Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn tiếng việt lớp 2 phân môn kể chuyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.42 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Một số biện pháp quản lý
hoạt động dạy và học môn
Tiếng Việt lớp 2 phân môn
kể chuyện

Trang 1


I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở Tiểu học , môn Tiếng Việt và môn Toán là hai môn học trọng tâm được
gọi là hai môn “công cụ”. Môn Toán cung cấp cho học sinh: Những kiến thức cơ
bản về số học, hình học, đại lượng và đo đại lượng, giải toán có lời văn; học sinh
biết tính toán, đo lường, giải toán, vận dụng vào thực tiễn. Qua đó giúp phát
triển tư duy, trí tuệ phát triển các phẩm chất đạo đức cần thiết, đem lại niềm
hứng thú, sự tự tin cho học sinh. Môn tiếng việt có mục tiêu cũng không kém
phần quan trọng.Việc dạy học Tiếng Việt giúp hình thành và phát triển ở học
sinh kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp
trong môi trường hoạt động lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp
phần rèn luyện thao tác của tư duy,bên cạnh đó còn cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản về tiếng việt, những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự
nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài; đồng thời
còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong
sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của
việc dạy học tiếng Việt, thông qua dạy học phân môn Kể chuyện.
Trong môn Tiếng Việt, phân môn kể chuyện cũng có một vị trí quan trọng.
Kể chuyện và nghe chuyện là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của trẻ em.Từ thuở còn bé thơ, các em đã thích nghe kể chuyện. Bước vào


tuổi học đường, nhu cầu kể chuyện của các em ngày càng trở nên bứt thiết hơn.
Phân môn kể chuyện trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã đáp ứng yêu
cầu trên của trẻ. Mặt khác, việc kể chuyện không thể tách rời với nội dung được
kể trong chuyện. Đó là những tác phẩm văn học có giá trị của Việt Nam và thế
giới được tuyển chọn để phù hợp với bản tính hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng
và tràn đầy cảm xúc của trẻ em. Nó đáp được nhu cầu được giải trí, vui chơi,
được xúc động và sáng tạo khám phá, được thấy cái tốt, lẽ công bằng … Phân
môn kể chuyện góp phần lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, đem lại
niềm vui, sự hứng thú, trau dổi vốn sống, vốn văn học, phát triển tư duy và ngôn
Trang 2


ngữ cho học sinh. Chính vì vậy, tiết kể chuyện đòi hỏi giáo viên vừa biết kể
chuyện hấp dẫn, vừa biết dạy cho học sinh tập nói, tập kể chuyện, bước đầu tập
dùng ngôn ngữ của bản thân để diễn tả ( kể chuyện ) . Qua mỗi tiết kể chuyện,
học sinh được tiếp xúc với một văn bản truyện kể khá lí thú, các em cảm nhận
được nội dung và thu hoạch được những bài học bổ ích.
Ở lớp 2, phân môn kể chuyện có nhiệm vụ:
1. Phát triển kĩ năng nói và nghe cho học sinh, bao gồm:
- Kĩ năng độc thoại: kể lại câu chuyện đã học hay đã nghe theo các mức độ
khác nhau ( kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện, kể theo lời lẽ trong văn bản,
kể bằng lời của mình ).
- Kĩ năng đối thoại: Tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau , bước
đầu biết sử dụng các yếu tố phụ trợ trong giao tiếp như: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ .
..
- Kĩ năng nghe: Theo dõi được câu chuyện bạn kể tiếp hoặc nêu ý kiến bổ
sung, nhận xét.
2. Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng
và tư duy logic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực cuộc sống thông qua nội
dung câu chuyện.

3. Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại
niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập.
Để giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Kể chuyện cũng là cơ sở để các em
có thể học tốt các môn học khác có liên quan đến kĩ năng nói và nghe, đồng thời
phát triển vốn từ ngữ, phát triển tư duy của các em. Nhưng qua thực tế và việc
khảo sát ở trường tôi cho thấy việc giảng dạy phân môn kể chuyện chưa được
giáo viên đầu tư đúng mức, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh ở phân môn
này chưa cao. Các em không tự tin khi được gọi lên kể chuyện; còn lệ thuộc
nhiều vào lời lẽ ở sách giáo khoa; kể chuyện như đang đọc bài, chưa kết hợp
được kể chuyện với kèm theo các yếu tố phi ngôn ngữ ; . . . .
Trang 3


Vì vậy việc giảng dạy phân môn kể chuyện lớp 2 trong nhà trường cần được
quan tâm nhiều hơn. Nhận thức rõ tầm quan trọng của phân môn này, với vai trò
là một cán bộ quản lí chuyên môn trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu đề
tài: “ Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2:
Phân môn kể chuyện ”.
II/. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA
ĐỀ TÀI:
1/. Thuận lợi:
Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện cho tập thể giáo viên tự thể hiện
và phát huy khả năng trong giảng dạy và học tập.
Việc đổi mới chương trình và Sách giáo khoa Tiếng Việt trong đó có phân
môn Kể chuyện lớp 2 được tiến hành được nhiều năm. Học sinh đã được làm
quen với cách học mới từ lớp anh chị của mình nên dễ dàng tiếp nhận và thực
hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Mặt khác phân môn Kể chuyện lớp 2 nhìn chung có nội dung ngắn gọn, cụ
thể có định hướng rõ ràng, chủ yếu là thực hành nhằm rèn luyện kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) cho học sinh.

2/. Khó khăn:
Trường tôi còn có một số phụ huynh có quan điểm “ trăm sự nhờ thầy, nhờ
cô” giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến
chất lượng học tập của phân môn.
Mặt khác, trình độ giáo viên không đồng đều, việc tiếp nhận thông tin từ
nguồn sách giáo khoa, các tài liệu hỗ trợ giảng dạy cũng như việc đổi mới
phương pháp trong dạy học nói chung và dạy học phân môn kể chuyện nói riêng
chưa đồng bộ nên hiệu quả giảng dạy và học tập chưa cao.
3. Số liệu thống kê:
Chất lượng học tập phân môn kể chuyện lớp 2 năm học 2010 – 2011 ( thời
điểm đầu năm học, khoảng tháng 10):
Trang 4


Phân tích các tiết dạy mà tôi đã dự môn Kể chuyện lớp 2, trong đó học sinh
làm các bài tập đạt với các mức như:
Lớp TSHS Số học sinh thực hành Tỉ lệ Số học sinh thực hành Tỉ lệ
khảo

Kể được từng đoạn câu %

Kể lại được toàn bộ %

sát

chuyện

câu chuyện

2/1


36

20

55,6

16

44,4

2/2

36

22

61,1

14

38,9

2/3

34

20

58,8


14

41,2

2/4

37

25

67,6

12

32,4

2/5

36

22

61,1

14

38,9

2/6


34

22

64,7

12

35,3

2/7

36

24

66,7

12

33,3

TC

249

155

62,2


94

37,8

Những con số này cũng đã phản ánh phần nào chất lượng học tập cũng như
giảng dạy của giáo viên và học sinh qua phân môn Kể chuyện. Nếu các em được
học tốt, được tạo cơ hội rèn luyện kĩ năng nói và kĩ năng nghe, kĩ năng giao tiếp
với bạn qua từng tiết học , trong từng bài thì cũng phần nào đem lại kết quả khả
quan hơn, các em sẽ tự tin, mạnh dạn hơn và tạo ra niềm vui thích, sự hứng thú
cho cả thầy lẫn trò.
III/. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
1.1 Dạy kể chuyện ở tiểu học:
Kể chuyện là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa. Trong phân
môn kể chuyện của môn Tiếng Việt ở tiểu học, kể chuyện được xem là
một dạng nói đặc biệt của độc thoại nhằm truyền đến người nghe những
Trang 5


thông báo có tínhnghệ thuật, những cảm xúc mang tính thẩm mĩ. Sự thành
công của việc kể chuyện do nhiều yếu tố tạo nên: nội dung câu chuyện
phải hấp dẫn, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phù hợp với tâm lí tiếp nhận
của từng lứa tuổi. Tuy nhiên , dù câu chuyện có hay bao nhiêu nhưng
không có nghệ thuật kể chuyện thì việc kể chuyện cũng không đạt kết
quả. Thành công của người kể phụ thuộc vào sự thâm nhập câu chuyện,
hứng thú và sự thể hiện ngữ điệu phù hợp. Ngoài ngữ điệu, yếu tố phi
ngôn ngữ như ánh mắt, cử chỉ , điệu bộ …. cũng góp phần quan trọng cho
sự thành công của kể chuyện.
Thực tế cho thấy, kể chuyện có sức hấp dẫn kì lạ, đặc biệt là đối với

học sinh lứa tuổi tiểu học. Sức hấp dẫn đó không hề giảm đi dù câu
chuyện đã được các em đọc trước nhiều lần. Bởi lẽ khi kể chuyện, người
kể không trình bày nguyên văn một bản viết hay đọc lại văn bản đó, mà
lúc này người kể nhập vào một thế giới, khác với thế giới thực tại, đó là
thế giới của câu chuyện.Trong câu chuyện ấy, người kể lúc là người dẫn
chuyện, lúc là nhân vật này hay nhân vật khác. Người kể thể hiện tâm
trạng của những nhân vật khác nhau, khi vui sướng, hả hê, lúc lại buồn
rầu, lo lắng.
Như vậy, kể chuyện mang tính tổng hợp. Nó sử dụng các hiểu biết về
kĩ năng dùng từ đặt câu, kĩ năng nghe và kĩ năng nói Tiếng Việt, kĩ năng
trình bày trước mọi người. Nói cách khác, đó là khả năng vận dụng những
hiểu biết về ngôn ngữ, lí thuyết sản sinh lời nói và sự hiểu biết về văn học,
. . . vào việc kể chuyện. Trong giờ kể chuyện, hầu như học sinh được phát
huy tối đa khả năng nói và nghe của mình . Do vậy, học sinh được rèn
luyện kĩ năng kể chuyện, kĩ năng giao tiếp bằng lời của mình để diễn đạt
lưu loát, ứng xử nhanh nhẹn.
1.2 Các thể loại truyệntrong sách Tiếng Việt lớp 2:
Trong cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, các câu chuyện được
phân bố như sau:
Trang 6


Thể loại truyện

Số

Tên truyện

lượng
Thần thoại


+ Sơn Tinh, thủy Tinh
2

Truyền thuyết

+ Chuyện quả bầu
+ Sự tích cây vú sữa
+ Hai anh em

Cổ tích và cổ tích mới

5

+ Bà cháu
+ Tìm ngọc
+ Ông Mạng thắng Thần Gió
 Có công mài sắt có ngày nên kim
 Chuyện bốn mùa
 Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Ngụ ngôn

6
 Kho báu
 Câu chuyện bó đũa
 Quả tim khỉ
 Ai ngoan sẽ được thưởng

Danh nhân lịch sử


3

 Chiếc rễ đa tròn
 Bóp nát quả cam
 Phần thưởng
 Bím tóc đuôi sam

Sinh hoạt

10

 Chiếc bút mực
 Mẫu giáy vụn
 Người mẹ hiền

Trang 7


 Người thấy cũ
 Người làm đồ chơi
 Bông hoa niềm vui
 Sáng kiến của bé Hà
 Con chó nhà hàng xóm
 Những quả đào
 Bạn của Nai Nhỏ
 Chim Sơn Ca và Bông Cúc Trắng
Đồng thoại

3

 Bác sĩ Sói
 Tôm Càng và Cá Con

2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1 Những hình thức kể chuyện ở lớp 2:
Có 3 hình thức rèn luyện kĩ năng kể chuyện trong tiết kể chuyện. Đó là:
- Kể theo tranh: Các tranh minh hoạ giúp học sinh nhớ lại nội dung bài
tập đọc đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi các tranh này được
đảo lộn thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học. Trong trường hợp này, trước
hết học sinh cần sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đúng rồi mới kể. Đó cũng là
biện pháp giúp học sinh nhớ lại câu chuyện trước khi kể.
- Kể theo dàn ý cho sẵn: Trong tiết kể chuyện sau bài tập đọc, sách giáo
khoa có thể cung cấp cho học sinh dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay những tên
đoạn để làm chỗ dựa cho học sinh kể lại câu chuyện đã học. Đây là một hình
thức rèn luyện trí nhớ, có yêu cầu cao hơn hình thức giúp đỡ bằng tranh minh
hoạ.
- Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện: Học sinh tiểu học rất
thích đóng kịch, dù đó không phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn
biến phức tạp. Sách giáo khoa sử dụng hình thức này để rèn kĩ năng nói, kĩ năng
Trang 8


kể cho học sinh, Đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách, tình cảm của
nhân vật trong câu chuyện đã học.
2.2 Các biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện:
Như đã nói ở trên, kể chuyện là một dạng nói nghệ thuật. Nhưng muốn rèn
kĩ năng kể chuyện, trước hết phải rèn cho học sinh nói năng rõ ràng, chính xác,
lưu loát. Cũng như phân môn Tập làm văn, phân môn Tập đọc, kĩ năng kể
chuyện chỉ có thể rèn luyện tốt trên cơ sở học sinh nói đúng. Việc rèn kĩ năng
nói cho học sinh được tiến hành ở một số phân môn, bắt đầu từ việc luyện phát

âm đúng chính âm, nói năng rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác, đúng quy tắc
ngữ pháp, diễn đạt các ý đúng với hoàn cảnh giao tiếp đến mức độ cao hơn là
nói hay, biết sử dụng giọng nói, điệu bộ diễn tả nhằm hỗ trợ cho việc thể hiện
nội dung trong khi nói.
Để nhằm tạo ra ở học sinh năng lực kể chuyện. Giáo viên cần rèn luyện cho
học sinh các kĩ năng cơ bản sau:
2.2.1 Rèn kĩ năng kể chuyện chân thật : :
Dạy kể chuyện là việc hướng dẫn học sinh kể lại được lưu loát câu chuyện
bằng lời kể của chính các em trên cơ sở hiểu rõ nội dung của câu chuyện. Từ đó
nâng cao sự hiểu biết, giáo dục tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ và phát triển tư duy
cho học sinh. Mọi thủ thuật kể chuyện sẽ chỉ có hiệu quả nếu người kể nắm
vững nội dung và đặc điểm nghệ thuật của truyện, thực sự thâm nhập vào truyện
mình kể để tái hiện lại câu chuyện một cách trung thực, không làm sai lạc ý
nghĩa, nội dung của câu chuyện. Vì vậy việc rèn luyện kĩ năng kể chuyện không
thể tách rời với việc thông hiểu nội dung của chuyện.
Ở lớp 2, chương trình đã tích hợp nội dung đọc hiểu của phân môn Tập đọc
và kể chuyện làm một. Vì vậy, tiết dạy kể chuyện được sắp xếp sau bài dạy tập
đọc đầu tuần để các em nhớ nội dung câu truyện vừa đọc. Hệ thống câu hỏi tìm
hiểu bài trong phân môn Tập đọc và trong phân môn Kể chuyện đều hướng đến
mục đích giúp học sinh thông hiểu câu chuyện. Khi kể chuyện, người kể không
chỉ tái hiện lại đúng diễn biến của truyện hoàn toàn khách quan mà còn bộc lộ
Trang 9


những cảm xúc chân thực và khả năng sáng tạo của bản thân khi kể câu chuyện.
Có thể rèn luyện kĩ năng kể chuyện chân thực qua một số hình thức tập luyện
chủ yếu sau:
+ Kể chuyện bằng lời của mình:
Yêu cầu của biện pháp này là kể không lặp lại nguyên văn từng từ ngữ
trong truyện như đọc. Học sinh có thể dùng từ, đặt câu theo cách khác, diễn đạt

rõ thêm một vài ý qua sự tưởng tưởng của mình.
Ví dụ: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bé Hà và thầy giáo (Truyện Bím tóc đuôi
sam) bằng lời của em.
+ Kể chuyện phân vai:
Phân vai dựng lại câu chuyện là một biện pháp kể chuyện được thực hiện từ
lớp 1, nội dung của biện pháp này là phân cho mỗi học sinh mỗi vai để kể lại
câu chuyện. Yêu cầu của vai kể là mỗi em phải nói kịp thời, đúng vai, đúng lời
nhân vật mà mình đóng vai. Đối với học sinh khá, giỏi, yêu cầu các vai phải
phối hợp nhịp nhàng, các em phải thực sự nhập vai, hiểu nhân vật, nói lời nhân
vật một cách biểu cảm, biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ.
Ví dụ: Dựng lại câu chuyện (Người mẹ hiền) theo vai: người dẫn chuyện,
Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo.
+ Kể chuyện theo trí tưởng tượng:
Đây là cách kể chuyện đòi hỏi học sinh phải tưởng tượng để kể chuyện.
Tuy nhiên, ở tiểu học chỉ yêu cầu học sinh sáng tạo một phần nào đó của câu
chuyện đã có sẳn sao cho phù hợp với các phần khác của câu chuyện.
Ví dụ: Em mong muốn câu chuyện Sự tích cây vú sữa kết thúc như thế
nào? Hãy kể lại đoạn cuối câu chuyện theo ý đó.
Hoặc: Nói lại ý nghĩa của hai anh em (truyện Hai anh em) khi gặp nhau.
2.2.2 Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm:
- Kĩ năng thể hiện giọng điệu, ngữ điệu:
Trang 10



×