Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Những thói quen xấu hằng ngày có hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.27 KB, 14 trang )

Thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực rất nhiều đến chất lượng cuộc sống
và sức khỏe của bạn. Những thói quen xấu hằng ngày là điều mà bạn cần biết
để khắc phục dần dần.
Thói quen xấu hằng ngày không chỉ làm mất hình ảnh của bạn mà còn
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cả tuổi thọ của bạn nữa. Dưới đây là những thói
xấu mà bạn cần lưu ý.
1. Ngồi nhiều
Theo các nghiên cứu gần đây nhất, những người trưởng thành nếu ngồi
trước tivi, máy tính... hơn bốn giờ đồng hồ mỗi ngày sẽ có nguy cơ tử vong do
bệnh tim mạch tăng 80% so với những người khác.

Ngồi nhiều có thể khiến bạn chết sớm
Việc ngồi nhiều trong thời gian dài khiến tăng nguy cơ các bệnh về xương
khớp, ung thư kết tràng... giảm khả năng lưu thông máu... khiến tuổi thọ của bạn
giảm đi rất nhiều.

2. Bỏ qua bữa sáng
1


Không ăn sáng là thói quen của rất nhiều người, nhất là một số chị em
đang muốn giảm cân. Tuy nhiên, đây là một thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến
sức khỏe của bạn.

Bỏ bữa sáng có thể khiến bạn bị tụt huyết áp, đau dạ dày, mất cân bằng
dinh dưỡng cho cơ thể, khiến sức đề kháng ngày càng kém đi. Vì thế nguy cơ mắc
các bệnh mãn tính ngày càng tăng lên. Bỏ bữa sáng cũng chính là lý do gián tiếp
khiến bạn chết sớm hơn.
3. Uống quá nhiều cafe
Cà phê mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi bạn uống quá
nhiều cà phê lại có thể dẫn tới nhiều bệnh và thậm chí gây ra cái chết sớm.


2


Theo các chuyên gia, cà phê có khả năng làm tăng huyết áp, kích hoạt quá
trình sản xuất epinephrine (chất kích thích giao cảm khiến tim đập nhanh hơn, tâm
trạng bồn chồn), và ngăn chặn hoạt động của insulin trong cơ thể. Do đó, ảnh
hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tuổi thọ của bạn.

Do đó, các chuyên gia khuyên những người dưới 55 tuổi nên uống cà phê
chừng mực nếu họ muốn sống lâu.
3


4. Ăn nhiều đồ ăn nhanh
Theo các chuyên gia, đồ ăn nhanh thực sự là mối nguy hại khôn lường cho
sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều, bởi đồ ăn nhanh chứa quá nhiều chất béo hóa học,
tiềm ẩn nguy cơ những bệnh về tiêu hóa, ung thư, đột quỵ, tim mạch... và làm giảm
đáng kể tuổi thọ của mình.

4


5. Hút thuốc lá nhiều
Một nghiên cứu đã chỉ ra: “Hút 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ lấy đi 10
năm tuổi thọ của bạn". Hút thuốc có rất nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe
của bạn như gây ra ung thư, tổn hại đến nhiều cơ quan trên cơ thể từ hệ thần kinh,
tim mạch đến hệ nội tiết.

5



Những thứ có thể làm hỏng răng của bạn
Tôi Viết
(TNO) Bà Alice Lee, giáo sư nha khoa tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe
Montefiore (Mỹ) chia sẻ trên Health về những hoạt động thường ngày có thể
ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.

Tránh thói quen vừa đánh răng vừa làm việc khác - Ảnh: Shutterstock
Vừa đánh răng vừa làm việc khác
Tiến sĩ Alison Newgard - giáo sư nha khoa tại Trường Nha khoa thuộc
Đại học Columbia (Mỹ), nói khi đánh răng nên nhìn vào gương để tất cả các bề
mặt của răng được sạch. Vì nếu vừa đánh răng vừa đi vệ sinh hoặc vừa làm hoạt
động khác thì bạn sẽ đánh răng không sạch do bị phân tâm.
Giữ bàn chải đánh răng quá sạch
Nhiều người có thói quen "quá sạch" đến nỗi mang bàn chải đánh răng bỏ
vào lò vi sóng để khử trùng. Tuy nhiên, theo CDC - Trung tâm kiểm soát và ngăn
ngừa dịch bệnh Mỹ - chỉ cần rửa bàn chải đánh răng dưới vòi nước, để cho nó khô
và đặt nó đứng thẳng, không chạm vào bàn chải của người khác. Nhiều biện pháp
làm sạch bàn chải "quyết liệt" lại làm hỏng bàn chải và mất hết công năng của nó.
Để bàn chải đánh răng ướt
Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt. Vì vậy, điều quan
trọng đặt bàn chải khô vào hành lý khi đi du lịch.
Uống giấm táo để giảm cân gây hại cho răng
Theo các nha sĩ, axid axetic trong giấm gây hại cho men răng cực mạnh.
Đánh răng sau khi ăn sáng
6


Nếu bạn bắt đầu một ngày với một cốc nước cam hoặc nước chanh, rồi
đánh răng ngay sau đó có thể làm mòn men răng. Môi trường axit làm suy yếu men

răng và xói mòn răng có thể xảy ra, tiến sĩ Lee nói, vì vậy nếu có thói quen này,
hãy uống nước để tráng miệng và đợi 30 phút sau hãy đánh răng.
Hút thuốc lá
Bạn đã biết hút thuốc có hại cho phổi và tim. Nhưng ít người biết rằng
ngoài việc gây hôi miệng và mất màu răng, hút thuốc lá còn là một trong những
yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến sự phát triển của bệnh nướu răng,
theo Viện nghiên cứu quốc gia về nha khoa và sọ mặt. Tệ hơn nữa, hút thuốc lá
cũng có thể làm giảm cơ hội điều trị thành công nếu bạn đã có bệnh nướu răng, vì
nicotine làm tổn hại khả năng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Dùng tăm xỉa răng
Dùng tăm để xỉa răng quá mạnh có thể gây hại cho nướu nhạy cảm. Hãy
thay thế tăm xỉa răng bằng chỉ nha khoa để tốt cho răng miệng.
Ngọc Lam

7


5 điều nên và không nên làm với sức khỏe
Tôi Viết
(TNO) Trang news.com.au dẫn lời nhà khoa học dinh dưỡng Sheila
Zhou người Úc, nhiều người không nhận ra rằng sức khỏe ảnh hưởng nhiều
đến cuộc sống, sự cân bằng không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn cho tâm trí của
chúng ta.

Nên bổ sung dầu ăn vào chế độ ăn hằng ngày - Ảnh: Shutterstock
Dưới đây là 5 điều nên làm và không nên làm trong cuộc sống hằng ngày
để duy trì sức khỏe tốt, theo chia sẻ của chuyên gia Zhou.
Nên
1. Biết những gì ta đưa vào cơ thể. Chìa khóa để có sức khỏe tốt là phải
luôn luôn biết những thành phần dinh dưỡng chúng ta đưa vào cơ thể. Bằng cách

đọc thành phần dinh dưỡng từ món hàng hay loại thực phẩm chúng ta chọn mua để
dùng giúp chúng ta ý thức được mục đích ăn hay uống loại thực phẩm đó là gì. Với
phương pháp này, chúng ta có thể tiết kiệm một lượng calo đáng kể và hóa chất
đưa vào cơ thể.
2. Dành thời gian thư giãn. Làm việc 50 giờ một tuần không còn là
chuyện lạ, vì vậy điều quan trọng là dành thời gian cho bản thân thư giãn. Đi chơi
với bạn bè, xem phim, hoặc làm bất cứ điều gì bạn thật sự thích, không chỉ giúp
bạn tạo ra hạnh phúc, mà còn giúp giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần bên
trong cơ thể, tạo cảm giác cân bằng.

8


3. Sử dụng chất bổ sung. Thường thì mọi người quên bổ sung dinh dưỡng
khi nói đến chế độ ăn uống cân bằng để có sức khỏe tốt. Tìm kiếm một sản phẩm
có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng để giúp bạn bổ sung những loại
dinh dưỡng bạn không có trong quá trình ăn uống.
4. Giữ tâm trí hoạt động. Mọi người đều biết tập thể dục là quan trọng khi
nói đến sức khỏe. Tuy nhiên, hoạt động tinh thần cũng quan trọng. Chơi ô chữ,
hoặc bất cứ trò chơi nào có thể kích thích tinh thần trong ngày.
5. Dành thời gian cho mình. Thời gian đóng vai trò quan trọng để có sức
khỏe tốt. Những loại dinh dưỡng và uống chất bổ sung nên dành cho vào buổi sáng
để cơ thể hấp thu hiệu quả nhất.
Không nên
1. Nghĩ rằng tập thể dục là có thể ăn uống vô độ. Bạn dành thời gian đến
phòng tập thể dục không có nghĩa là bạn có thể đặt bất cứ món ăn nào bạn thích
vào miệng. Nghiên cứu cho thấy tập thể dục thường gây ra tăng cân do người ta tin
rằng nó cho phép họ ăn nhiều.
2. Luôn luôn chọn các loại thực phẩm không chất béo hoặc ít chất
béo. Một số loại thực phẩm, chẳng hạn như nước sốt hay dầu ăn phủ lên các món

rau quả là chất béo không bão hòa đa rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
3. Nghĩ rằng ăn đầy đủ dinh dưỡng là không cần bổ sung vitamin. Một
chế độ ăn uống cân bằng là sự khởi đầu vững chắc, tuy nhiên điều đó không có
nghĩa là cơ thể bạn đã có đầy đủ dinh dưỡng. Nhu cầu dinh dưỡng khác nhau ở mỗi
người tùy thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, căng thẳng, chơi thể thao… Vì vậy,
các loại chất bổ sung có thể hỗ trợ cho sức khỏe.
4. Nghĩ rằng rau đông lạnh hoặc thực phẩm đóng hộp ít dinh
dưỡng. Thường thì các loại thực phẩm đông lạnh có thể mất dinh dưỡng nếu để
lâu, nhưng những loại thực phẩm đông lạnh mới đóng gói vẫn có hầu hết các chất
dinh dưỡng.
5. Phơi mình dưới nắng. Mặc dù vitamin D từ ánh nắng mặt trời rất tốt
cho sức khỏe, nhưng khi tiếp xúc mà không dùng kem chống nắng sẽ gây hại cho
da, cũng như toàn bộ cơ thể.
Ngọc Lam

9


8 nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi
(GDVN) - Dưới đây là 8 lý do khiến cơ thể của bạn đang đứng trước
nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Bệnh thiếu máu
Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, rụng tóc, tay chân
lạnh, bất thường nhịp tim, cảm giác ngứa ngáy, ngủ không yên giấc, ăn không
ngon miệng, đau bụng, đau lưỡi...

Cơ thể cần sắt để sản xuất các tế bào máu đỏ, mang oxy đi khắp cơ
thể. Nếu không, bạn sẽ luôn cảm thấy lờ đờ, dù ngủ bao nhiêu cũng không bù đắp
lại được.
Thịt đỏ là một trong những nguồn thực phẩm giàu sắt. Nếu việc mệt mỏi

nặng nề và kéo dài, cần đi kiểm tra nồng độ sắt. Để giảm nguy cơ thiếu máu, cần
thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung viên sắt khi cần thiết.
Tập luyện quá sức
Việc tập thể dục thường xuyên và quá căng thẳng có thể làm thất thoát
năng lượng của cơ thể dẫn đến mệt mỏi. Tập những môn thể dục mạnh mẽ trước
khi đi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến nhịp tim và hô hấp, gây khó ngủ.
Bạn nên thực hiện các bài tập như chạy hoặc thể dục nhịp điệu vào buổi
sáng và các hoạt động nhẹ nhàng vào buổi tối như đi bộ, yoga.
Bệnh tiểu đường
Yếu tố làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh là chế độ ăn có lượng đường cao,
béo phì và lối sống ít vận động.
Người bệnh không được phát hiện điều trị thường cảm thấy mệt mỏi và
giảm cân. Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu thường xuyên và khát nước rất
nhiều.
10


Trầm cảm
Một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của bệnh trầm cảm là mệt
mỏi. Bạn nên thực hành chế độ ăn uống lành mạnh, thúc đẩy tâm trạng bằng cách
tập thể dục trong bầu không khí trong lành.
Mất nước
Mất nước xảy ra khi bị mất nhiều chất lỏng hơn lượng nạp vào, khiến cơ
thể không đủ nước và các chất lỏng duy trì chức năng bình thường. Mất nước nhẹ
có thể gây ra các triệu chứng như suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi.
Thiếu vitamin B12
Nếu cảm thấy mệt mỏi dù đang có một chế độ ăn uống lành mạnh, có khả
năng bị thiếu vitamin B12.
Mất ngủ
Gián đoạn giấc ngủ trong đêm gây ảnh hưởng rõ rệt đến thể chất và tinh

thần.
Tuyến giáp kém
Tuyến giáp hoạt động bằng cách sản xuất các hoocmon gọi là thyroxine,
trong đó kiểm soát sự trao đổi chất và điều chỉnh mức năng lượng.
Nếu tuyến giáp sản xuất quá ít thyroxine sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt
mỏi. Bạn có thể tăng cân, da và tóc khô, tâm trạng chán nản mệt mỏi.
Thùy Linh (Theo Headlines News)

11


Bí quyết tránh xa bệnh tật
Tôi Viết
(TNO) Tăng cường hệ miễn dịch giúp chúng ta tránh xa được bệnh
tật, và thật bất ngờ là để làm được điều này cũng không có gì khó,
theo Mirror.

"Chuyện ấy" có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch,
phòng ngừa bệnh tật - Ảnh: Shutterstock
Không dùng chung bút
Bút có thể giữ vi khuẩn và truyền sang người khác, theo bà Deepa
Songara, chuyên gia nghiên cứu về bệnh cúm của trangBoots.
Ngoài bút, các vật dụng văn phòng như điện thoại, bàn phím máy tính…
cũng chứa nhiều mầm bệnh.
Tăng cường hấp thu Vitamin D
Nhiều công trình nghiên cứu ở Phần Lan và Nhật Bản cho thấy những
người có đủ vitamin D thì ít có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, bác sĩ
David Mantle - chuyên viên tư vấn y khoa tại Pharma Nord (Anh) nói.
Theo ông, vitamin D hỗ trợ cơ thể sản xuất các protein kháng virus và
kháng khuẩn.

Gặp người thân thường xuyên
Nhiều nghiên cứu cho rằng hạn chế tiếp xúc với người khác có mầm bệnh có thể
giúp ngừa bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon (Mỹ)
tìm thấy và chứng minh rằng những người thường xuyên gặp gỡ gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp và hàng xóm có hệ miễn dịch tốt hơn trước chứng cảm lạnh.
Uống nước cam không đường
12


Vitamin C từ nước cam và các loại nước ép trái cây khác tốt cho sức khỏe,
nhưng đường từ nước cam trong cách pha chế lại có thể ảnh hưởng không tốt đến
hệ miễn dịch của chúng ta, bác sĩ Mantle nói.
Uống nhiều nước và các loại trà thảo mộc
Trà hoa cúc là một lựa chọn tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Các
nhà nghiên cứu từ Trường đại học Imperial (London, Anh) tìm thấy những người
có nồng độ cao hippurate - hợp chất liên quan với hoạt tính kháng khuẩn có trong
trà, có thể giúp chống nhiễm trùng.
Tranh luận cởi mở với người bạn đời
Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) tìm thấy rằng những cặp
vợ chồng có những cuộc tranh luận mang tính xây dựng về một vấn đề trong hôn
nhân của họ thì cơ thể sản xuất các tế bào máu chống nhiễm trùng mạnh hơn. Tuy
nhiên, tranh luận “thô bạo” lại có tác dụng ngược lại.
Ăn tỏi
Các hợp chất sulfuric có trong tỏi, hành tây, tỏi tây và hẹ tạo ra hương vị
cay nồng và mùi chứa các kháng thể chống lại nhiễm trùng.
Nấm là ma thuật
Nghiên cứu cho thấy nấm, đặc biệt là nấm hương, được sử dụng trong
nhiều thế kỷ, như là một phương thuốc chữa bệnh, có khả năng tăng cường hệ
miễn dịch, theo ông Rob Hobson, chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng
của Healthspan.co.uk.

Đừng bỏ quên “chuyện yêu”
Nghiên cứu cho thấy quan hệ tình dục thường xuyên làm tăng nồng độ
immunoglobulin A - loại protein hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cảm
lạnh và cúm, bà Ella Allred, chuyên gia dinh dưỡng tại nutricentre.com cho biết.
Những lợi ích từ “chuyện ấy” như gia tăng cảm giác tích cực, làm giảm căng thẳng
và giúp ngủ ngon, góp phần làm hệ miễn dịch của chúng ta trở nên mạnh hơn.
Hòa mình với thiên nhiên
Nghiên cứu cho thấy những người dành nhiều thời gian ở công viên hoặc
cây cỏ có hệ miễn dịch mạnh hơn, bà Ella nói.
Theo bà Ella, cây phóng thích hóa chất Phytoncide để bảo vệ nó khỏi côn
trùng và bệnh tật. Khi chúng ta hít các loại hóa chất này, cơ thể chúng ta tăng số
lượng và hoạt động của các tế bào máu trắng chống lại virus.
Bích Ngọc

13


14



×