Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phủ định của phủ định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.27 KB, 4 trang )

Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. Vận dụng
quy luật này đối với việc phát huy bản sắc văn hoá Việt Nam
trong thời đại hiện nay.
-

Vị trí của quy luật

Là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó
phản ánh về khuynh hướng chung của sự vận động phát triển
và tiến lên thông qua 1 chu kì phủ định biện chứng thì sự vật
hiện tượng mới sẽ ra đời thay thế cho sự vật hiện tượng cũ
nhưng ở mức độ cao hơn cái cũ.
- Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng
Phủ định: là sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá
trình vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng: là phạm trù triết học dùng để chỉ phủ
định tự thân, là mắt khâu của quá trình dẫn đến ra đời sự vật
mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
Mọi quá trình vận động và phát triển các lĩnh vực tự nhiên, xã
hội hay tư duy diễn ra thông qua những sự thay thế, trong đó
có sự thay thế chấm dứt sự phát triển, nhưng cũng có sự thay
thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật.
Những sự thay thế tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát
triển của sự vật thì gọi là phủ định biện chứng.
- Tính chất của phủ định biện chứng
Tính khách quan
Nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện


tượng, nó là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu
bên trong bản thân sự vật, tạo khả năng ra đời cái mới thay thế


cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân
sự vật.
Tính kế thừa
Tính kế thừa của phủ định được thể hiện mà trong đó cái mới
hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc,
loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích
cực.
Phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự
vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần
phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và phủ định.
Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra là cho sự vật cũ chuyển thành
cái đối lập với mình (cái phủ định, phủ định cái bị phủ định, cái
bị phủ định là tiền đề là cái cũ, cái phủ định là cái mới xuất hiện
sau cái bị phủ định và đối lập với cái bị phủ định. Cái phủ định
sau khi khi phủ định cái bị phủ định, cái phủ định lại tiếp tục
biến đổi và tạo ra chu kì phủ định lần thứ hai). Sự phủ định lần
thứ hai được thực hiện dẫn tới sự vật mới ra đời. Sự vật này đối
lập với cái được sinh ra ở lần phủ định thứ nhất. Nó dường như
lập lại cái ban đầu nhưng được bổ sung nhiều nhân tố mới cao
hơn, tích cực hơn.


VD Hạt thóc Cây mạ Cây lúa
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (phủ định lần 1).
Cây mạ cho ra đời cây lúa (phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra bông thóc (thóc lại cho ra thóc nhưng lần này
không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt).
Như vậy sau hai lần phủ định sự vật dường như quay trở lại cái

cũ, nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất
của sự phát triển biện chứng thông qua phủ định của phủ định.
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của
sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong
cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ định tiếp theo.
Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ
định có nội dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng
định bạn đầu và kết quả của sự phủ định lần thứ nhất.
Kết quả của sự phủ định của phủ định là diểm kết thúc của một
chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển
tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục phủ định biện chứng chính mình để
phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến
lên của sự vật - xu hướng phát triển. Song phát triển đó không
theo hướng thẳng mà theo đường "xoáy ốc".
Sự phát triển "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc
trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế


thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường xoáy ốc
dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ
cao hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp
đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ dưới lên của các
vòng trong đường "xoáy ốc".



×