Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hồ sơ giáo án tích hợp nghề điện lạnh dự thi cấp tỉnh hội giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 14 trang )

GIÁO ÁN TÍCH HỢP

GIÁO ÁN SỐ: 2.4.2

Thời gian thực hiện: 45 phút
Bài học trước: Vệ sinh máy điều hòa không khí 2 cục
Thời gian thực hiện: từ ngày…..đến ngày….

TÊN BÀI HỌC: NẠP GAS BỔ SUNG CHO MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2 CỤC
HIỆU FUNIKI
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
-

Liệt kê được các biểu hiện thiếu gas, nguyên nhân và hậu quả.

-

Lập được quy trình kiểm tra và nạp gas bổ sung.

Về kỹ năng:
-

Đo kiểm và nhận biết được các thông số làm việc của hệ thống (áp suất, nhiệt độ,
dòng điện).
Thực hiện được công việc nạp gas bổ sung cho máy điều hòa không khí 2 cục theo
đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.

Về thái độ:
-



Rèn luyện được tính cẩn thận khi tiếp xúc với môi chất lạnh và nạp gas cho máy điều
hòa không khí.

ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY HỌC:


-

Đồ dùng chạy học:
Bộ máy tính + máy chiếu: 01 bộ.
Bảng + Phấn viết: 01 bộ.
Trang thiết bị và vật tư dạy học (tính trên 1 nhóm 02 học viên).
Mô hình điều hòa không khí 2 cục hiệu FUNIKI: 01 mô hình.
Bộ đồng hồ nạp gas R22: 01 bộ.
Đồng hồ đo dòng điện ampe kìm: 01 bộ.
Kính bảo hộ lao động: 01 cái.
Gas lạnh R22: 01 bình.
Găng tay vải: 02 bộ.

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
 Giới thiệu chủ đề:
- Tập trung cả lớp hướng dẫn, cung cấp các kiến thức cơ bản phục vụ cho bài học
 Giải quyết vấn đề:
- Tập trung cả lớp phần thiết kế mạch điện.
- Phần thực hành: chia nhóm, mỗi nhóm 2 học sinh/ 1 bộ thí nghiệm.
 Kết thúc vấn đề:Tập trung cả lớp đánh giá kết quả thực hiện, chỉ ra các lỗi thường
gặp và cách khắc phục
Giáo viên: Cao Khắc Quang


1


GIÁO ÁN TÍCH HỢP

I. ỔN ĐỊNH LỚP
Thời gian 2 phút
- Điểm danh: sĩ số……………………..vắng………………………………………….
- Ôn lại kiến thức cũ liên quan đến bài học mới.
- Câu hỏi: Tại sao chúng ta lại phải vệ sinh định kỳ máy điều hòa không khí 2 cục?
Stt
1
2
3
4

Họ và tên sinh viên
Trần Duy Linh
Lày Nhìn Phóng
Tôn Cây Tường
Sỳ Long Phi

Nhận xét của giáo viên

II. THỰC HIỆN BÀI HỌC
Hoạt động dạy học
TT
1

Nội dung


- Nhắc lại bài học cũ - Lắng nghe, ghi
- Nêu tình huống có
nhận.
vấn đề
- Nêu vấn đề cần
giải quyết trong bài
học ngày hôm nay

2’

- Thuyết trình +
trình chiếu
powerpoint: giới
thiệu các chủ đề

- Lắng nghe, ghi
nhận.

1’

- Đặt câu hỏi:
+ Các biểu hiện
thiếu gas?.
+ Các nguyên nhân
gây thiếu gas?
+ Hậu quả?
- Nhận xét và củng
cố các câu trả lời


- Lắng nghe
- Thảo luận
- Đưa ra các
phương án trả
lời
- Tiếp thu ý kiến
nhận xét

7’

Giới thiệu chủ đề:
- Tên bài học
- Mục tiêu bài học
- Những nội dung chính của bài
học (các tiểu kỹ năng).

3

Hoạt động của
học sinh

Dẫn nhập:
- Liên hệ về bài học cũ: vệ sinh
máy điều hòa không khí 2 cục.
- Giới thiệu tình huống có vấn
đề: hệ thống điều hòa không
khí 2 cục bị thiếu gas
- Yêu cầu nạp gas bổ sung

2


Hoạt động của giáo
viên

Thời
gian
(phút)

Giải quyết vấn đề:
1. Các biểu hiện thiếu gas
1.1. Các biểu hiện thiếu gas
1.2. Nguyên nhân gây thiếu gas
1.3. Hậu quả thiếu gas

2. Xác định các thông số làm
việc của máy.
2.1. Xác định các thông số định
mức (áp suất, nhiệt độ, dòng
điện).

Giáo viên: Cao Khắc Quang

- Thuyết trình
- Lắng nghe
- Đặt câu hỏi:
- Thảo luận và
+ Làm sao để xác
đưa ra các
định được các
phương án trả

thông số định mức
lời
của máy?

12’

2


GIÁO ÁN TÍCH HỢP

2.2. Xác định các thông số làm
việc thực tế đang vận hành.
 Các dụng cụ thiết bị để xác
định các thông số làm việc.

 Quy trình xác định các thông
số làm việc.
- Bước 1: Vận hành hệ thống
- Bước 2: Gắn đồng hồ áp suất
thấp vào van 1 chiều
- Bước 3: Đuổi khí
- Bước 4: Dùng đồng hồ ampe
kìm kẹp vào một dây nguồn
trên dàn ngưng
- Bước 5: Quan sát và đọc các
giá trị

+ Làm sao để xác
- Thảo luận và

định được các
đưa ra quy trình
thông số làm việc
thực hiện.
thực của máy?
- Lắng nghe và
+ Các loại dụng cụ
tiếp thu nhận
nào cần thiết để
xét.
xác định các thống
số?
+ Hãy nêu các bước
để tiến hành xác
định các thông số
làm việc thực của
máy?
- Nhận xét và củng
cố các câu trả lời
- Nhận xét, củng cố
và đưa ra quy trình
đúng.

 Lưu ý:
2.3. Thực hiện xác định các thông
số

- Giám sát và hướng
dẫn học viên xác
định các thông số

làm việc của máy

- Thực hiện
- Ghi thông số vào
phiếu làm việc
16’

3. Nạp gas bổ sung cho máy
3.1. Quy trình nạp gas bổ sung
- Bước 1: Gắn đầu dây màu
vàng vào van của bình gas.
- Bước 2: Đuổi khí
- Bước 3: Mở van thao tác thấp
áp trên bộ đồng hồ
- Bước 4: Quan sát các thông số
- Bước 5: Đóng van thao tác
thấp áp
- Bước 6: Tháo đầu nối của dây
nạp trên dàn ngưng
- Bước 7: Tháo đầu dây nạp trên
bình gas.
- Bước 8: Tắt máy và thu dọn đồ
nghề, vệ sinh nơi làm việc

Giáo viên: Cao Khắc Quang

- Yêu cầu học viên
thảo luận và đưa ra
các bước để tiến
hành nạp gas bổ

sung cho hệ thống.
- Nhận xét, củng cố
và đưa ra quy trình
đúng.
- Phát phiếu quy
trình thực hiện

- Thảo luận và
đưa ra quy trình
- Tiếp thu ý kiến
nhận xét

- Nhận phiếu quy
trình

3


GIÁO ÁN TÍCH HỢP

3.2. Các lưu ý khi nạp gas bổ
sung
 Lưu ý các sai hỏng thường
gặp và cách khắc phục.

- Trình chiếu
powerpoint
- Thuyết trình

- Lắng nghe, ghi

chép

3.3. Thực hiện Nạp gas bổ sung
cho máy

- Cấp phát các dụng
cụ vật tư
- Giám sát và hướng
dẫn học viên nạp
gas bổ sung.

- Nhận các dụng
cụ vật tư cần
thiết
- Tiến hành nạp
gas bổ sung cho
máy theo quy
trình.

4

4. Kết thúc vấn đề.
 Củng cố kiến thức:
- Các biểu hiện thiếu gas
- Các lưu ý khi nạp gas bổ sung
- Quy trình nạp gas bổ sung
 Củng cố kỹ năng:
- Nhận xét kỹ năng rèn luyện

5


Hướng dẫn tự học:

- Nhấn mạnh những
kiến thức cần lưu ý
- Yêu cầu học viên
nêu những lỗi
thường gặp khi
thực hiện công việc
nạp gas bổ sung
- Nhận xét và củng
cố các ý kiến trả lời
- Hướng dẫn học
viên về nhà tìm
đọc các tài liệu
tham khảo.

Về nhà đọc tài liệu tham khảo:
- Ngyễn Đức Lợi - Sửa chữa máy
lạnh và điều hòa không khí.
NXB Khoa Học Kỹ Thuật (đọc
từ trang 216 đến trang 237).
- Nguyễn Đức Lợi – Dạy nghề
sửa chữa tủ lạnh và điều hòa
không khí dân dụng. NXB Giáo
Dục (đọc trang 217 đến trang
227)

- Lắng nghe, ghi
nhận

- Suy nghĩ và đưa
ra các ý kiến trả
lời
- Tiếp thu ý kiến
nhận xét

4’

- Về nhà tìm đọc
các tài liệu
tham khảo để
bổ sung thêm
kiến thức.

1’

III. RÚT KINH NGHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
Vũng Tàu, Ngày ….tháng…năm…
Hiệu Trưởng

Giáo viên: Cao Khắc Quang

Trưởng khoa

Giáo viên

Trần Văn Tùng


Cao Khắc Quang
4


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
TÊN BÀI: NẠP GAS BỔ SUNG CHO MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2 CỤC HIỆU
FUNIKI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
Về kiến thức:
-

Liệt kê được các biểu hiện thiếu gas, nguyên nhân và hậu quả.

-

Lập được quy trình kiểm tra và nạp gas bổ sung.

Về kỹ năng:
-

Đo kiểm và nhận biết được các thông số làm việc của hệ thống (áp suất, nhiệt độ,
dòng điện).

-

Thực hiện được công việc nạp gas bổ sung cho máy điều hòa không khí 2 cục hiệu
funiki theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động.


Về thái độ:
-

Rèn luyện được tính cẩn thận khi tiếp xúc với môi chất lạnh và nạp gas cho máy điều
hòa không khí.

II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI HỌC
1. Những biểu hiện thiếu gas.
2. Xác định các thông số làm việc của hệ thống.
3. Nạp gas bổ sung.
III. NỘI DUNG CHI TIẾT
 Giới thiệu chung:
Các máy điều hòa không khí dân dụng 2 cục sau một thời gian sử dụng thường xảy ra sự
cố thiếu gas dẫn đến hệ thống làm việc không hiệu quả và gây ra những vấn đề ảnh hưởng
đến kinh tế, tiện nghi. Ví dụ như nhiệt độ làm lạnh không đạt yêu cầu, chí phí điện tăng, tuổi
thọ máy giảm...vì vậy phải tiến hành nạp gas bổ sung để hệ thống làm việc bình thường.
1. Những biểu hiện thiếu gas
Để xác định được lượng gas cần nạp bổ sung thì cần phải tiến hành xác định các biểu
hiện thiếu gas, xác định các thông số làm việc của hệ thống.
1.1. Các biểu hiện thiếu gas:
- Nhiệt độ phòng lạnh chạy lâu không đạt.
- Dòng điện làm việc giảm so với dòng định mức của máy.
- Áp suất hút giảm so với áp suất làm việc định mức của máy.
- Không khí ra khỏi dàn ngưng không nóng.
1.2. Các nguyên nhân gây thiếu gas
- Thiếu gas do rò rỉ tại các mối nối ống.
- Nạp thiếu.
Giáo viên: Cao Khắc Quang


1


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

1.3.
-

Hậu quả của việc thiếu gas
Nhiệt độ phòng làm lạnh không đạt do thiếu lượng môi chất làm lạnh.
Giảm tuổi thọ máy nén do máy chạy liên tục, thiếu gas làm mát, thiếu dầu bôi trơn do
dầu khó hồi về cacte máy nén.
- Tăng chi phí điện năng do máy chạy liên tục.
2. Xác định các thông số làm việc của hệ thống
- Để biết được lượng môi chất cần nạp bổ sung ta cần phải xác định được các thông số
làm việc thực tế của hệ thống (áp suất, nhiệt độ, dòng điện) từ đó so sánh với các
thông số định mức sẽ biết được lượng môi chất cần nạp bổ sung.Trong thực tế có 2
thông số thường được kiểm tra là áp suất hút và dòng điện làm việc.
2.1.

Xác định các thông số định mức.

- Các thông số định mức phụ thuộc vào công suất và chủng loại máy thường được ghi trên
mác máy và trong cataloge của máy. Đọc các thông số trên mác và cataloge của máy sẽ
biết được các thông số định mức.

Hình 2.4.2.1. Các thông số làm việc ghi trên mác máy
2.2. Xác định các thông số làm việc thực tế của máy.
-


Để xác định được các thông số làm việc của máy ta phải vận hành hệ thống và sử
dụng bộ đồng hồ áp suất và đồng hồ đo dòng để kiểm tra.

Giáo viên: Cao Khắc Quang

2


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

 Quy trình xác định các thông số làm việc thực của máy:
o Bước 1: Vận hành hệ thống
o Bước 2: Gắn đầu nối dây nạp màu xanh (đồng hồ áp suất thấp) trên bộ đồng hồ nạp
gas vào van 1 chiều trên đầu hút của dàn ngưng (chú ý: các van thao tác bên cao áp
và thấp áp trên bộ đồng hồ nạp gas đều ở vị trí đóng).

Hình 2.4.2.2. Gắn dây nạp gas vào đầu van hút dàn ngưng
o Bước 3: Đuổi khí: mở nhẹ và nhanh van thao tác phía đồng hồ thấp áp trên bộ đồng
hồ nạp gas để gas lạnh trong hệ thống đẩy hết lượng không khí có trong dây nối của
đồng hồ ra ngoài, đến khi thấy hơi gas bắt đầu xì ra thì đóng chặt van thao tác lại.

Hình 2.4.2.3. Mở van thao tác thấp áp để đuổi khí
o Bước 4: Dùng đồng hồ ampe kìm kẹp vào một dây nguồn trên dàn ngưng để kiểm tra
dòng điện.

Giáo viên: Cao Khắc Quang

3



ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

Hình 2.4.2.4. Kiểm tra áp suất và dòng điện của máy
o Bước 5: Quan sát và đọc các giá trị trên đồng hồ đo áp và đo dòng. so sánh các thông
số này với các thông số định mức của máy để biết lượng gas thiếu và tiến hành nạp
bổ sung.

Hình 2.4.2.5. Đọc thông số trên đồng hồ đo dòng
3. Nạp gas bổ sung
-

Sau khi đã kiểm tra các thông số và xác định được lượng môi chất thiếu thì tiến hành
nạp bổ sung.

3.1. Quy trình nạp gas bổ sung:
o Bước 1: Gắn đầu dây màu vàng (dây giữa) của bộ đồng hồ nạp gas vào van của bình
gas.

Giáo viên: Cao Khắc Quang

4


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

Hình 2.4.2.6. Kết nối bình gas với hệ thống
o Bước 2: Đuổi khí: mở van của bình gas khoảng 1 vòng, sau đó mở và đóng nhanh
van thao tác cao áp trên bộ đồng hồ để đẩy không khí trong ống dẫn màu vàng ra
ngoài (chú ý: thao tác nhanh để tránh lượng gas lạnh xì quá nhiều ra ngoài).


Hình 2.4.2.7. Mở van của bình gas
o Bước 3: Mở van thao tác thấp áp trên bộ đồng hồ để gas từ bình chứa đi vào hệ thống
(Chú ý: mở van từ từ và khống chế áp suất trên đồng hồ thấp áp không được vượt
quá 80 Psi)

Hình 2.4.2.8. Mở van thao tác thấp áp để nạp gas
Giáo viên: Cao Khắc Quang

5


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

o Bước 4: Quan sát các thông số trên đồng hồ thấp áp và đồng hồ đo dòng đến khi đạt
giá trị định mức thì đóng van của bình gas lại.

Hình 2.4.2.9. Theo dõi giá trị dòng và áp khi nạp gas
o Bước 5: Đóng van thao tác thấp áp trên đồng hồ.
o Bước 6: Tháo đầu nối của dây nạp trên dàn ngưng (chú ý: thao tác nhanh để hạn chế
lượng môi chất thất thoát ra ngoài).
o Bước 7: Tháo đầu dây nạp trên bình gas.
o Bước 8: Tắt máy và thu dọn đồ nghề, vệ sinh nơi làm việc.
3.2. Các lưu ý khi nạp gas bổ sung:
+ Nạp đúng chủng loại gas sử dụng cho hệ thống.
+ Xác định đúng trạng thái gas nạp vào hệ thống (nạp hơi).
+ Nạp đủ số lượng gas (không nạp dư).
+ Thực hiện công việc an toàn, mang đầy đủ bảo hộ lao động: kính bảo vệ mắt, quần áo
bảo hộ…
 Các lỗi thường gặp khi nạp gas bổ sung
TT


Lỗi thường gặp

Nguyên nhân

Cách khắc phục

1

Để không khí lọt vào hệ
thống khi nạp gas

Đuổi không khí không hết khi
lắp bộ dây nạp vào hệ thống và
bình gas

Đuổi sạch khí: xả gas lạnh
đuổi khí đến khi thấy có hơi
gas lạnh xì ra đầu dây nạp
mới đóng lại

2

Gas lạnh xì nhiều ra môi Thao tác lắp và tháo bộ dây nạp Tiến hành thao tác nhanh và
trường
tại van một chiều diễn ra lâu
dứt khoát

Giáo viên: Cao Khắc Quang


6


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG TÍCH HỢP

3

Nạp chưa đủ môi chất

Không quan sát kỹ các thông số Quan sát kỹ các thông số
làm việc của máy khi nạp gas
làm việc của máy khi nạp
gas

4

Nạp dư môi chất

- Mở áp lực gas nạp quá lớn
khi nạp

- Chỉnh áp lực bình gas
vừa phải

- Không chú ý các thông số khi
nạp

- Chú ý các thông số khi
nạp gas


IV. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Liệt kê những biểu hiện thiếu môi chất lạnh của máy điều hòa không khí 2 cục.
2. Liệt kê những lưu ý khi nạp bổ sung môi chất lạnh cho máy điều hòa không khí 2
cục.
3. Trình bày các bước để tiến hành nạp gas bổ sung cho máy điều hòa không khí 2 cục.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Lợi, Sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí. NXB Khoa Học Kỹ
Thuật.
2. Nguyễn Đức Lợi, Dạy nghề sửa chữa tủ lạnh và máy điều hòa không khí dân dụng.
NXB Giáo Dục.
Vũng Tàu, ngày….tháng…năm…
Hiệu Trưởng

Trưởng khoa

Trần Văn Tùng

Giáo viên: Cao Khắc Quang

Giáo viên

Cao Khắc Quang

7


PHIẾU HỌC TẬP

TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: ĐIỆN LẠNH


PHIẾU HỌC TẬP
MÃ SỐ: PHT 2.4.2.1

BÀI HỌC: NẠP GAS BỔ SUNG CHO MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2 CỤC

1.
Những biểu hiện thiếu gas
1.1. Những biểu hiện thiếu gas:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
1.2. Các nguyên nhân gây thiếu gas
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
1.3. Hậu quả của việc thiếu gas
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


Giáo viên: Cao Khắc Quang

1


PHIẾU HỌC TẬP

TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: ĐIỆN LẠNH

PHIẾU HỌC TẬP
MÃ SỐ: PHT 2.4.2.2

BÀI HỌC: NẠP GAS BỔ SUNG CHO MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2 CỤC

1.

Xác định các thông số làm việc của hệ thống

1.1.

Xác định các thông số định mức.

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
1.2.

Xác định các thông số làm việc thực tế của máy.




Quy trình xác định các thông số làm việc thực của máy:

Bước 1: .................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 2: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 3: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 4: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 5: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Giáo viên: Cao Khắc Quang

1


PHIẾU HỌC TẬP

TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: ĐIỆN LẠNH

PHIẾU HỌC TẬP
MÃ SỐ: PHT 2.4.2.3


BÀI HỌC: NẠP GAS BỔ SUNG CHO MÁY ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ 2 CỤC

1.

Nạp gas bổ sung

1.1.

Quy trình nạp gas bổ sung:

Bước 1: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 2: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 3: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 4: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 5: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 6: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 7: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Bước 8: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
1.2.

Các lưu ý khi nạp gas bổ sung:


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

Giáo viên: Cao Khắc Quang

1



×