Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đánh giá hiệu quả công tác phòng chống giun truyền qua đất tại các trường tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế sau 04 năm can thiệp biện pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.55 KB, 19 trang )

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU 04 NĂM CAN THIỆP BIỆN PHÁP
(2005-2008)
Nguyễn Võ Hinh, Hoàng Văn Hội, Bùi Thị Lộc, Hoàng Thị Diệu Hương,
Trần Thị Mộng Liên,Tôn Nữ Phương Dung, Hoàng Thị Thu Thương,
Nguyễn Thị Hằng, Võ Thị Hồng Ngân và cộng sự
Trung tâm Phòng chống Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thừa Thiên Huế
TÓM TẮT
Sau 04 năm (2005-2008) can thiệp biện pháp phòng chống giun truyền
qua đất tại 237 trường tiểu học toàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng công tác truyền
thông giáo dục sức khoẻ kết hợp chiến dịch tẩy giun định kỳ hàng loạt cách
nhau 6 tháng với thuốc Mebendazoel 500mg, Albendazole 400mg liều duy nhất
cho kết quả:
Kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống giun sán của giáo viên, nhân
viên nhà trường được cao hơn các em học sinh.
Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tại trường học đã giảm đáng kể.
Nhiễm giun chung có tỷ lệ 7,94%; trong đó nhiễm giun đũa 2,55%; giun tóc
2,96% và giun móc 3,24%. Nhiễm 1 loại giun chiếm 7,29%; 2 loại giun chiếm
0,53% và 3 loại giun chiếm tỷ lệ thấp 0,12%. So sánh với 4 năm trước, tỷ lệ
nhiễm giun chung giảm 88,69% (7,94%/70,21%); giun đũa giảm 95,40%
(2,55%/44,48%); giun tóc giảm 88,92% (2,96%/26,71%) và giun móc giảm
91,32% (3,24%/ 37,33%).
Riêng tại huyện điểm Phú Lộc can thiệp biện pháp liên tục 7 năm (20022008), tỷ lệ nhiễm giun chung giảm thấp còn 2,54%; giun đũa còn 0,72%; giun
tóc còn 0,36% và giun móc còn 1,45%.


2

Hiệu quả thực hiện công tác phòng chống giun trường tiểu học đã góp
phần chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học đường và xã, phường, thị trấn đạt chuẩn


quốc gia về y tế.
A program of control of soil-transmitted helminthiasis (STH) was
conducted in 237 primary schools throughtout the province of Thua Thien Hue
from 2005 to 2008. IEC education was combined with periodical (every 6
mouth) mass deworming with Mebendazole 500mg, Albendazole 400mg, single
dose. The program was assessed after four years implementation of the
intervention measures.
IEC knowledge on STH was found to have been considerably improved
among the teachers and other school staff but still not much in school children.
The infection rate of STH has been significantly reduced. The cumulative rate of
STH was 7.94% of which Ascaris was 2.55%, Tricuris 2.69%, and hookworm
3.24%. Single infection was 7.29%, double infection 0.53%, and triple infection
0.12%. The infection rate was reduced by 88.69% (7,94%/70,21%) as compared
to that before the intervention. The reduction of Ascaris was by 95.40%
(2.55%/44.48%), Tricuris by 88,92% (2.96%/26.71%), and hookworm by
91.32% (3.24%/37.33%)
In the district of Phu Loc where the program was longer lasting of 7 years
(2002-2008) a lower infection rate of STH was found as the cumulative rate
came down to 2.54% of which Ascaris 0.72%. Tricuris 0.36% and hookworm
1.45%.


3

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình nhiễm giun truyền qua đất khá phổ biến trong cộng đồng do
môi trường sống bị ô nhiễm nặng, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh ăn ở của người
dân tại một số nơi còn thấp kém, có nhiều hạn chế ... đã làm cho các bệnh có
liên quan phát triển và lưu hành rộng rãi, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi học sinh
tiểu học. Năm 2002, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Dự án Phòng chống giun
đường ruột đã được triển khai thí điểm tại 25 trường tiểu học ở 18 xã, thị trấn
huyện Phú Lộc bằng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ kết hợp với
tẩy giun định kỳ hàng loạt cách nhau 6 tháng bằng thuốc Mebendazole 500mg
liều duy nhất. Với kết quả đã đạt được, mô hình này được duy trì và mở rộng
thêm cho 58,67% số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh tại 144 trường tiểu học vào
năm 2004-2005. Từ năm 2005, cũng được sự hỗ trợ, giúp đỡ tiếp tục; dự án đã
được triển khai cho 237 trường tiểu học ở 152 xã, phường, thị trấn của toàn tỉnh
với 3.872 lớp học, 122.221 học sinh và 6.015 giáo viên được can thiệp biện
pháp. Sau 4 năm (2005-2008) can thiệp biện pháp bằng các hoạt động truyền
thông giáo dục sức khoẻ phòng chống giun sán kết hợp với chiến dịch tẩy giun
định kỳ hàng loạt 6 tháng bằng thuốc Mebendazole 500mg, Albendazole 400mg
liều duy nhất tại các trường tiểu học. Để đánh giá hiệu quả công tác, đã tổ chức
điều tra lại tình hình nhiễm giun truyền qua đất, chủ yếu là giun đũa, giun tóc và
giun móc của học sinh tại các trường tiểu học đại diện nhằm có cơ sở duy trì mô
hình trong thời gian tiếp theo bằng nguồn lực huy động đóng góp của cộng
đồng, góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ học đường và xã, phường, thị trấn
đạt chuẩn quốc gia về y tế khi nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ của trung ương không
còn được tiếp tục.


4

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-Các trường tiểu học đại diện 9 huyện, thành phố toàn tỉnh. Mỗi đơn vị
hành chính chọn 3 trường thuộc 3 xã, phường, thị trấn đại diện cho các vùng
khác nhau.
-Học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường các trường tiểu học đại diện
được chọn theo vùng tại các huyện, thành phố: điều tra kiến thức, thái độ, hành

vi về phòng chống giun sán.
-Học sinh tiểu học, lớp 4-5 (từ 9-11 tuổi) các trường tiểu học đại diện được
chọn theo vùng tại các huyện, thành phố: điều tra kiến thức, thái độ, hành vi
phòng chống giun sán; điều tra tình hình nhiễm giun, chủ yếu là giun truyền qua
đất như giun đũa, giun tóc, giun móc.
- Thời gian nghiên cứu, khảo sát: tháng 3-4 năm 2009.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Một nghiên cứu can thiệp về giáo dục truyền thông và điều trị tẩy giun
hàng loạt 6 tháng 1 lần, liên tục trong 4 năm
2.3. Chọn mẫu nghiên cứu
-Chọn mẫu điều tra kiến thức, thái độ, hành vi (KAP):
+ Đối với giáo viên, nhân viên nhà trường: điều tra 30 giáo viên x 3 trường
tiểu học thuộc 3 xã, phường, thị trấn x 9 huyện, thành phố = 810 phiếu giáo
viên. Trong nghiên cứu này đã thu thập được 798 phiếu.
+ Đối với học sinh: điều tra 70 học sinh x 3 trường tiểu học thuộc 3 xã,
phường, thị trấn x 9 huyện, thành phố = 1.890 phiếu học sinh. Trong nghiên cứu
này đã thu thập được 1.852 phiếu.
-Chọn mẫu điều tra ký sinh trùng (giun truyền qua đất) ở học sinh
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định tỷ lệ nhiễm giun truyền qua
đất, chủ yếu là giun đũa, giun tóc, giun móc. Tính cở mẫu theo công thức nghiên
cứu cắt ngang:


5

pq
n = Z 2 (1 - α/2)

________


d2
Trong đó α= 0,05 thì Z(1 - α/2) = 1,96; p là tỷ lệ nhiễm giun đường ruột theo
điều tra trước đây (p = 0,75); q = 1 - p = 0,25; d là độ chính xác, là khoảng sai
lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu (p) và tỷ lệ quần thể (P), chọn d =
0,05 (độ chính xác 95%).
Theo đó, xác định n = 288 tại mỗi đơn vị hành chính được điều tra. Trong
9 đơn vị hành chính điều tra sẽ thu thập được 288 x 9 = 2.592 mẫu. Trong
nghiên cứu này đã thu thập được 2.470 mẫu xét nghiệm do thực hiện lấy mẫu ở
thành phố có khó khăn.
2.4. Nguyên liệu và phương pháp
-Mebendazole 500mg viên nén của XNDPTW5 Đà Nẵng sản xuất do Sở Y
tế Thừa Thiên Huế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cung cấp. Liều điều trị 1
lần duy nhất uống 1 viên cho giáo viên.
-Albendazole 400mg của hãng Ấn Độ do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
cung cấp. Liều điều trị 1 lần duy nhất uống 1 viên cho học sinh.
-Phỏng vấn, điều tra kiến thức, thái độ, hành vi (KAP) bằng mẫu câu hỏi
thiết kế sẵn.
+ Nhân viên y tế trực tiếp phỏng vấn, điều tra kiến thức, thái độ, hành vi
của giáo viên, nhân viên nhà trường
+ Nhân viên y tế, giáo viên trực tiếp phỏng vấn kiến thức, thái độ, hành vi
của học sinh.
-Xét nghiệm ký sinh trùng, tìm trứng các loại giun truyền qua đất bằng
phương pháp Kato-Katz.


6

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình chung
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 huyện, thành phố; 152 xã, phường, thị trấn;

1.317 thôn bản, tổ dân cư với dân số 1.146.913 người. Năm 2002, được sự hỗ
trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng
Trung ương, Dự án Phòng chống giun đường ruột cho học sinh tiểu học đã được
triển khai thực hiện thí điểm tại 25 trường của 18 xã, thị trấn toàn huyện Phú
Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe
kết hợp với chiến dịch tẩy giun định kỳ hàng loạt cách nhau 6 tháng bằng thuốc
Mebendazole 500mg liều duy nhất cho đến năm 2004.
Trên cơ sở và kết quả đã thực hiện, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Viện
Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương tiếp tục hỗ trợ để giúp Thừa Thiên
Huế mở rộng Dự án Phòng chống giun đường ruột cho tất cả các trường tiểu học
của toàn tỉnh ở 9 đơn vị huyện, thành phố, 152 xã, phường, thị trấn từ năm 2005.
Đã có 3.872 lớp học, 122.221 học sinh và 6.015 giáo viên được can thiệp biện
pháp vào thời điểm năm 2005 và tổ chức duy trì hoạt động mô hình này cho
những năm tiếp theo để góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học đường. Trong
năm học 2008-2009, toàn tỉnh có 237 trường tiểu học với 3.569 lớp, 101.562
học sinh, 6.355 giáo viên, nhân viên nhà trường. Số cán bộ y tế chuyên trách ở
các trường tiểu học chỉ mới có 30 nhân viên. Sau 4 năm (2005-2008) can thiệp
biện pháp truyền thông giáo dục sức khoẻ kết hợp với chiến dịch tẩy giun định
kỳ hàng loạt cách nhau 6 tháng bằng thuốc Mebendazole 500mg và Albendazole
400mg liều duy nhất được cấp hoàn toàn miễn phí, việc đánh giá hiệu quả can
thiệp là vấn đề cần thiết để tiếp tục duy trì mô hình này; góp phần chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ cho trẻ em và xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.


7

Bảng 1: Tình hình các trường tiểu học Thừa Thiên Huế năm học 2008-2009
TT

Huyện,

Thành phố

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Số xã,

Số

Số

Số giáo

Số

phường, trường lớp học

học

viên,

cán bộ


thị trấn

sinh

nhân

y tế

tiểu

Số

học
viên
A Lưới
21
21
209
4.707
401
5
Nam Đông
11
12
103
2.339
228
0
Phú Lộc
18

30
528
14.957
869
0
Hương Thủy
12
19
306
8.478
499
1
Hương Trà
16
31
380
10.945
641
1
Phong Điền
16
27
356
8.898
736
2
Quảng Điền
11
23
292

8.323
489
3
Phú Vang
20
36
682
18.123
997
0
Huế
27
38
713
24.792
1.495
18
Cộng
152
237
3.569 101.562
6.355
30
Nhận xét: Trường tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm học 2008-2009

bình quân mỗi xã, phường, thị trấn có từ 1-3 trường tiểu học; xã có cao nhất 4
trường tiểu học là Hương Phong, huyện Hương Trà; xã không có trường tiểu học
là Hương Phong, huyện A Lưới; mỗi lớp học có từ 28-29 học sinh, 1-2 giáo viên
và nhân viên phục vụ. Địa bàn có số học sinh, giáo viên và nhân viên nhà trường
cao nhất là Huế, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà; thấp nhất là A Lưới. Số cán bộ

y tế chuyên trách tại các trường học có tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 7,9% nên việc chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe học đường có hạn chế và sự phối hợp trong điều tra, nghiên
cứu có khó khăn. Thành phố Huế có số cán bộ y tế cao hơn các huyện nhưng
vẫn chưa đủ cho tất cả các trường. Đa số các trường học, việc chăm lo về công
tác y tế và sức khỏe là giáo viên hoặc nhân viên nhà trường kiêm nhiệm.


8

Bảng 2: Số các trường tiểu học được điều tra theo vùng dịch tễ
TT
1
2
3
4
5

Vùng dịch tễ điều tra
Số trường
Tỷ lệ %
Vùng cao, miền núi
6
22,22
Vùng trung du
2
7,41
Vùng đồng bằng
11
40,74
Vùng thành phố

3
11,11
Vùng ven biển
5
18,52
Cộng
27
100
Nhận xét: Trong thiết kế nghiên cứu, đã chọn mỗi huyện, thành phố 3

trường tiểu học ở 3 xã phường, thị trấn đại diện cho các vùng dịch tễ. Tổng hợp
theo vùng dịch tễ, số trường tiểu học được điều tra ở vùng đồng bằng chiếm
40,74%; tiếp đến là vùng cao, miền núi 22,22%; vùng ven biển 18,52%; vùng
thành phố 11,11% và vùng trung du 7,41%. Số trường điều tra đại diện phản ánh
được tình hình qua kết quả thu thập được của mỗi vùng dịch tễ.
3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng chống giun sán
Bảng 3: Kiến thức, thái độ, hành vi của giáo viên, nhân viên và học sinh
TT

Nội dung phỏng vấn, điều tra

Tỷ lệ % kiến thức, thái độ,
hành vi đúng, tốt
Giáo viên,
Học sinh

1

2


3

N.v

N = 1.852

N = 789
93
95

78
75

Uống nước lã

88

70

Đi chân đất

98

79

Để móng tay bẩn

95

83


Không rửa tay trước khi ăn
Biết đầy đủ các tác hại của bệnh
Đau bụng

93
93
95

86
60
95

Rối loạn tiêu hóa

93

58

Thiếu máu

90

20

Mất chất dinh dưỡng
Có thái độ phòng bệnh đầy đủ

95
95


70
90

Biết đầy đủ các nguyên nhân gây bệnh
Ăn rau, quả sống, chưa rửa sạch


9

4

Ăn chín, uống chín

98

90

Rửa tay trước khi ăn

95

92

Cắt móng tay sạch sẽ

95

91


Không đi chân đất
Có hành vi phòng, chống bệnh đầy đủ
Đại tiện vào hố xí của trường

93
91
96

89
83
88

Nhà có hố xí để đi đại tiện

100

92

Luôn rửa tay trước khi ăn

98

70

Luôn rửa tay sau khi đại tiện

94

88


Có tẩy giun 2 đợt mỗi năm

70

98

Kiểm tra có bàn tay sạch

98

72

Kiểm tra có cắt móng tay
Nhận xét:

86

76

-Phỏng vấn, điều tra 789 giáo viên, nhân viên trường tiểu học; số đối tượng
nam chiếm 27% (213), số đối tượng nữ chiếm 0,73% (576), khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Do đặc thù của trẻ em lứa tuổi tiểu học, số giáo viên, nhân
viên nhà trường thuộc đối tượng nữ chiếm ưu thế ở các trường học được khảo
sát. Vấn đề này phù hợp với đặc điểm xã hội và công tác giáo dục trẻ em tiểu
học. Kết quả ghi nhận biết đầy đủ các nguyên nhân gây bệnh và biết đầy đủ các
tác hại của bệnh giun sán chiếm 93%; có thái độ phòng bệnh đầy đủ chiếm 95%
và có hành vi phòng, chống bệnh đầy đủ chiếm 91%. Mặc dù thuốc tẩy giun
được cấp miễn phí nhưng chỉ có 70% số giáo viên, nhân viên trường học tẩy
giun đủ 2 đợt trong mỗi năm, số còn lại chỉ tẩy giun 1 đợt; không có trường hợp
nào không tẩy giun. Có 14% giáo viên, nhân viên trường học được kiểm tra

không cắt móng tay, chủ yếu là đối tượng nữ.
-Phỏng vấn, điều tra 1.852 học sinh tiểu học gồm 52% nam (963) và 48%
nữ (889), không có sự khác biệt lớn giữa đối tượng học sinh nam và nữ (p>0,05)
nhưng nam có xu hướng cao hơn nữ. Khảo sát ghi nhận có 78% biết đầy đủ các
nguyên nhân gây bệnh; 60% biết đầy đủ các tác hại của bệnh giun sán; 90% có
thái độ phòng bệnh đầy đủ và 83% có hành vi phòng, chống bệnh đầy đủ. Kết
quả phỏng vấn, điều tra đối tượng học sinh thu thập được thấy tỷ lệ hiểu biết về


10

nguyên nhân gây bệnh, tác tại của bệnh giun sán chưa cao như ăn rau, quả sống
chưa rửa sạch; uống nước lã, đi chân đất; thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, mất chất
dinh dưỡng ... Mặc dù thái độ phòng, chống bệnh đầy đủ đạt tỷ lệ tương đối tốt
(90%) nhưng hành vi phòng chống bệnh đầy đủ chưa tương xứng (83%), một số
hành vi như luôn rửa tay trước khi ăn, giữ bàn tay sạch, cắt móng tay còn chiếm
tỷ lệ chưa cao. Một số học sinh đến trường không đi đại tiện hoặc đại tiện ra
ngoài đất ở các trường nông thôn, vùng cao, miền núi (12%). Tỷ lệ rửa tay sau
đại tiện chỉ chiếm 88%. Có 98% học sinh được tẩy giun 2 đợt trong mỗi năm tại
trường học, bảo đảm được yêu cầu kế hoạch hoạt động của công tác phòng
chống giun trường tiểu học.
Với các mặt tồn tại, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng,
chống bệnh giun sán cần tiếp tục thực hiện và duy trì thường xuyên tại các
trường tiểu học. Bổ sung vào chương trình giảng dạy ngoại khóa ở nhà trường.
Tăng cường các tài liệu tuyên truyền phòng, chống giun sán; vệ sinh cá nhân, vệ
sinh môi trường ... tại trường học. Y tế địa phương định kỳ nên kiểm tra các
công trình vệ sinh cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của học sinh, giáo
viên, nhân viên nhà trường để đốn đốc việc giữ gìn và phát triển thêm các công
trình vệ sinh đáp ứng đầy đủ, đạt tiêu chuẩn. Trên thực tế, kiến thức, thái độ
thường không đi đôi với hành vi thực hành; biết nhưng không làm là vấn đề hay

gặp phải. Vì vậy các trường học cần quan tâm đến vấn đề giáo dục sức khỏe để
việc nâng cao nhận thức đến gần với việc chuyển đổi hành vi.


11

3.3. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học
3.3.1. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất của học sinh theo huyện, thành phố
Mỗi huyện, thành phố điều tra 3 trường tiểu học thuộc 3 xã, phường, thị
trấn đại diện ở các khu vực khác nhau. Xét nghiệm giun truyền qua đất chủ yếu
bằng phương pháp phát hiện trứng các loại giun đũa, giun tóc, giun móc trong
mẫu phân thu thập.
Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học ở huyện, thành
phố
TT

Huyện,

Số

Số

thành phố

mẫu

1
2
3
4


A Lưới
Nam Đông
Phú Lộc
Hương

XN
232
323
276
297

Tỷ lệ Kết quả xét nghiệm loại trứng giun
Giun đũa Giun tóc
Giun móc
mẫu
%
+
%
+
%
+
%
(+)
(+)
12
5,17 12 5,17
1
0,43
0

0,00
43 13,31 1
0,31
6
1,86 42 13,00
7
2,54
2
0,72
1
0,36
4
1,45
32 10,77 8
2,69 26 8,75
0
0,00

5
6
7
8
9

Thủy
Hương Trà
Phong Điền
Quảng Điền
Phú Vang
Huế

Cộng

277
273
269
334
189
2.47

10
28
11
40
13
196

3,61
10,26
4,09
11,98
6,88
7,94

5
9
7
13
6
63


1,81
3,30
2,60
3,89
3,17
2,55

3
6
2
24
4
73

1,08
2,20
0,74
7,19
2,12
2,96

2
14
3
12
3
80

0,72
5,13

1,12
3,59
1,59
3,24

0
Nhận xét: Nhiễm giun chung của học sinh đại diện ở 27 trường tiểu học
toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 7,94%; trong đó nhiễm giun đũa 2,55%; giun tóc 2,96%;
giun móc 3,24%. Tỷ lệ nhiễm giun chung cao nhất ở Nam Đông 13,31%; tiếp
đến là Phú Vang 11,98%; Hương Thủy 10,77%; Phong Điền 10,26%; thấp nhất
ở Hương Trà 3,61%; Phú Lộc 2,54%. Nhiễm giun đũa cao nhất ở A Lưới 5,17%;
thấp nhất ở Phú Lộc 0,71%; Nam Đông 0,31%. Nhiễm giun tóc cao nhất ở
Hương Thủy 8,75%; thấp nhất ở A Lưới 0,43%. Nhiễm giun móc cao nhất ở
Nam Đông 13%; A Lưới và Hương Thủy không có mẫu phân nhiễm giun móc.
Phân tích kết quả ghi nhận phần lớn các trường hợp nhiễm đơn thuần 1 loại giun
với tỷ lệ 7,29%; nhiễm phối hợp 2 đến 3 loại giun chiếm tỷ lệ thấp 0,53% và
0,12%. Có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm giun (p<0,05)


12

So sánh với tình hình nhiễm giun truyền qua đất tại địa phương trước khi
can thiệp biện pháp, sau 7 năm (2002-2008) tác động huyện thí điểm Phú Lộc và
sau 4 năm (2005-2008) tác động toàn tỉnh Thừa Thiên Huế các biện pháp can
thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe kết hợp với chiến dịch tẩy giun định kỳ
hàng loạt cách nhau 6 tháng bằng thuốc tại các trường tiểu học. Tình hình nhiễm
giun truyền qua đất ở học sinh tiểu học đã có những chuyển biến tốt.
Tỷ lệ nhiễm giun chung của trẻ em tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế giảm từ
71,63% (năm 2005) xuống còn 7,94% (năm 2008); trong đó giun đũa giảm từ
49,81% xuống còn 2,55%; giun tóc giảm từ 25,81% xuống còn 2,96%; giun móc

giảm từ 34,90% xuống còn 3,24%. Nhiễm phối hợp từ 2-3 loại giun giảm từ
31,26% xuống còn 0,65%. Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).
Riêng huyện thí điểm Phú Lộc, biện pháp can thiệp đã thực hiện 7 năm nên
tình hình có chuyển biến tốt hơn. Tỷ lệ nhiễm giun chung giảm từ 70,21% (năm
2002) xuống còn 2,54% (năm 2008); trong đó giun đũa giảm từ 55,48% xuống
còn 0,72%; giun tóc giảm từ 26,71% xuống còn 0,36%; giun móc giảm từ
37,33% xuống còn 1,45%. Nhiễm phối hợp 2-3 loại giun giảm từ 38,02% xuống
còn 0%. Sự khác biệt có ý nghĩa (p<0,05)
Với tác động của biện pháp can thiệp, tình hình nhiễm giun chung, giun
đũa, giun tóc, giun móc ở học sinh tiểu học tại các huyện, thành phố đã giảm tốt;
góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em lứa tuổi tuổi học và xã, phường,
thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.


13

3.3.2. Tình hình nhiễm giun truyền qua đất của học sinh theo vùng dịch tễ
Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất của học sinh tiểu học theo vùng
TT
1

Vùng

Số

dịch tễ

mẫu

Vùng cao,


XN
555

Số

Tỷ lệ Kết quả xét nghiệm loại trứng giun
Giun đũa Giun tóc Giun móc
mẫu
%
+
%
+
%
+
%
(+)
(+)
55
9,91
13 2,34
7
1,26 42 7,57

miền núi
2

(6 trường)
Trung du


162

8

4,94

2

1,23

0

0

6

3,70

3

(2 trường)
Đồng bằng

1.08

75

6,89

29


2,67

37

3,40

23

1,19

4

(11 trường)
Thành phố

8
189

13

6,88

6

3,17

4

2,12


3

1,59

5

(3 trường)
Ven biển

476

45

9,45

13

2,73

25

5,25

16

3,36

2.47


196

7,94

63

2,55

73

2,96

80

3,24

(5 trường)
Cộng (27 trường)

0
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm giun chung ở học sinh tiểu học 7,94%; cao nhất ở
vùng cao, miền núi 9,91%; tiếp đến là vùng ven biển 9,45%; vùng đồng bằng
6,89%; vùng thành phố 6,88%; thấp nhất là vùng trung du 4,94%. Nhiễm giun
đũa 2,55%, cao ở vùng thành phố (3,17%); tiếp đến là vùng ven biển (2,73%);
vùng đồng bằng (2,67%); vùng cao miền núi (2,34%) và thấp ở vùng trung du
(1,23%). Nhiễm giun tóc cao ở vùng ven biển (5,25%); tiếp đến vùng đồng bằng
(3,40%); vùng thành phố (2,12%) và thấp ở vùng cao,miền núi (1,26%). Nhiễm
giun móc cao ở vùng cao, miền núi (7,57%); tiếp đến vùng trung du (3,70%);
vùng ven biển (3,36%); vùng có tỷ lệ nhiễm thấp là thành phố (1,59%) và đồng
bằng (1,19%). Sự khác biệt không có ý nghĩa giữa các vùng (p>0,05)

So sánh với kết quả nghiên cứu trước đây, tỷ lệ nhiễm giun chung cao nhất
ở vùng ven biển, tiếp đến là vùng trung du, miền núi và vùng đồng bằng. Nếu
phân tích từng loại giun, nhiễm phổ biến là giun đũa; tiếp đến là giun móc và
giun tóc. Sau can thiệp biện pháp tẩy giun nhiều năm, tình hình đã thay đổi,
nhiễm giun chung cao ở vùng cao miền núi; tiếp đến là vùng ven biển, vùng


14

đồng bằng, vùng thành phố và vùng trung du. Nếu phân tích từng loại giun,
nhiễm phổ biến là giun móc; tiếp đến là giun tóc và giun đũa. Tỷ lệ nhiễm giun
móc ở vùng cao, miền núi qua nghiên cứu chỉ phát hiện được ở huyện miền núi
Nam Đông, chưa phát hiện được tại huyện vùng cao, biên giới A Lưới (Hồng
Kim, Hồng Thượng, Thị trấn A Lưới). Một nghiên cứu năm 2006, sau can thiệp
biện pháp tẩy giun 1 năm, giun móc được phát hiện ở trẻ em xã Hồng Vân, A
Lưới với tỷ lệ 25,08%.
Thuốc tẩy giun Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg sử dụng đã có
hiệu lực đối với các loại giun truyền qua đất; trong đó tác động tốt nhất với hai
loại giun đũa và giun tóc; riêng giun móc có phần bị hạn chế vì tỷ lệ nhiễm giảm
chậm hơn so với giun đũa, giun tóc qua quá trình can thiệp tẩy giun nhiều năm.
Đối với giun móc, ngoài tẩy giun cộng đồng, cần xem xét phương pháp điều trị
trường hợp bệnh để đạt được hiệu quả tốt hơn.
3.4. Hiệu lực thuốc tẩy giun, thời gian tái nhiễm giun và chọn thời điểm tẩy giun
Thuốc sử dụng tẩy giun hàng loạt cho học sinh, giáo viên, nhân viên nhà
trường là loại Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg, dùng liều duy nhất,
được chỉ định điều trị hàng loạt cách nhau 6 tháng. Sau tẩy giun, đã theo dõi kết
quả tác dụng hiệu lực của thuốc, thời gian tái nhiễm để chọn thời điểm chỉ định
lần tẩy giun tiếp theo phù hợp.
Bảng 6: Hiệu lực thuốc tẩy giun, thời gian tái nhiễm và chọn thời gian tẩy giun
Thời gian


Tỷ lệ %
nhiễm

Tỷ lệ %
nhiễm

Tỷ lệ %

Tỷ lệ %

nhiễm

nhiễm

giun chung
giun đũa
giun tóc giun móc
Trước tẩy giun 
70,21
55,14
26,71
36,64
Sau tẩy giun 2 tuần 
24,32
3,08
9,59
16,44
Sau tẩy giun 3 tuần 
15,93

2,37
5,76
10,85
Sau tẩy giun 4 tháng 
35,27
19,38
8,91
18,22
Sau tẩy giun 6 tháng 
68,49
46,92
24,32
32,88
p (1,2) < 0,001. p (2,3) < 0,001. p (3,4) > 0,05. p (1,5) > 0,05
Nhận xét: Theo dõi tại điểm nghiên cứu, trước can thiệp biện pháp tẩy giun
bằng thuốc, tỷ lệ nhiễm giun chung 70,21%; sau tẩy giun 2 tuần giảm xuống
24,32%; sau 3 tuần tiếp tục giảm còn 15,93%; sự khác biệt có ý nghĩa


15

(p<0,001). Nhưng sau tẩy giun 4 tháng, với môi trường sống bị ô nhiễm chưa
khắc phục tốt, tỷ lệ nhiễm giun bắt đầu có dấu tăng lên 35,27%; sau 6 tháng tiếp
tục tăng 68,49%; gần bằng với tỷ lệ nhiễm ban đầu trước can thiệp; sự khác biệt
không có ý nghĩa (p>0,05).
Tương tự như vậy, tỷ lệ nhiễm giun đũa trước tẩy giun 55,14%; sau tẩy
giun 2 tuần giảm xuống 3,08%; sau 3 tuần tiếp tục giảm xuống còn 3,37%; sau
tẩy giun 4 tháng bắt đầu có dấu hiệu tăng 19,38%; sau tẩy giun 6 tháng tiếp tục
tăng 46,92%. Nhiễm giun tóc trước tẩy giun 26,71%; sau tẩy giun 2 tuần giảm
xuống 9,59%; sau 3 tuần tiếp tục giảm còn 5,76%; sau 4 tháng bắt đầu có dấu

hiệu tăng 8,91%; sau 6 tháng tiếp tục tăng 24,32%. Nhiễm giun móc trước tẩy
giun 36,64%; sau tẩy giun 2 tuần giảm xuống 16,44%; sau tẩy giun 3 tuần tiếp
tục giảm xuống còn 10,85%; sau 4 tháng bắt đầu có dấu hiện tăng 18,22%; sau 6
tháng tiếp tục tăng 32,88%. Thuốc tẩy giun có tác động làm giảm tỷ lệ nhiễm tốt
đối với giun đũa và giun tóc; giảm tỷ lệ chậm hơn đối với giun móc; vì vậy cần
quan tâm đến phương pháp tẩy giun móc các trường hợp bệnh phát hiện ngoài
phương pháp tẩy giun móc cho cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu ghi nhận sau 4 tháng tẩy giun, tỷ lệ nhiễm giun chung,
giun đũa, giun tóc, giun móc bắt đầu có dấu hiện gia tăng do sự tái nhiễm giun
vì môi trường sống và vấn đề vệ sinh sinh hoạt, vệ sinh ăn uống chưa được
chuyển biến tốt. Sau 6 tháng tẩy giun, tỷ lệ tái nhiễm gần bằng với tỷ lệ nhiễm
trước khi can thiệp biện pháp tẩy giun. Vì vậy, sau 4 tháng hoặc ít nhất sau 6
tháng nên tẩy giun một đợt để chủ động khống chế tình trạng nhiễm giun trong
khi chờ đợi các biện pháp khác về vệ sinh môi trường, vệ sinh hoàn cảnh, vệ
sinh cá nhân ...được cải thiện.


16

4. KẾT LUẬN
Kết quả trình bày ở phần 3 cho phép rút ra kết luận sau:
- Trong 789 giáo viên, nhân viên nhà trường; có 93% biết đầy đủ các
nguyên nhân gây bệnh và biết đầy đủ các tác hại của bệnh giun sán; 95% có thái
độ phòng bệnh đầy đủ và 91% có hành vi phòng, chống bệnh đầy đủ.
- Trong 1.852 học sinh, có 78% biết đầy đủ các nguyên nhân gây bệnh và
60% biết đầy đủ các tác hại của bệnh giun sán; 90% có thái độ phòng bệnh đầy
đủ và 83% có hành vi phòng, chống bệnh đầy đủ.
- Sau 4 năm (2005-2008) can thiệp tẩy giun định kỳ hàng loạt cách nhau 6
tháng bằng thuốc Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg liều duy nhất.
Tình hình nhiễm giun truyền qua đất tại trường học đã giảm đáng kể. Nhiễm

giun chung có tỷ lệ 7,94%; trong đó nhiễm giun đũa 2,55%; giun tóc 2,96% và
giun móc 3,24%. Nhiễm 1 loại giun chiếm 7,29%; 2 loại giun chiếm 0,53% và 3
loại giun chiếm tỷ lệ thấp 0,12%. So sánh với 4 năm trước, tỷ lệ nhiễm giun
chung giảm 88,69% (7,94%/70,21%); giun đũa giảm 95,40% (2,55%/44,48%);
giun tóc giảm 88,92% (2,96%/26,71%) và giun móc giảm 91,32%
(3,24%/37,33%).
- Tại huyện điểm Phú Lộc can thiệp biện pháp liên tục 7 năm (2002-2008),
tỷ lệ nhiễm giun chung giảm thấp còn 2,54%; giun đũa còn 0,72%; giun tóc còn
0,36% và giun móc còn 1,45%. Hiệu quả thực hiện công tác đã góp phần chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ học đường và xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y
tế.
- Theo dõi tại điểm nghiên cứu, trước can thiệp biện pháp tẩy giun bằng
thuốc, tỷ lệ nhiễm giun chung 70,21%; sau tẩy giun 2 tuần giảm xuống 24,32%;
sau 3 tuần tiếp tục giảm còn 15,93%. Nhưng sau tẩy giun 4 tháng, với môi
trường sống bị ô nhiễm chưa khắc phục tốt, tỷ lệ nhiễm giun bắt đầu có dấu tăng
lên 35,27%; sau 6 tháng tiếp tục tăng 68,49%; gần bằng với tỷ lệ nhiễm ban đầu
trước can thiệp. Hiệu lực của thuốc tẩy giun có tác dụng tốt trên cả 3 loại giun
đũa, giun tóc, giun móc nhưng tỷ lệ tái nhiễm các loại giun sau 4 tháng, 6 tháng
cũng tương tự như tỷ lệ tái nhiễm giun chung. Dùng thuốc tẩy giun


17

Mebendazole 500mg và Albendazole 400mg liều duy nhất có tác dụng còn hạn
chế đối với giun móc. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu thêm về phác đồ
điều trị giun móc phù hợp đối với các trường hợp bệnh phát hiện, không điều trị
bằng liều thuốc duy nhất như trong tẩy giun cộng đồng.
5. KIẾN NGHỊ
5.1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn
trùng Trung ương tiếp tục giúp đỡ nguồn thuốc tẩy giun miễn phí cho các trường

tiểu học của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới để duy trì mô hình
hoạt động có hiệu quả này; tiếp tục làm giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun
cho trẻ em lứa tuổi tiểu học; góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe học đường và
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế
5.2. Kinh phí tổ chức chiến dịch tẩy giun bằng thuốc định kỳ 2 đợt mỗi
năm tại các trường tiểu học, kiến nghị chính quyền, nhà trường, hội phụ huynh,
y tế, đoàn thể ở cơ sở hỗ trợ để bảo đảm chiến dịch tẩy giun được tiến hành tốt
và thuận lợi. Khi nguồn thuốc tẩy giun không còn được giúp đỡ miễn phí, kiến
nghị phụ huynh và gia đình đóng góp để tiếp tục duy trì mô hình, xã hội hóa
công tác phòng chống giun sán tại các trường tiểu học
5.3. Tổ chức giảng dạy ngoại khóa công tác phòng, chống bệnh giun sán
trong nhà trường kết hợp với nội dung vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường ... để
phòng bệnh có hiệu quả. Tăng cường các công trình vệ sinh đầy đủ, đạt các tiêu
chuẩn vệ sinh trong các trường học. Cung cấp bổ sung các vật liệu truyền thông
giáo dục sức khỏe phòng, chống giun sán cho nhà trường và giáo viên.
5.4. Giám sát, theo dõi tiếp tục hiệu lực thuốc tẩy giun sử dụng điều trị
hàng loạt. Nghiên cứu sự kháng thuốc tẩy giun của ký sinh trùng để có biện
pháp khắc phục. Xây dựng chiến lược sử dụng thuốc tẩy giun phù hợp với tình
hình sau nhiều năm can thiệp biện pháp. Xem xét các giải pháp liên quan đến
vấn đề môi trường và vệ sinh để góp phần cho việc phòng bệnh có hiệu quả.


18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Võ Hinh, Phan Trung Tiến và cs. Nhiễm giun đường ruột ở trẻ
em và hiệu quả điều trị hàng loạt bằng Mebendazole tại Thừa Thiên Huế. Kỷ
yếu công trình Nghiên cứu Khoa học (1991-1996). Tập II Phần Ký sinh trùng và
Côn trùng y học. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng. Nhà Xuất bản Y học. Hà
Nội-1997. Trang 52-56.

2. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá, Bùi Văn Tuấn và cs. Đánh giá
hiệu quả một số biện pháp can thiệp trong phòng chống các bệnh giun truyền
qua đất ở các trường tiểu học huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Kỷ yếu công trình
Nghiên cứu Khoa học (1991-2000). Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy
Nhơn. Bộ Y tế. 2002. Trang 390-398.
3. Bùi Văn Hoan, Lê Cao Hải, Đàm Văn Cương, Nguyễn Đức Vượng và
cs. áp dụng mô hình phòng chống giun sán cho học sinh tiểu học huyện Phổ
Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh
trùng. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. Số 4/2002. Trang 9298.
4. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Văn Khá
và cs. Tình hình nhiễm giun đường ruột tại Thừa Thiên Huế năm 2001-2002.
Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Viện Sốt rét-Ký
sinh trùng-Côn trùng Trung ương. Số 4/2002. Trang 85-91.
5. Nguyễn Thị Việt Hòa, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn
Thị Mai, Hoàng Tân Dân và cs. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình tẩy giun
hàng loạt đến sự phát triển thể lực ở học sinh tiểu học (6-11 tuổi). Tạp chí
Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. Viện Sốt rét-Ký sinh trùngCôn trùng Trung ương. Số 1/2004. Trang 89-98.
6. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Nguyễn Văn Hường, Nguyễn Văn Uynh,
Nguyễn Đức Huệ, Dương Quang Minh, Hoàng Hữu Nam, Trần Đình Oanh và
cs. Hiệu quả Dự án Phòng chống giun đường ruột cho học sinh tiểu học huyện
Phú Lộc, Thừa Thiên Huế năm 2002-2004. Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và


19

các bệnh ký sinh trùng. Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. Số
4/2004. Trang 86-93.
7. Trần Đình Oanh. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và
đánh giá kết quả can thiệp ở học sinh lớp 3, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2003. Luận văn Thạc sĩ Y học. Huế 2004.

8. Lương Văn Định. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun truyền qua đất và
đánh giá sự tái nhiễm sau can thiệp bằng Mebendazole 500mg ở trẻ em xã Hồng
Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 2005-2006. Luận văn Thạc sĩ Y học.
Huế 2006.
9. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định, Hoàng Thị Diệu
Hương, Trần Thị Mộng Liên, Nguyễn Đức Huệ, Nguyễn Dung, Dương Quang
Minh, Hoàng Hữu Nam, Trần Đình Oanh và cs. Tình hình nhiễm giun đường
ruột và hiệu quả biện pháp can thiệp ở các trường tiểu học tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2002-2005. Công trình Nghiên cứu Khoa học báo cáo tại Hội nghị Khoa
học toàn quốc chuyên ngành sốt rét-ký sinh trùng, giai đoạn 2001-2005. Tập II
Ký sinh trùng và côn trùng y học. Nhà Xuất bản Y học, 2006. Trang 164-171.
10. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hướng dẫn công tác phòng chống các
bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun. Nhà Xuất bản Y học. Hà Nội.
2003. Trang 11-38.



×