Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Hồ sơ giáo án tích hợp nghề kế toán dự thi cấp tỉnh hội giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 13 trang )

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP
Mô-đun:

THỰC HÀNH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Lớp: K07_ACC

Khóa: 2013 – 2015

Giáo viên:

Nguyễn Thanh Tiên

Năm học:

2014 – 2015


Vũng Tàu, tháng 04 năm 2015


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

TÊN BÀI:
LẬP PHIẾU THU VÀ PHIẾU CHI TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN MISA
I.



MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
- Trình bày được mục đích, chức năng của Phiếu thu và Phiếu chi
- Lập được Phiếu thu
- Lập được phiếu chi
- Tuyệt đối trung thực, cẩn thận, tác phong tốt trong công việc
-

II.

Tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp

NỘI DUNG BÀI HỌC
 Giới thiệu chung:

Phần thực hành kế toán tiền mặt tại quỹ rất quan trọng đối với người làm kế toán,
nếu người làm kế toán thực hành thu - chi sai thì dẫn đến gây thiệt hại nghiêm trọng
ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp và các vấn đề
liên quan khác. Vì vậy đòi hỏi người làm kế toán phải cẩn thận, tỉ mỉ, thực hiện đúng
chế độ kế toán.
1. Lập Phiếu thu

-

1.1.Mục đích lập Phiếu thu: Nhằm xác định số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập quỹ và
làm căn cứ để thủ quỹ thu tiền, ghi sổ quỹ, kế toán ghi sổ các khoản thu có liên quan.
1.2.Chức năng của Phiếu thu
Phiếu thu dùng để phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng quỹ tiền mặt
trong các trường hợp như :

Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ
Thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản ký cược, ký quỹ
Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân
Nhận khoản ký quỹ, ký cược của doanh nghiệp khác bằng tiền mặt

1.3.Trình tự lập Phiếu thu
Để giải quyết được công việc lập Phiếu thu thì chúng ta tiến hành như sau:
a. Công tác chuẩn bị:

-

Chia nhóm.
- Thu thập, kiểm tra thông tin/chứng từ liên quan đầy đủ: Giấy lĩnh tiền mặt có đầy
đủ chữ ký các bên liên quan, kiểm tra số tiền ghi trên chứng từ,…
- Máy tính có cài phần mềm kế toán misa, máy in, bấm lổ, bấm kim, bìa hồ sơ, tiền
mô hình.
- Tài liệu học tập.
b. Các bước lập Phiếu thu

Bước 1: Khởi động phần mềm kế toán Misa
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[3]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

- Click chuột vào biểu tượng MISA trên màn hình destop để khởi động phần


mềmchọn tên dữ liệu “KT2015” xuất hiện giao diện MISA đầy đủ.

Hình 5.1. Giao diện MISA

Bước 2: Chọn Phiếu thu
Trong phân hệ “Quỹ”  chọn phần “ Phiếu thu”chọn “Phiếu thu”.

Hình 5.2. Phân hệ Phiếu thu

Bước 3: Nhập và lưu thông tin Phiếu thu
 Nhập thông tin:
-Kế toán tiến hành nhập thông tin chung và thông tin chi tiết vào Phiếu thu như
hình ảnh sau:

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[4]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

Hình 5.3. Thông tin trên phiếu thu
 Phần thông tin chung (áp dụng cho cách lập Phiếu thu và Phiếu Chi) gồm có:

-Tên và thông tin về đối tượng: Là thông tin về khách hàng, nhà cung cấp, nhân
viên, có phát sinh các giao dịch liên quan đến Phiếu thu, phiếu chi.
-Lý do thu/chi: Mô tả nội dung của nghiệp vụ phát sinh.

-Ngày chứng từ: Là ngày phát sinh của chứng từ, ngày này phải nằm trong năm
làm việc hiện thời và lớn hơn ngày khóa sổ kế toán kỳ kế toán trước. Khi thêm mới
một chứng từ, nếu ngày chứng từ xảy ra trước ngày làm việc hiện thời, phần mềm kế
toán vẫn cho phép người sử dụng thay đổi lại ngày chứng từ khi nhập. Sau khi cất giữ
xong chứng từ sẽ được tự động chèn vào khoảng thời gian trước đó.
-Ngày hạch toán: Là ngày hạch toán nghiệp vụ phát sinh vào phần mềm. Thông
thường, ngày hạch toán trùng với ngày chứng từ.
-Số chứng từ: Do người sử dụng tự đặt, thông thường số chứng từ thường gắn với
loại chứng từ. Trong phần mềm số chứng từ thường được lấy tăng dần lên căn cứ vào
số chứng từ đặt đầu tiên. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn có thể sửa lại số chứng từ của
các chứng từ đã hạch toán nếu muốn.
 Phần thông tin chi tiết (áp dụng cho cách lập Phiếu thu và Phiếu Chi) : Bao gồm
các thông tin về tài khoản định khoản, đối tượng, đối tượng tập hợp chi phí, số tiền,
thông tin khai báo về thuế,...
-Diễn giải: Mô tả lại nội dung của nghiệp vụ phát sinh.
-Bút toán định khoản: Là cặp tài khoản đối ứng trong nghiệp vụ liên quan.
-Khai báo các thông tin về Thuế.
-Khai báo các thông tin liên quan khác.
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[5]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

 Lưu thông tin vào Phiếu thu

-Sau khi nhập đầy đủ thông tin thì kế toán tiến hành lưu thông tin vào Phiếu thu.

Trên thanh công cụ của Phiếu thu, chọn mục “Cất” để lưu Phiếu thu.

Hình 5.4. Vị trí lệnh “ Cất”

Bước 4: In Phiếu thu
Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên, ghi
đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký vào Phiếu thu, sau đó chuyển cho kế toán trưởng
soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã
nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực tế nhập quỹ (bằng chữ) vào Phiếu thu trước
khi ký và ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người
nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu.
-In Phiếu thu: trên thanh công cụ của Phiếu thu, chọn mục “In”, in theo mẫu phù hợp.

Hình 5.5. Vị trí lệnh “ In”

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[6]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng
Mẫu Phiếu thu:

Hình 5.6. Phiếu thu

-Lưu Phiếu thu: Phiếu thu sau khi được trình ký và kết thúc
quá trình kế toán thu tiền, kế toán tiến hành lưu Phiếu thu
kèm chứng từ liên quan vào hồ sơ theo đúng quy định.


Hình 5.7. Hồ sơ Phiếu thu
c. Các lỗi thường gặp khi lập Phiếu thu trên phần mềm kế toán Misa

TT
1

Lỗi thường gặp
Nguyên nhân
Không chọn được Phần mềm thường mặc định
đối tượng cần chọn loại đối tượng “khách hàng”

2

Báo ghi sổ không
thành công

3

Sai số tiền

Thiếu tài khoản ngân hàng

Nhập số tiền thiếu hoặc thừa

Cách khắc phục
Chọn lại đúng “loại đối
tượng”
Tại mục “TK ngân hàng”
chọn “số tài khoản” và” tên tài

khoản ngân hàng” tương ứng
Chọn “Bỏ ghi”  chọn “Sửa”
 sửa lại theo số đúng

Một số hình ảnh minh họa các lỗi thường gặp và cách khắc phục như sau:
+ Lỗi trường hợp 1:
Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[7]


Hồ sơ bài giảng tích hợp



Đề cương bài giảng

Khắc phục lỗi:

+ Lỗi trường hợp 2:



Khắc phục lỗi:

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[8]



Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

+ Lỗi trường hợp 3:



Khắc phục lỗi:

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[9]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

d. Thực hiện lập Phiếu thu trên phần mềm kế toán Misa

-Ví dụ có tình huống thực tế như sau:
Ngày 21/04/2015 nhân viên Nguyễn Thị Thắm thuộc phòng kế hoạch rút
21.000.000 đ tại Ngân hàng BIDV về nhập quỹ.
Yêu cầu: Lập Phiếu thu số PT01/04
2. Lập Phiếu chi

2.1. Mục đích lập Phiếu chi: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất
quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.
2.2. Chức năng của Phiếu chi

Phiếu chi dùng để phản ánh những nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm quỹ tiền
mặt trong các trường hợp như:
- Xuất quỹ gửi vào tài khoản ngân hàng
- Xuất quỹ mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, góp
vốn liên kết
- Xuất quỹ thanh toán các khoản nợ phải trả
- Xuất quỹ sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác
- …
2.3. Trình tự lập Phiếu chi
Để giải quyết được công việc lập Phiếu chi thì chung ta tiến hành như sau:
a. Công tác chuẩn bị:
-

Chia nhóm.
Thu thập, kiểm tra thông tin/chứng từ liên quan đầy đủ: Giấy đề nghị tạm ứng,
giấy đề xuất mua vật tư,…có đầy đủ chữ ký các bên lên quan.
Máy tính có cài phần mềm kế toán misa, máy in, bấm giấy, bìa hồ sơ, tiền mô
hình.
Tài liệu học tập.

b. Các bước lập Phiếu chi

Sau khi kiểm tra các thông tin, chứng từ đầu vào liên quan đến việc chi tiền mặt
thì kế toán tiến hành lập Phiếu chi.
Bước 1: Khởi động phần mềm kế toán Misa (tương tự phần lập Phiếu thu)
Bước 2: Chọn Phiếu chi
Trong phân hệ “Quỹ”  chọn phần “ Phiếu chi”chọn “Phiếu chi”

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên


[10]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

Hình 5.8. Phân hệ Phiếu chi

Bước 3: Nhập và lưu thông tin Phiếu chi (phần thông tin chung và thông tin chi tiết)
 Nhập thông tin
Kế toán tiến hành nhập thông tin chung và thông tin chi tiết vào Phiếu chi như hình
ảnh sau:

Hình 5.9. Thông tin trên phiếu thu

 Lưu thông tin vào Phiếu chi

-Sau khi nhập đầy đủ thông tin thì kế toán tiến hành lưu thông tin vào Phiếu chi.
Trên thanh công cụ của Phiếu chi, chọn mục “Cất” để lưu Phiếu chi

Bước 4: In Phiếu chi

Hình 5.10. Vị trí lệnh “Cất”

*Phiếu chi được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên)
của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận
đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào
Phiếu chi. Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu. Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho
kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Liên 3 giao cho người nhận tiền.

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[11]


Hồ sơ bài giảng tích hợp
-

Đề cương bài giảng

In Phiếu chi: Trên thanh công cụ của Phiếu thu, chọn mục “In”, in theo mẫu phù hợp

Hình 5.11. Vị trí lệnh “In”

Mẫu Phiếu chi:

Hình 5.12. Phiếu chi

- Lưu hồ sơ: Phiếu chi sau khi được trình ký và kết thúc
quá trình kế toán chi tiền, kế toán tiến hành lưu Phiếu chi
kèm chứng từ liên quan vào hồ sơ theo đúng quy định.

Hình
5.13. Hồ sơ Phiếu chi
c. Các lỗi thường gặp khi lập Phiếu chi trên phần mềm kế toán
Misa

(tương tự như lỗi trên Phiếu thu)
d. Thực hiện lập Phiếu chi trên phần mềm Misa


-Ví dụ có tình huống thực tế như sau:

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

[12]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Đề cương bài giảng

Ngày 21/04/2015, nhân viên Nguyễn Thị Thắm thuộc phòng kế hoạch tạm ứng
10.000.000 đ để mua vật tư (gỗ) phục vụ sản xuất.
Yêu cầu: Lập Phiếu chi số PC01/04.
III.

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các bước lập phiếu thu trên phần mềm Misa?
2. Trình bày các bước lập Phiếu chi trên phần mềm Misa?
3. Hãy nêu những sai sót thường gặp khi lập Phiếu thu và Phiếu chi trên phần mềm

Misa?
IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET 2012. Công ty CP MISA (đọc

từ trang 45 đến trang 53).

2. Phim hướng dẫn (xem video số 2, 3)


Hiệu Trưởng

Trần Hồng Lam

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

Trưởng bộ môn

Trần Thị Thắm

Vũng tàu, ngày….tháng…năm…
Giáo viên

Nguyễn Thanh Tiên

[13]


Hồ sơ bài giảng tích hợp

Giáo viên: Nguyễn Thanh Tiên

Phiếu học tập

[14]




×