Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thế giới Nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích nguyên hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.25 KB, 20 trang )

THẾ GIỚI NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA
NGUYÊN HƯƠNG
MỞ ĐẦU
Truyện cổ tích là thế giới mà bao thế hệ tuổi thơ đắm mình vào đó. Đó là nơi
mà những bà Tiên, ông Bụt xuất hiện để gieo mầm những ước mơ, hoải niệm,
những niềm tin những bài học để răn dạy mỗi con người những bài học vô cũng
giá trị. Mỗi câu truyện, dù là cổ tích dân gian hay cổ tích hiện đại cũng đều thể
hiện những quan niệm, những triết lý về con người, về nhân sinh xã hội được đúc
kết qua nhiều thế hệ.
Nếu truyện cổ tích dân gian là những sáng tác tập thể, thể hiện sự hiểu biết
và trí tuệ của nhân dân, thì cổ tích hiện đại là một trong những thể loại mới thể
hiện sự tưởng tượng và sáng tạo đầy phong phú của các nhà văn.
Truyện cổ tích hiện đại là “một thể loại văn học có sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa yếu tố dân gian và yếu tố hiện đại. Các tác giả dùng hình thức dân gian để
trình bày một vấn đề, một nội dung mới, hiện đại… Cổ tích hiện đại là sản phẩm
của một cá nhân trong quá trình tìm tòi, sáng tạo, thể hiện mối quan hệ giữa truyền
thống và hiện đại, sự kế thừa và cách tân” (Lã Thị Bắc Lý, Truyện viết cho thiếu
nhi sau năm 1975, trang 115). Nếu trước năm 1975, trong những sáng tác của
mình, Tú Mỡ và Nguyễn Huy Tưởng đã có xu hướng mượn truyện cổ tích dân gian
để viết lại, thì sau năm 1975 phải kể đến những tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ,
Nguyên Hương…
Với thể loại truyện cổ tích hiện đại, Nguyên Hương là một cây bút
mới (xuất hiện khoảng cuối 2014). Với 40 truyện ngắn được in thành 8 tập truyện
mang tên: Viên ngọc bùa mê, Bịt mắt bắt kẻ nói dối, Gương thần, Tấm thảm bay,
1


Đôi hài vạn dặm, Chiếc áo tàng hình, Vùng đất bị phù phép và Sự tích cầu
vồng (Nhà xuất bản Trẻ), truyện cổ tích Nguyên Hương không chỉ là không chỉ là
những câu truyện cổ tích hiện đại viết cho trẻ em, mà nó còn là thế giới ảo mộng
với hàng loạt các nhân vật kì ảo mang tới cho trẻ thơ và người lớn những bài học


nhân văn sâu sắc.
Thông qua những sáng tác, Nguyên Hương đã đưa những nhân vật kì ảo của
mình vào thế giới tưởng tượng của trẻ thơ một cách tự nhiên. Qua đó rút ra những
bài học răn dạy cho người đọc và qua đó cũng giúp cho trẻ em nuôi dưỡng tinh
thần, tình yêu với thế giới mộng của mình. Chính vì vậy, người viết quyết định
chọn đề tài: Thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích của Nguyên Hương để
làm rõ vấn đề trên.

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................................................3

THẾ GIỚI NHÂN VẬT KÌ ẢO TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
NGUYÊN HƯƠNG
1.

Vị trí và vai trò của nhân vật kì ảo

Truyện cổ tích Nguyên Hương là một thế giới đa màu sắc với vô vàn những
điều kì lạ và thú vị. Lấy cảm hứng từ các nhân vật cổ tích quen thuộc trong và
ngoài nước, nhà văn Nguyên Hương đã mang lại cho người đọc một thế giới cổ
tích mới. Một trong những yếu tố làm nên sự thành công của truyện cổ tích
Nguyên Hương chính là thế giới nhân vật kì ảo.
- Sự tích cầu vồng: Tập sách gồm 5 truyện: Sự tích đèn ngôi sao, Sự tích
nấm hương, Vì sao con nhện có 8 chân, Sự tích cầu vồng, Mèo mun.
- Vùng đất bị phù phép: Tập sách gồm 5 truyện: Con mèo đi guốc; Vùng
đất bị phù phép; Hai điều ước; Chiếc mũ bốn mùa; Thử giày.


3


- Chiếc áo tàng hình: Tập sách gồm 5 truyện: Thục Sanh và Lý Thanh, Quà
tặng của Cá Vàng, Chiếc áo tàng hình, Nồi thần, Biến nhập! Biến xuất!
- Đôi hài vạn dặm: Tập sách gồm 5 truyện: Cây bút kỳ diệu, Những chiếc
đèn thần, Đôi hài vạn dặm, Ăn táo trả vàng, Sáu lần biến hóa.
- Tấm thảm bay: Tập sách gồm 5 truyện: Chữ A và chữ E; Cha, mẹ, con và
Cá Vàng, Hai viên ngọc ước, Vịt đẻ trứng vàng, Tấm thảm bay.
- Gương thần: Tập sách gồm 5 truyện: Lá thần, Những nàng tiên cá, Bài
học cho Tiên Nhỏ, Quà tặng của phù thủy, Gương thần.
- Bịt mắt bắt kẻ nói dối: Tập sách gồm 5 truyện: Bài học của Thần Xui Xẻo,
Bịt mắt bắt kẻ nói dối, Ai xứng đáng?, Sự trừng phạt của Thần Gió, Công chúa
trong chum.
- Viên ngọc bùa mê: Tập sách gồm 5 truyện: Công chúa ngủ trong vườn,
Khăn Xanh và Khăn Đỏ, Nàng Út ống trúc, Nàng Ly và quái vật, Viên ngọc bùa
mê.

4


Với 40 tác phẩm trong tám tập truyện, chúng tôi đã thống kê được 26 tác
phẩm có sự xuất hiện của nhân vật kì ảo. Dù là nhân vật chính hay phụ, thậm chí
chỉ xuất hiện thoáng qua với ý nghĩa là nguyên nhân của rủi ro hay là cái cớ để
nhân vật xuất hiện thì thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích Nguyên Hương
vẫn rất hấp dẫn bạn đọc, nhất là những bạn đọc nhỏ tuổi. Chúng tôi đưa ra bảng
thống kê dưới đây:

1. Hai viên ngọc ước
2. Vịt đẻ trứng vàng

3. Tấm thảm bay
4. Sự tích đèn ngôi sao
5. Vì sao con nhện có 8 chân
6. Sự tích nấm hương
7. Công chúa ngủ trong rừng
8. Nàng Ly và quái vật
9. Viên ngọc bùa mê
10.Những chiếc đèn thần
11.Đôi hài vạn dặm
12.Sáu lần biến hóa
13.Lá thần
14. Những nàng tiên cá
15. Bài học cho Tiên Nhỏ
16. Vùng đất bị phù phép
17.Chiếc mũ bốn mùa
18. Ai xứng đáng
19. Nồi thần
20. Qùa tặng của phù thủy
21. Gương thần
22. Hai điều ước
23. Sự trừng phạt của thần gió
24. Công chúa trong chum
25. Chiếc áo tàng hình
26. Biến nhập biến xuất

Tiên Nhỏ, Tiên Già
Thần Gió
Tiên Thảm Bay
Tiên Chị, Tiên Nhỏ
Bà Tiên, Phù Thủy Xí Xọn

Tiên Bà, Phù Thủy
Phù Thủy
Phù Thủy
Phù Thủy
Thần Đèn
Thần Hài Vạn Dặm
Bà Tiên Già
Thần Rừng
Nàng tiên cá
Tiên Nhỏ, Tiên Gìa, Phù Thủy Nhí
Nàng Tiên, Phù Thủy
Thần Bốn Mùa
Bà Tiên Già
Thần Rừng
Bà Tiên, Thủy Thần
Gương Thần, Phù Thủy
Thần Núi
Thần gió
Phù Thủy
Phù Thủy
Bụt

5


Các tập truyện được nhà xuất bản ra mắt trong một thời gian không cách xa
nhau, nên việc tiếp nhận tác phẩm vì thế cũng liền mạch. Tạo nên một thế giới cổ
tích mới khá trọn vẹn cho các em thiếu nhi tham gia tưởng tượng, và học hỏi.
Đến với thế giới nhân vật kì ảo là đến với sự hiện diện của cái đẹp và cái xấu
song song tồn tại. Ở nơi đó có những nàng Tiên xinh đẹp, những vị thần quyền uy

và cả những mụ phù thủy xấu xa độc ác. Trong hai mươi sáu câu chuyện có sự xuất
hiện của nhân vật kì ảo chúng ta thấy có Thần Gió, Thần Núi, Thần Bốn mùa,
Thần Rừng, Đèn Thần, bà Tiên,.. Các vị thần này luôn mang đến cho con người
những điều tốt đẹp, hạnh phúc và may mắn. Ở thế giới đó còn có những nàng tiên
“mái tóc mượt mà trên vai, áo xanh lấp lánh hào quang như nắng, giọng dịu dàng,
trong trẻo” ( Vùng đất bị phù phép ), có nàng Tiên Nhỏ tinh nghịch nhưng tốt
bụng, có Tiên Chị và Tiên Bà nhân từ luôn dạy những điều tốt đẹp và cả những bài
học cho Tiên Nhỏ. Có nàng tiên cá yêu kiều mang “gương mặt thiếu nữ xinh đẹp,
mái tóc lượn sóng, giọng du dương” ( Những nàng tiên cá). Trong truyện cổ tích
6


mới này, tác giả không chỉ mang đến cho độc giả hình ảnh của những vị thần tiên
xinh đẹp, hiền diệu mà bên cạnh đó, Nguyên Hương còn đặt những vị phù thủy xấu
xí và độc ác ở bên cạnh những thần tiên xinh đẹp. Những phù thủy xấu xí với
“những bộ áo đen tua tủa gai nhọn trên người” ( Vùng đất bị phù phép) – là những
nét mới trong cổ tích hiện đại mà không có trong cổ tích dân gian. Phù thủy là hình
ảnh xuất hiện khá phổ biến trong truyện cổ tích phương Tây. Tác giả mang những
vị phù thủy độc ác xấu xa này đặt cạnh các thần tiên xinh đẹp, tốt bụng để nhấn
mạnh sự đối lập, khác biệt giữa thiện – ác, tốt – xấu. Những phù thủy này không
chỉ hại những người vô tội mà còn hại ngay cả đồng loại của mình. Phù thủy Đỏm
Dáng thì chuyên ăn cắp nhăn sắc của các công chúa xinh đẹp để che đậy cái hình
dáng - vốn là một con chuột chù xấu xí của mình. Phù thủy Xí Xọn thì lúc nào
cũng quát mắng và đe dọa người khác. Khi phù thủy Xí Xọn thua cuộc, các phù
thủy khác đã hóa phép biến Xí Xọn thành một con nhện có tám chân. Trong khi
các vị thần tiên mang phẩm chất tốt đẹp, yêu thương, giúp đỡ người khác thì thế
giới phù thủy tràn đầy những ích kỉ, nhỏ nhen, chuyên làm hại đến người dân và
thường thách thức các vị thần tiên. Sự đan xen giữa những nhân vật kì ảo đó đã tạo
nên một thế giới sinh động đầy màu sắc gây hứng thú và dẫn dắt trẻ thơ bước vào
khu vườn tưởng tượng.

2.

Phân loại và vai trò của nhân vật kì ảo trong việc giáo dục thẩm mĩ
Dựa vào nội dung biểu đạt và giáo dục người viết tạm thời chia nhân vật kì

ảo ra làm hai tuyến nhân vật chính: nhân vật thần tiên (hiền thần), nhân vật ác thần
(phù thủy). Mỗi tuyến nhân vật lại mang một giá trị giáo dục thẩm mĩ khác nhau,
tạo nên những bài học sâu sắc, mang tính nhân văn và thẩm mĩ cho thiếu nhi.
2.1 Thế giới hiền thần– thế giới tưởng tưởng của tuổi thơ Việt
Đến với thế giới cổ tích mới của Nguyên Hương, ta bắt gặp được hình ảnh
các bà tiên, ông tiên, thần gió, thần đèn,...xuất hiện khá nhiều.
7


Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó
là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết
truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người
mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn. Nếu
thiếu vắng những nhân vật này thì sẽ không còn cổ tích. Sự xuất hiện của nhân vật
kì ảo này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta: Những ông Bụt,
ông Thần, bà Tiên hiện ra, ban những điều ước tốt lành cho con người. Đây là
những nhân vật mang lại những điều mà con người không làm được với phép thuật
và điều ước. Đó mang vào thế giới tuổi thơ niềm tin về ước mơ. Nhờ bà Tiên Gìa
ban điều ước mà sau sáu lần biến hóa, từ một trưởng làng, biến thành một người
trồng rau, rồi đến một dòng sông, những ngọn núi và cả con ngựa, cuối cùng
chàng Kha tìm lại chính mình (Sáu lần biến hóa). Tiên Thảm Bay, sau khi chứng
kiến sự chăm chỉ, kiên trì và cả tốt bụng của chàng Linh thì tặng cho chàng Linh
Tấm thảm Tình Yêu để chàng sống hạnh phúc cùng người vợ yêu dấu của mình.
(Tấm thảm bay). Thần Gió vì cảm thương cho sự hiếu thảo của chàng trai nghèo
cũng như tấm lòng của một người mẹ, thần đã tặng cho bà mẹ già của chàng trai

nghèo một con vịt thần kì. Con vịt này đẻ trứng vàng, trứng bạc để bà mẹ già kia
giúp đỡ mọi người hàng xóm, láng giềng xung quanh kia (Vịt đẻ trứng vàng).
Trong truyện Sự tích nấm hương, Bà Tiên ban tặng cho dân làng một loại nấm quý.
Tất cả các các nấm trong rừng đều trở thành một vị thuốc đặc biệt, có thể chữa
được những bệnh do rắn và côn trùng cắn.. Đến với Lá thần, bạn đọc sẽ thấy được
sự kì diệu của món quà mà Thần Rừng tặng chàng Lâm - lá cây thần để chữa bệnh
cho mọi người. Nhờ có chiếc lá thần kì kia mà chàng Lâm đã cứu sống không biết
bao nhiêu người. Và rồi, chàng đã dùng cả tính mạng của mình để mang hạnh
phúc, bình an đến cho mọi người.

8


Nhưng trong truyện cổ tích của Nguyên Hương thế giới nhân vật kì ảo làm
cho truyện cổ tích Nguyên Hương khác với truyện cổ tích dân gian, bên cạnh
những nhân vật thần tiênquyền lực luôn có nhìn nhận đúng đắn để thưởng phạt
phân minh, thì cũng có những Tiên Nhỏ lười học, mắc sai lầm như:
Hai viên ngọc ước: vì chỉ đánh giá bên ngoài qua một lần gặp gỡ nên hai
lần Tiên Nhỏ tặng ngọc đều sai cả hai, đến cả Tiên Vương cũng không thể thu hồi
ngọc, vì vậy mà tác giả giải thích vì sao trần gian còn những nơi sỏi đá và chiến
tranh. Điều này đã đem đến cho truyện cổ tích của Nguyên Hương hơi thở hiện đại,
phải nhìn nhận đa diện, nhiều chiều mới có thể đánh giá đúng con người và sự vật.
Truyện Sự tích đèn ngôi sao Tiên Nhỏ lười biếng nên không thể sử dụng
phép thuật, nên cây đũa thần chỉ có thể dùng để gắn ngôi sao băng và làm thành
chiếc đèn ông sao.
Như vậy, với những nét đổi mới, Nguyên Hương đã đưa nhân vật thần tiên
trở nên gần gũi với con người hơn. Tiên cũng phải học hành, lúc nhỏ cũng mắc sai
lầm như con người.
Trong một số truyện cổ tích của Nguyên Hương, nhân vật thần tiên không
phải yếu tố quyết định cho sự vượt qua khó khăn để tiến đến hạnh phúc mà nằm ở

trí thông minh và tấm lòng của con người. Chẳng hạn như truyện Hai điều ước,
Thần Núi ban cho hai anh em mỗi người một điều ước, và hạnh phúc không phải là
đích đạt được mà con đường đến với đích đó. Hay các truyện trong tập Bịt mắt bắt
kẻ nói dối: Bài học của thần xui xẻo, Ai xứng đáng , Sự trừng phạt của Thần Gió,
Công chúa trong chum. Chính trí thông minh, tấm lòng, ý chí của con người đã
giúp nhân vật vượt lên khó khăn, để có lựa chọn đúng đắn đm đến hạnh phúc cho
mình.

9


Thế giới hiền thần còn là thế giới của những điều tốt lành. Thế giới cổ tích
đã mang đến cho con người những những ông Bụt, ông Thần, bà Tiên hiện ra, ban
những điều ước tốt lành cho con người. Cổ vũ tinh thần cho con người hướng con
người đến những giá trị chân- thiện- mĩ.
Như vậy, dưới sự giúp đỡ của những vị thần tiên tốt bụng, những điều ước
của những con người lương thiện đều trở thành hiện thực. Nhờ những món quà vô
giá ấy mà con người nhận ra chính mình và cả hy sinh chính mình vì cuộc sống.
Con người sống trong cuộc sống phải biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ lẫn
nhau sẽ được hạnh phúc và gặp những điều tốt lành.
2.2

Thế giới hiền thần bật lên ngọn đèn chân – thiện – mĩ
2.2.1 Thế giới hiền thần - Nơi tính thiện ngự trị
Trong khi những vị hiền thần mang đến những điều ước tốt đẹp cho con
người thì ngược lại, thế giới phù thủy mang đến những mầm họa, tai ương và cả
những lời nguyền độc ác cho con người. Phù thủy đã hóa phép cho công chúa ngủ
mê man trong rừng, đợi đến khi có hoàng tử tốt bụng đến cứu mới thoát khỏi
kiếpnạn. Họ còn biến hoàng tử thành con ngựa chỉ vì hoàng tử khôi ngô kia không
chấp nhận làm con rể cho mụ phù thủy. Hoàng hậu và và chín mươi tám tiểu thư,

công chúa xinh đẹp bị mụ phù thủy xấu xí biến thành những con vịt,.. Phù thủy
dùng ngọc bùa mê để mê hoặc hoàng tử, đã đe dọa quan tể tướng để được làm
hoàng hậu. Chính những lúc ấy, các vị thần tiên đã đến cứu giúp và hóa giải
những lời nguyền đó. Gương thần đã trả lại hình hài xinh đẹp cho các công chúa,
hoàng hậu, hoàng tử sau bao năm tháng bị mắc lốt thú do lời nguyền của phù thủy
gây ra. Và Gương thần cũng đã lột mặt nạ, vạch trần gương mặt xấu xa của mụ phù
thủy.Trong truyện Vùng đất bị phù phép, phù thủy đã hóa phép cho mảnh đất của
tên phú hộ tham lam mãi mãi là ngày, không có đêm. Mọi thứ đảo lộn tất cả mặc
dù hắn càng ngày càng giàu ra. Và chính sự tham lam của hắn cũng như lời nguyền
của mụ phù thủy mà cuối cùng mọi người, vợ, con của hắn đều gặp rắc rối lớn.
10


Hắn phải cẩu cứu đến bà tiên. Bà tiên đã xuất hiện và giúp mọi ngườithoát khỏi
mảnh đất bị phù phép ấy. Còn trong Quà tặng của phù thủy thì phù thủy đã hóa
thành thủy thần , tặng những đôi guốc vàng, bạc, kim cương cho con người. Khơi
gợi lòng tham để họ bỏ mọi việc, chỉ lo tạo ra những đôi guốc gỗ để đổi lấy vàng,
bạc , kim cương,... họ mải mê ăn chơi, đánh nhau để rồi ruộng vườn tiêu điều xác
xơ,.Trưởng làng phải nhờ đến sự giúp đỡ của bà tiên. Đây chính là quà tặng của sự
lừa dối, nó chỉ mang đến bất hạnh cho dân làng mà thôi. Bà tiên đã đến, đánh thức
thủy thần dậy và giúp dân làng thoát khỏi cơn mê của vật chất mà phù thủy tạo ra.
Phù thủy đã gây ra cho con người muôn vàn khó khăn, gieo cho con người
biết bao tai họa, cũng như khơi gợi lòng tham, sự ích kỉ trong con người họ. Để rồi
dưới sự hóa giải của bà tiên nhân hậu, con người nhìn thấy sai lầm của mình. Cuộc
sống hạnh phúc sẽ không tồn tại nếu nơi đó tồn tại những xấu xa, ích kỉ, tham
lam... Như vậy chính thế giới hiền thần đã xóa đi những điều xấu xa, mang về
những điều thiện, tô điểm thêm cái đẹp cho cuộc sống những con người vị tha nhân
hậu, để mọi người hướng đến cách sống tích cực hơn.
2.2.2 Thế giới hiền thần – nơi trừng phạt những kẻ xấu xa
Sự công bằng luôn là điều mơ ước và khát khao của con người. Chính thế

giới thần tiên đã mang đến sự công bằng ấy – giúp đỡ những con người lương thiện
và trừng phạt những kẻ độc ác xấu xa. Trong truyện Nồi Thần, vì bà chủ quán độc
ác, tham lam nên bị thần rừng trừng phạt. Ông đã biến tất cả thức ăn trong nồi thần
bốc cháy và tất cả những nồi khác trong nhà cũng bốc cháy. Vị quan huyện tham
lam và xấu tính trong truyện Những nàng tiên cá, không những không bắt được
các nàng tiên cá về làm vợ mà còn bị Nàng Tiên Cá Mập quất một cú thật mạnh
khiến hắn bị hất tung ra xa..xa đến nỗi vĩnh viễn không ai thấy hắn nữa. Truyện Vịt
đẻ trứng vàng có tên phú hộ tham lam, hắn muốn chiếm đoạt con vịt quý để có thật
nhiều tiền sắm sửa ngựa xe, binh mã nhằm gây chiến cướp ngôi vua. Nhưng cuối
11


cùng thì âm mưu của hắn bất thành khi mà con vịt vốn đẻ trứng vàng trứng bạc kia
giờ đây chỉ toàn đẻ ra sỏi và đá,..
Tuy sự trừng phạt trong cổ tích mới của Nguyên Hương có phần nhẹ tay
nhưng chính điều đó đã tạo ra nét mới và nét hấp dẫn cho truyện. Không cần phải
bị trừng phạt nặng nề nhưng bấy nhiêu cũng đủ để những kẻ tham lam, xấu xa
nhận ra tội lỗi của mình. Đồng thời qua đó, như một lời khuyên nhẹ nhàng của tác
giả để các độc giả, đặc biệt là các độc giả nhỏ tuổi có thể nhìn nhận lại bản thân
mình và tạo cho mình những bài học ý nghĩa.
Như vậy đến với thế giới truyện cổ tích mới của Nguyên Hương, ta được
đắm mình trong những câu chuyện lý thú. Độc giả được thỏa thích trải nghiệm
những điều tuyệt diệu. Ở đó,ta sẽ được hòa mình vào những số phận, những cuộc
đời, những điều tốt đẹp và cả những phép nhiệm mầu. Thế giới thần tiên xuất hiện,
mang đến cho con người lương thiện những điều tốt đẹp nhất. Đồng thời cũng
mang đến cho chúng ta những bài học lý thú. Khép trang sách lại nhưng lòng ta lại
mở ra bao điều thú vị về cuộc sống cũng như những ước mơ, khát khao. Đó chính
là điều tạo nên sức hút cũng như sự hứng thú cho đọc giả khi đọc truyện cổ tích
hiện đại của Nguyên Hương.
2.3


Thế giới ác thần - Nhân vật phù thủy

Phù thủy là một nhân vật trong truyện cổ tích nước ngoài, luôn luôn xấu,
đem lại mọi tai ương, rắc rối cho nhân vật chính. Phù thủy đã đem lại những nét
mới lạ cho truyện cổ tích Nguyên Hương, phù thủy độc ác trong truyện Gương
thần, Nguyên Hương đã lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích Bạch Tuyết và
bảy chú lùn và Công chúa thiên nga để viết nên chuyện Gương thần, mụ phù thủy
Đỏm Dáng là một con chuột chù, đã lấy cắp nhan sắp của một trăm công chúa, tiểu
thư, hoàng hậu để làm đẹp cho mình, biến học thành vịt. Gương thần đã nhận ra
mình sai khi khen chuột chù đẹp nhất thế gian nên trút tiếng thở dài và vỡ tan. Thế
12


giới phù thủy mang đến những mầm họa, tai ương và cả những lời nguyền độc ác
cho con người. Phù thủy đã hóa phép cho công chúa ngủ mê man trong rừng, đợi
đến khi có hoàng tử tốt bụng đến cứu mới thoát khỏi kiếp nạn. Phù thủy dùng ngọc
bùa mê để mê hoặc hoàng tử, đã đe dọa quan tể tướng để được làm hoàng hậu.
Thế nhưng Nguyên Hương không đi vào đổ lỗi mọi tai ương cho phù thủy,
mà Nguyên Hương cũng chỉ ra lỗi do sự tham lam của con người.
Cũng có truyện phù thủy độc ác là do sự tham lam của con người như truyện
Quà tặng của phù thủy, Thủy Thần ngủ quên, phù thủy ăn cắp hết vàng và kim
cương trong kho, đúc thành guốc, ủng làm quà tặng- trừng phạt những kẻ lừa dối,
dẫn đến tàn phá ngôi làng yên ấm.
Vùng đất bị phù phép, phù thủy thỏa ước nguyện cho tên phú hộ tham lam
biến vùng đất ông ta không có đêm, bất chấp hậu quả cho người khác.
Bài học cho Tiên Nhỏ, phù thủy còn nhỏ ranh ma, nhiều trò lừa gạt con
người.
Nhưng cũng có nhiều truyện phù thủy không phải là kẻ ác, như truyện Sự
tích nấm hương nhân vật phù thủy hoàn toàn không xấu, cũng không ác, muốn

giúp dân nhưng vô tình tạo ra đau khổ.
Truyện Vì sao con nhện 8 chân phù thủy Xí Xọn không hề ác, muốn sống
chung với loài người, Xí Xọn cũng đã cố gắng.
Nguyên Hương xây dựng thế giới nhân vật phù thủy cũng rất đa dạng và
phong phú, nhiều tầng bậc. Phù thủy cũng giống như con người, cũng có kẻ xấu,
kẻ tốt .
3.
3.1

Thế giới nhân vật kì ảo với những bài học giáo dục thẩm mĩ
Bài học “ở hiền gặp lành” và ước mơ công lý

13


Kế thừa và phát triển truyện cổ tích dân gian, truyện cổ tích Nguyên Hương
vẫn nằm trong dòng chảy của những tư tưởng truyền thống, thông qua những nhân
vật kì ảo mang lại cho người đọc những bài học đạo đức và thực hiện ước mơ công
lí của nhân dân. Những con người hiền lành sẽ gặp được nhiều điều may mắn và
tốt đẹp trong cuộc sống. Viên ngọc bùa mê cũng có một lời giải đáp xứng đáp khi
tấm lòng chân thành của nàng My xinh đẹp, nhân hậu được hoàng tử nhận ra và
quyết định cưới nàng làm vợ.
Phần lớn, các lực lượng thần kì đều chỉ xuất hiện khi nhân vật chính diện
gặp khó khăn và cần giúp đỡ. Trong câu chuyện Những chiếc đèn thần, nhờ có
những thần đèn mà chàng Huy đã cứu thoát dân làng qua khỏi nguy hiểm trong
cơn lũ lụt và có đủ lương thực cứu đói cho mọi người trước cảnh ruộng vườn
hoang tàn, đổ nát. Chính vì tình yêu với những chiếc đèn hoa đăng và lòng yêu
thương con người của mình mà chàng Huy đã Thần đèn Hoa Hồng đã giúp cho
chàng gặp được nàng Dung hiền hậu, giỏi giang. Hay nhờ có thần rừng mà Lưu cậu bé nhà nghèo, làm công cho quán cơm (truyện Nồi thần) - đã không bị đói
khát và được sống hạnh phúc bên Thiên Thanh (con gái của thần rừng). Trong một

câu chuyện khác, Vịt đẻ trứng vàng, vì tấm lòng hiếu thảo của chàng Danh và tấm
lòng giàu tình thương yêu của mẹ chàng mà Thần Gió đã ban tặng cho gia đình
chàng một con vịt biết đẻ trứng vàng, vừa cứu gia đình chàng khỏi khốn khổ và
cũng vừa cứu cái xóm nghèo phải làm thuê, làm mướn cho nhà phú hộ.
Bằng những câu văn nhẹ nhàng pha chút hồn nhiên, ngây thơ của trẻ con,
Nguyên Huơng muốn khẳng định rằng: con người hiền lành, tốt bụng bao giờ cũng
sẽ gặp được nhiều điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống.
3.2

Bài học “ác giả, ác báo”

Nếu những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp những điều tốt lành thì
ngược lại những kẻ xấu xa, ích kỷ sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó cũng chính là một
14


bài học nữa mà thế giới nhân vật kì ảo của Nguyên Hương muốn gửi gắm đến
người đọc . Trong truyện Sáu lần biến hóa, tên quan huyện tham lam, sau khi bị
chàng Kha tố cáo tội ác của mình, đã bị vua trừng trị và trở thành người chăn ngựa
cho nhà vua. Hay viên quan tham hống hách trong truyện Những nàng tiên cá đã
bị nàng Tiên Cá Mập hất tung thật xa… xa đến nỗi vĩnh viễn không ai nhìn thấy
hắn nữa (Tập truyện Gương thần)
Trong hầu hết các truyện của Nguyên Hương, ngoài những kẻ tham lam, độc
ác là những tên quan quyền thế (quan huyện, quan thượng thư, quan tể tướng…),
phú hộ giàu có, thì còn những phù thủy độc ác luôn tìm cách để hại nhân dân. Thế
nhưng, cuối cùng những mụ phù thủy ấy đều phải trả giá cho tội ác của mình.
Trong truyện Gương thần, khi tội ác bị phơi bày, mụ phù thủy Đỏm Dáng đã hiện
nguyên hình là một con chuột chù. Hay mụ phù thủy xảo xá đến cuối phải chấp
nhận thua cuộc và giao tất cả tài sản của mình cho Tân với Nga (truyện Chiếc áo
tàng hình).

Ngoài ra, trong một số truyện khác như Nồi thần, Hai điều ước, Thục Sanh
và Lý Thanh, Công chúa trong chum, Bịt mắt bắt kẻ nói dối… những kẻ tham
lam, độc ác đều bị quả báo cho những hành động mà mình đã gây ra.
3.3

Bài học biết ơn – đền ơn

Bên cạnh những cái tốt đẹp sẽ nhận những điều tốt đẹp và cái xấu xa sẽ bị
trừng trị, Nguyên Hương còn có ý thức giáo dục trẻ em về những đạo lý truyền
thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc Việt. Đó là biết ơn và đền ơn. Chàng Linh,
trong truyện Tấm thảm bay, sau một chặng đường dài, chàng đã rút ra được bài
học quý giá và cảm thấy hối hận vô cùng. Vì thế, chàng đã quay trở lại hoàn tất
công việc của mình để không phụ công người con gái đã miệt mài dệt nên những
tấm thảm bay.

15


Ngoài ra, còn một chi tiết đáng chú ý trong truyện Quà tặng của phù thủy
cũng góp phần nhắc nhở về truyền thống này. Đó là chi tiết nàng Kim đã cố vượt
qua lòng ham nuốn của mình khi nghĩ đến người cha đã vào rừng đốn cây, rồi tự
tay ông đã đẽo gọt suốt ba ngày để tặng một đôi guốc gỗ làm quà cho con gái. Vì
vậy, nhờ sự thành thật của mình mà nàng Kim đã có guốc ngọc để đi dự tiệc. Qua
những câu truyện đó, Nguyên Hương muốn nhắc nhở rằng: nếu con người biết trân
trọng những đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì cũng có nghĩa là đang
hướng đến một cuộc sống nhân văn và tốt đẹp hơn.
4.

Thế giới nhân vật kì ảo trong việc xây dựng cốt truyện và nhân vật
4.1 Đối với việc xây dựng cốt truyện

Thế giới nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích Nguyên Hương có vai trò quan

trọng trong việc tổ chức tác phẩm nhất là về mặt cốt truyện. Thế giới nhân vật kì
ảo, phần nào giúp mở rộng câu truyện cả về mặt không – thời gian, khiến cốt
truyện diễn ra theo trình tự hợp lí nhất.
Nhờ sự xuất hiện của hệ thống nhân vật kì ảo đã chia được chặng đường đời
của nhân vật ra thành những chặng cơ bản tương ứng trước và sau. Như trước đau
khổ bất hạnh, sau giàu có hạnh phúc…
Cốt truyện cũng được diễn ra xoay quanh các nhân vật kì ảo. Các nhân vật
này xuất hiện và giải thích nguyên nhân, lí do cho những sự việc đang diễn ra.
Nhờ nhân vật kì ảo mà câu chuyện cổ tích của Nguyên Hương có sự thống
nhất hợp lí.
Trong câu chuyện Những chiếc đèn thần, nhờ có những thần đèn mà chàng
Huy đã cứu thoát dân làng qua khỏi nguy hiểm trong cơn lũ lụt và có đủ lương
thực cứu đói cho mọi người trước cảnh ruộng vườn hoang tàn, đổ nát. Chính vì
tình yêu với những chiếc đèn hoa đăng và lòng yêu thương con người của mình mà
chàng Huy đã Thần đèn Hoa Hồng đã giúp cho chàng gặp được nàng Dung hiền
hậu, giỏi giang. Trong một câu chuyện khác, Vịt đẻ trứng vàng, vì tấm lòng hiếu
thảo của chàng Danh và tấm lòng giàu tình thương yêu của mẹ chàng mà Thần Gió
16


đã ban tặng cho gia đình chàng một con vịt biết đẻ trứng vàng, vừa cứu gia đình
chàng khỏi khốn khổ và cũng vừa cứu cái xóm nghèo phải làm thuê, làm mướn cho
nhà phú hộ. Thế giới nhân vật kì ảo giúp cho cốt truyện trở nên hoàn chỉnh hơn.
4.2 Thế giới nhân vật kì ảo trong việc xây dựng nhân vật
Việc xuất hiện của nhân vật kì ảo trong truyện cổ tích Nguyên Hương đã mở
ra cho truyện Nguyên Hương những nét đặc sắc về việc xây dựng nhân vật. Một hệ
thống nhân vật mới gần gũi với truyện cổ tích dân gian, đậm chất cổ tích Việt, giúp
người đọc nhất là trẻ em gần gũi và dễ tiếp xúc với truyện nhờ các ông Bụt, bà

Tiên, truyền tải những bài học vô cùng giá trị.
Nhân vật kì ảo, tạo ra một chuỗi các lô gic sự kiện và hành động, sự phân
thân và di chuyển từ không – thời gian kì ảo này đến không- thời gian kì ảo khác
cũng được hợp thức hóa. Và người đọc đã chấp nhận sự phi logic đó một cách hiển
nhiên nhất.
Sự xuất hiện của nhân vật kì ảo giúp cho việc sử lí các tình huống trong
truyện và các tình huống mới nảy sinh một cách hợp lí mang lại tính nhất quán cho
từng câu chuyện.
Và, thế giới nhân vật kì ảo góp phần làm bộc lộ rõ tâm lí nhân vật. Điều này
cũng là một biểu hiện của tính hiện đại. Nhân vật trong truyện cổ tích dân gian chỉ
được khóc, cười một cách đơn thuần. Còn trong truyện cổ tích Nguyên Hương là:
Phù thủy trố mắt sượng sùng (Sự tích nấm hương), Cô bé tròn mắt ngạc nhiên (Sự
tích đèn ngôi sao), Chàng Linh há hốc miệng kinh ngạc (Công chúa ngủ trong
vườn), …. Đó là đặc điểm quen thuộc của truyện hiện đại, khiến truyện hấp dẫn
hơn, cuốn hút hơn.

17


KẾT LUẬN
Truyện cổ tích Nguyên Hương khá hay và có nhiều yếu tố sáng tạo mới mẻ,
một trong số đó chính là yếu tố nhân vật kì ảo được viết lại một cách thú vị và
mang nhiều nét ý nghĩa sâu sắc. Nhưng trong một số truyện của chị, vẫn còn những
“lấp lửng” khiến người đọc bỡ ngỡ. Đôi khi, người đọc khó có thể hiểu được cách
cắt nghĩa, lý giải của chị (ví như cái kết trong truyện Công chúa ngủ trong vườn).
Tuy nhiên, trong dòng chảy chung của thời đại, văn học thiếu nhi đang được “vực
dậy” sau một thời kì dài lâm vào khủng hoảng. Và lớp tác giả mới như nữ nhà văn
Nguyên Hương, với những ý thức kế thừa, phát triển các thể loại văn học viết cho
thiếu nhi, là rất đáng trân trọng.
Truyện Nguyên Hương với thế giới nhân vật kì ảo đã tạo ra thế giới cổ tích,

thu hút, hấp dẫn trẻ thơ và đảm bảo kết thúc có hậu. Trên cơ sở những hình tượng
nhân vật, môtíp, tình huống của truyện kể dân gian. Nguyên Hương đã sáng tạo
thành những câu chuyện mới theo cách riêng của mình nhưng vẫn đảm bảo được
tinh thần chung của truyện cổ tích, đó là giáo dục trẻ thơ về đạo lý làm người,
mang lại cho trẻ thơ và người đọc những bài học mang tính giáo dục thẩm mĩ cao,
18


về cái thiện, cái ác, về những đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính những điều đó
đã làm nên thành công cho Nguyên Hương trên mảnh đất văn học thiếu nhi – một
mảnh đất mà ít nhà văn chọn để sáng tạo và thành công.
Truyện cổ tích Nguyên Hương, vì thế, có thể là tiếng nói của các bậc phụ
huynh với mong muốn giáo dục nhân cách cho các em và bước đầu nuôi dưỡng
tâm hồn trẻ thơ với thế giới cổ tích với đầy các nhân vật kì ảo, thú vị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Nhật Ký, Cổ tích Nguyên Hương: Thú vị và hấp dẫn, Báo Đăk
Lăk, ngày 29 tháng 3 năm 2015.
2. Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình Văn học viết cho trẻ em, Nxb ĐHSP Hà
Nội, năm 2004.
3. Lã Thị Bắc Lý, Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975, Nxb ĐHQG
Hà Nội, năm 2000.
4. Châu Minh Hùng – Lê Nhật Ký, Văn học cho thiếu nhi, Trường
DdHSP Quy Nhơn, 2003.
5. Nguyên Hương(2014),Tấm thảm bay,NXB Trẻ,TP HCM.
6. Nguyên Hương(2014),Đôi hài vạn dặm,NXB Trẻ, TP HCM.
7. Nguyên Hương(2014), Sự tích cầu vồng,NXB Trẻ,TP HCM.
8. Nguyên Hương(2014), Chiếc áo tàng hình,NXB Trẻ,TP HCM
9. Nguyên Hương(2014), Vùng đất bị phù phép, NXB Trẻ,TP HCM
10. Nguyên Hương(2014), Gương thần, NXB Trẻ,TP HCM

11. Nguyên Hương(2014), Bịt mắt bắt kẻ nói dối, NXB Trẻ,TP HCM
12. Nguyên Hương(2014), Viên ngọc bùa mê, NXB Trẻ,TP HCM

19


20



×