Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÓM tắt dự án sang tao khkt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.35 KB, 6 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẮC YÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG KHOA

(HS lớp 9 A)

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ DỰ ÁN
NGHIÊN CỨU KHKT

MÁY PHÁT ĐIỆN TIẾT KIỆM NƯỚC

Họ tên HS thực hiện: Hoàng Đức Tiến
Lớp: 9A
Trường: THCS Mường Khoa
Họ tên GV hướng dẫn: Vũ Đức Thịnh

Năm học 2014 -2015
MỤC LỤC


Nội dung
1. Trang bìa
2. Mục lục
3 Tóm tắt nội dung dự án
4. Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu
5. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu
6. Số liệu/ kết quả nghiên cứu
7. Cấu tạo.
8. Nguyên lý làm việc.
9. Phân tích số liệu/ kết quả và thảo luận
10. Kết luận
11. Tài liệu tham khảo



1. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

Trang
1
2
3
3
3
4
4
5
5
6
6


1.1. Mục đích: Giải quyết được tình trạng thiếu điện sinh hoạt tại những khu
vực khó khăn về địa lý mà điện lưới Quốc gia chưa đến được cũng như những khu
vực kinh tế khó khăn. “Máy phát điện tiết kiệm nước” có thể khắc phục phần nào
những khó khăn đó trong đời sống sinh hoạt của nhân dân và đặc biệt là giúp được
các bạn học sinh có ánh sáng đèn điện để học tập thay vì phải sử dụng đèn dầu.
1.2. Trình tự thực hiện
- Khảo sát tình hình thực tế
- Đưa ra ý tưởng để khắc phục tình hình thực tế
- Thiết kế máy phát điện bằng sức nước
- Thử nghiệm với nguồn nước có lưu lượng nhỏ và áp lực thấp theo theo thiết
kế
- Vận hành thử nghiệm
- So sánh đối chiếu với máy phát điện chạy bằng nước thông thường

- Kết luận.
2. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay cuộc sống hiện đại con người ngày càng sáng tạo ra nhiều đồ dùng,
phương tiện hiện đại để phục vụ cuộc sống ngày một tốt hơn. Tuy nhiên không phải
ở bất cứ đâu và gia đình nào cũng có điều kiện kinh tế để tiếp cận những phương tiện
đồ dùng hiện đại đó. Mường Khoa nói riêng và các xã vùng cao nói chung có điều
kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, hạn chế hơn so với những khu vực thuận lợi
khác. Giao thông đi lại còn khó khăn, mạng lưới điện tuy đã đến được hầu hết các
bản tuy nhiên do tập tục canh tác, điều kiện kinh tế nên vẫn còn nhiều hộ gia đình ở
rất xa nguồn điện này, hay ở những lán nương, chòi trông ao…còn gặp khó khăn.
Chính vì vậy em muốn góp một phần mình để giúp đỡ bà con nhân dân cũng như các
bạn học sinh giải quyết một phần nào khó khăn của cuộc sống. Qua thực tế quan sát
em nhận thấy còn nhiều bà con nhân dân trong xã vẫn sử dụng đèn dầu, đèn tích điện
để thắp sáng khi đi ngủ nương và gặp nhiều khó khăn khi mưa lũ kéo dài. Việc lắp
đặt máy phát điện sử dụng nguồn nước có sẵn trên thị trường lại gặp khó khăn khi
nguồn nước để vận hành máy đòi hỏi phải có lưu lượng lớn và độ dốc đảm bảo. Vì
vậy ở những khu vực vùng cao thiếu nước, độ dốc thấp khó có thể sử dụng được loại
máy phát điện này để phục vụ nhu cầu điện sinh hoạt. Chính vì lẽ đó em đã dày
công suy nghĩ và trăn trở cùng với bản sắc dân tộc mình cuối cùng em lựa chọn đề
tài “ Máy phát điện tiết kiệm nước” để tham gia thi sáng tạo KHKT dành cho học
sinh năm học 2014 – 2015.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nếu dự án thành công sẽ góp phần giải quyết được tình trạng thiếu điện ở
những nơi khó khăn chưa có hoặc có điện lưới Quốc gia nhưng chất lượng thấp do
đường dây quá dài gây tổn hao và cũng có thể sử dụng đồng thời cả hai nguồn năng
lượng này góp phần tiết kiệm điện cho xã hội, góp phần giữ gìn và phát huy sản
phẩm mang đậm bản sắc dân tộc của quê hương em. Tạo động lực say mê học tập,


nghiên cứu khoa học tới đông đảo các bạn học sinh cùng trang lứa cũng như các em

thế hệ sau này. Chính vì vậy em muốn chế tạo ra được một chiếc máy phát điện thân
thiện với môi trường, hiệu quả kinh tế cao để phần nào giảm bớt khó khăn cho người
dân vùng khó.
4. SỐ LIỆU / KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Một số thông số cơ bản.
- Kích thước chung của máy : 135x25x65cm.
- Kích thước thành phần:
+ Cối nước: 25x18x23cm
+Thanh lắc: 70cm
+ Thanh truyền: 10cm
+ Tay quay: 8cm
+ Puly dẫn: ø 30cm
+ Puly bị dẫn: ø 4cm
+ Bánh đà: ø 40cm
+ Giá đỡ cơ cấu truyền lực: 80x20x70cm
+ Máy phát: 12x10x4
+ Giá đỡ máy phát, cổ góp, đèn tín hiệu: 30x20x2cm.
4.2. Hình ảnh sản phẩm cơ bản.

TRƯỜNG THCS MƯỜNG KHOA

Máy phát điện tiết kiệm nước

5. CẤU TẠO.
- Sản phẩm ‘máy phát điện tiết kiệm nước” gồm 2 phần:
+ Phần máy phát điện: Pu ly bị dẫn; Máy phát điện; Cổ góp điện; Đèn tín hiệu.
+ Phần động lực: Cơ cấu cối nước – Thanh truyền; Cơ cấu tay quay – Trục khuỷu;
Cơ cấu bánh đà – pu ly dẫn; Dây đai.
6. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC.



- Bắt đầu làm việc dòng nước được dẫn theo một đường ống đổ vào phần cuối của
cối nước. Khi cối nước chứa đủ lượng nước làm cho trọng lượng của phần cối nước
lớn hơn trọng lượng của phần thanh truyền làm cho cối nước chuyển động bập bênh
đi xuống tác động cho thanh truyền chuyển động đi lên. Khi thanh truyền chuyển
động đi lên tác động đến khớp quay kéo tay quay chuyển động quay tròn. Tay quay
chuyển động quay tròn làm cho bánh đà chuyển động quay theo dẫn động cho dây
đai chuyển động -> pu ly bị dẫn quay -> trục máy phát điện quay -> máy phát điện
phát ra điện năng.
- Để tăng mômen quay cho trục máy phát điện nên phần bánh đà được cấu tạo với
kích thước lớn hơn bánh dẫn đồng thời có khối lượng và lực ly tâm khi quay lớn.
7. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU / KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
7.1. Những ưu điểm của sản phẩm.
- Nguồn nước sử dụng để vận hành máy là nguồn nước trước hoặc sau khi sử dụng
làm nước sinh hoạt nên tiết kiệm nước.
- Sử dụng được ở những vùng có nguồn nước nhỏ, độ dốc rất thấp.
- Không bị mắc rác hay sợ lũ cuốn vào mùa mưa vì máy có thể đặt ở bất cứ đâu gần
nơi sinh hoạt an toàn của gia đình. Thuận tiện cho việc kiểm tra, vận hành và dễ sử
dụng cũng như khi sửa chữa. Phù hợp với đồng bào vùng cao vùng khó khăn về địa
lí cũng như về dân trí.
- Khi máy phát có hiện tược kẹt do hỏng bi thì sẽ sảy ra hiện tượng trượt của dây đai
-> đảm bảo độ bền cho máy phát.
- Có thể thay thế một số chi tiết bằng vật liệu có sẵn trong tự nhiên; vật liệu phổ biến
và giá thành phù hợp
- Có tính văn hóa truyền thống kết hợp với hiện đại trong sản phẩm.
7.2. Những tồn tại và hướng khắc phục.
- Do chuyển động của cối nước – Thanh truyền có dạng bập bênh với tần xuất phụ
thuộc vào lưu lượng của dòng nước nên khi lưu lượng nước nhỏ và chuyển động
quán tính của bánh đà thấp thì khung dây của máy phát điện chuyển động không đều
-> điện áp đầu ra không ổn định. Để khắc phục hạn chế này có các phương án sau:

+ Tăng khối lượng bánh đà để tăng lực quán tính kéo bánh dẫn kéo dài thời gian
chuyển động hơn sau mỗi lần thanh truyền tác động.
+ Sử dụng mạch ổn áp IC ở đầu ra của máy phát điện để ổn định điện áp
+ Thay thế cơ cấu tay quay – Trục khuỷu và bánh đà bằng dây cót để tích trữ năng
lượng khi thanh truyền tác động và truyền lực cho pu ly dẫn một cách từ từ ( nguyên
lí lên cót đồng hồ)-> pu ly dẫn và bị dẫn quay đều – máy phát điện ổn định.
+ Giảm ma sát của các khớp động ( trục quay của pu ly dẫn và trục quay của máy
phát, giá đỡ cơ cấu cối nước – Thanh truyền) bằng cách sử dụng vật liệu chống mài
mòn, làm nhẵn bóng bề mặt và bôi trơn.
* Ngoài ra có thể sử dụng mạch nạp điện cho bình ăcqui để tích trữ điện năng.
8. KẾT LUẬN


Qua kết quả thử nghiệm em nhận thấy dự án “Máy phát điện tiết kiệm
nước” có tính khả thi cao, nhiều ưu điểm và có thể áp dụng rộng rãi ở những vùng
thiếu điện. Kính mong các cấp các ngành xem xét và cho ứng dụng sáng tạo trên để
góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào vùng khó khăn đồng thời góp
phần tiết kiệm điện cho xã hội cung như góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc, thúc đẩy phong trào tự học, sáng tạo, say mê khám phá khoa học kĩ thuật trong
đời sống nhân dân và trong học tập của chúng em.
Dự án trên không tránh khỏi những điểm còn thiếu sót kính mong Hội đồng
thẩm định, Ban giám khảo và các bạn đóng góp ý kiến để dự án trên hoàn chỉnh hơn
và đạt hiệu quả cao trong ứng dụng thực tế.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Sách giáo khoa công nghệ 8
- Sách giáo khó vật lí 7.

Giáo viên hướng dẫn

Vũ Đức Thịnh


Bắc Yên, ngày 26 tháng 12 năm 2014
Người viết báo cáo

Hoàng Đức Tiến



×