Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề cương NCKK nhận thức về giáo dục giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.76 KB, 7 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH & XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CS II)
PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Dùng cho Sinh viên)
1. Tên đề tài:
“ Tìm hiểu thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh
trường THPT Nguyễn Hữu Cầu”.
2. Chủ nhiệm đề tài:
- Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Minh Châu
- Điện thoại: 01696712458

Lớp: ĐH14CT2
Email:

- Địa chỉ liên lạc: 8T, TCH 18, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.Hồ Chí
Minh.
3. Giảng viên hướng dẫn:
- Họ và tên:
- Chức danh:
- Đơn vị công tác:
4. Thành viên tham gia đề tài:
STT

Họ và tên sinh viên

Lớp

Địa chỉ liên hệ
21 Lê Trung Nghĩa, Quận Tân Bình,

1



Nguyễn Minh Hiệp

ĐH14CT2 Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0931849348

2

Dương Thị Sương

ĐH14CT2 Quận 12, Tp Hồ Chí Minh

3

Nguyễn Thị Yến Nhi

ĐH14CT2 Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh

5. Tính cấp thiết của đề tài

1


Xã hội ngày càng đổi mới, đời sống người dân bớt cơ cực, nỗi lo về cơm ăn, áo
mặc cho con trẻ không còn là mối lo thường trực nữa. Người dân có điều kiện để chăm
chút con hơn với các loại đồ ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Thế hệ trẻ đang ở tuổi vị
thành niên, thanh thiếu niên của Việt Nam đang lớn rất nhanh, các nhu cầu hiểu biết về
sinh lí, tình dục cũng bộc lộ sớm hơn so với các thế hệ trước.
Trẻ chắc chắn sẽ bỡ ngỡ trước những thay đổi về hình thể của bản thân hay bạn
bè. Trong khi đó, một phần do tâm lí xã hội Á Đông ngại đề cập đến những chuyện tế

nhị, một phần vì chính cha mẹ, thầy cô giáo và bạn bè các em cũng không được trang
bị tốt về kiến thức giáo dục giới tính để truyền đạt cho các em, làm cho các em không
được định hướng rõ ràng, tỉ mỉ. Thậm chí còn bị ngăn cấm khi cố gắng tìm hiểu về các
kiến thức giáo dục giới tính. Điều đó, một mặt khiến các em càng tò mò, càng muốn tự
tìm hiểu và dễ bị kích thích ảnh hưởng bởi các hình ảnh trên phim, ấn phẩm giải giải
trí dễ dãi, dẫn đế việc các em bị lệch lạc về nhận thức cũng như hành động nông nổi
thiếu suy nghĩ không lường trước được hậu quả.
Việt Nam đang là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.
và trong số những ca nạo phá thai đó thì tỉ lệ trẻ vị thành niên chiếm tỉ lệ khá cao đáng
báo động. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp mắc phải những bệnh lây qua đường tình
dục và nghiêm trọng là mắc phải bệnh AIDS.
Xuất phát từ lý do trên, nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh trường THPT Nguyễn Hữu
Cầu” nhằm tìm hiểu về nhận thức của học sinh về vấn đề này và biết được những
nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó với. Đồng thời, chúng tôi dựa vào kết quả nghiên
cứu nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho các em về
giáo dục giới tính để các em trang bị cho mình kiến thức vững vàng để dễ dàng xử lý
vấn đề lúc gặp khó khăn.
6. Tình hình nghiên cứu
Giới dục giới tính là một điều hết sức cơ bản và bình thường ở nhiều nước trên
thế giới. Trong khi trẻ mầm non ở Việt Nam mới chỉ tập làm quen với màu sắc, đồ
vật… thì trẻ mầm non ở Anh đã được học giáo dục giới tính. Việc này được quy định
trong pháp luật nước Anh, cụ thể là trẻ em khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu được học về giới
tính như một môn bắt buộc cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
2


Nếu như tại nhiều quốc gia khác, cha mẹ thường cảm thấy ái ngại và bối rối,
không biết phải mở lời với các con như thế nào về chủ đề giới tính thì tại Hà Lan, chủ
đề này được các gia đình đề cập đến rất thường xuyên trong những lúc quây quần bên

nhau.
Bên cạnh đó, giáo dục giới tính được đưa vào giảng dạy ở Hà Lan từ rất sớm.
Thậm chí, trẻ em bậc tiểu học ở nước này còn được học những bài học về tôn trọng
những người chuyển đổi giới tính, lưỡng tính hay đồng tính.Có lẽ nhờ phương pháp
giáo này mà Hà Lan luôn được ca ngợi là một trong những quốc gia đi đầu về giáo dục
giới tính. Ngoài ra, Hà Lan còn là một trong những nước có tỉ lệ mang thai tuổi vị
thành niên thấp nhất trên thế giới (khoảng 0,5%).
Còn ở Việt Nam, vấn đề đưa chương trình Giáo dục giới tính cho học sinh vào
chính khóa đã được nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm qua, những ngành giáo dục vẫn
chưa có những hoạt động cụ thể để thực hiện những nhu cầu trên. Trong khi đó, nhu
cầu được giáo dục giới tính của các em học sinh ở các trường học là rất cao khi các
bạn phải thường xuyên đối mặt với những khó khăn, thách thức những tình huống bất
ngờ xảy ra xung quanh trong đời sống của các em.
Xuất phát từ mối quan tâm đó, nhiều nhà tâm lý học và quản lý giáo dục đã có
nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu về nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh,
sinh viên của các trường với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của các em từ
đó có hướng can thiệp và đưa ra giải pháp thích hợp nâng cao nhận thức về giáo dục
giới tính cho học sinh sinh viên.Có thể kể đến các cuộc khảo sát và nghiên cứu như:
• Một khảo sát do PGS TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn về “Nhận thức và thái độ của
học sinh PTTH đối với một số nội dung giáo dục giới tính” . Đề tài tìm hiểu
thực trạng nhận thức và thái độ của 320 em học sinh PTTH đối với nội dung
giáo dục giới tính từ đó tìm ra những nguyên nhân của thực trạng để đề xuất các
biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức và thái độ của các em đối với vấn
đề này, chúng tôi đã tìm hiểu vốn hiểu biết và nhận thức về sự cần thiết của nội
dung giáo dục giới tính cũng như tìm hiểu sự thích thú, tán thành, e ngại trong
thái độ của các em đối với nội dung giáo dục giới tính.
• Một nghiên cứu khác của Đoàn Kim Thắng Viện Xã hội học về Nhu cầu giáo
dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh THPT nghiên cứu tại bốn
trường nội thành Hà Nội. Đề tài tìm hiểu về thực trạng hiểu biết kiến thức, thái
3



độ, hành vi của học sinh ở nội thành Hà nội về giáo dục giới tính và sức khỏe
sinh sản. Và tìm hiểu những nhu cầu nhận thức về giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản của học sinh. Từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao nhận thức
cho các em về vấn đề này.
Qua các cuộc khảo sát và nghiên cứu trên ta có thể thấy nhu cầu hiểu biết về giáo dục
giới tính của học sinh, sinh viên hiện nay là rất cao. Tiếp nối các công trình nghiên cứu
trên, thực hiện đề tài nghiên cứu này nhóm chúng tôi hy vọng sẽ phát hiện ra các yếu
tố ảnh hưởng đến tiếp cận kiến thức về giáo dục giới tính của học sinh THPT. Từ đó
tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức cho các em về giáo dục giới
tính.
7. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm ra thực trạng nhận thức
về giáo dục giới tính của học sinh THPT Nguyễn Hữu Cầu. Từ đó đề ra những biện
pháp nhằm nâng cao nhận thức cho các em về vấn đề này.
Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản, chính xác, hữu ích về giới tính. Từ đó giúp
hình thành nhận thức đúng đắn về vấn đề này, có trách nhiệm trong các mối quan hệ,
tránh được hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Chuẩn bị cho tuổi mới lớn về tâm lý trước phát triển sinh lý, về nhận thức để
định hình nhân cách, tạo sức mạnh nội tâm đề kháng trước những bùng nổ giới tính
của bản năng có thể gây hại cho bản thân, xung quanh.
8. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Làm rõ được các khái niệm liên quan đến đề tài như: trẻ vị thành niên, nhận
thức, giáo dục, giáo dục giới tính, học sinh THPT,…
 Tìm hiểu thực trạng việc học sinh tại trường THPT Nguyễn Hữu Cầu tiếp cận
với giáo dục giới tính.
 Làm rõ những yếu tố gây hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục giới tính trong
trường học.
 Nêu ra những kiến nghị - giải pháp để nhằm giúp nâng cao nhận thức về giáo

dục giới tính cho học sinh.
9. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh trường
THPT Nguyễn Hữu Cầu.
4


 Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi đi tìm hiểu về nhận thức
của học sinh về các vấn đề như sau: cơ thể học, tâm lý học, kỹ năng tự bảo
-

vệ,…
Địa bàn: Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu.
Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 10, 11, 12.(từ 16 đến 18 tuổi)

10. Phương pháp NCKH sử dụng để thực hiện đề tài
Thực hiện đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của
học sinh THPT Nguyễn Hữu Cầu” chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
1. Phương pháp luận
Dùng phương pháp này để nghiên cứu sự phát triển tâm lý của các em học sinh
thông qua các thuyết tâm lý học: thuyết phân tâm của Freud, thuyết Nhu cầu
của Maslow, thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erik Erikson,…
2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Đề
cương nghiên cứu sử dụng phương pháp này để có thể thu thập được nhiều
thông tin trong thời gian ngắn mà không mất nhiều công sức, dễ xử lý thông tin
khi có được kết quả nghiên cứu.
3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn có thể xâm nhập trực tiếp, tìm hiểu sâu vào các vấn đề
phức tạp, từ đó phát hiện ra mâu thuẫn ẩn chứa bên trong. Thông tin nhận được
sâu sắc và rộng rãi hơn so với điều tra bằng bảng hỏi. Thực hiện phương pháp
này thì người nghiên cứu đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ năng giao tiếp,
khả năng hiểu biết về con người và cần quan sát đối tượng, kiểm tra độ chính
xác bằng câu hỏi phụ.
4. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có kỹ năng thống kê để đưa ra
những con số cụ thể thông qua khảo sát. Từ đó có cái nhìn khách quan sát với
thực tế và làm rõ được vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó sử dụng phần mềm
SPSS để xử lý số liệu dễ dàng hơn cho việc tổng hợp thông tin.
5. Phương pháp quan sát

5


Đề cương nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu này để thu
được một bức tranh toàn diện về đối tượng nghiên cứu, thông tin thu được sẽ
phong phú, đa dạng và sinh động, phương pháp này dễ thực hiện mà không gây
ảnh hưởng tới đối tượng.
11. Kết quả của đề tài nghiên cứu
 Sản phẩm của đề tài:
- Biết được thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh;
- Thấy rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng nhận thức của học sinh;
- Những biện pháp cụ thể để nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính của học
sinh.
 Ứng dụng cụ thể:
-Làm tư liệu phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên và
Khoa Công tác xã hội – Trường Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở II).
12. Đề cương của đề tài (Dự thảo)

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tính cấp thiết của đề tài
Tình hình nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Cấu trúc đề tài nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung liên quan đến nhận thức về giáo dục giưới
tính của học sinh
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1 Một số nghiên cứu về giáo dục giới tính cho trẻ VTN trên thế giới
1.2 Một số nghiên cứu về giáo dục giới tính cho trẻ VTN ở Việt Nam
2. Một số khái niệm
2.1 Khái niệm nhận thức
2.2 Khái niệm giáo dục

2.3 Khái niệm giáo dục giới tính
3. Đặc điểm tâm, sinh lý tuổi VTN
6


Chương II: Thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh trường
THPT Nguyễn Hữu Cầu
1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
2. Thực trạng nhận thức về giáo dục giới tính của học sinh
2.1 Kết quả nghiên cứu
2.2 Những yếu tố làm hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục giới tính của học sinh
3. Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục giới tính cho học sinh
THPT Nguyễn Hữu Cầu
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
2. Kiến nghị
11. Thời gian thực hiện: 3 tháng

Ngày ........./......./.............. Ngày ........./......./.............. Ngày 03/ 10/ 2016

LÃNH ĐẠO KHOAGIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

7



×