có nghĩa là cùng một lúc tôi đã củng cố cho học sinh đó và đồng
thời chữa chung cho nhiều em khác.
Còn gặp bài khó, học sinh lúng túng, tôi dùng câu hỏi gợi ý hoặc dùng học sinh
giỏi của lớp tham gia chữa bài.
Trong tiết toán, thời gian có hạn, tôi chú ý chấm chữa cho học sinh trung bình,
yếu và chú ý tới những lỗi sai mà học sinh mắc nhiều.
Với cách làm như vậy lỗi sai không bị kéo dài, mà học sinh có thói quen làm
toán đúng, chủ động giải. Tôi cố gắng chữa triệt để những lỗi sai bằng cách :
+ Học sinh chữa lỗi sai nhỏ như : Tên đơn vị, kết quả ... vào ngay trong vở "Bài
tập toán 2", lỗi lớn như sai cách giải, câu trả lời chưa rõ ý thì chữa ngay vào vở toán
khác do lớp quy định. Sau đó tôi kiểm tra chấm chữa, nhận xét phần chữa của học
sinh, học sinh phải tự làm bài đó một lần nữa để khắc sâu bài học. Có những học sinh
8
chữa tới hai lần mới đúng cũng được giáo viên kiểm tra triệt để, cuối cùng phải chữa
đúng mới thôi.
+ Tôi rất chú ý coi trọng tới việc chữa bài của học sinh. Khi học sinh chữa bài,
tôi yêu cầu học sinh ngoài việc chữa đúng còn phải trình bày lưu loát, sạch đẹp, rõ
ràng hơn. Do đó mà học sinh chữa bài rất thận trọng, chính điều này giúp học sinh nhớ
rất kỹ bài giải, lần sau gặp dạng toán khó học sinh rất ít sai sót.
Ví dụ : Mảnh vải xanh dài 55 dm. Mảnh vải đỏ dài hơn mảnh vải xanh 9 dm.
Hỏi mảnh vải đỏ dài bao nhiêu đề xi mét ?
+ Có học sinh giải như sau :
Mảnh vải đỏ dài là :
55 + 9 = 64 mảnh vải
Đáp số : 64 mảnh vải
Giáo viên hỏi : Đơn vị của bài toán là gì ?
Học sinh trả lời : đề xi mét
Giáo viên hỏi : Vậy trong bài giải con đã ghi đúng tên đơn vị của bài toán chưa ?
9
Lúc này học sinh sẽ nhận ra chỗ thiếu sót trong bài giải của mình và tự sửa lỗi sai
đó.
Ví dụ 2 : Thùng thứ nhất đựng 25 lít dầu. Thùng thứ hai đựng 30 lít dầu. Hỏi
thùng nào đựng nhiều dầu hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Có học sinh giải như sau :
Số lít dầu thùng đựng nhiều hơn là :
30 - 25 = 5 lít
Đáp số : 5 lít
Giáo viên hỏi : Ta cần tìm điều gì ?
Học sinh trả lời : Thùng nào đựng nhiều hơn và nhiều hơn bao nhiêu lít ?
Giáo viên hỏi tiếp : Câu trả lời này đã nói rõ điều đó chưa ? Còn thiếu ý nào ?
Lúc này học sinh sẽ nhận ra trong câu trả lời này chưa nêu được thùng nào đựng
nhiều hơn và phải bổ sung và chữa vào bài giải là :
Thùng thứ hai đựng nhiều hơn và nhiều hơn là :
10