Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bước đầu tìm hiểu tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên hùng vương thành phố việt trì tỉnh phú thọ giai đoạn (1982 – 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.74 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN (1982 – 2012)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN (1982 – 2012)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS. Phí Thị Toan

SƠN LA, NĂM 2015



LỜI CẢM ƠN!
Hoàn thành khóa luận này, Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo thạc sĩ Phí
Thị Toan, giảng viên môn lịch sử Việt Nam khoa Sử - Địa đã tận tình hướng dẫn
chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến bổ ích giúp đỡ Tôi trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa, thư viện
trường Đại Học Tây Bắc, Ban Giám hiệu của trường trung học phổ thông
Chuyên Hùng Vương, các thầy, cô giáo trong trường trung học phổ thông
Chuyên Hùng Vương, cùng các cá nhân đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ
Tôi trong việc sưu tầm và cung cấp tài, tư liệu để Tôi có những trang viết khá
đầy đủ, chân thực khi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cố vấn học tập Hoàng Thị
Thanh Giang, tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp K52 Đại học sư phạm
Sử - Địa đã tạo điều kiện thuận lợi giúp Tôi hoàn thành khoá luận này.
Do nhiều hạn chế, chắc chắn khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót, Tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy, cô giáo và
các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Hương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

KHCN


Khoa học công nghệ

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

NXB

Nhà xuất bản

THPT

Trung học phổ thông

TCN

Trước Công nguyên

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn khóa luận ........................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận ............. 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ..................................................... 4
5. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 4
6. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH
PHÚ THỌ............................................................................................................. 6
1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội ............................................... 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 6
1.1.2. Kinh tế - xã hội - văn hóa ............................................................................ 9
1.2. Sơ lược về truyền thống của nhân dân Việt Trì. .......................................... 12
1.2.1. Truyền thống đấu tranh. ............................................................................ 12
1.2.2. Truyền thống xây dựng ............................................................................. 14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 15
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG CHUYÊN HÙNG VƯƠNG TỪ 1982 – 2012......................... 16
2.1. Tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương
giai đoạn 1982 - 1986 .......................................................................................... 16
2.1.1. Quá trình hình thành trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương . 16
2.1.2. Chủ chương đổi mới giáo dục của Đảng (12 - 1986), chủ chương đổi mới
giáo dục của thành phố Việt trì. .......................................................................... 24
2.1.2.1. Chủ chương đổi mới giáo dục của Đảng (12 - 1986). ........................... 24
2.1.2.2 Chủ trương đổi mới về giáo dục của thành phố Việt Trì ........................ 27
2.2. Tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương
giai đoạn 1986 - 2002 ......................................................................................... 28

2.2.1. Mạng lưới lớp học ..................................................................................... 28


2.2.2. Đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh ....................................................... 29
2.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. ....................................... 32
2.2.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “học kết hợp với hành”……….32
2.2.5. Kết quả học tập .......................................................................................... 33
2.3. Tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương
giai đoạn 2002 - 2012 .......................................................................................... 34
2.3.1. Mạng lưới lớp học ..................................................................................... 34
2.3.2. Đội ngũ giáo viên và số lượng học sinh. ................................................... 35
2.3.3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ........................................ 37
2.3.4. Công tác quản lý giáo dục và nguyên lý “học kết hợp với hành”............. 38
2.3.5. Kết quả học tập .......................................................................................... 38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 40
CHƯƠNG 3: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ YẾU KÉM CỦA TRƯỜNG
THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG .................................................................. 41
3.1. Những thành tựu ........................................................................................... 41
3.2. Tồn tại yếu kém ............................................................................................ 46
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn khóa luận
Giáo dục - đào tạo luôn là vấn đề chiến lược của bất kì quốc gia nào.
Trong định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo thời kì công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng nêu rõ: "Thực sự coi giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào tạo cùng với KH-CN là nhân tố
quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư

cho sự phát triển thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi, đối với giáo dục - đào
tạo "(17,tr.19-20). Đó là những định hướng hết sức đúng đắn đối với sự nghiệp
giáo dục của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Một dân tộc dốt là
một dân tộc yếu". Do vậy, việc quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo đối
với một quốc gia là hết sức cần thiết. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai
trường năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ Tịch Hồ
Chí Minh đã ân cần dặn dò thế hệ trẻ Việt Nam: "Non sông Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường
quốc năm châu hay chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu".
Đồng thời với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, là các chính sách
phát triển giáo dục của Đảng và Nhà Nước cũng được đưa ra kịp thời, đặc biệt là
trong các nghị quyết của Trung ương Đảng. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm,
chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Đảng và Nhà Nước ta. Trình độ dân trí
của nước ta tuy có phát triển, nhất là mấy năm gần đây nhưng nhìn chung vẫn
còn thấp. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu của Đảng và Nhà nước đối
với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, đòi hỏi phải
có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng có liên quan và
đặc biệt được sự đồng tình ủng hộ của toàn dân.
Trong thời Pháp thuộc, nền giáo dục nước ta là nền giáo dục ngu dân. Bác
Hồ đã từng viết: "Trường học lập ra không phải để giáo dục cho thanh niên An
Nam một nền học vấn tốt đẹp và chân thực mở mang trí tuệ và phát triển tư
tưởng cho họ, mà trái lại càng làm cho họ đần độn thêm…"(14, tr 398-400).
1


Ngay khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, một vấn đề nổi lên
trước mắt cần phải giải quyết là: diệt giặc dốt… Đây cũng là thời kì vô cùng khó
khăn với sự nghiệp giáo dục. Nhưng dù khó khăn đến đâu, Đảng và Nhà nước
vẫn tìm mọi cách để khắc phục để đưa sự nghiệp giáo dục - đào tạo không
ngừng phát triển.

Để thực hiện thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
toàn thể nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu
vươn lên trong mọi mặt, trong đó có học tập. Đây là nhiệm vụ số một, bởi lẽ chỉ
có trí tuệ mới đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Hồ Chủ Tịch đã dạy
rằng: "Muốn xây dựng XHCN, trước hết phải có con người XHCN".
Bản thân là sinh viên đang theo học lịch sử và rất quan tâm tới sự phát
triền giáo dục, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đai hóa. Sinh ra và
lớn lên trên quê hương Phú Thọ nơi có truyền thống cách mạng và truyền thống
hiếu học, nên bản thân đã có nguyện vọng được tìm hiểu về truyền thống hiếu học
của tỉnh nhà. Nối tiếp truyền thống đó các thế hệ người dân Phú Thọ đều chăm lo
tới giáo dục mong góp phần sức lực của mình xây dựng quê hương đất nước. Ở
Phú Thọ có hệ thống trường THPT rất phát triển. Trong đó có trường THPT
chuyên Hùng Vương là một trường THPT chuyên đầu tiên và duy nhất của tỉnh
Phú Thọ vì vậy là sinh viên học tập tại khoa sử địa trường Đại học Tây Bắc, nên
những tri thức phương pháp luận cũng như thực tế đã được tiếp thu qua khóa đào
tạo đã thôi thúc tôi suy nghĩ và quyết định chọn vấn đề làm khóa luận tốt nghiệp:
"Bước đầu tìm hiểu tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông
chuyên Hùng Vương thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ giai đoạn (1982 –
2012)".
Khóa luận có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn sau:
Về khoa học:
+ Khóa luận khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, hệ thống về quá trình
thành lập và phát triển của trường THPT chuyên Hùng Vương.
+ Làm rõ vị trí và vai trò của trường THPT chuyên Hùng Vương đối với nền
giáo dục của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung.
2


Về thực tiễn:
+ Khóa luận bổ sung thêm tài liệu nghiên cứu về các trường THPT

+ Làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về tình hình giáo
dục và phát triển của các trường THPT nói chung và trường THPT chuyên Hùng
Vương nói riêng,
+ Góp phần giáo dục truyền thống hiếu học cho các thế hệ sau
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều tài liệu viết về trường trung học phổ thông chuyên Hùng
Vương như tháng 5- 1988 Nguyễn Văn Công đã viết: Quá trình chuyển mình
của trường THPT chuyên Hùng Vương, bài viết đã dựng lại quá trình hình
thành và phát triển về cơ sơ vật chất của trường THPT chuyên Hùng
Vương.Tiếp đến năm 1990 thành phố đã tổ chức : Hội nghị trao đổi về phương
pháp dạy và học của các trường THPT trong tỉnh. Các báo cáo tổng kết về số
lượng lớp học,số lượng học sinh, số lượng giáo viên, và kết quả học tập qua
các năm từ 1982 đến 2012.
Tuy nhiên, chưa có tài liệu nào nghiên cứu hoàn chỉnh về tình hình giáo dục
của trường THPT chuyên Hùng Vương một cách toàn diên và có hệ thống. Với
khóa luận này, tôi sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về trường
THPT chuyên Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của khóa luận
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: "Tình hình giáo dục của trường trung học phổ
thông chuyên Hùng Vương giai đoạn 1982 - 2012".
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận này chỉ tập trung nghiên cứu về quá trình thành
lập và tình hình giáo dục của trường THPT chuyên Hùng Vương giai đoạn từ
1982 đến 2012.
Về không gian: Khóa luận chỉ giới hạn trong phạm vi của thành phố Việt
Trì tỉnh Phú Thọ.

3



3.3. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu: "Tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên
Hùng Vương giai đoạn 1982 - 2012" góp phần tìm hiểu về tình hình giáo dục
của trường THPT chuyên Hùng Vương. Khóa luận nhằm tái hiện lại những
thành tựu, nét đẹp của thầy và trò trường THPT chuyên Hùng Vương, trên cơ sở
đó nhằm phát huy những giá trị của trường để trường ngày một đi lên.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu
Để phục vụ cho đề tài này, tôi đã sưu tầm các tài liệu có liên quan đến
tình hình giáo dục của trường THPT chuyên Hùng Vương thành phố Việt Trì
trong đó có các tài liệu như: Các văn kiện Đảng như: Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI (1986), lần thứ VII (1991), lần thứ IX (2001) văn kiện
Đảng bộ địa phương
Các nghị quyết, báo cáo tổng kết năm học, phương hướng năm học mới
liên tiếp trong các năm từ 1982 – 2012, các bài viết của cán bộ tỉnh, công nhân
viên các ngành giáo dục tỉnh Phú Thọ.
Các công văn lưu trữ của trường THPT chuyên Hùng Vương.
Các tài liệu lưu trữ ở thư viện, phòng thống kê.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp lịch sử kết hợp
với phương pháp lôgic, khái quát các tài liệu có liên quan, đồng thời sử dụng các
phương pháp đối chiếu, so sánh…. Phương pháp thu thập tư liệu ở địa phương.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận này hoàn thành sẽ có những đóng góp sau:
Một là: Khóa luận đã nêu lên đặc điểm và vai trò của trường THPT
chuyên Hùng Vương để thấy được rằng trường là một trong những cái nôi cung
cấp một số lượng lớn những người có tri thức, có trình độ, có phẩm chất đạo
đức, để phục vụ cho sự phát triển của quê hương đất nước.


4


Hai là: Đây là nguồn cung cấp tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và tìm
hiểu, sưu tầm về lịch sử của các trường THPT nói chung và trường THPT
chuyên Hùng Vương nói riêng.
Ba là: Qua việc phân tích và đánh giá để thấy được những thành tựu và
hạn chế của trường THPT chuyên Hùng Vương, từ đó nêu lên được những giải
pháp để giải quyết những hạn chế đó.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1. Khái quát về thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ
Chương 2. Tình hình giáo dục của trường của trung học phổ thông
chuyên Hùng Vương thành phố Việt Trì từ 1982 - 2012
Chương 3. Những thành tựu và hạn chế của trường trung học phổ
thông chuyên Hùng Vương thành phố Việt Trì.

5


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa
hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm thành phố
nhìn về phía Tây là núi Ba Vì; phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo; ở phía TâyTây Bắc là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng.Thành phố Việt Trì
nằm đối diện với huyện Ba Vì và Hà Nội qua sông Hồng. Việt Trì có tọa độ
21o18’ Bắc,105o26’ Đông.

Thành phố Việt Trì nằm ở phía đông của tỉnh Phú Thọ, phía bờ tả ngạn sông
Hồng, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu
quốc tế Lào Cai 350 km về phía Đông, cách thành phố cảng Hải Phòng 140 km về
phía Tây Bắc, với diện tích 111,75km2, gồm 13 phường và 10 xã
Nằm ở Ngã ba Hạc, nơi có con sông Thao đỏ nước phù sa hợp lưu với
dòng sông Lô và sông Đà xanh biếc thành dòng Sông Hồng huyền thoại; là đỉnh
đầu của vùng Tam giác châu thổ Sông Hồng trù phú, lâu đời gắn liền với lịch sử
phát triển dựng nước và giữa nước của dân tộc Việt Nam. Vì thế, Việt Trì còn
được biết đến với cái tên thân thương: Thành phố ngã ba sông.
Địa giới hành chính của Việt Trì như sau: phía Bắc giáp các xã Phù
Ninh, An Đạo, Vĩnh Phú huyện Phù Ninh; phía Tây và Tây Nam giáp với các
xã Sơn Vi, Cao Xá, Thạch Sơn, Tiên Kiên huyện Lâm Thao; phía Nam giáp xã
Cổ Đô, Tản Hồng, Châu Sơn huyện Ba Vì (Thành phố Hà Nội); phía Đông giáp
các xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, Bồ Sao, Cao Đại, Vân Xuyên huyện Vĩnh
Tường, Cao Phong, Đức Bác, Tứ Yên, Yên Thạch huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh
Phúc) [15,tr.20-21].
Các điểm cực của thành phố này là:
Cực Bắc: Xóm Dầm - xã Kim Đức.
Cực Tây: Xóm Vàng - xã Chu Hóa.
6


Cực Nam: Khu Mộ Chu Hạ - Phường Bạch Hạc.
Cực Đông: Xóm Vinh Quang - xã Sông Lô.
Là vùng đất có dân cư nhiều nơi tìm đến lập nghiệp nên ở các thời đại
Việt Trì thuộc các quận huyện hác nhau:
Dưới thời nhà Hán, vùng Việt Trì thuộc về huyện Mê Linh, quận Giao
Chỉ, thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn và thời Tuỳ (thế kỷ III đến thế kỷ VI) thuộc
huyện Gia Ninh, quận Tân Xương, đời Đường vùng Việt Trì thuộc huyện Thừa
Hóa, quận Phong Châu. Thời Thập Nhị Sứ Quân (944 - 967), Việt Trì nằm trong

khu vực chiếm giữ của tướng Kiều Công Hãn, thời Lý - Trần Việt Trì thuộc về
châu Thao Giang, lộ Tam Giang, Thời nhà Lê Việt Trì là một thôn thuộc xã
Bạch Hạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây. Đầu thời Nguyễn, địa giới Việt Trì cơ
bản vẫn giữ như thời Hậu Lê.
Năm 1832, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính, đổi tất cả các
trấn trong cả nước thành tỉnh. Thôn Việt Trì thuộc về xã Bạch Hạc, huyện Bạch
Hạc, phủ Tam Đái; sau đổi thành phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây.
Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp xáo trộn lại các đơn vị hành
chính cũ, lập ra những tỉnh mới nhỏ hơn trước để dễ quản lý và đàn áp. Việt Trì
tách khỏi xã Bạch Hạc, trở thành một làng trong tổng Lâu Thượng, huyện Hạc
Trì; còn xã Bạch Hạc vẫn nằm trong huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh
Vĩnh Yên. Nhận rõ Việt Trì là cửa ngõ án ngữ các tuyến đường giao thông thủy,
bộ ở phía Bắc Việt Nam, không chỉ có vị trí quan trọng về mặt kinh tế mà còn là
tiền đồn trọng điểm về quân sự. Ngày 22 tháng 10 năm 1907, toàn quyền Đông
Dương ra Nghị định thành lập thị xã Việt Trì và đặt trung tâm huyện lỵ Hạc Trì
tại đây, cách mạng tháng 8 thành công, Việt Trì thuộc liên xã Sông Lô bao gồm
các xã: Lâu Hạ, Hạ Giáp, Thuần Lương, Việt Trì làng và Việt Trì phố.
Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây
từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn
năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cổ. Khoảng 2700 năm trước Vua
Hùng đã chọn nơi này làm đất đóng đô của nhà nước Văn Lang. Trải qua biết

7


bao thăng trầm của lịch sử, vùng đất Việt Trì đã nhiều lần thay đổi ranh giới
hành chính và sự phân cấp quản lý hành chính.
Với cấu trúc địa hình nói trên, vùng thành phố Việt Trì có vùng trung du
chiếm diện tích trên 50% đất đai, độ dốc bình thường, thích hợp cho việc trồng
các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng đồng

bằng phần lớn là đất phù sa cổ và một phần diện tích do các triền sông được phù
sa bù đắp hàng năm, do đó đất đai có độ phì nhiêu cao thuận lợi cho việc thâm
canh các loại cây lương thực và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc,
bông, đậu tương....Toàn thành phố có 12.800 ha rừng trong đó có 2.776 ha rừng
tự nhiên và 10.024 ha rừng trồng.
Sông ngòi và đầm hồ phong phú, có trữ lượng nước lớn dùng trong cung
cấp cho sinh hoạt, sản xuất, vận chuyển, nuôi trồng thủy sản. Thành phố Việt Trì
là nơi hội tụ của 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Đà, sông Lô đây là hệ thống
sông tưới tiêu rất quan trọng cho vùng và cũng là hệ thống giao thông đường
thủy quan trọng. Mùa lũ bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 9, tháng 10.
Lũ lụt tuy dữ dội nhưng 3 con sông này đã bồi đắp phù sa màu mỡ góp phần tạo
cho thành phố Việt Trì những bãi bồi ven sông màu mỡ. Những tháng cạn ngã 3
sông này hiền hòa trong vắt với bãi cát mịn màng thơ mộng… Đây còn là một
trong những ngã 3 sông có giá trị về tâm linh người ta tin rằng khi lấy nước ở
nơi giao nhau của 3 con sông này về uống sẽ được sống mạnh khỏe hạnh phúc.
Và ở đây còn hình thành 1 lễ hội lấy nước sông vào ngày mùng 1 và ngày rằm
như rằm tháng riêng, rằm tháng tám và mùng 1 tháng ba hàng năm.
Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ít mưa, có
sương giá và sương muối; với nhiệt độ trung bình 23 oC. Tống số giờ nắng là
1780,9h; lượng mưa trung bình hàng năm là 1700mm; Độ ẩm trung bình là 86%
nhiệt độ cao nhất lên tới 38,5oC, nhiệt độ thấp nhất xuống tới 3,5oC. Hàng năm
hiện tượng sương mù xuất hiện lớn từ tháng 11 năm trước đến đầu tháng 1 năm
sau. Sản xuất vụ chiêm thường gặp phải những ngày sương muối giá rét gây
thiệt hại mùa màng.

8


1.1.2. Kinh tế - xã hội - văn hóa
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên trên thành phố Việt Trì đã và đang

là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, là
vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng. Ngay từ buổi bình minh
dựng nước, các vua Hùng đã chọn vùng đất này làm kinh đô của nước Văn Lang
- nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, các
thế hệ người dân Việt Trì đã đoàn kết bên nhau khắc phục thiên tai, đấu tranh
chống giặc ngoại sâm, biến đất hoang thành những cánh đồng tươi tốt, những
xóm làng, phố xá đông vui, trù phú… Việt Trì có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, đa dạng tạo điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa
với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế
với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp. Cây lúa được trồng ở các
vùng bãi ven sông. Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ở các vùng đồi
núi. Toàn thành phố hiện có 1.200 ha chè, cung cấp nguồn nguyên liệu khá ổn
định cho các nhà máy chế biến chè ở địa phương. Ngành chăn nuôi cũng phát
đang từng bước đẩy mạnh cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, tăng diện tích
gieo trồng lên 28.567 ha. Phát triển chăn nuôi toàn diện, đa dạng hóa vật nuôi,
tăng đàn bò lên 30 ngàn con, hàng năm cung cấp 4.200 tấn sữa và 1.400 tấn thịt.
Quy hoạch 4 khu vành đai rau sạch có diện tích hàng chục ha. Với đặc thù đất
chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa và đồng bằng , những năm qua Việt Trì còn
đẩy mạnh thực hiện các dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trồng chè, nuôi trồng
thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm… phù hợp từng vùng để khai thác thế
mạnh. Đến nay, diện tích trồng chè toàn huyện chiếm khoảng 1.650 ha, sản
lượng hàng năm đạt gần 13 nghìn tấn, giá trị đạt trên 50 triệu đồng/ha; tổng đàn
bò sữa đạt gần 3.000 con, đàn bò thịt phát triển mạnh với hơn 50.000 con. Ngoài
ra, Việt Trì còn định hướng các xã vùng bán sơn địa và miền núi phát triển chăn
nuôi lợn quy mô lớn. Toàn thành phố hiện có gần 100 trang trại chăn nuôi lợn
tập trung với quy mô (600 – 2.000 con). Đối với 15 xã đồng bằng, huyện chỉ đạo
đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đồng thời chuyển giao
9



tiến bộ khoa học kỹ thuật nông dân để nâng cao năng suất cây trồng. Ở những
vùng đất trũng, canh tác lúa kém hiệu quả, huyện đã chỉ đạo chuyển đổi sang
nuôi trồng thủy sản.[số liệu năm 2013]
Về du lịch – dịch vụ: Được thiên nhiên ưu đãi cả bức tranh sơn thủy hữu
tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “lá phổi
xanh” phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài
nước. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, thác,
suối, sông, hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: đền Hùng, đền
Mẫu Âu Cơ, Ao Dời, suối Tiên, hồ Ly… nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều
sản phẩm nông nghiệp phong phú, Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại
Thanh Thủy rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Việt Trì tiếp tục kêu gọi các nhà
đầu tư trong và ngoài thành phố có chương trình kế hoạch quy hoạch đất đai,
dành quỹ đất thích hợp cho các điểm công nghiệp như:
Khu công nghiệp Thụy Vân
Cụm công nghiệp Bạch Hạc
Cụm công nghiệp nam Việt Trì
Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu I
Cụm công nghiệp làng nghề Phượng Lâu II
Cụm công nghiệp Đồng Lạng
Dân số Việt Trì có 47.322 hộ với 283.995 nhân khẩu, thành phố Việt Trì
có 6 dân tộc sinh sống, trong đó: dân tộc Kinh chiếm 65,5%, dân tộc Mường
chiếm 20,5%, dân tộc Tày chiếm 6,2%, còn lại là dân tộc khác. Tỷ lệ gia tăng
dân số tự nhiên là 1,035% [số liệu năm 2013] người dân sống chủ yếu bằng
nghề làm ruộng. Ngoài ra, một bộ phân nhỏ cư dân sống bằng nghề dịch vụ, bán
buôn bán lẻ và kinh tế trang trai.
Dưới thời Pháp thuộc, đời sống nhân dân cực khổ, sản xuất mang tính tự
cung tự cấp. Hầu hết ruộng đất đều nằm trong tay địa chủ, phong kiến. Sống
trong ách thống trị của thực dân phong kiến, nông dân phải chịu biết bao thứ

thuế. Sưu cao thuế nặng, cộng với các khoản phụ thu, làm cho đa số nông dân bị
10


bần cùng hóa. Ngoài ra, nông dân phải chịu thêm nhiều hình thức bóc lột hết sức
nặng nề. Nạn cho vay nặng lãi "Điền thương" cứ lãi xuất hàng tháng từ 5 đến
10% trong một tháng đã làm cho nhiều gia đình mất ruộng. Đồng thời, thực dân
Pháp còn thực hiện chính sách "chia để trị" với các thủ đoạn tuyên truyền lừa
bịp nhằm chia rẽ dân tộc. Chúng khuyến khích chia bè phái, tranh dành quyền
lực giữa các dòng họ, nhằm làm yếu đi khối đoàn kết toàn dân để dễ bề cai trị.
Song song với chế độ hà khắc của thực dân, Pháp còn sử dụng bọn tay sai để
làm việc cho chúng. Đây chính là lực lượng tay sai trực tiếp bóc lột nhân dân lao
động, làm cho đời sống nhân dân càng thêm điêu đứng. Các hình thức siêu cao,
thuế nặng, bóc lột tô tức cùng các lệ làng hủ tục, khắc nghiệt, tệ nạn xã hội đẩy
người dân đến đói rét lầm than.
Hiện nay, Việt Trì cũng là địa phương có các hoạt động xã hội rất tốt, tiêu
biểu là hoạt động xóa đói giảm nghèo. Năm 2009 toàn thành phố đã giải quyết việc
làm cho 10.500 lao động; xóa được 3.116 hộ nghèo, giảm 3,2% so với đầu năm
2009, nhân dân gia sức thi đua lập nghiệp đưa thành phố Việt Trì đi lên.
Giao thông ở thành phố Việt Trì xưa kia là đường thủy trên 3 con sông là
sông Hồng, Sông Đà, Sông Lô là cửa ngõ nối liền giữa miền xuôi với miền
ngược, trong nội tỉnh với ngoại tỉnh. Việt trì với vai trò là thành phố công
nghiệp, vị trí là thành phố ngã 3 sông và là thành phố lễ hội về với cội nguồn
trước năm 2015 nên trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng của thành phố được
đầu tư xây dựng khá đồng bộ. Nhiều tuyến đường được đầu tư cải tạo, nâng cấp,
xây mới theo đúng tiêu chuẩn đường nội thị đảm bảo giao thông luôn được
thông suốt. Việc vận chuyển hàng hoá thuận lợi trên cả đường ôtô, đường sắt,
đường sông,...
Thành phố Việt trì có các cảng sông Cảng Bạch Hạc (Phường Bạch
Hạc), Cảng Việt Trì (Phường Bến Gót), Cảng Dữu Lâu (Phường Dữ Lâu),

thành phố Việt Trì có quốc lộ 2 nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc tiểu
vùng Tây Bắc, đồng thời còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua
nơi này. Ở thành phố Việt Trì có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy,
đường sắt rất phát triển.
11


Đường bộ có trên 14 tuyến đường trong đó có 2 tuyến đường quan trọng
đó là đường Hùng Vương và đường Nguyễn Tất Thành. Đường Hùng Vương là
con đường dài và đẹp nhất thành phố Việt Trì, đây là đường quốc lộ 2 bắt đầu từ
cầu Việt Trì tới ngã ba Đền Hùng rẽ vào tới cổng chính Đền Hùng với tổng
chiều dài là 19,7 km. Tiếp đến là đường Nguyễn Tất Thành có điểm đầu giao
với đường Hùng Vương tại ngã năm phường Bến Gót đến phường Vân Phú, chiều
dài toàn tuyến là 11 km. Hầu hết các cơ quan của tỉnh Phú Thọ nằm trên con
đường này. Ngoài ra, còn có các tuyến đường bộ như: đường Âu Cơ, đường Lạc
Long Quân, đường Nguyệt Cư.... Tất cả các tuyến đường này kết hợp với đường
sắt và đường thủy tạo nên một thành phố Việt Trì phồn vinh và tráng lệ. Các
tuyến đường này đã và đang được tu sửa, nâng cấp và mở rộng, để giao lưu buôn
bán trong tỉnh và ngoại tỉnh đưa nền kinh tế của thành phố Việt Trì phát triển.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội thì văn hóa cũng rất phát triển,
Phú Thọ được coi là tỉnh với trăm lễ hội. Phú Thọ có nền văn hóa rực rỡ lâu đời.
Những di chỉ khảo cổ văn hóa Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và với nhiều đình,
chùa, lăng, tẩm còn lại quanh đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đây là một trung tâm
văn hóa của dân tộc Việt. Di tích lịch sử quan trọng là đền quốc mẫu Âu Cơ,
khu di tích đền Hùng(vào mùng 10 tháng 3 âm lịch) đây là lễ hội được mọi
người trên đất nước nhớ về cuội nguồn của dân tộc Việt Nam. Các dân tộc ít
người cũng có những đặc trưng văn hóa riêng của mình: Người mường có nhiều
truyện thơ, ca dao, tục ngữ, hát xéc bùa, hát ví, hát đúm. Người việt có hát xoan
hát ghẹo… Các lễ hội chính trong tỉnh có thể kể đến: như lễ hội Đền Hùng, lễ
hội Gia Thanh, lễ hội Đào Xá, lễ hội Đền Mẹ Âu Cơ, hội Đình Cá, hội Trọ Trâu

ở Phù Ninh và còn rất nhiều lễ hội khác.
Cư dân chủ yếu theo tôn giáo như phật giáo, thiên chúa giáo ở trong tỉnh
đã xây dựng các nhà thờ như nhà thờ ở Vân Cơ, Tiên Cát.
1.2. Sơ lược về truyền thống của nhân dân Việt Trì.
1.2.1. Truyền thống đấu tranh.
Nhân dân Việt trì đã trải qua muôn vàn khó khăn trong cuộc đấu tranh giữ
nước, ngay khi mới được thành lập quân ta đã phải kháng chiến chống quân Tần
12


năm 221 TCN lúc đó người Lạc Việt và Âu Việt đã hợp sức chiến đấu kiên
cường chống kẻ thù chung. Người Việt“ đều vào rừng không để giặc bắt, họ cử
người tài giỏi làm tướng để đánh quân Tần”
Với lối đánh linh hoạt sau 6 năm người Âu Lạc đã đại phá được quân Tần,
đây là chiến thắng vẻ vang oanh liệt của dân tộc ta. Tiếp theo là các cuộc đấu
tranh chống quân Hán xâm lược, đến đầu thế kỉ XIII đến XV là chống quân
Nguyên Mông tới 3 lần tiếp theo đó là cuộc kháng chiến chống quân Minh vào
thế kỉ thứ XV, qua đây có thể thấy rằng ngay vào buổi dựng nước nhân dân Việt
Trì hòa chung với nhân dân cả nước chống lại các nước xâm lược. Đây cũng là
cơ sở để hình thành các căn cứ kháng chiến chống Pháp ở Việt Trì.
Trong kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954 nhân dân Việt Trì đã phối
hợp với nhân dân trong tỉnh chiến đấu anh dũng như những cái tên Mai Văn
Giáp, Nguyễn Quang Bích, Đốc Ngữ đã lưu vào sử sách muôn đời. Trong 9 năm
kháng chiến trường kì gian khổ, quân dân Việt Trì đã có 462 trận lớn, nhỏ, dệt
186 tên địch và bắt sống 13 tên, làm bị thương nhiều tên khác, đồng thời đóng
góp hàng vạn ngày công, hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm phục vụ chiến
tranh. Với thành tích đó quân, dân Việt Trì đã được Đảng và Chính phủ tặng
nhiều phần thưởng cao quý: 190 huân chương kháng chiến chống pháp hạng
nhất, 214 hạng hai, 314 hạng 3 và 420 huy chương, nhân dân xã Chính Nghĩa
được tặng cờ danh hiệu “anh hùng du kích” của liên khu Việt Bắc.

Trong kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 với tinh thần“ thóc không thiếu
một cân, quân không thiếu một người” nhân dân Việt Trì đã chi viện hàng nghìn
tấn lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, động viên gần 1 vạn con em lên
đường chiến đấu trên khắp các chiến trường Miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế.
Ghi nhận những đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và
nhân dân Việt Trì đã được Hội đồng Nhà nước tặng thưởng 38 huân chương các
loại cho các tập thể và 5500 huân, huy chương cho các cá nhân. Quốc hội và
Chính phủ đã phong tặng nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố danh hiệu
Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân.

13


1.2.2. Truyền thống xây dựng
Trước năm 1945 như tình trạng chung của đất nước thành phố Việt Trì
cũng bị thực dân Pháp đàn áp và đô hộ, chúng đã thực hiện nhiều chính sách
như: Tăng thuế, tô dịch, địa tô nhân dân phải trả rất nhiều loại thuế vô lý làm
cho nền kinh tế của Việt Trì kém phát triển, lạc hậu đời sống nhân dân khổ cực.
Sau khi dành chính quyền, nhân dân ta bắt tay ngay vào việc giải quyết
một số nhiệm vụ cấp bách đó là chống nạn đói, xóa mù chữ, đối phó với âm
mưu chống phá cách mạng của kẻ thù và bè lũ tay sai. Sau cuộc kháng chiến
chống Pháp thắng lợi nhân dân Việt Trì đã bắt tay vào công cuộc hàn gắn viết
thương sau chiến tranh tường bước phát triển kinh tế xã hội.Từ tháng 11 năm
1958 khu công nghiệp Việt Trì đã được khởi công xây dựng, sau đó là hàng loạt
các nhà máy được ra đời như: xưởng xẻ Bạch Hạc, xí nghiệp gạch Bồ Sao, gạch
Minh Khai, kho xăng dầu, nhà máy xay …với tổng số 322 hạng mục công trình
lớn nhỏ. Hệ thống các công trình: nhà ga, bến cảng và các dịch vụ văn hóa, ý tế,
giáo dục cũng được xây dựng.
Hiện nay nhân dân thành phố đã vượt qua mọi khó khăn thử thách dành
được những kết quả to lớn, toàn diện trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đặc

biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng đến nay tình hình kinh tế xã
hội đã có bước phát triển và luôn là đơn vị đứng đầu tỉnh trong hầu hết các lĩnh
vực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế, xã hội của
tỉnh Phú Thọ, là một trong những cái nôi của nền công nghiệp miền bắc với các
ngành như: dệt, làm giấy, hóa chất, sứ cùng với đó là sự phát triển của các cấp,
các ngành làm cho nền kinh tế, vì vậy thành phố này đã được Thủ tướng Chính
phủ cho phép đầu tư để thành phố Việt Trì trở thành một trong 11 đô thị lớn
nhất.

14


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy qua đây cho ta thấy Việt Trì là thành phố rất phát triển, là đô thị
loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ với nền kinh tế phát triển có nhiều khu công
nghiệp có kĩ thuật cao đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân địa phương, có
nhiều trường học, trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trung cấp nghề.
Việt Trì là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Nơi có
kinh đô Văn Lang - kinh đô đầu tiên của người Việt quê hương của đất tổ vua
Hùng. Đây cũng là cửa ngõ vùng Tây Bắc, đầu mối giao thông nối các tỉnh trung
du và miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng. Thành phố còn là điểm nhấn, là
nét đẹp là văn hóa của tỉnh Phú Thọ.



Lễ hội đền Hùng thc tại Đền Hùng ngày 10 tháng Ba âm lịch, h




15


CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH GIÁO DỤC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN HÙNG VƯƠNG TỪ 1982 – 2012
2.1. Tình hình giáo dục của trường trung học phổ thông chuyên Hùng
Vương giai đoạn 1982 - 1986
2.1.1. Quá trình hình thành trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương
Trường trung học phổ thông chuyên Hùng Vương là trường công lập nằm
ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Là một trong những trường THPT chuyên
đầu tiên của cả nước và duy nhất của tỉnh Phú Thọ. Sở dĩ trường lấy tên gọi là
chuyên Hùng Vương là do nằm trên quê hương đất tổ. Hùng Vương là tên hiệu
của các vua Hùng cai trị nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh
Phú Thọ).
Năm 1982, trường có tên là trường chuyên Toán, Văn được đặt tại thị xã
Phú Thọ, lúc đó trường gồm 6 lớp có 3 lớp chuyên Toán, 3 lớp chuyên Văn, bao
gồm 133 học sinh và 21 cán bộ giáo viên.
Trường trong giai đoạn ở thị xã Phú Thọ gặp rất nhiều khó khăn, gian nan,
vất vả, trang thiết bị thì nghèo nàn, lạc hậu, học sinh phải học 3 ca không có đủ
lớp học, sách giáo khoa còn thiếu thốn, giáo viên còn thiếu nhiều. Tuy nhiên,
trong giai đoạn này vượt qua mọi khó khăn, gian khổ thầy cô và học sinh của
trường đã đạt được những thành tựu đáng kể như: tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 90%, số
học sinh đỗ vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học nhiều và trở thành
những người có ích cho xã hội.
Ngày 22 - 8 - 1986 UBND tỉnh đã kí quyết định chính thức thành lập
trường và đặt tên trường là trường THPT chuyên Hùng Vương với số lượng học
sinh là 180, của 6 lớp chuyên toán và chuyên văn. Tổng số giáo viên và cán bộ
công nhân viên là 32 người, trong đó có 23 giáo viên.
Tháng 9 - 1994, trường chính thức chuyển từ thị xã Phú Thọ về xây dựng

tại phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của
trường vì chuyển từ thị xã Phú Thọ về thành phố Việt Trì cơ sở hạ tầng thiếu
16


thốn chủ yếu là nhà cấp 4, không đủ lớp học cho học sinh, trình độ giáo viên còn
hạn chế, chất lượng đào tạo còn kém, tình trạng thiếu giáo viên vẫn xảy ra, học
sinh liên tục phải học 3 ca, số lượng đầu sách giáo khoa và sách tham khảo cho
giáo viên và học sinh không đủ dẫn đến tình trạng học sinh không có sách để
học, giáo viên thiếu các thiết bị để lên lớp. Người ta nói: "Lửa thử vàng, gian
nan thử sức", chính vì vậy, thầy và trò của trường THPT chuyên Hùng Vương
đã cùng nhau vượt mọi khó khăn và đạt được những thành tích đáng nể. Tỷ lệ đỗ
tốt nghiệp rất cao,năm sau cao hơn so với các năm trước. Học sinh có hạnh kiểm
tốt đạt trên 80%, các Tôi luôn luôn ngoan ngoãn lắng nghe, luôn tìm tòi, phát
hiện ra cái mới để đưa sự nghiệp giáo dục của trường phát triển.
Trong giai đoạn 1982 đến 1986 trường THPT chuyên Hùng Vương đã đạt
được những thắng lợi to lớn và đáng tự hào. Hệ thống giáo dục mạng lưới lớp
học được mở rộng, đội ngũ giáo viên và số lượng học sinh không ngừng tăng
lên, công tác quản lý giáo dục đã hoạt động có hiệu quả, chặt chẽ, chất lượng
đào tạo được nâng lên đáng kể.
Năm học 1982 - 1983 đây là năm học đầu tiên trường THPT chuyên
Vương thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Đại hội nêu rõ
vấn đề phát triển giáo dục là vấn đề quan trọng phát huy thành quả đổi mới giáo
dục của tỉnh trường THPT chuyên Hùng Vương cũng hòa chung vào sự nghiệp
đó. Đây là giai đoạn mà trường vẫn còn ở thị xã Phú thọ trường còn gặp rất
nhiều khó khăn tuy nhiên được Đảng và Nhà nước quan tâm thầy cô tận tình với
trường lớp. Vì vậy mà hệ thống giáo dục được củng cố, hệ thống lớp học được
mở rộng.
Hệ thống lớp học trong giai đoạn 1982-1986 là:


17


Bảng 1 Thống kê mạng lưới lớp học qua các năm học của trường THPT
chuyên Hùng Vương
Lớp

10

11

12

Năm

Số lượng lớp học

1982 – 1983

2

1983 – 1984

2

1984 – 1985

2

1985 – 1986


3

1982 – 1983

2

1983 – 1984

2

1984 – 1985

2

1985 – 1986

2

1982 – 1983

2

1983 – 1984

2

1984 – 1985

2


1985 – 1986

2

Nguồn báo cáo tổng kết 5 năm từ năm 1982 – 1986 của trường THPT
chuyên Hùng Vương.[5,tr,2]
Qua bảng thống kê cho ta thấy rằng mạng lưới lớp học của trường không
thay đổi nhiều vì trong thời gian này trường là một trong những trường gặp
nhiều khó khăn. Năm 1982 - 1983 trường có 6 lớp và đến 1985 - 1986 trường có
thêm một lớp 10.
Dựa trên đặc điểm tình hình giai đoạn 1982 – 1986, các cấp Đảng ủy,
chính quyền, phòng giáo dục đã thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng đội
ngũ giáo viên cho trường. Trường có chính sách đó giải pháp tích cực động viên
các thầy cô yên tâm công tác, không ngừng nâng cao trình độ, không ngừng đáp
ứng yêu cầu sự nghiệp giáo dục đào tạo. Vì vậy, các phong trào thi đua đã khơi
dậy tinh thần phấn đấu vươn lên trong giảng dạy. Số lượng giáo viên và giáo
viên dạy giỏi ngày một tăng.
18


Năm học 1982 - 1983 có 15 giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường, 3 giáo
viên giỏi cấp thành phố và 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đến năm 1986 số lượng
giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường đã tăng lên 3 giáo viên, giáo viên giỏi cấp
tỉnh tăng 2 giáo viên.
Như chúng ta đều biết rằng lực lượng chủ yếu của trường là đội ngũ giáo
viên, cán bộ quản lý trường học (làm tốt công tác tư tưởng chính trị xây dựng
trường học văn minh lành mạnh)…Trường đã thực hiện có nề nếp, có trương
trình nội dung thiết thực về sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu và học tập của
giáo viên, đôi ngũ giáo viên có trên 50% giáo viên trên chuẩn.

Từ năm 1982 – 1986 trường đã tổ chức thao giảng để chọn giáo viên dạy
giỏi, kết quả: hàng năm đều có trên 15 giáo viên là giáo viên giỏi cấp trường
trên 5 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đa số giáo viên giỏi phát huy tác
dụng tốt trong giảng dạy. Từ thực tiễn thi đua trở thành giáo viên giỏi, một số
giáo viên trở thành cán bộ quản lý trường học. Do vậy, đội ngũ quản lý cả
trường đã cơ bản chuẩn hóa về đạo đức, chuyên môn và trình độ quản lý, có
tiềm lực phát triển.
Nét đẹp của các cá nhân xuất sắc dám nghĩ dám làm, dũng cảm vượt qua
khó khăn, đó chính là lòng yêu nghề, yêu học sinh của mỗi giáo viên. Người cán
bộ đốt lên ngọn lửa nhiệt tình, hăng say đã tạo nên chất keo gắn bó, đoàn kết của
đội ngũ giáo viên. Nét đẹp của người giáo viên còn thể hiện ở tinh thần, phương
pháp làm việc khoa học, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đúc kết kinh nghiệp,
thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh
một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Sự kết hợp hữu cơ giữa đạo đức, tự học và
sáng tạo trong giảng dạy, giáo dục. Người thầy luôn tâm huyết với nghề nghiệp,
yêu học sinh như yêu con mình, luôn tự học, trăn trở, suy nhĩ tìm tòi cái mới
trong bài vở, sách báo, luôn gần gũi hiểu biết tâm hồn của học sinh. Tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu của các Tôi về kiến thức, phương pháp học tập từ đó tìm cách
giúp đỡ các Tôi chủ động say xưa đạt được nhiều thành tích. Tiêu biểu là các
thầy, các cô: Nguyễn Ngọc Bích, Trần Văn Huyên, Đỗ Tráng Thụ, Trần Văn
Hà, Vũ Minh Hùng, Nguyễn Thị Huế, Cù Huy Quang, Trần Thị Mai Phương....
19


×