Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Môn học quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.41 KB, 51 trang )

Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

MỤC LỤC
2.2.1 Các vấn đề pháp lý về công tác quản lý chất thải y tế............................................10
2.2.2. Hiện trạng công tác quản lý thu gom, vận chuyển & lưu trữ chất thải y tế............11
3. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN VÀ CÁC LOẠI CHẤT THẢI RẮN Y TẾ. 17
3.1 Qui mô của bệnh viện....................................................................................................17
3.2 Các loại hình chất thải nguy hại phát sinh trong ngành y tế..........................................17
3.2.1 Các loại chất thải y tế..............................................................................................17
3.2.2 Lượng thải...................................................................................................................19
3.2.3 Đặc điểm thành phần và tính chất chất thải rắn y tế..............................................19
3.2.4 Phân loại chất thải nguy hại phát sinh trong ngành y tế.........................................20
4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ VÀ XÂY
DỰNG CHẤT THẢI CHO NGÀNH Y TẾ..............................................................................22
4.1 Tiêu chuẩn sử dụng các dụng cụ, bao bì chứa chất thải trong các cơ sở y tế................22
4.1.1 Biểu tượng chỉ loại chất thải và màu sắc ...............................................................22
4.1.2 Về các túi đựng chất thải.........................................................................................23
4.1.3 Thùng đựng chất thải..............................................................................................24
4.2 Phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế.........................25
4.2.1 Phân loại chất thải y tế............................................................................................25
4.2.2 Vận chuyển chất thải trong các cơ sở y tế...............................................................26
4.2.3 Lưu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế...............................................................26
4.3 Vận chuyển chất thải rắn y tế ra ngoài cơ sở y tế..........................................................28
4.3.1 Vận chuyển ............................................................................................................28
4.3.2 Hồ sơ theo dõi và vận chuyển chất thải ................................................................29
4.4 Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế...............................................................29
4.4.1 Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại...............................................29
4.4.2 Các phương pháp xử lý chất thải y tết tại Việt Nam...............................................32
4.4.3 Các kiểu lò đốt xử lý chất thải y tế nguy hại hiện nay............................................35
4.4.4 Xử lý nước thải bệnh viện.......................................................................................38
5. CASE STYDY.....................................................................................................................40


5.1. Giới thiệu chung về Bệnh viện Việt Pháp (FV).............................................................40
5.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện........................................................42
5.2.1.Số lượng, thành phần chất thải phát sinh tại bệnh viện...........................................42
5.2.2. Quy trình phân loại và quản lý chất thải tại Bệnh viện FV.....................................44

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

1


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI Y TẾ Ở VIỆT NAM
Đến năm 2010, Việt Nam có 1186 bệnh viện với công suất 187.843 giường.
Chúng là các nguồn thải chất thải nguy hại lớn nhất, phát sinh khoảng 350 tấn chất thải
y tế/ngày trong đó có 40 tấn chất thải nguy hại/ngày. Nếu không được quản lý tốt, các
thành phần nguy hại trong chất thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây
ung thư có thể tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.
Tất cả chất thải phát sinh từ bệnh viện đều được coi là chất thải bệnh viện.
Khoảng 75-90% chất thải bệnh viện là chất thải thông thường, tương tự như chất thải
sinh hoạt, không có nguy cơ gì.

Sự phát sinh chất thải y tế rất khác nhau, tùy thuộc vào dịch vu bệnh viện, chất lượng
và năng lực quản lý bệnh viện. Theo ước tính của Bộ Y tế, khối lượng chất thải y tế
nguy hại phát sinh được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1: Mức độ phát sinh chất thải nguy hại trung bình
Bệnh viện theo tuyến và
chuyên khoa

Khối lượng chất thải

rắn
nguy
hại
(kg/giường/ngày)

Bệnh
viện đa
khoa
trung
ương

Bệnh viện
chuyên
khoa
trung
ương

Bệnh viện
đa khoa
tuyến tỉnh

Bệnh viện
chuyên
khoa
tuyến tỉnh

Bệnh viện
huyện và
ngành


0.3

0.225

0.225

0.2

0.175

Nguồn: Báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của Dự án hổ trợ xử lý chất thải
bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng thế giới, công bố theo Quyết định số 4448 /QĐBYT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bảng 1.2: Phát sinh chất thải rắn y tế từ các bệnh viện
Bệnh viện đa khoa
Tuyến Tuyến Khu Sản

Bệnh viện chuyên khoa
Lao,
Tâm thần, Ung

trung

truyền điều dưỡng thư

tỉnh

vực

Nhi


ương

nhiễm

Khác

phục hồi
chức năng

Chất thải lây nhiễm
Sắc nhọn
Không sắc nhọn
Lây nhiễm cao
Bệnh phẩm

++
++
++
++

+
+
+
+

+
+
+
+


Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

+
+
+
++

+
+
++
-

+
+
+
-

+
+
+
+/-

+
+
+
+/2


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
Chất thải hóa học

Dược phẩm
Hóa chất nguy hại
Chất gây độc tế bào
Chất thải phóng xạ
Bình chứa áp suất
Chất thải thông thường
Ghi chú: (+ +)
(+/- )

++
++
++
+
++
++

+
+
+/+/+
++

+
+
+
+

+
+
+
++


+
+
+
+

phát sinh, khối lượng lớn; (+) phát sinh, khối lượng nhỏ; (-)
có thể phát sinh hoặc không, tùy theo dịch vụ;

+
+
+
+

+
++
++
++
+
+

+
+
+
+

không phát sinh ;

Nguồn: Báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của Dự án hổ trợ xử lý chất thải
bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng thế giới, công bố theo Quyết định số 4448 /QĐBYT ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bảng 1.3: Công suất sử dụng tai một số bệnh viện phía nam
Đơn vị khảo sát

Tổng
số Số bệnh nhân nội Công suất sử dụng
giường bệnh
trú /ngày
giường bệnh (%)

BV Từ Dũ

1200

1234

102,8

536

89,3

1708

2566

150,2

BV Chuyên khoa Nhi 1000
Đồng I


1300

130

BVĐK Cà Mau

600

740

123,3

BVĐK Sóc Trăng

550

650

118,1

BVĐK Bình Dương

800

939

117,3

BVĐK Bà Rịa-Vũng 350
Tàu


286

81,7

BVĐK Hậu Giang

380

430

113,1

BVĐK Bến Tre

700

948

135,4

BVĐK An Giang

900

1000

111,1

655


102,3

BVĐK Nguyễn
Phương

Tri 600

BVĐK Chợ Rẫy

BVĐK Thống
Đồng Nai

Nhất 650

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

3


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

(Nguồn: Kết quả điều tra môi trường y tế tại 9 tỉnh/thành khu vực phía Nam của
Thạc sĩ Đặng Ngọc Chánh, 2007)
Tổng số 12 bệnh viện được khảo sát ở các tỉnh thành phía Nam năm 2007 với khoảng
9.438 giường bệnh có 11.294 bệnh nhân nội trú và 20.327 bệnh nhân ngoại trú. Công
suất sử dụng trung bình các giường bệnh là khoảng 120% và theo kết quả khảo sát thì
có 10/12 bệnh viện có số bệnh nhân nội trú vượt định mức so với kế hoạch từ 4 – 30%
trong số đó thì bệnh viện Chợ Rẫy công suất sử dụng vượt lên tới 50%.
Việc phát triển các cơ sở công nghiệp ngày càng nhiều góp phần vào sự phát triển

chung của xã hội, đồng thời giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu khám điều trị bệnh cho
người dân. Tuy nhiên, với lượng chất thải thải ra ngày càng nhiều sẽ làm ảnh hưởng
đến môi trường, gây ra các nguy cơ rủi ro cho sức khỏe con người nếu như không có
sự quản lý chặt chẽ và phù hợp.

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

4


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM
CỦA CHẤT THẢI Y TẾ
2.1. Nguồn gốc phát sinh, phân loại và thành phần Chất thải rắn y tế
2.1.1 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn y tế
Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm,
nghiên cứu... trong các cơ sở y tế. Chất thải y tế nếu không được thu gom, phân loại,
xử lý đúng sẽ tạo nên nguy cơ cho sức khỏe và môi trường sống của con người. Theo
Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế, tất cả các cơ sơ y tế
phải tổ chức phân loại chất thải rắn y tế tại nguồn.
 Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con
người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ
ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu
hủy hoàn toàn.
-

Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn (bơm
kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền dịch, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các
ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác), chất thải lây nhiễm

không sắc nhọn (bông, băng, gạc); chất thải có nguy cơ lây nhiễm (bệnh phẩm
và dụng cụ đựng dính bệnh phẩm); chất thải giải phẫu (các mô, cơ quan, bộ
phân cơ thể người, rau thai, bào thai); chất thải hóa học nguy hại (dược phẩm
quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng, chất hóa học ngy hại sử
dụng trong y tế), chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp
kế bị vỡ)...

-

Chất thải lỏng y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn (từ
các phòng phẫu thuật, xét nghiệm, thí nghiệm...) và sinh hoạt của nhân viên
bệnh viện, bệnh nhân và người chăm nuôi (từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, từ việc
làm vệ sinh phòng bệnh. Đối với nước thải bệnh viện ngoài những yếu tố ô
nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn thông
thường còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các vi khuẩn gây
bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc
kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và
điều trị.

 Chất thải thông thường (hay chất thải không nguy hại) là chất thải không chứa các
yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: chất thải sinh
hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly); chất thải phát sinh
từ các hoạt động chuyên môn y tế (chai , lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật
liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính
Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

5


Mơn học: Qn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại


máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại); chất thải phát sinh từ các cơng
việc hành chính (giấy , báo, tài liệu, túi nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác
ở các khu vực ngoại cảnh).
 Ngồi khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh thường xun từ hoạt động khám
chữa bệnh, thì các loại chất thải rắn phát sinh khơng thường xun dưới đây cũng
được xem là chất thải rắn rắn y tế, cần phải quản lý chặt chẽ:
-

Gia cầm nhiễm bệnh (khoảng 1.000-1.500 tấn/ngày khi có dịch).

-

Dược phẩm hư hỏng, khơng đạt chất lượng, q hạn sử dụng: ngồi phát
sinh từ các cơ sở y tế, còn có phát sinh từ các nhà máy sản xuất dược phẩm,
cơng ty kinh doanh dược phẩm, nhà thuốc tây…( 2-3 tấn/ngày).

-

Thực phẩm hư hỏng, …(20 – 40 tấn).

Tất cả các loại chất thải phát sinh khơng thường xun cũng phải được quản lý, xử lý
đúng quy trình như xử lý chất thải rắn y tế nguy hại. Nguồn phát sinh chất thải y tế từ
các cơ sở y tế được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Buồng tiêm

Phòng bệnh nhân
không lây lan

Phòng mổ


Phòng bệnh nhân
truyền nhiễm

Phòng xét nghiệm
chụp và rửa phim

Khu bào chế dược

Phòng cấp cứu

Khu vực hành
chính

Đường thải chung
Chất thải lâm sàng
Chất thải sinh hoạt
Chất thải phóng xạ

Bình áp suất
Chất thải hoá học

2.2.2 Thành phần chất thải rắn y tế
Chun đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

6


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại


Lượng rác thải nguy hại phát sinh hằng ngày từ các cơ sở y tế ước tính từ 50
tấn/ngày đến 70 tấn/ngày ( chiếm 22% tổng rác thải y tế phát sinh). Thành phần của
rác thải y tế ở Việt Nam được trình bày ở bảng 2.1. Tỷ trọng trung bình của rác thải y
tế là 150 kg/m3, độ ẩm 42%, nhiệt trị 2150 Kcal/kg.
Bảng 2.1 Thành phần của rác thải y tế ở Việt Nam
Thành phần rác thải y tế

Tỷ lệ (%)

Có thành phần
chất nguy hại

Các chất hữu cơ

52,9

Không

Chai nhựa PVC, PE, PP

10,1



Bông băng

8,8




Vỏ hộp kim loai

2,9

Không

Chai lọ thuỷ tinh, xy lanh thuỷ tinh, 2,3
ống thuốc thuỷ tinh



Kim tiêm, ống tiêm

0,9



Giấy loại, catton

0,8

Không

Các bệnh phẩm sau mổ

0,6



Đất , cát, sành sứ và các chất rắn khác


20,9

Không

Tổng cổng

100

Tỷ lệ phần chất thải nguy hại

22,6

( Nguồn: Nguyễn Đức Khiển ( 2003 ), Quản lý chất thải nguy hại , Nxb Xây Dựng Hà
Nội)
Các thành phần chất thải rắn y tế được chia thành 3 thành phần sau:
 Thành phần vật lý
-

Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…

-

Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh…

-

Đồ thuỷ tinh: chai lọ, ống tiêm, bơm tiêm thuỷ tinh, ống nghiệm…

-


Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng…

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

7


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

-

Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng…

-

Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…

-

Rác rưởi, lá cây, đất đá…

 Thành phần hoá học
-

Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thuỷ tinh, sỏi đá, hoá chất,
thuốc thử…

-


Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa…

-

Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phần: C, H, O, N, S,
Cl và một phần tro.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học chất thải y tế

Thành phần

Thành phần hóa học (% khối lượng)
Cacbon Hyrdo

Oxy

Nitơ

Lưu huỳnh

Tro

Bệnh phẩm

50,8

9,35

39,85

Vết


-

Giấy

43,5

6

44

0,3

0,2

6

Carton

44

5,9

44,6

0,3

0,2

5


Nhựa

60

7,2

22,8

-

-

10

Vải

55

6,6

31,2

4,6

0,15

-

Cao su


78

10

-

2,0

-

10

(Nguồn: khảo sát đánh giá hiệu quả các lò đốt chất thải y tế khu vực phía Nam. Đề tài
nghiên cứu cấp Tp.HCM năm 2002, Đào Văn Lượng và các cộng tác viên)
 Thành phần sinh học
Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và đặc
biệt là những vi trùng gây bệnh thường có trong nước thải bệnh viện chưa qua xử lý.

Bảng 2.3: Các chỉ điểm về vi sinh của nước thải bệnh viện trước xử lý
STT

Chỉ tiêu

Đơn vị đo

Trung bình

1


Cl.perfringen

KL/10ml

5,2 x 103

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

8


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

2

Tổng số coliform

MPN/100ml

2,6 x 106

3

Faecal coliform

MPN/100ml

1,9 x 106

4


Enterococci

KL/100ml

3,8 x 106

5

Trứng giun

Tr/1L

43

Tỉ lệ PEC/PNEC của tổng coliform là 866,67 điều này cho thấy tiềm năng rủi ro
gây hại là rất cao
Bảng 2.4: Thành phần chất thải y tế tại một số bệnh viện và trung tâm y tế
Thành
(%KL)

phần Nhựa, bơm tiêm, Dược phẩm, hóa Thành phần khác
cao su
chất, bệnh phẩm

Bệnh viện Đa 65
khoa Bình Dương

15


20

Trung tâm y tế 18
Bến Cầu Tây Ninh

5

77

Bệnh viện quân Y 13,3
175

9,4

73,3

Trung tâm lao 50
&bệnh phổi Tiền
Giang

15

35

Bệnh viện đa khoa 15
Tp.Vũng Tàu

15

70


(Nguồn: khảo sát đánh giá hiệu quả các lò đốt chất thải y tế khu vực phía Nam. Đề tài
nghiên cứu cấp Tp.HCM năm 2002, Đào Văn Lượng và các cộng tác viên)
2.2. Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế
Theo đánh giá kết quả kiểm tra BV năm 2003 của Vụ Điều trị (Bộ Y tế) thì chỉ mới có
30% bệnh viện (BV) trong cả nước có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại. 55% BV
chưa có hệ thống xử lý chất thải lỏng hoặc có nhưng không hoàn chỉnh, hay đã ngưng
hoạt động vì không có kinh phí. 50% chưa có phương tiện tốt để thiêu đốt chất thải rắn
y tế. 55% chưa có nhà chứa rác đạt đúng yêu cầu...
Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

9


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Tỷ lệ bệnh viện xử lý CTR y tế bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi
sóng/nhiệt ướt khử khuẩn CTR y tế nguy hại là 29,4%, số bệnh viện hợp đồng với
công ty môi trường thuê xử lý là 39,8% và 30,8% bệnh viện xử lý bằng lò đốt 1 buồng,
thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp trong khuôn viên của bệnh viện (chủ yếu ở bệnh
viện tuyến huyện và một vài bệnh viện chuyên khoa tại các tỉnh miền núi). Hiện có
369 lò đốt hai buồng, 127 lò đốt một buồng. Trong đó đa số các lò đốt chưa có hệ
thống xử lý khí thải, công suất lò đốt sử dụng chưa hợp lý, gây ô nhiễm môi trường và
hiệu quả sử dụng chưa cao.
Theo số liệu thống kê cho thấy, có 773 bệnh viện cần được xây dựng và trang bị mới
hoặc sửa chữa nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trong đó khoảng gần 563 bệnh viện
chưa có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến huyện và tỉnh). Hiện có khoảng
54,4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (73,5% các bệnh viện tuyến Trung
ương; 60,3% các bệnh viện tuyến tỉnh và 45,3% các bệnh viện tuyến huyện). Tuy vậy,
hệ thống xử lý chất thải ở nhiều bệnh viện đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp

cho phù hợp với quy mô phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm
bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quản lý CTR y tế nguy hại cấp Nhà nước
Ngày 15/11/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải
y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (tại Quyết định số 2038/QĐTTg). Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã
tổ chức Hội nghị triển khai Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và
định hướng đến năm 2020; xây dựng Hướng dẫn thực hiện Đề án tổng thể xử lý chất
thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 gửi Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ,
ngành để hướng dẫn thực hiện Đề án; Phối hợp các Bộ ngành và đơn vị liên quan xây
dựng dự án để thực hiện Đề án, cụ thể như Phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng Quy
hoạch tổng thể hệ thống xử lý CTR y tế nguy hại đến năm 2025 (đã được phê duyệt tại
Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Đồng thời
cũng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Dự án: "Nghiên cứu khoa học
nhằm tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải y tế tiên tiến,
thân thiện với môi trường và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của Việt
Nam".
2.2.1 Các vấn đề pháp lý về công tác quản lý chất thải y tế
Bộ y tế kết hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra các Quyết định, thông tư, tiêu
chuẩn nhằm quản lý chặt chẽ các chất thải y tế phát sinh:
Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

10


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

-

Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT, ngày 10/10/2002 về việc ban hành 21

tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao
động.

-

Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành
danh mục chất thải nguy hại.

-

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 Quy định về Quản lý
chất thải nguy hại.

-

Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về việc ban hành quy
chế quản lý chất thải y tế.

-

Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
nước thải y tế.

-

TCXDVN 320:2004 về thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại.

-

QCVN 02:2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt

chất thải rắn y tế.

-

Công văn số 6898/SYT-NVT của Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh, ngày
16/11/2007 về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế có thể tái chế.

-

QCVN 07: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất
thải nguy hại

2.2.2.Hiện trạng công tác quản lý thu gom, vận chuyển & lưu trữ chất thải y tế
 Hiện trạng thu gom, vận chuyển & lưu trữ chất thải y tế tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
-

Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế hiện nay tại thành phố Hồ
Chí Minh do công ty Môi trường đô thị và 22 công ty Dịch vụ công ích quận
huyện thực hiện. Công ty Dịch vụ công ích thu gom chất thải rắn y tế từ các sở
y tế nhỏ, các phòng khám tư nhân, trạm y tế phường xã, phòng mạch trên địa
bàn quận huyện, tập trung về bệnh viện quận huyện để từ đó công ty Môi
trường Đô thị tiếp tục thu gom vận chuyển đến nhà máy xử lý tại trung tâm hỏa
táng nghĩa trang Bình Hưng Hòa bằng xe ôtô chuyên dụng (có thang nâng) tải
trọng 4 tấn. Hệ thống thu gom chất thải rắn y tế từ các phòng khám tư nhân
bằng thùng 10L và vận chuyển bằng xe máy (Honda) tại các quận huyện là một
trong sáng kiến của thành phố được Bộ Kế hoạch & Đầu tư đánh giá khá cao,
vừa gọn nhẹ, dễ di chuyển đến tận các hộ dân để lấy chất thải và dễ rửa sạch, ít
ồn ào (vệ sinh).


Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

11


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

-

Hoạt động xử lý: Công nghệ duy nhất được áp dụng hiện nay để xử lý chất thải
rắn y tế là đốt trong các lò đốt hai bậc. Đơn vị xử lý là công ty Môi trường Đô
thị với 02 lò đốt tại trung tâm hỏa táng của Nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

-

Hoạt động tái chế chất thải rắn y tế được thực hiện trên các loại chất thải không
nhiễm các chất nguy hại (bệnh phẩm và hóa chất độc hại), đặc biệt là thành
phần lây nhiễm vi sinh. Một số thành phần có thể tái chế như nhựa, nylon, giấy,
chai lọ thủy tinh…. Đặc biệt,các thành phần này trong chất thải rắn y tế có giá
trị rất cao, do thường là các loại nhựa cao cấp (HDPE – High density
polyethylene), thủy tinh, giấy rất tốt (loại 1) mà các cơ sở y tế có thể thu.

 Hiện trạng quản lý thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải y tế tại 9
tỉnh/thành khu vực phía Nam.
Khảo sát 12 bệnh viện: Bệnh viện phụ sản Từ Dũ, Bệnh viện Đa Khoa Nguyễn
Tri Phương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Đa Khoa
Cà Mau, Bệnh viện Đa Khoa Sóc Trăng, Bệnh viện Đa Khoa Bình Dương,
Bệnh viện Đa Khoa Lê Lợi Bà Rịa- Vũng Tàu, Bệnh viện Đa Khoa Hậu Giang,
Bệnh Viện Đa Khoa Nguyễn Đình Chiểu- Bến Tre, Bệnh Viện An Giang, Bệnh
Viện Thống Nhất Đồng Nai.

-

Công tác quản lý hành chánh chất thải y tế
 Kết quả khảo sát tại 12 bệnh viện thì có 6/12 bệnh viện có thành lập Ban
chỉ đạo quản lý chất thải y tế (QLCTYT) chiếm tỷ lệ 50%. Trong số có
4/4 bệnh viện thuộc khu vực Tp.HCM chiếm tỷ lệ 100%. Hai trong số 8
bệnh viện thuộc khu vực tỉnh có thành lập Ban chỉ đạo QLCTYT là bệnh
viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre và bệnh viện đa khoa tỉnh
Hậu Giang chiếm tỷ lệ 25%. Đối với các bệnh viện không thành lập ban
chỉ đạo QLCTYT thì bệnh viện thành lập hội đồng chống nhiễm khuẩn.
 Nhìn chung các bệnh viện có thành lập ban chỉ đạo QLCTYT thì hoạt
động hiệu quả hơn so với các bệnh viện thành lập hội đồng chống nhiễm
khuẩn. Ban chỉ đạo QLCTYT hoạt động chuyên nghiệp hơn, có kế họach
cụ thể, có trách nhiệm của các khoa/phòng trong công tác thu gom chất
thải nên việc phân loại và xử lý chất thải y tế tốt hơn.

-

Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế
Khối lượng chất thải rắn y tế tại 12 bệnh viện khảo sát tính trung bình từ dao
động từ 0,1- 0,4 kg/người/ngày. Bệnh viện Chợ Rẫy trung bình một ngày thải ra
khoảng 2.000kg chất thải rắn y tế (cao nhất trong 12 bệnh viện khảo sát).
Lượng rác y tế tính trung bình cho một đầu người thì bệnh viện Từ Dũ có mức
cao nhất 1,21kg/người/ngày. Nguyên nhân làm cho khối lượng bình quân chất

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

12



Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

thải y tế tại bệnh viện Chợ Rẫy cao là do bệnh viện quá tải lên đến 50% và đa
phần là bệnh nhân chấn thương sử dụng bông băng nhiều và bệnh viện Từ Dũ là
bệnh viện phụ sản, đây là nguyên nhân góp phần mà khối lượng chất thải rắn
nguy hại phát sinh bình quân trên đầu người cao gấp 8 đến 10 lần các bệnh viện
khác.
Bảng 2.5: Khối lượng chất thải y tế bình quân tại 12 bệnh viện khảo sát
Rác thải y tế
(Kg/ngày)

Đơn vị
Bệnh viện phụ sản Từ Dũ

1.500

Rác thải y tế (Kg/người/ngày)
1.21

Bệnh viện Đa Khoa Nguyễn
90
Tri Phương

0.17

Bệnh viện Chợ Rẫy

2.000

0.78


Bệnh viện Nhi Đồng I

240

0.18

Bệnh Viện Đa Khoa Cà
110
Mau

0.15

Bệnh Viện ĐK Sóc Trăng

120

0.18

Bệnh viện ĐK Bình Dương 400

0.42

Bệnh viện ĐK Lê Lợi Bà
120
Rịa – Vũng Tàu

0.42

Bệnh viện ĐK Hậu Giang


0.1

40

Bệnh Viện ĐK Nguyễn
80
Đình Chiểu Bến Tre

0.08

Bệnh viện An Giang

-

-

Bệnh Viện Thống Nhất
200
Đồng Nai

-

0.3

Công tác thu gom và phân loại chất thải rắn y tế

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

13



Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

 Kết quả khảo sát cho thấy có 66,67% các bệnh viện sử dụng túi đựng chất
thải có thành dày tối thiểu 0.1mm và kích thước túi phù hợp với lượng chất
thải phát sinh và thể tích tối đa của túi ≤ 0,1m3. Có 10/12 bệnh viện khảo sát
(chiếm tỷ lệ 83,33%) có các túi đựng rác có màu đúng quy định.
 Khoảng 58,33% các bệnh viện sử dụng túi chứa chất thải có đường kẻ ngang
ở mức ¾ túi và có dòng chữ “không được dùng quá vạch này” và 5/12 bệnh
viện có các túi chất thải được buột kín miệng khi vận chuyển.
 Qua kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 83,33% số thùng rác làm bằng
nhựa có tỷ trọng cao, thành dày và cứng đúng chuẩn. Hầu như các bệnh viện
chưa nơi nào có được các thùng rác đủ bốn màu quy định như điều 10
chương III số 43/2007QĐ-BYT, khoảng 41,67% là đúng theo yêu cầu. Tỷ lệ
thùng rác có nắp đậy chiếm 83,33% nhưng chỉ mới có 66,67% trong số đó là
có chân đạp; 33,33% còn lại dùng các thùng nhựa thông thường để chứa rác
tại các khoa phòng. Có 4 bệnh viện sử dụng hộp đựng vật sắc nhọn không
đúng quy định về vật liệu, chiếm tỷ lệ 33,33%. Các bệnh viện dùng hộp sai
về màu và không có vạch báo cũng như không có biểu tượng chiếm tỷ lệ
16,67%. Khoảng 33,33% trong số 12 bệnh viện không ghi nhãn trên thùng.
-

Hiện trạng nhà chứa chất thải y tế
Theo kết quả khảo sát có 2/12 bệnh viện không có nhà chứa rác chiếm tỷ lệ
16,67%.Số bệnh viện có nhà chứa CTRYT riêng biệt, có máy che, khóa, rào
chiếm tỷ lệ 58,33%; Nhà chứa CTRYT cách xa nhà ăn, lối đi, phòng khám trên
10m chiếm tỷ lệ 83,33%; có đường vận chuyển riêng cho xe chở chất thải từ
ngoài vào chiếm tỷ lệ 83,33% và số có máy lạnh chiếm tỷ lệ 33,33%, tuy nhiên
trên địa bàn Thành Phố Hồ chí Minh tỷ lệ nhà chứa rác có trang bị và vận hành

máy lạnh chiếm đến 100%, ở các bệnh viện tỉnh có đến 5/6 bệnh viện không
trang bị máy lạnh cho nhà chứa rác chiếm tỷ lệ 83,33%; có kích thước nhà rác
phù hợp chiếm tỷ lệ 66,67%; Nhà chứa CTRYT có phương tiện bảo hộ, vệ sinh
chiếm tỷ lệ 83,33%; Thùng chứa rác trong nhà chứa CTRYT được đậy kín
chiếm tỷ lệ 66,67% và có nhân viên chuyên trách quản lý chiếm tỷ lệ 75%; Số
nhà chứa CTRYT được vệ sinh hàng ngày chiếm tỷ lệ 50% và thời gian lưu trữ
dưới 48 giờ chiếm tỷ lệ 83,33%.

-

Hiện trạng quản lý chất thải lỏng
Kết quả cho thấy có 9/12 bệnh viện hóa chất sau khi sử dụng cho vào cống
chung của bệnh viện, chiếm tỷ lệ 83,33%; có 2 bệnh viện hợp đồng với công ty
môi trường xử lý, chiếm tỷ lệ 16,67% và 1 đơn vị đốt chung với rác y tế nguy
hại chiếm tỷ lệ 8,33%.

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

14


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Trong số các bệnh viện khảo sát hầu như không có đơn vị nào báo cáo về việc
xử lý các chất thải dược phẩm hết hạn sử dụng hay không sử dụng, các hóa chất
gây độc tế bào.
Bảng 2.6: Hiện trạng và kết quả xử lý nước thải tại các bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện được khảo sát
Vận hành tốt


Quá tải

Không có hệ thống % Bệnh viện có
xử lý
nước thải đầu ra
đạt

5/12 chiếm tỷ lệ 3/12 chiếm tỷ lệ 4/12 chiếm tỷ lệ 2/12 chiếm tỷ lệ
41,67%
25,00 %
33,33 %
16,67%

-

Công tác quản lý dung môi, hơi - khí độc
Tại 12 bệnh viện khảo sát 100% chưa lắp đặt các thiết bị xử lý dung môi, hơi,
khí độc nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động
Theo điều 30 quyết định số 43/2007/QĐ–BYT của Bộ Y tế thì các phòng xét
nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải trang bị hệ thống thông khí và các tủ hốt
hơi khí độc nhằm đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động. Ngoài ra tiêu
chuẩn này cũng quy định kiểm tra nồng độ khí thải của các lò đốt rác, tuy nhiên
hiện tại 12 bệnh viện được khảo sát đều chưa quan tâm đến vấn đề quản lý các
dung môi, hơi và khí độc và ngay cả nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc với các
dung môi khí độc cũng chưa thấy được sự nguy hại của các dung môi khí độc
ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.

2.3. Đặc điểm ô nhiễm của Chất thải y tế
-


Đối với sức khỏe: Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật
hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc
nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các
vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật
sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng
kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...).
Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm
như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể
qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít
phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là
nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

15


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các
bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có
khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc
biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến
dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này
vào mục đích tưới tiêu, ăn uống...
-

Đối với môi trường: Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp,
thiêu đốt không đúng qui định, tiêu chuẩn) thì sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường
đất, nước và không khí và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp

đến sức khỏe con người, hệ sinh thái.

Như vậy, để tránh được sự nguy hại của chất thải y tế đối với sức khỏe và môi trường,
và bảo vệ những người thường xuyên tiếp xúc với chất thải y tế thì ngành y tế phải
quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xử lý chất thải y tế. Người đứng đầu các cơ sở y
tế cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ
tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị, mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên
dụng, phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải địa phương để xử
lý tiêu hủy chất thải y tế đúng qui định. Các nhân viên y tế cần thực hiện tốt việc thu
gom, phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải và lưu giữ đúng quy định.
Người bệnh khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế cần có ý thức giữ gìn vệ sinh
chung như không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi...

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

16


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

3. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN VÀ CÁC LOẠI CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ.
3.1 Qui mô của bệnh viện
Bệnh viện thường được chia làm 2 khoa chính: khoa ngoại và khoa nội.
3.1.1 Khoa ngoại
-

Chấn thương chỉnh hình.

-


Ngoại sản.

-

Phẩu thuật.

-

Thận tiết niệu và nam khoa.

-

Tiêu hóa, gan mật.

3.1.2 Khoa nội
-

Tim mạch: tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, suy tim, loạn nhịp tim,
bệnh cơ tim…

-

Hô hấp: COPD, hen phế quản, tràn dịch màng phổi, viêm phổi.

-

Tiêu hoá: viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng, viêm tuỵ…

-


Gan mật: viêm gan, xơ gan…

-

Thận - tiết niệu: suy thận, bệnh cầu thận .

-

Cơ xương khớp và bệnh tự miễn: viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp, loãng
xương, gout, lupus ban đỏ hệ thống…

-

Huyết học: Thiếu máu, suy tuỷ, bệnh bạch cầu…

-

Nội tiết: Đái tháo đuờng, HC. Cương giáp, nhược giáp…

-

Các bệnh lý nhiễm trùng và ký sinh trùng và các bệnh nhiệt đới.

-

Bệnh lý khối u và tăng sinh.

-


Phòng chup X quang.
3.2 Các loại hình chất thải nguy hại phát sinh trong ngành y tế
3.2.1 Các loại chất thải y tế

3.2.1.1 Chất thải lây nhiễm:
a. Chất thải sắc nhọn: Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có
thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ,
Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

17


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong
các loại hoạt động y tế.
b. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch
sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
c. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Là chất thải phát sinh trong các phòng
xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
d. Chất thải giải phẫu: Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau
thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
3.2.1.2 Chất thải hóa học nguy hại:
a. Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
b. Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.
c. Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính
thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.
d. Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân
bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ
bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình

ảnh, xạ trị).
3.2.1.3 Chất thải phóng xạ
Chất thải phóng xạ: gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ
các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
3.2.1.4 Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây
cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
3.2.1.5 Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học
nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
a. Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
b. Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy
tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những
chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
c. Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

18


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

d. Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
Trong số các loại chất thải rắn trên thì chất thải lây nhiễm, chất thải hóa học
nguy hại được coi là chất thải rắn y tế độc hại thường chiếm khoảng 10% tổng lượng
rác thải bệnh viện.
3.2.2 Lượng thải
Lượng rác thải phát sinh trong bệnh viện tỷ lệ thuận với số giường bệnh trong
bệnh viện và có thể được tính theo kết quả khảo sát thực tế, kinh nghiệm và công thức

thực nghiệm. Số giường bệnh là N thì lượng người trong bệnh viện là 4N, với trung
bình mỗi người thải ra khoảng 0,75 kg/ngày đêm thì lượng rác thải hàng ngày của
bệnh viện là 3×N kg/ngày đêm.
Trong đó lượng rác thải y tế chiếm 10% lượng rác thải bệnh viện tức là
10%×3×N kg/ngày đêm.
3.2.3 Đặc điểm thành phần và tính chất chất thải rắn y tế
Trong các bệnh viện, các khu chức năng khác nhau sẽ có lượng chất thải phát
sinh, đặc điểm và tính chất chất thải khác nhau. Khu vực phát sinh chất thải đa dạng và
nguy hiểm nhất là khoa phẫu thuật, phẫu thuật tử thi, khoa hồi sức cấp cứu, các phòng
điều trị bệnh, các phòng xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hoá, xét nghiệm vi trùng,
khoa X-quang… Nhưng cũng có khu phát sinh ra lượng chất thải sinh hoạt không độc
hại như khu hành chính, hậu cần.
 Đặc điểm chất thải rắn y tế khu phẫu thuật (khu mổ):
- Khi nghiên cứu dây chuyền hoạt động của khu mổ ta thấy chất thải rắn phát
sinh từ khu mổ chủ yếu là chất thải lâm sàng nhóm A, B, D bao gồm các mô
và các cơ quan của người: các cơ quan, bộ phận cắt bỏ của người, rau thai,
bào thai…
-

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ phòng mổ và các phòng phụ
trợ khác như: bộ phận gây mê, phòng hồi sức, phòng thuốc và dụng cụ.

- Tuy nhiên, chất thải từ các phòng phụ trợ khác: phòng chuẩn bị thay quần áo,
phòng vệ sinh của y bác sĩ… chỉ là chất thải sinh hoạt.
 Đặc điểm chất thải rắn y tế khu hồi sức cấp cứu:
Khác hẳn với khu mổ, chất thải phát sinh từ khu hồi sức cấp cứu rất đa dạng về
thành phần và thể loại, mức độ nguy hại cũng rất cao. Hầu hết các loại chất thải rắn
nguy hại của bệnh viện đều phát sinh từ khu này.

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế


19


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Do vậy, trong công tác thu gom, phân loại, vận chuyển tập trung chất thải rắn từ
khu vực hồi sức cấp cứu tới khu vực tập trung chất thải, chung ta phải đặc biệt chú ý
tới các đặc điểm trên, đặc biệt là công tác phân loại ngay tại nguồn.
Bảng 3.1: Thành phần và đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế
Thành phần và đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế
TT

Thành phần chất thải rắn y tế

Tỷ lệ (%)

1

Giấy, bìa

2,9

2

Thùng, hộp kim loại

0,7

3


Lọ thuốc tiêm và đồ chứa thuỷ tinh

2,3

4

Vải, bông băng, bột bó

8,8

5

Lọ, túi PE, PP, PVC (túi màu, ống dẫn lưu…)

10,1

6

Bơm, kim tiêm nhựa

0,9

7

Bệnh phẩm, mô, bộ phận cắt bỏ

0,6

8


Chất thải hữu cơ

52,7

9

Chất thải xây dựng

21

Tổng số

100

Các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế
Tỷ trọng chất thải rắn nguy hại (T/m3)

0,13

Độ ẩm chất thải rắn nguy hại (%)

50

Tỷ lệ tro của chất thải rắn nguy hại

10,3

Nhiệt trị (kcal/kg)


2.537

3.2.4 Phân loại chất thải nguy hại phát sinh trong ngành y tế
Bảng 3.2: Danh mục CTNH trong chất thải y tế theo Thông tư 12

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

20


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại


CTNH

Tên chất thải

13 01

Chất thải từ quá trình khám
bệnh, điều trị và phòng ngừa
bệnh ở người
13 01 01 Chất thải lây nhiễm (bao gồm
cả chất thải sắc nhọn)
13 01 02 Hoá chất thải bao gồm hoặc có
các thành phần nguy hại
13 01 03 Dược phẩm gây độc tế bào
(cytotoxic và cytostatic) thải
13 01 04 Chất hàn răng almagam thải
13 03

Các thiết bị y tế thải

Mã EC

Mã Basel
(A)

Trạng
Tính
thái
chất
Mã Basel
(thể) tồn Ngưỡng
nguy
(Y)
tại
CTNH
hại
thông
chính
thường

18 01

18 01 03

A4020

Y1


18 01 06

A4020

Y1

18 01 08

A4010

Y2
Y3

18 01 10

13 03 01 Các bình chứa áp suất chưa
bảo đảm rỗng hoàn toàn
13 03 02 Các thiết bị vỡ, hỏng, đã qua
sử dụng có chứa thuỷ ngân và
các kim loại nặng (nhiệt kế,
huyết áp kế…)

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

LN

Rắn/lỏn
g
Đ, ĐS Rắn/lỏn
g

Đ
Rắn/lỏn
g
Đ
Rắn

**
*
**
**

N

Rắn

**

Đ, ĐS

Rắn

**

21


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN, LƯU TRỮ
VÀ XÂY DỰNG CHẤT THẢI CHO NGÀNH Y TẾ


Phương án quản lý an toàn chất thải rắn y tế bao gồm chất thải nguy hại
được trình bày trong hình dưới đây:

Hình 4.1: Phương án quản lý an toàn chất thải rắn y tế
4.1 Tiêu chuẩn sử dụng các dụng cụ, bao bì chứa chất thải trong các cơ sở y
tế
Chất thải y tế được phân loại thành 5 loại hình chất thải y tế: chất thải lây nhiễm, chất
thải hóa học nguy hại, chất thải phóng xạ, bình chứa áp suất và chất thải thông thường.
Các loại chất thải này sẽ được lưu chứa theo đúng tiêu chuẩn của Quyết định
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 như sau:
4.1.1 Biểu tượng chỉ loại chất thải và màu sắc
Mặt ngoài các túi và thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải tái
chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp
1. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm, kèm theo biểu tượng nguy hại sinh học.

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

22


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

2. Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại gây độc tế bào có biểu tượng chất
gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”và chất thải phóng xạ có
biểu tượng chất phóng xạ và kèm dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”.

Biểu tượng chất phóng xạ (màu đen trên nền đỏ)

Biểu tượng chất gây độc tế bào

3. Màu đen đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
4. Màu trắng đựng chất thải tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.

Biểu tượng chất thải có thể tái chế
4.1.2 Về các túi đựng chất thải
Các túi đựng chất thải trong ngành y tế phải tuân thủ theo hệ thống màu sắc để
phân loại và các túi chứa chất thải phải thiết kế đúng tiêu chuẩn sau:
-

Túi làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC,

-

Túi có bề dày tối thiểu 0,1mm, thể tích tối đa của túi là 0,1 m 3 và kích thước
phải phù hợp với chất thải phát sinh.

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

23


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

-

Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG
ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.

-


Đối với những chất thải sắc nhọn, dụng cụ đựng phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết
kế sau:

-

Thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển và phù hợp với phương pháp tiêu hủy
cuối cùng.

-

Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng.

-

Có khả năng chống thấm.

-

Kích thước phù hợp với số lượng chứa chất thải.

-

Có nắp đóng mở dễ dàng.

-

Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.

-


Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở
mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.

-

Dụng cụ được qui ước là Màu vàng.

-

Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.

Ngoài ra, Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy hủy kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm,
hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng
lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy hủy, cắt bơm kim. Đối với hộp nhựa
đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được
vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử
khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
4.1.3 Thùng đựng chất thải
Thùng đựng chất thải y tế cũng được phân loại theo màu sắc theo như túi đựng,
phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế sau:
-

Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại
có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở
lên cần có bánh xe đẩy.

-

Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.


-

Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng
xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.

-

Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh.

Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

24


Môn học: Quàn lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

-

Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.

-

Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.

-

Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ
“KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

Thùng chứa chất thải y tế được thiết kế với dung tích 30 lít, 60 lít để thu gom

những loại rác mang tính truyền nhiễm trong bệnh viện, có thông số kích thước sau:
Dung tích

30 lít

60 lít

Bánh xe (mm)

373

373

Chiều cao (mm)

360

695

Trọng lượng (kg)

1,2

1,6

Lượng chứa chất thải. max 9
(kg)

18


Dung tích chứa (lít)

60

30

4.2 Phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế
4.2.1 Phân loại chất thải y tế
Chất thải phát sinh từ phòng khám và phòng bệnh được phân loại tại nguồn
theo Quyết định 43/2007/QĐ-BYT. Tùy theo, tính năng của phòng khám mà sẽ lắp đặt
thùng chứa rác phù hợp và phân chia các nhóm cơ bản sau:
1. Chất thải lây nhiễm: Bao gồm tất cả các loại chất thải phát sinh trong quá
trình khám chữa bệnh có nhiễm các yếu tố, độc tố có tính lây nhiễm, được quản lý thu
gom và lưu chứa trong thùng màu vàng và có dán biểu tượng “nguy hại sinh học”.
2. Chất thải hóa học nguy hại được quản lý thu gom và lưu chứa trong thùng
màu đen và có dán biểu tượng chất gây độc tế bào.
3. Chất thải phóng xạ: được quản lý thu gom và lưu chứa trong thùng màu đen
và có dán biểu tượng “chất thải phóng xạ”.
4. Bình chứa áp suất: được quản lý thu gom và lưu chứa trong thùng màu đen
5. Chất thải thông thường: Gồm chất thải rắn sinh hoạt và chất thải không
nhiễm thành phần lây nhiễm và thành phần nguy hại, được quản lý thu gom và lưu
chứa trong thùng màu đen.
Chuyên đề: Chất thải nguy hại cho ngành y tế

25


×