Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong gia đình (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.82 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM
GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN
QUAN ĐẾN TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu trường hợp Hà Nội)

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 62.31.03.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2016


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Cảnh Khanh

Phản biện 1: GS.TS Trịnh Duy Luân
Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Minh Ngọc
Phản biện 3: TS Phạm Tất Thắng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp
Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi …… giờ….. phút, ngày ….. tháng ….. năm ……



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy ngay từ nhỏ trẻ
em phải được đảm bảo phát triển toàn diện, nghĩa là không chỉ được chăm
sóc, nuôi dưỡng mà còn được khẳng định bản thân, tham gia vào các vấn
đề của chính mình.
1.2. Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá truyền thống với
các giá trị tuân theo tôn ti trật tự được đề cao trong gia đình. Trong giai
đoạn hội nhập, gia đình Việt Nam còn tiếp nhận thêm các giá trị văn hoá
mới, trong đó có giá trị xác định quyền của trẻ em. Tuy nhiên, một giá trị
mới như vậy không dễ dàng được chấp nhận ở mọi gia đình.
1.3. Mọi xã hội đều không ngừng biến đổi. Biến đổi văn hóa gia đình
thể hiện ở biến đổi giá trị, chuẩn mực gia đình, từ đó dẫn tới biến đổi các
khuôn mẫu ứng xử trong gia đình. Sự tham gia của trẻ em trong gia đình là
sự biến đổi các giá trị xác lập quyền trẻ em, từ đó dẫn tới thay đổi khuôn
mẫu ứng xử giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Sự tham gia của trẻ em
trong gia đình còn là sự biến đổi nhu cầu của con người từ bậc thấp lên bậc
cao.
1.4. Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về việc thực hiện quyền của tham
gia của trẻ em. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thực trạng
cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em trong gia đình
còn thiếu hụt, chưa mang lại sự hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về sự tham
gia của trẻ em trong gia đình.
1.5. Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước.

Hà Nội cũng là địa bàn từng được mở rộng địa giới do vậy, Hà Nội có sự
đa dạng về vùng và đối tượng dân cư sinh sống. Việc nghiên cứu sự tham
gia của trẻ em trong gia đình ở khu vực này là rất có ý nghĩa, nó phản ánh
phần nào mức độ thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại Việt Nam hiện
nay.
Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh
hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em
trong gia đình” (Nghiên cứu trường hợp Hà Nội) là cần thiết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích
Luận án tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em
vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, trên cơ sở đó đưa ra
một số gợi về ý chính sách nhằm góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham
gia của trẻ em trong gia đình thời gian tới.


2

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài.
- Điều tra những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết
định liên quan đến trẻ trong gia đình.
- Mô tả thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ
trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu.
- Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết
định liên quan đến trẻ trong gia đình.
- Nhận định một số vấn đề đặt ra và đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm
góp phần thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong gia đình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của trẻ em vào các quyết định
liên quan tới trẻ trong gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu sự tham gia của trẻ em trên các khía cạnh: các vấn đề trẻ
được tham gia; hình thức trẻ tham gia; mức độ trẻ được tham gia. Các vấn
đề trẻ được tham gia tập trung vào một số vấn đề liên quan đến sự phát
triển của các em gồm: vấn đề sinh hoạt hàng ngày; học tập; vui chơi giải
trí; quan hệ xã hội.
3.2.2. Phạm vi khách thể nghiên cứu
- Trẻ em được nghiên cứu có giới hạn tuổi từ 11- 17, đang sinh sống
cùng gia đình và đang đi học.
- Cha mẹ có con là trẻ em 11-17 tuổi và đang đi học.
3.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu
- Tháng 4-5/2013: thu thập thông tin định lượng.
- Tháng 3-4/2014: bổ sung thông tin định tính.
3.2.4. Phạm vi không gian nghiên cứu
- Quận nội thành: Hai Bà Trưng (đặc trưng cho khu vực đô thị)
- Huyện ngoại thành: Phú Xuyên (đặc trưng cho khu vực nông thôn)
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở phương pháp luận cho đề tài
nghiên cứu.
4.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Trẻ em ở Hà Nội hiện nay được tham gia vào các quyết định liên quan
đến trẻ trong gia đình như thế nào?


3


- Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia
đình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô và các yếu tố vi mô nào?
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Trẻ em ở Hà Nội hiện nay đã được tham gia vào các quyết định liên
quan đến trẻ trong gia đình, tuy nhiên sự tham gia chỉ chủ yếu ở khía cạnh
tham gia ý kiến và tiếp cận thông tin về những vấn đề có liên quan, sự tham
gia ở mức cao là quyết định những vấn đề có liên quan thấp.
- Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia
đình bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như: sự biến đổi kinh tế- xã hội
của đất nước; luật pháp, chính sách trong nước và quốc tế liên quan đến
quyền tham gia của trẻ em; đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền
thống; và các yếu tố vi mô như: đặc điểm của bản thân trẻ; đặc điểm của
gia đình trẻ; nhận thức, thái độ của cha mẹ và trẻ em về quyền và khả năng
tham gia của trẻ em; môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống;
công tác giáo dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em tại địa
phương.
4.4. Khung phân tích
BỐI CẢNH KINH TẾ- XÃ HỘI
(Sự biến đổi kinh tế- xã hội)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA

Hệ thống luật pháp
- Công ước quốc tế về QTE
- Luật pháp, CS KT XH
- Luật pháp, chính sách
BVCSGDTE

Đặc điểm văn

hóa, phong tục,
tập quán,
truyền thống

 Đặc điểm môi trường cộng
đồng xã hội nơi trẻ em sinh sống

 Đặc điểm, hoàn cảnh, môi
trường gia đình của trẻ em (quy
mô, điều kiện gia đình,…)



Đặc điểm bản thân trẻ (tuổi,
giới tính, tâm lý, tính cách)
 Nhận thức, thái độ của trẻ em
và gia đình về quyền và khả
năng tham gia của trẻ
 Công tác giáo dục, truyền
thông nâng cao nhận thức về
quyền tham gia của trẻ em

SỰ
THAM
GIA CỦA
TRẺ EM
VÀO
CÁC
QUYẾT
ĐỊNH

LIÊN
QUAN
ĐẾN TRẺ
TRONG
GIA
ĐÌNH

 Nội
dung các
vấn đề trẻ
được
tham gia
 Mức độ
tham gia
 Hình
thức tham
gia


4

4.5. Phương pháp nghiên cứu
4.5.1. Phương pháp phân tích thông tin, tư liệu
4.5.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin:
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.
- Chọn mẫu kép: mẫu trẻ em và mẫu cha mẹ trẻ em
Phương pháp điều tra định lượng:
Thu thập thông tin định lượng thông qua việc khảo sát bằng phiếu hỏi
đối với 420 người, trong đó 280 người là trẻ em 11-17 tuổi; 140 người là

cha hoặc mẹ của trẻ em 11-17 tuổi
Phương pháp điều tra định tính
Phỏng vấn sâu 20 trường hợp: 10 trường hợp là trẻ em 11- 17 tuổi, 10
trường hợp là cha hoặc mẹ trẻ em 11-17 tuổi tại 2 địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp thống kê xã hội học
Chương trình thống kê SPSS được sử dụng để xử lý thông tin định
lượng thu được.
5. Những đóng góp mới của luận án
Những nghiên cứu riêng biệt về việc thực hiện quyền tham gia của trẻ
em trong môi trường gia đình ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt vấn đề mà
luận án lựa chọn là nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình là mới mẻ,
các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này đến nay còn thiếu hụt.
Luận án là một trong những công trình xã hội học thực nghiệm đầu tiên
nghiên cứu có hệ thống những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ
em trong gia đình trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài góp phần hoàn thiện hiểu biết về quyền tham gia của trẻ em và
khái niệm về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ
trong gia đình.
- Đề tài cũng góp phần kiểm chứng và bổ sung cho lý thuyết hiện đại
hóa, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết nhu cầu trong việc vận dụng vào thực
tiễn Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn, đề tài góp phần:


5


- Khẳng định vai trò, ý nghĩa sự tham gia của trẻ em trong gia đình nói
riêng, trong cộng đồng xã hội nói chung
- Nâng cao nhận thức luận về biến đổi xã hội, xã hội hóa,lý luận về nhu
cầu, góp phần vào sự phát triển chuyên ngành xã hội học gia đình.
- Cung cấp thêm tư liệu thực tiễn cho việc nghiên cứu về sự tham gia của
trẻ em trong gia đình, bổ sung vào khoảng trống của các nghiên cứu trước
đây về vấn đề này.
- Cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho các nhà quản lý, các nhà hoạch
định và thực thi chính sách về việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại
địa phương.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, phần kết luận và gợi ý chính sách, tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được chia thành 4
chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ em trong
gia đình
Chương 2. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Chương 3. Thực trạng sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên
quan đến trẻ trong gia đình
Chương 4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào
các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO
CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Các nghiên cứu quốc tế đã quan tâm tìm hiểu về khái niệm sự tham gia
của trẻ em với nội hàm như: sự tham gia là quá trình trẻ em được thể hiện ý
kiến, quan điểm và tham gia tích cực vào việc ra quyết định ở các cấp độ
khác nhau về các vấn đề trẻ quan tâm. Sự tham gia luôn phải gắn liền với

bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội nơi trẻ em tồn tại. Nhìn chung các khái
niệm đều hướng tới việc khẳng định giá trị và tiếng nói của trẻ em, khẳng
định trẻ em có khả năng đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội.
Các nghiên cứu cũng cố gắng đưa ra các mô hình khác nhau để đo mức


6

độ tham gia của trẻ em. Tuy vậy, các mô hình này có xu hướng phản ánh
mức độ tham gia của trẻ em vào các hoạt động trong cộng đồng, xã hội,
các hoạt động dự án, chương trình liên quan đến việc thực hiện quyền
tham gia của trẻ em nhiều hơn. Trong khi việc đo mức độ tham gia của trẻ
em vào các quyết định trong gia đình cần có các chỉ báo, các dấu hiệu đo
một cách phù hợp hơn thì còn thiếu hụt.
Hướng nghiên cứu quốc tế về sự tham gia của trẻ em vào các quyết
định trong gia đình còn chưa nhiều. Nhìn chung, những nghiên cứu đã có
đều cho rằng, sự tham gia của trẻ em được bắt đầu từ môi trường đầu tiên
là gia đình. Thảo luận về sự tham gia của trẻ em trong gia đình cần được
xem xét ở 2 cấp độ: vấn đề dân chủ hóa và cá nhân hóa.
Về phương pháp, nhìn chung, các nghiên cứu quốc tế đã dựa trên
hướng tiếp cận coi trẻ em là trung tâm, là chủ thể hơn là đối tượng nghiên
cứu.Một số tác giả đã sử dụng các hướng tiếp cận đặc thù để trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu của mình.
Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của trẻ em trong gia đình như: (i) Năng lực cá nhân trẻ; (ii) yếu tố
giới tính của trẻ; (iii) thái độ của cha mẹ đối với sự tham gia của trẻ; (iv)
khu vực sinh sống của trẻ em; (v) loại hình gia đình của trẻ em.
1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam:
Nhìn chung, các nghiên cứu đã có ở Việt Nam đều xem xét sự tham gia
của trẻ em trong cả 3 môi trường: gia đình, nhà trường và cộng đồng. Các

nghiên cứu chuyên biệt về sự tham gia của trẻ em trong gia đình là rất hiếm
và thường được lồng ghép trong các nghiên cứu về gia đình và về thực hiện
quyền trẻ em nói chung.
Các nghiên cứu đã có về sự tham gia của trẻ em trong gia đình chủ yếu
là mang tính phát hiện các vấn đề trẻ em được tham gia, trong khi việc tìm
hiểu mức độ tham gia, hình thức tham gia của trẻ chưa được đề cập đến.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố rào cản trong việc thực hiện quyền
tham gia của trẻ em trong gia đình như: (i) đặc điểm văn hóa, phong tục,
tập quán truyền thống; (ii) sự hạn chế trong nhận thức về quyền tham gia
của trẻ; (iii) điều kiện kinh tế; (iv) chính sách, pháp luật và việc tổ chức
thực hiện pháp luật liên quan đến quyền tham gia của trẻ em; (v) phương
pháp chăm sóc, giáo dục con cái của cha mẹ. Các yếu tố thúc đẩy việc thực
hiện quyền tham gia của trẻ em như: (i) thời gian cha mẹ dành để nói


7

chuyện với con; (ii) thái độ và lòng tin của cha mẹ; (iii) nhận thức và trình
độ của cha mẹ, tuy đã được đưa ra nhưng chưa sâu và chủ yếu thông qua
kết quả nghiên cứu định tính.
Tiểu kết
Chương 1 đã khái quát một số vấn đề về tình hình nghiên cứu quốc tế
và trong nước về sự tham gia của trẻ em. Trên cơ sở khái quát đó, chương
này đã chỉ ra những đóng góp, những kết quả của các công trình đi trước
mà luận án có thể tham khảo, kế thừa, đồng thời cũng chỉ ra những hạn
chế, những khoảng trống của các nghiên cứu đã có để từ đó làm căn cứ
xây dựng định hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Một số quan điểm về quyền, quyền trẻ em và cách tiếp cận phát
triển dựa trên quyền

Nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em trong gia đình sử dụng phương
pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con người làm nền tảng xuyên suốt,
trong đó đề cao quan điểm tiếp cận kết hợp về quyền con người (thừa nhận
quyền con người có tính phổ biến nhưng cũng tính đến các đặc trưng về
truyền thống văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của khu vực khi
thực thi quyền), lấy các nguyên tắc, đặc tính về quyền con người làm cơ sở
để xem xét, phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi
quyền trẻ em trong thực tiễn.
2.2. Một số lý thuyết tiếp cận nghiên cứu đề tài
2.2.1. Lý thuyết hiện đại hóa
Những luận điểm chính của lý thuyết hiện đại hóa có thể vận dụng
trong nghiên cứu thể hiện ở 4 điểm chính sau: (1) Sự chuyển biến từ xã hội
truyền thống sang xã hội hiện đại và hậu hiện đại tương ứng với sự chuyển
biến từ giá trị “truyền thống” sang giá trị “thế tục hợp lý”, từ giá trị “sinh
tồn” sang giá trị “hạnh phúc cá nhân” và giá trị “lập ngôn”. Sự chuyển
biến này diễn ra vào thời điểm con người không còn quá bận tâm về vấn
đề mưu sinh. (2) Biến đổi xã hội ở các xã hội có nền khoa học- kỹ thuật
phát triển cao sẽ nhanh hơn là những xã hội có nền khoa học- kỹ thuật kém
phát triển; (3) Sự biến đổi văn hóa diễn ra nhanh ở nhóm trẻ hơn là nhóm lớn
tuổi; (4) Sự biến đổi kinh tế, xã hội dẫn đến sự biến đổi quy mô, cấu trúc gia
đình, từ đó kéo theo sự biến đổi khuôn mẫu giá trị, chuẩn mực gia đình.


8

2.2.2. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hoá là một quá trình hai mặt: một mặt, cá nhân tiếp nhận các giá
trị, chuẩn mực, kinh nghiệm xã hội, mặt khác cá nhân còn tích cực tham
gia tái tạo, chuyển hoá nó thành những giá trị mới trong xã hội.
Lý thuyết xã hội hóa đề cập tới vai trò quan trọng của các môi trường xã

hội hóa đối với mỗi cá nhân là: gia đình, trường học và xã hội. Sự tham gia
của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình cũng bị ảnh
hưởng bởi ba môi trường xã hội hóa quan trọng này, trong đó gia đình là
môi trường quan trọng nhất.
Có 4 mô hình giáo dục gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của
trẻ em, đó là: Mô hình độc đoán; Mô hình dân chủ - nghiêm minh; Mô hình
dễ dãi, nuông chiều; Mô hình thờ ơ, không quan tâm. Nhìn chung, môi
trường văn hóa, giáo dục của gia đình như thế nào thì mức độ và sự tham gia
của trẻ sẽ được bộc lộ như thế ấy.
Lý thuyết xã hội hóa vận dụng trong nghiên cứu này cho phép giải
thích cách thức các tiến trình xã hội như tiến trình học hỏi theo kiểu “cha
truyền con nối”; tiến trình tương tác giữa trẻ em với môi trường sống xung
quanh (nhóm bạn, cộng đồng xã hội,…); tiến trình truyền thông, giáo dục
nhằm nâng cao nhận thức về quyền tham gia của trẻ em tác động tới cách
thức và mức độ cha mẹ trao quyền cho trẻ em để trẻ được tham gia vào
quá trình ra quyết định ở các mức độ khác nhau.
2.2.3. Lý thuyết nhu cầu
Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ, đã phân chia nhu cầu của con người
thành hai nhóm: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên
quan đến các yếu tố thể lý thiết yếu của con người như mong muốn có đủ
thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Nhu cầu bậc cao liên quan đến sự
đáp ứng về mặt tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị
xã hội, sự tôn trọng,…Nhu cầu tham gia của trẻ vào các quyết định liên
quan đến trẻ trong gia đình là nhu cầu bậc cao trong thứ tự thang nhu cầu
của Maslow.
2.3. Một số khái niệm công cụ
2.3.1. Khái niệm “Trẻ em”
Đề tài sử dụng khái niệm trẻ em theo định nghĩa của Công ước quốc tế
về quyền trẻ em, tức là: Trẻ em là những công dân dưới 18 tuổi.



9

Trong đề tài này, trẻ em được giới hạn tuổi từ 11- 17 (tương đương với
trình độ học vấn THCS và THPT) và đang sinh sống cùng gia đình. Sở dĩ
lựa chọn trẻ em trong độ tuổi 11- 17 là vì lứa tuổi này các em đã có nhận
thức rõ ràng hơn so với các lứa tuổi trước đó. Hơn nữa, tâm lý lứa tuổi vị
thành niên của các em là luôn muốn tự khẳng định bản thân mình, do đó ý
thức về sự tham gia vào các vấn đề có liên quan là rất lớn và rõ nét. Đồng
thời, trẻ em trong đề tài là những em còn đang đi học.
2.3.2. Sự tham gia của trẻ em
Sự tham gia của trẻ em được hiểu là một quá trình mà ở đó trẻ được cung
cấp thông tin, được thể hiện ý kiến, quan điểm và được quyết định các vấn đề
phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển tâm sinh lý của trẻ em.
2.3.3. Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ
trong gia đình
Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia
đình là việc trẻ em được cung cấp thông tin, được thể hiện ý kiến, quan
điểm của mình và được quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân như
vấn đề sinh hoạt hàng ngày, vấn đề học tập, vấn đề vui chơi giải trí, vấn đề
quan hệ xã hội,…phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển tâm sinh lý của
mình.
* Các chỉ báo đánh giá sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên
quan đến trẻ trong gia đình
Căn cứ vào các nội dung liên quan đến quyền tham gia của trẻ em được
quy định trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em và căn cứ vào cách hiểu
về sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia
đình như trên, có thể đưa ra 3 chỉ báo để đo về sự tham gia của trẻ em vào
các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình dưới đây:
- Việc tiếp cận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản thân của trẻ

em.
- Việc tham gia bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân của
trẻ em.
- Việc đưa ra quyết định về các vấn đề liên quan đến bản thân của trẻ
em.
* Mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ
trong gia đình


10

Các mức độ đánh giá sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan
đến trẻ trong gia đình được luận án đưa ra bao gồm: Không tham gia và tham
gia có mức độ.
- Không tham gia: trước một vấn đề nào đó liên quan đến trẻ em, trẻ em
không được cung cấp thông tin, không được hỏi ý kiến và không được
quyết định.
- Tham gia có mức độ:
+ Mức độ thấp: trẻ em được cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan
đến bản thân của trẻ em.
+ Mức độ trung bình: trẻ em được trao đổi, bày tỏ ý kiến.
+ Mức độ cao: trẻ em được quyết định các vấn đề liên quan đến bản
thân.
2.3.4. Khái niệm “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em
vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình”
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các quyết định
liên quan đến trẻ trong gia đình là các yếu tố tạo nên sự biến đổi về mức
độ tham gia, hình thức tham gia và các vấn đề trẻ em tham gia vào các
quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình.
Luận án sử dụng cách phân chia theo hướng nhóm các yếu tố vĩ mô và

nhóm các yếu tố vi mô để xem xét, phân tích các yếu tố ảnh đến sự tham
gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bởi cách
phân chia này có tính bao quát, đầy đủ và toàn diện hơn.
Tiểu kết
Chương 2 đề cập tới một số vấn đề lý luận quan trọng làm nền tảng
định hướng cho nghiên cứu phần thực trạng tiếp theo. Cơ sở tiếp cận nền
tảng của nghiên cứu về sự tham gia của trẻ em trong gia đình là cách tiếp
cận phát triển dựa trên quyền. Các lý thuyết nghiên được áp dụng trong
nghiên cứu gồm: lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết xã hội hóa và lý thuyết
nhu cầu. Chương 2 cũng đưa ra một số khái niệm công cụ như “trẻ em,
“sự tham gia của trẻ em”, “sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên
quan đến trẻ trong gia đình”, “các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình”. Các khái
niệm này được xây dựng trên cơ sở vừa mang tính kế thừa những khái
niệm đã có, vừa bổ sung thêm các chỉ báo để hoàn thiện hơn các khái niệm
này.


11

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO
CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH
3.1. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM KT-XH CỦA ĐỊA BÀN
KHẢO SÁT
3.1.1. Sơ lược về thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học
kỹ thuật của cả nước. Sau những thay đổi về địa giới và hành chính vào
tháng 8 năm 2008, Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với
3.328,92 km2. Dân số toàn thành phố năm 2013 là 7.212,3 người, trong đó
dân số thành thị là 3089,2 nghìn người (chiếm 43,2% tổng số dân); dân số

nông thôn là 4057 nghìn người. Hà Nội hiện tại là địa bàn có sự đa dạng về
khu vực và dân cư sinh sống.
Nhìn chung, với cấu trúc và đặc trưng của một đô thị phát triển hàng đầu
cả nước, Hà Nội được coi là địa bàn trọng yếu trong công tác chăm sóc, bảo
vệ trẻ em. Sự phát triển kinh tế nhanh và mạnh mẽ trong thời gian qua ở Hà
Nội kéo theo sự biến đổi các thiết chế văn hóa, xã hội, trong đó có thiết chế
gia đình. Điều này tạo tiền đề quan trọng cho những biến chuyển trong thực
hiện quyền tham gia của trẻ em. Tuy nhiên, mặt trái của quá trình hội nhập
cũng đặt ra những thách thức cho việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia của
trẻ em ở Hà Nội hiện nay.
3.1.2. Sơ lược về các địa bàn khảo sát
 Quận Hai Bà Trưng:
Hai Bà Trưng là một quận nội thành của thành phố Hà Nội. Tính đến
10/11/2012, diện tích của quận là 13,53km, dân số: 327.731 người. Với vị
trí đặc biệt là một quận lõi của Thủ đô, trong thời gian 5 năm qua (20112015), kinh tế trên địa bàn quận liên tục phát triển; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch đúng hướng dịch vụ - công nghiệp; tỷ trọng dịch vụ, thương mại
chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế. Nhìn chung, với vị trí đặc biệt là quận
lõi của Thủ đô, quận Hai Bà Trưng có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc đảm bảo thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
 Huyện Phú Xuyên:
Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm
Thủ đô 40km. Phú Xuyên có diện tích đất tự nhiên 17.104,6 ha (172 km2).
Dân số của Phú Xuyên năm 2012 là gần 20 vạn người, tỷ lệ người lao
động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động.


12

Kinh tế Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Bên cạnh đó, Phú
Xuyên cũng là cái nôi của rất nhiều làng nghề nổi tiếng. Đến nay, Phú

Xuyên có 124 làng có nghề trong tổng số 138 làng của toàn huyện (chiếm
89%). Mặc dù là đơn vị hành chính trực thuộc thủ đô Hà Nội, nhưng Phú
Xuyên vẫn là một huyện có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp do vậy
đây vẫn là địa bàn mang đặc thù của một khu vực nông thôn với khuôn
mẫu văn hóa, phong tục, tập quán và kiểu loại mô hình gia đình mang đặc
trưng truyền thống. Điều này tạo ra thách thức không nhỏ đối với việc thực
hiện quyền tham gia của trẻ em nơi đây.
3.2. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC
QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ TRONG GIA ĐÌNH
3.2.1. Các vấn đề trẻ được tham gia quyết định trong gia đình
Khảo sát cho thấy, nhìn chung trẻ em đã được tham gia ở các mức độ
khác nhau và ở các khía cạnh khác nhau vào các quyết định liên quan đến
bản thân trong gia đình.
Về các vấn đề trẻ em được tham gia trong gia đình, trẻ em thường được
cha mẹ và người lớn trong gia đình trao đổi, hỏi ý kiến về vấn đề học tập
nhiều nhất (83,2% trẻ em; 92,9% cha mẹ), tiếp đến là các vấn đề quan hệ
xã hội (54,6% trẻ em; 60,7% cha mẹ) và các vấn đề sinh hoạt hàng ngày
(49,2% trẻ em; 69,3% cha mẹ). Các em ít được trao đổi, chia sẻ về vấn đề
vui chơi giải trí hơn cả (27,9% trẻ em; 53,6% cha mẹ).
3.2.2. Hình thức tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan
đến trẻ trong gia đình
Sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia
đình được xem xét thông qua 3 hình thức chủ yếu là: (1) trẻ được cung cấp
thông tin; (2) trẻ được thể hiện ý kiến, quan điểm của mình và (3) trẻ được
quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân.
Ở khía cạnh trao đổi, bày tỏ ý kiến, phần đông trẻ em (93,6%) và cha
mẹ (99,3%) cho rằng các em được cha mẹ và người lớn trong gia đình hỏi
ý kiến ở các mức độ khác nhau về những vấn đề có liên quan đến các em.
Chỉ một số ít trẻ em (6,4%) và cha mẹ (0,7%) cho rằng các em chưa bao
giờ được trao đổi, hỏi ý kiến.

Ở khía cạnh tiếp nhận thông tin liên quan đến bản thân, đại đa số trẻ em
(97,1%) và cha mẹ (97,1%) cho rằng các em được tiếp nhận thông tin ở
các mức độ khác nhau về những vấn đề liên quan đến bản thân. Chỉ một số


13

ít trẻ (2,9%) và cha mẹ (2,9%) cho rằng các em chưa bao giờ được cung
cấp thông tin về những vấn đề liên quan đến bản thân.
Ở khía cạnh đưa ra quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, tỷ lệ
trẻ em và cha mẹ cho rằng các em được quyết định những vấn đề liên quan
đến bản thân ở các mức độ khác nhau thấp hơn hẳn (tỷ lệ tương ứng 47,1%
và 20,8%).
Có thể thấy, sự tham gia của trẻ em chủ yếu ở khía cạnh tham gia ý kiến
và tiếp nhận thông tin về những vấn đề có liên quan đến bản thân. Sự tham
gia ở khía cạnh quyết định những vấn đề có liên quan là rất thấp. Đây có thể
được xem là kết quả của sự giao thoa khi Hà Nội đang trong quá trình một
mặt tiếp nhận những giá trị dân chủ, tiến bộ mới của hội nhập, song mặt khác
vẫn phải song hành với sự tồn tại các giá trị xưa cũ. Sự tham gia của trẻ em
tuy là giá trị đã được xác lập trong các gia đình ở Hà Nội nhưng hiện vẫn còn
ở giai đoạn đầu và cần có thời gian cũng như cần các yếu tố hỗ trợ khác để
tiến tới mức độ cao hơn là sự tham gia thực sự, toàn diện.
3.2.2.1. Hình thức trẻ được tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến
Đại đa số trẻ (94,7%) và cha mẹ (73,6%) trả lời trẻ em thường nói chuyện
trực tiếp, thẳng thắn với cha mẹ về những điều mà các em muốn. Rất ít trẻ (<
10%) bày tỏ ý kiến một cách gián tiếp như viết thư tay, viết thư điện tử, viết
nhật ký hay nói thông qua người khác và phương tiện khác để cha mẹ hiểu
được điều mình mong muốn.
Khi bày tỏ ý kiến với cha mẹ, trẻ em thường nói lên sở thích, mong
muốn, nguyện vọng (58,0%) cũng như quan điểm, cách nhìn nhận của

mình về vấn đề nào đó (57,6%).
Đáng lưu ý, khi ý kiến bày tỏ của các em bị cha mẹ và người lớn trong
gia đình bỏ qua thì phần đông các em tìm cách để bộc lộ, bày tỏ ý kiến vào
dịp khác (66,8%) hoặc nhờ người khác trao đổi lại ý kiến của mình với cha
mẹ (10,7%). Chỉ một số ít trẻ chấp nhận và nghe theo lời cha mẹ (14,6%)
hoặc không biết phải làm gì (7,9%).
3.2.2.2. Hình thức trẻ được tiếp nhận thông tin có liên quan đến bản
thân
Nhìn chung, trẻ được tiếp cận thông tin có liên quan đến bản thân chủ
yếu là từ cha mẹ và người lớn trong gia đình cung cấp trực tiếp (69,9% trẻ
em; 83,8% cha mẹ). Bên cạnh đó, trẻ cũng được cha mẹ tạo điều kiện để
được tiếp cận thông tin từ người thân (47,1% trẻ em; 55,9% cha mẹ) hay


14

từ các phương tiện truyền thông đại chúng (39,7% trẻ em; 69,1% cha mẹ).
3.2.2.3. Hình thức trẻ được quyết định những vấn đề có liên quan
đến bản thân
Các vấn đề liên quan đến trẻ trong gia đình chủ yếu là do cha mẹ quyết
định, trong đó phần nhiều là cha mẹ quyết định dựa trên ý kiến của trẻ
(42,1% trẻ em và 54,3% cha mẹ). Trẻ em ít được quyết định các vấn đề
của bản thân hơn, và quyết định của các em thường dựa trên ý kiến cũng
như việc cung cấp thông tin của cha mẹ (37,1% trẻ em và 17,9% cha mẹ).
Tỷ lệ trẻ được tự quyết định mà không phụ thuộc vào cha mẹ là rất thấp
(10,0% ý kiến trẻ em và 2,9% ý kiến cha mẹ).
3.2.3. Mức độ tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan
đến trẻ trong gia đình
3.2.3.1. Mức độ tham gia ý kiến vào các vấn đề liên quan đến bản
thân

Nếu như nhóm trẻ em cho rằng các em được tham gia trao đổi, bày tỏ ý
kiến ở mức độ thỉnh thoảng nhiều hơn (42,5% trẻ em; 20,0% cha mẹ) thì
nhóm cha mẹ lại cho rằng các em được tham gia ý kiến ở mức thường xuyên
nhiều hơn (33,6% trẻ em; 68,6% cha mẹ). Không ít trẻ em (17,5%) cho rằng
mình chỉ được hỏi ý kiến khi có việc nghiêm trọng liên quan đến bản thân,
trong khi tỷ lệ trả lời ý kiến này ở cha mẹ thấp hơn rất nhiều (0,7%).
Cha mẹ luôn có xu hướng nhận định theo hướng tích cực về việc tạo
điều kiện cho trẻ tham gia trong gia đình. Nhưng với trẻ thì việc tạo điều
kiện đó chưa hoàn toàn đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn
của trẻ.
3.2.3.2. Mức độ tiếp nhận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản
thân
Cả trẻ em (50,4%) và cha mẹ (65,7%) đều cho rằng các em thường
xuyên được tạo điều kiện để tiếp nhận thông tin về các vấn đề có liên quan
đến bản thân hơn. Rất ít người (2,9%) cho rằng các em chưa bao giờ được
tiếp cận với các thông tin này.
Tiểu kết
Chương 3 mô tả khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hà
Nội, quận Hai Bà Trưng và huyện Phú Xuyên, từ đó chỉ ra một số thuận
lợi, khó khăn của các địa bàn trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ
em. Trên cơ sở các dữ liệu định tính và định lượng thu thập từ kết quả


15

khảo sát thực địa, chương 3 đi vào đánh giá thực trạng sự tham gia của trẻ
em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình tập trung vào các
nội dung: những vấn đề trẻ được tham gia quyết định; hình thức trẻ tham
gia và mức độ trẻ tham gia.
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA

CỦA TRẺ EM VÀO CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRẺ
TRONG GIA ĐÌNH
4.1. NHÓM YẾU TỐ VĨ MÔ
4.1.1. Biến đổi kinh tế - xã hội
Hội nhập kinh tế toàn cầu gắn liền với những chính sách mở cửa, tự do
hóa thương mại đã biến Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất thế
giới trở thành một nước thu nhập trung bình thấp. Số người nghèo cùng cực
đã giảm từ trên 50% hồi đầu thập kỉ 1990 xuống còn 3% tại thời điểm hiện
nay. Xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc không chỉ trong
lĩnh vực kinh tế mà còn ở sự chuyển biến các giá trị, chuẩn mực gia đình.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống trước đây, quy tắc ứng xử trong gia
đình là phải tuân theo thứ bậc, tôn ti trật tự, cha mẹ dạy bảo thì con cái phải
nghe theo. Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống người dân
được nâng cao, nhu cầu đảm bảo cho sự sinh tồn không còn là đòi hỏi cấp
bách mà thay thế vào đó là nhu cầu hướng tới hạnh phúc cá nhân và chất
lượng cuộc sống, lúc này các giá trị cũ không còn phù hợp sẽ bị loại suy, các
giá trị mới được hình thành và phát triển, trong đó xu hướng đề cao dân chủ,
tự do cá nhân được coi trọng.
Thực tiễn biến đổi ở Việt Nam thời gian qua cho thấy có mối liên hệ
theo chiều hướng thuận giữa tăng trưởng kinh tế với cơ hội thực hiện
quyền tham gia của trẻ em. Tuy nhiên, mặt trái của hội nhập lại cho thấy:
nhu cầu phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ đẩy các gia đình tới nguy cơ phải
giảm thời gian chăm sóc con cái. Mặt khác, sự phát triển tính tự do cá nhân
không chỉ đưa số các gia đình ly hôn, ly thân tăng lên mà còn làm xuất
hiện thêm những hình thái gia đình mới như gia đình đơn thân, gia đình
đồng tính nhận con nuôi... Các loại hình gia đình khiếm khuyết này sẽ làm
hạn chế sự tham gia của trẻ em trong gia đình.
Tóm lại, quá trình hội nhập kinh tế mang đến nhiều cơ hội cũng như
những thách thức cho việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.



16

4.1.2. Luật pháp quốc tế và trong nước về quyền tham gia của trẻ
em
Công ước quốc tế về quyền trẻ em là văn kiện quan trọng và là cơ sở
thúc đẩy các nước trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ và thực hiện quyền
trẻ em trên toàn thế giới. Quá trình thực hiện quyền tham gia của trẻ em tại
Việt Nam kể từ khi ký cam kết thực hiện Công ước đến nay đã mang lại
nhiều thành tựu quan trọng, trong đó đáng lưu ý là tỷ lệ trẻ em tham gia
một cách tích cực, chủ động trong gia đình có sự biến đổi rõ rệt.
Từ sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Việt Nam đã
thể chế hoá quyền của trẻ em trong nhiều văn bản pháp luật, trong đó quan
trọng nhất phải kể đến Luật BVCS&GD TE. Bên cạnh đó, quan điểm của
Đảng, Nhà nước ta về quyền tham gia của trẻ em còn được thể hiện trong
hàng loạt các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Hiến pháp Nước
CHXHCN Việt Nam; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Giáo dục; Luật Báo
chí; Luật Hình sự; Luật Dân sự; Luật Phòng chống bạo lực gia đình;... Các
văn bản này là một hành lang pháp lý rất tốt, làm cơ sở cho quá trình thúc
đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ em Việt Nam.
Thực tế, tuy quá trình triển khai luật đã mang lại nhiều thành tựu đáng
kể, song một số văn bản pháp luật liên quan đến quyền tham gia của trẻ em
ở nước ta vẫn còn có những hạn chế, bất cập. Như một số kết quả nghiên
cứu chỉ ra rằng, một số văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến quyền
tham gia của trẻ em còn thiếu tính nhạy cảm, thân thiện với trẻ em, chưa
cân nhắc đầy đủ các đặc thù tâm, sinh lý của đối tượng này. Luật pháp,
chính sách về BVCS&GD TE quy định chưa đồng bộ và đầy đủ, một số
quy định còn chung chung, thiếu cụ thể. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực
hiện các quy định pháp luật về quyền tham gia của trẻ em chưa thật sự
nghiêm minh và đầy đủ do còn thiếu cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra.

Vì vậy một số kết quả đạt được trong việc thực hiện quyền tham gia của
trẻ em còn khiêm tốn,nặng về phô trương hình thức, thể hiện bề nổi,chưa
đi vào chiều sâu.
4.1.3. Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống
Là một quốc gia châu Á, Việt Nam có môi trường khó khăn hơn trong
việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em do Việt Nam có nét đặc trưng
của nền văn hóa phương Đông là hướng tới cộng đồng và tập thể nhiều
hơn là hướng tới vai trò, địa vị cá nhân như hướng tiếp cận của Công ước


17

quốc tế về quyền trẻ em. Đây là một trong những thách thức đối với việc
thực hiện quyền tham gia của trẻ em ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội
nói riêng. Mặt khác, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán truyền
thống như: lối sống gia trưởng, nặng về tôn ti, thứ bậc trong gia đình, dòng
họ, làng xã vẫn còn tồn tại song hành, gây cản trở sự tham gia của trẻ em.
Cùng với đó thì quan niệm truyền thống mang tính phân biệt như trẻ em
gái thường có vị thế thấp hơn trẻ em trai cũng là rào cản đối với sự tham
gia của trẻ em.
4.2. NHÓM YẾU TỐ VI MÔ
4.2.1. Nhóm yếu tố liên quan đến trẻ em
4.2.1.1. Độ tuổi của trẻ em
Khảo sát cho thấy “độ tuổi” là yếu tố có mối liên hệ với sự tham gia của
trẻ em. Nhóm thiếu niên lớn (15-17 tuổi) được tham gia vào các quyết định
liên quan đến bản thân trong gia đình nhiều hơn nhóm thiếu nhiên nhỏ (1114 tuổi) cả về khía cạnh tham gia, mức độ tham gia và các vấn đề được
tham gia.
Trẻ em 11-14 tuổi thường ít được quyết định các vấn đề liên quan đến
bản thân hơn mà chủ yếu do cha mẹ quyết định (cha mẹ tự quyết định và
quyết định dựa trên ý kiến của con cái), trong khi trẻ 15-17 tuổi được

quyết định các vấn đề của bản thân nhiều hơn (tự quyết định và quyết định
dựa trên ý kiến của cha mẹ).
Yếu tố độ tuổi cũng có mối liên hệ với tính tích cực, chủ động tham gia
trao đổi ý kiến của trẻ. Càng ít tuổi trẻ em càng có xu hướng chấp nhận và
nghe theo lời cha mẹ nhiều hơn khi ý kiến trao đổi của các em bị cha mẹ
và người lớn trong gia đình bỏ qua. Trẻ lớn thường tìm cách bộc lộ, bày tỏ
ý kiến vào dịp khác hoặc nhờ người khác trao đổi lại ý kiến của mình với
cha mẹ.
4.2.1.2. Giới tính của trẻ em
Yếu tố “giới” có liên hệ với việc trẻ được quyết định các vấn đề liên
quan đến bản thân. Trẻ em nam được quyết định các vấn đề có liên quan
đến bản thân nhiều hơn, trong đó có những vấn đề quan trọng đối với sự
phát triển của các em (như việc định hướng học lên cao, việc lựa chọn chế
độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi). Còn trẻ em nữ bị phụ thuộc vào quyết định
của cha mẹ và người lớn trong gia đình nhiều hơn.
Tính tích cực, chủ động tham gia trao đổi ý kiến của trẻ em nam cũng cao


18

hơn so với trẻ em nữ. Khi ý kiến đưa ra trao đổi bị cha mẹ và người lớn trong
gia đình bỏ qua, các em nam thường tìm cách bộc lộ, bày tỏ ý kiến vào dịp
khác hoặc nhờ người khác trao đổi lại ý kiến của mình với cha mẹ nhiều hơn
so với các em nữ. Ngược lại, các em nữ thường không biết làm gì hoặc chấp
nhận, nghe theo lời cha mẹ nhiều hơn so với các em nam.
4.2.1.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ em
Đặc điểm tính cách bạo dạn, sôi nổi, cá tính, dám bộc lộ bản thân, đề
cao sở thích, tự do cá nhân là yếu tố tâm lý thúc đẩy sự tham gia của trẻ
em vào các quyết định liên quan đến trẻ. Ngược lại, đặc điểm tính cách rụt
rè, nhút nhát, ngại thể hiện mình là yếu tố tâm lý cản trở sự tham gia của

trẻ vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình.
4.2.2. Nhóm yếu tố liên quan đến gia đình của trẻ em
4.2.2.1. Quy mô, cấu trúc gia đình
Quy mô gia đình nhỏ hẹp với số thế hệ và số thành viên trong gia đình
ít sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của trẻ. Trong gia đình ít con,
sự lắng nghe, tôn trọng sở thích, mong muốn của con cái cũng được đề cao
hơn so với các gia đình có đông con, điều này giúp trẻ được tham gia
nhiều hơn và ở mức cao hơn vào các vấn đề có liên quan đến bản thân.
4.2.2.2. Điều kiện kinh tế gia đình
Những gia đình có thu nhập càng cao thì sự quan tâm trao đổi, hỏi ý kiến
con cái càng lớn. Tỷ lệ cha mẹ ở các gia đình có thu nhập thấp (dưới 5
triệu/tháng) thường tự quyết định các vấn đề của con cái nhiều hơn so tỷ lệ
cha mẹ trong các gia đình có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ cha mẹ trong
các gia đình có thu nhập cao thường quyết định các vấn đề dựa trên ý kiến
của con cái cũng cao hơn so với tỷ lệ này ở các gia đình có thu nhập
thấp.Như vậy, “mức độ tham gia quyết định” và yếu tố “thu nhập” có mối
liên hệ mang tính chất phức hợp.
4.2.2.3. Môi trường sống, văn hoá gia đình
Trẻ em trong các gia đình cởi mở, các thành viên thường làm theo
những điều mình thích thì được tham gia ý kiến, được tiếp nhận thông tin
cũng như được quyết định về các vấn đề liên quan đến bản thân nhiều hơn.
Ở môi trường gia đình nề nếp, các thành viên ứng xử theo tôn ti trật tự, trẻ
em luôn nghe lời người lớn thì sự tham gia ý kiến và tiếp nhận thông tin về
các vấn đề liên quan của trẻ ít hơn. Và việc quyết định các vấn đề của các
em thuộc về cha mẹ nhiều hơn.
Trẻ em cho rằng các em luôn được khuyến khích bày tỏ ý kiến khi gia
đình đầm ấm, hòa thuận, cha mẹ và người lớn tuổi trong gia đình vui vẻ,
thoải mái, cởi mở hay cha mẹ có nhiều thời gian quan tâm đến con cái.
Ngược lại, khi gia đình mâu thuẫn, bất hòa, cha mẹ là người khó tính, áp



19

đặt con cái hoặc khi cha mẹ bận bịu, mệt mỏi thì trẻ em sẽ khó có thể bày
tỏ, tham gia ý kiến về các vấn đề liên quan đến bản thân.
4.2.3. Nhóm yếu tố liên quan đến nhận thức, thái độ của trẻ em và gia
đình đối với sự tham gia của trẻ
4.2.3.1. Hiểu biết về quyền tham gia của trẻ em
Nhìn chung trẻ em và cha mẹ đã biết đến quyền tham gia của trẻ em
nhưng sự hiểu biết về quyền này còn chưa đầy đủ và sâu sắc (chủ yếu mới
chỉ nghe nói đến quyền tham gia).
Những trẻ đã được đọc và được học về quyền tham gia của trẻ em thì
tham gia ý kiến và tiếp nhận thông tin về các vấn đề liên quan đến bản
thân ở mức thường xuyên nhiều hơn so với những trẻ chỉ nghe nói đến
quyền này. Đồng thời, các em cũng được quyết định các vấn đề của bản
thân nhiều hơn.
Tính tích cực tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến của những trẻ em đã được
học về quyền tham gia cao hơn so với những em mới chỉ nghe nói đến
quyền này. Khi ý kiến bày tỏ của trẻ bị cha mẹ và người lớn trong gia đình
bỏ qua thì những em đã được học về quyền tham gia luôn tìm cách bộc lộ,
bày tỏ ý kiến với cha mẹ vào dịp khác (76,6%) nhiều hơn so với những em
mới chỉ nghe nói đến quyền tham gia (60,6%). Ngược lại, những em chỉ
mới nghe nói đến quyền tham gia thường có xu hướng chấp nhận và nghe
theo lời cha mẹ nhiều hơn (16,8%) so với những em đã được học về quyền
tham gia (7,8%).
4.2.3.2. Nhận thức về năng lực và vai trò tham gia của trẻ em vào các
vấn đề có liên quan
Mặc dù nhận thức được rằng sự tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên
quan là cần thiết, mang lại lợi ích tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ và là
quyền mà trẻ em được hưởng nhưng cả cha mẹ và trẻ em (đặc biệt là cha

mẹ) lại chưa tin tưởng hoàn toàn vào khả năng ra quyết định, khả năng
tham gia giải quyết các vấn đề của trẻ. Nhiều cha mẹ còn đề cao quan
điểm truyền thống cho rằng cha mẹ và người lớn trong gia đình luôn có
những quyết định phù hợp cho trẻ em hơn.
Những trẻ em nhận định sự tham gia trao đổi, bày tỏ ý kiến của trẻ em
về các vấn đề liên quan đến bản thân là cần thiết và là quyền lợi của trẻ em
thì thực tế có sự tham gia trao đổi ý kiến với cha mẹ về các vấn đề có liên
quan đến bản thân ở mức thường xuyên nhiều hơn. Đồng thời, các em
cũng được quyết định các vấn đề của bản thân nhiều hơn. Ngược lại,
những em có suy nghĩ thiếu tích cực về vai trò và năng lực tham gia của
trẻ em thì thực tế ít được tham gia và quyết định các vấn đề có liên quan
đến bản thân hơn.


20

4.2.3.3. Thái độ của cha mẹ đối với sự tham gia của trẻ em vào các
vấn đề có liên quan
Về cơ bản, cha mẹ có thái độ tích cực đối với sự tham gia của trẻ em
vào các vấn đề có liên quan, tuy nhiên, thái độ này mới chỉ ở mức lắng
nghe ý kiến, còn thái độ hướng tới hành động khuyến khích, tạo điều kiện
để con tham gia ý kiến cũng như quan tâm đáp ứng ý kiến, nguyện vọng
của con còn hạn chế.
4.2.4. Nhóm yếu tố liên quan đến đặc điểm môi trường cộng đồng
xã hội nơi trẻ em sinh sống
Ở khu vực nội thành, sự giao thoa, hội nhập KT-VH-XH diễn ra nhanh
và mạnh mẽ hơn so với khu vực ngoại thành. Các quan niệm, giá trị của lối
sống hiện đại ngày càng được người dân nội thành chấp nhận rộng rãi hơn.
Sự bình đẳng, dân chủ ngày càng được coi trọng hơn, bởi vậy, ý kiến của
trẻ em nơi đây được coi trọng hơn. Trong khi đó, ở khu vực ngoại thành,

việc tiếp cận với các điều kiện phát triển, hội nhập KT, VH diễn ra chậm
chạp hơn. Tính đổi mới ở những khu vực này ít diễn ra trong khi tính bảo
thủ, trì trệ còn tồn tại nặng nề. Đây là rào cản lớn cho quá trình thực hiện
quyền tham gia của trẻ em.
4.2.5. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác giáo dục, truyền thông về
quyền tham gia của trẻ em
Sự tham gia của trẻ em trong gia đình bị ảnh hưởng bởi các kênh giáo
dục, truyền thông, trong đó phương tiện truyền thông đại chúng được đánh
giá là kênh truyền thông có tác động nhiều nhất tới nhận thức và sự tham
gia của trẻ em, tuy nhiên, hiệu quả nâng cao nhận thức một cách sâu rộng
về quyền tham gia của kênh thông tin này còn chưa cao.
Công tác giáo dục trong nhà trường có tác động đến nhận thức của trẻ em
và quyền trẻ em, tuy nhiên do sự hạn chế về thời lượng và nội dung giảng
dạy nên hiệu quả của kênh giáo dục này vẫn chưa đem đến nhận thức toàn
diện và sâu rộng cho trẻ em về quyền tham gia của trẻ em.
Công tác giáo dục, truyền thông tại cộng đồng địa phương về quyền
tham gia của trẻ em hiện nay chưa mang lại hiệu quả do nguyên nhân cả từ
phía những người làm công tác truyền thông và cả từ phía đối tượng được
truyền thông là cha mẹ, trẻ em và người dân trong cộng đồng.
Tiểu kết
Chương 4 đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em
vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình bao gồm các yếu tố vĩ
mô: biến đổi kinh tế - xã hội; luật pháp về quyền tham gia của trẻ em; đặc
điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống, cùng những yếu tố vi mô
liên quan đến trẻ em; gia đình; môi trường cộng đồng xã hội nơi trẻ em


21

sinh sống; nhận thức, thái độ đối với sự tham gia của trẻ; công tác giáo

dục, truyền thông về quyền tham gia của trẻ em.
KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý VỀ CHÍNH SÁCH
1. Một số vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứu
Thứ nhất, nhìn chung trẻ em ở Hà Nội hiện nay đã được tham gia vào các
quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. Tuy nhiên, sự tham gia của trẻ
em chỉ chủ yếu ở khía cạnh tham gia ý kiến và tiếp cận thông tin về những
vấn đề có liên quan đến bản thân, sự tham gia ở mức cao là quyết định những
vấn đề có liên quan khá thấp. Đây được xem là kết quả của sự giao thoa khi
Hà Nội đang trong quá trình một mặt tiếp nhận những giá trị dân chủ, tiến bộ
mới của hội nhập, song mặt khác vẫn phải song hành với sự tồn tại các giá trị
xưa cũ. Sự tham gia của trẻ em tuy là giá trị đã được xác lập trong các gia
đình ở Hà Nội nhưng hiện vẫn còn ở giai đoạn đầu và cần có thời gian cũng
như cần các yếu tố hỗ trợ khác để tiến tới mức độ cao hơn là sự tham gia
thực sự, toàn diện.
Thứ hai, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em vào các
quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình, trong đó bao gồm nhóm yếu tố
vĩ mô và nhóm yếu tố vi mô.
Những yếu tố cản trở sự tham gia của trẻ em trong gia đình bao gồm:
(1) Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán truyền thống kìm hãm sự phát
triển của cá nhân. (2) Sự hạn chế trong việc tổ chức triển khai một số luật
pháp, chính sách liên quan đến quyền tham gia của trẻ em, sự thiếu cơ chế
giám sát đảm bảo thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong thực tiễn cuộc
sống; (3) Sự hạn chế về tuổi tác, kiến thức, kinh nghiệm của trẻ em. (4)
Đặc điểm tâm lý, tính cách của trẻ. (5) Quy mô gia đình lớn (6) Điều kiện
kinh tế gia đình khó khăn. (7) Sự hạn chế trong nhận thức của cha mẹ và
trẻ em về quyền tham gia. (8) Sự hạn chế trong công tác giáo dục, truyền
thông về quyền tham gia của trẻ em.
Những yếu tố khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em trong gia
đình bao gồm: (1) Sự biến đổi kinh tế - xã hội; (2) Sự ra đời và dần đi vào
cuộc sống của hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế về quyền tham gia

của trẻ em; (3) Xu hướng gia đình hạt nhân hóa, ít con, gia tăng trình độ
học vấn; (4) Môi trường gia đình dân chủ, bình đẳng, cởi mở. (5) Thái độ
và niềm tin của cha mẹ đối với khả năng tham gia của trẻ. (6) Sự chủ động,
tích cực của bản thân trẻ trong việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
2. Một số gợi ý về chính sách nhằm đảm bảo thực hiện quyền tham
gia của trẻ em trong gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội


22

3. Kết luận
3.1. Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên cơ sở quyền con
người làm nền tảng xuyên suốt, trong đó đề cao quan điểm tiếp cận kết
hợp về quyền con người (thừa nhận quyền con người có tính phổ biến
nhưng cũng tính đến các đặc trưng về truyền thống văn hóa, trình độ phát
triển kinh tế, xã hội của khu vực khi thực thi quyền), lấy các nguyên tắc,
đặc tính về quyền con người làm cơ sở để xem xét, phân tích thực trạng và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi quyền trẻ em trong thực tiễn. Đồng
thời luận án cũng vận dụng lý thuyết hiện đại hóa, lý thuyết xã hội hóa và lý
thuyết nhu cầu để đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ trong gia đình. Việc vận
dụng các quan điểm, lý thuyết trên là phù hợp với đặc điểm hiện nay ở xã
hội Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập quốc tế.
Cụ thể, cách tiếp cận lý thuyết hiện đại đã giải thích được sự chuyển
biến từ xã hội Việt Nam truyền thống sang xã hội Việt Nam hiện đại khiến
đời sống của người dân được nâng cao rõ rệt, họ không còn quá bận tâm
về vấn đề mưu sinh như trước đây. Sự chuyển biến này dẫn đến sự biến
đổi quy mô, cấu trúc gia đình, từ đó kéo theo sự biến đổi khuôn mẫu giá
trị, chuẩn mực gia đình. Các giá trị truyền thống tuân theo quy tắc thứ bậc,

tôn ti trật tự trong gia đình và xã hội dần được thay thế bởi các giá trị dân
chủ, bình đẳng, tôn trọng tự do và tiếng nói của cá nhân. Xu hướng gia
đình hạt nhân hóa, ít con, gia tăng trình độ học vấn trong xã hội hiện đại là
những yếu tố làm tăng cường tính dân chủ, thúc đẩy sự tham gia của trẻ
em vào các quyết định trong gia đình.
Việc vận dụng lý thuyết xã hội hóa trong luận án giúp chúng ta có cách
tiếp cận đầy đủ, toàn diện về tính hai mặt của quá trình xã hội hóa các
khuôn mẫu giá trị trong gia đình: một mặt là quá trình trẻ em thụ động tiếp
nhận và thích nghi với những khuôn mẫu ứng xử trong gia đình và một
mặt khác quan trọng hơn là quá trình trẻ em chủ động biến đổi, thay thế
những giá trị cũ, lạc hậu, không thích hợp với xã hội mới, chuyển biến
những giá trị mới trở thành giá trị phổ biến trong gia đình. Đồng thời, lý
thuyết xã hội hóa cho phép giải thích cách thức các tiến trình xã hội như
tiến trình học hỏi theo kiểu “cha truyền con nối”; tiến trình tương tác giữa
trẻ em với môi trường sống xung quanh (nhóm bạn, cộng đồng xã hội,…);
tiến trình truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về quyền tham
gia của trẻ em tác động tới cách thức và mức độ cha mẹ trao quyền cho trẻ
em để trẻ được tham gia vào quá trình ra quyết định ở các mức độ khác
nhau.


23

Lý thuyết nhu cầu cho thấy sự phát triển của trẻ em ở giai đoạn vị thành
niên với nét đặc trưng là sự phát triển mạnh về nhu cầu được khẳng định
bản thân, điều này được minh chứng trong thực tế là trẻ em càng lớn lên thì
càng có nhu cầu được tham gia nhiều hơn vào các quyết định liên quan đến
trẻ trong gia đình.
3.2. Luận án vận dụng và góp phần phát triển thêm một số khái niệm về
sự tham gia, sự tham gia của trẻ em vào các quyết định liên quan đến trẻ

trong gia đình, đưa ra các chỉ báo về mức độ tham gia của trẻ em trong gia
đình để từ đó có thể đo đạc, đánh giá được mức độ tham gia của trẻ em
trong gia đình hiện nay.
3.3. Trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của trẻ em
trong gia đình, luận án rút ra một số luận điểm chính sau:
Sự tham gia của trẻ em phản ánh kết quả của việc hiện thực hóa quyền
tham gia của trẻ em trong thực tiễn. Mặc dù đã được luật hóa và được triển
khai trong đời sống xã hội nước ta một thời gian, nhưng trên thực tế các
qui định về quyền tham gia của trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền
trẻ em và Luật BVCS&GD TE nước ta vẫn chưa được thực hiện một cách
đầy đủ, đặc biệt trong môi trường gia đình. Lý luận tiếp cận về quyền con
người, trong đó có quyền trẻ em, chỉ rõ một số các nguyên tắc, đặc tính cơ
bản của quyền là tính bình đẳng, không phân biệt đối xử và tính phổ quát,
bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, trong thực tiễn, các nguyên tắc cơ bản này
chưa được đảm bảo, vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử về mặt giới, độ
tuổi trong thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
Mặt khác, về mặt lý luận, việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em
được đảm bảo bởi hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia và các văn bản
pháp lý quốc tế, trong đó cơ chế quan trọng bảo đảm thực hiện quyền là:
giáo dục, tuyên truyền, phổ biến các chuẩn mực quốc tế và các quy định
quốc gia về quyền tham gia của trẻ em cho mọi đối tượng, mọi tầng lớp,
mọi khu vực vùng, miền,… nhằm bảo vệ và thúc đẩy thực hiện quyền. Tuy
vậy, thực tiễn khảo sát cho thấy, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của
cha mẹ và trẻ em về hệ thống pháp luật có liên quan đến quyền tham gia
của trẻ còn hạn chế, đặc biệt là ở các địa phương.
Về thực tiễn thực thi pháp luật về quyền tham gia của trẻ em ở nước ta,
một trong những hạn chế, bất cập cần phải đề cập đến là các chế tài, biện
pháp xử lý các trường hợp vi phạm việc thực hiện quyền tham gia của trẻ
em trong gia đình còn yếu kém. Hầu hết các trường hợp vi phạm quyền
này chưa được xử lý nghiêm minh bởi một mặt không có điều khoản nào

trong luật quy định về hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm quyền
này, mặt khác, nó bị cản trở bởi quan niệm “đó là việc nội bộ gia đình”, vì


×