Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đặc điểm nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.34 KB, 20 trang )

Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
M. Gorki- nhà văn, nhà nghiên cứu văn học Nga đã nhận xét: “Những
tác phẩm ưu tú của các đại thi hào trên thế giới đều

bắt

nguồn

từ

trong cái kho tàng sáng tác tập thể của nhân dân từ thượng cổ vốn đã có được
tất cả những sự khái quát hóa thi ca, tất cả những hình tượng và điển hình kiệt
xuất”.
Truyền thuyết , là một bộ phận của văn học dân gian ra đời từ rất sớm,
nó vừa mang giá trị văn chương vừa là đời sống tinh thần của nhân dân từ bao
đời nay. Vì vậy truyền thuyết có một vai trò hết sức to lớn , không chỉ với văn
học thành văn mà còn với nhiều nghành khoa học và văn hóa khác. Mặc dù
truyền thuyết có sử dụng nhiều yếu tố hư cấu tưởng tượng, nhưng cốt lõi của
những tư liệu đó vẫn là nguồn sử liệu quý báu, mang dấu ấn văn hóa lịch sử. Bên
cạnh truyền thuyết còn để lại một kho tàng to lớn về các tấm gương dựng nước
và giữ nước từ hình tượng An Dương Vương, Thánh Gióng, ,... đến các anh
hùng chống ngoại xâm đời Trần như: truyền thuyết về Hưng đạo đại vương Trần
Quốc Tuấn, Yết Kiêu Phạm Ngũ Lão….đã trở thành những nhân vật bất tử trong
nhiều tác phẩm văn học đời sau lòng dân tộc.
Việt Nam có truyền thống anh hùng kiên cường, bất khuất, có tinh thần
yêu nước nồng nàn. Truyền thống ấy, tinh thần ấy được hình thành từ những cuộc
đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ non sông đất nước.
Dân tộc Việt Nam với bề dày văn hóa, biết “ ăn quả nhớ kẻ trồng


cây”, “ uống nước nhớ nguồn”, biết tưởng nhớ, biết kính trọng và biết ơn
những thế hệ cha ông có công chống giặc ngoại xâm.. Truyền thuyết là một thể
loại văn học Dân gian đã trở thành một nơi gìn giữ kho tàng văn hóa người
Việt.
Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm chiếm số lượng lớn trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam.
Khi nghiên cứu truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm trên phương diện nội dung và nghệ thuật
1


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt

chúng ta

2


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
không chỉ hiểu được lịch sử hào hùng của dân tộc mà còn hiểu được tư tưởng
người Việt, tâm hồn người Việt, tinh thần dân tộc của người Việt gửi gắm trong
đó.
Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm là một mảng rất lớn trong
truyền thuyết Việt Nam. Đó là truyền thuyết kể về các anh hùng từ thời Thánh
Gióng, An Dương Vương đến Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão,.... Các
truyền thuyết ấy đã nuôi dưỡng và cổ vũ tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại
xâm của quân và dân ta từ xưa đến nay. Với truyền thuyết và nghệ thuật xây
dựng nhân vật theo các mô tuýp: sinh nở thần kì, chiến công phi thường và hóa
thân là ba mô tuýp tiêu biểu cùng với màu sắc tưởng tượng, hư cấu…đã góp phần
giúp cho những tấm gương anh hùng chống quân xâm lược sống mãi trong đời
sống tâm linh của con người Việt Nam. Qua từng giai đoạn, nghệ thuật xây dựng
nhân vật có sự thay đổi ít nhiều, các yếu tố hư cấu dường như cũng ít đi tuy nhiên

những mô tuýp căn bản để xây dựng nhân vật trong truyền thuyết vẫn được biểu
hiện rất rõ.
Qua truyền thuyết, giúp chúng ta biết bồi đắp thêm truyền thống yêu
nước, biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, giá trị tinh thần của dân tộc
Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu
Trong tiểu luận này chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề sau:.
Truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm và những mô típ, vai
trò của các mô tuýp trong việc xây dựng nhân vật anh hùng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những truyền thuyết về anh hùng chống ngoại xâm đã được biên soạn và công
bố trong các sách:
+ Truyền thuyết Việt Nam (NXB Văn hóa - Thông tin)
3


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
+ Văn học Dân gian, những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị chủ biên,
NXB GD.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh loại hình
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp điền dã.
4. Cấu trúc của tiểu luận
Tiểu luận bao gồm ba phần:

Phần mở đầu: giới thiệu lí do chọn vấn đề và một vài thông tin cơ bản
của tiểu luận.
Phần nội dung: đi vào nội dung chính của vấn đề tìm hiểu về ba mô
tuýp xây dựng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết. qua đó cho thấy đặc điểm
nghệ thuật mang tính hư ảo thần kì trong tiểu thuyết.
Phần Kết: tóm tắt vấn đề.

4


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
NỘI DUNG
1. Khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
1.1.Truyền thuyết
Truyền thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá sớm, được ghi lại trong Việt
điện u linh, Lĩnh Nam chích quái ( thế kỉ XIV – XV). Nhưng thuật ngữ truyền
thuyết và việc giới thiệu nó lại ra đời khá muộn, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ
XX. Truyền thuyết là thể loại cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.
Một số tác giả phủ nhận sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là thể
loại văn học dân gian độc lập như Nguyễn Đổng Chi, Đinh Gia Khánh... Ngược
lại, Đỗ Bình Trị, Kiều Thu Hoạch và nhiều nhà nghiên cứu khác quan niệm truyền
thuyết là một thể loại tự sự dân gian. Trong cuốn giáo trình Lịch sử văn học Việt
Nam (Bùi Văn Nguyên chủ biên) Đỗ Bình Trị xếp truyền thuyết bên cạnh thần
thoại, và định nghĩa truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại
có sự kỳ diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những truyện tưởng tượng ít
nhiều gắn với sự thực lịch sử. Tính chất thể loại của truyền thuyết bắt đầu được
khẳng định rõ.
Vào đầu những năm 80, mục từ TRUYỀN THUYẾT do Chu Xuân Diên
chấp bút có mặt trong Từ điển văn học. Truyền thuyết được khẳng định là một
trong những thể loại tự sự dân gian, có quan hệ gần gũi với các thể loại tự sự dân

gian khác như thần thoại và truyện cổ tích.
Định nghĩa đầu tiên về truyền thuyết có lẽ xuất hiện trong công trình
Lược thảo lịch sử Văn học Việt Nam của nhóm tác giả Lê Quý Đôn. Khi xác định
ranh giới giữa thần thoại và truyền thuyết, nhóm tác giả này đã bước đầu định
nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là tất cả những truyện lưu hành
trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo”.
Năm 1961, trong bộ giáo trình Văn học Dân gian Việt Nam của trường
5


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đỗ Bình Trị đã công nhận truyền thuyết là một
thể loại và đã đưa ra định nghĩa về thể loại này: “ Truyền thuyết là những truyện
dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc là những
truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử”.
Nhưng trong giáo trình của Đại học Tổng hợp, xuất bản năm 1962 thì
GS Đinh Gia Khánh lại không công nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết mà
chỉ coi đó là cổ tích lịch sử.
Báo Nhân dân số 549 ngày 29 tháng 4 năm 1969 đăng bài “ Nhân ngày
giỗ tổ Vua Hùng” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong đó cố Thủ tướng đã
nhận định mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử: “ Những truyền thuyết Dân
gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí
tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng,
chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác
phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”.
Năm 1971, trong công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại
hình tự sự dân gian Việt Nam, tác giả Kiều Thu Hoạch với bài viết “Truyền thuyết
anh hùng trong thời kì phong kiến” có nêu lên khái niệm về truyền thuyết:
“Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự
dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử

hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân
dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời
nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác
cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số
phận cá nhân, mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân
tộc rộng lớn, nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự
thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí
tưởng tượng”.
6


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt

Đầu những năm 90 của TK XX, Giáo sư Lê Chí Quế, trong giáo trình
Văn học Dân gian Việt Nam, phần Truyền thuyết đưa ra định nghĩa về truyền
thuyết: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh
những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua hư
cấu nghệ thuật thần kì”.
Qua những khái niệm về truyền thuyết của các tác giả ta thấy rằng
những yếu tố để xác định một văn bản là truyền thuyết phải đảm bảo những yếu tố
sau:
Là một tác phẩm tự sự dân gian.
Tác phẩm có nội dung phản ánh nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử trong
quá khứ.
Tác phẩm đó có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
1.2. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
Truyền thuyết có nhiều loại, trong đó truyền thuyết chống ngoại xâm
mà nổi bật nhất là về người anh hùng “chiếm số lượng nhiều hơn cả” . Có người
anh hùng dựng nước như An Dương Vương, anh hùng văn hóa như Không lộ,
Chu Văn An....Có người anh hùng chống xâm lược như Thánh gióng, Trần Hưng

Đạo….... Trong số những truyền thuyết anh hùng thì truyền thuyết về “anh hùng
chống xâm lược là nổi bật nhất”.
Theo GS Kiều Thu Hoạch thì truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
hoặc có thể gọi tắt là truyền thuyết chống ngoại xâm “ là một thể loại lấy các
nhân vật lịch sử chống ngoại xâm, các anh hùng dân tộc làm đối tượng phản
ánh”.
Truyền thuyết ra đời nhằm thể hiện sự đánh giá của nhân dân đối với
nhân vật lịch sử hay sự kiện lịch sử. Đối với các truyền thuyết anh hùng chống
7


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
ngoại xâm thì cảm hứng chủ đạo là sự ngợi ca, tôn vinh, thể hiện lòng biết ơn đối
với những người có công đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại hòa bình cho dân
tộc, ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Để thể hiện điều ấy tác giả dân gian đã lựa
chọn, khai thác những tình tiết có giá trị về nội dung và có cả giá trị về nghệ
thuật. Các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm kể về nhân vật không giống
như trong sử biên niên mà do được kể lại trong trí nhớ của nhân dân, lưu truyền
trong dân gian nên trong các truyền thuyết có nhiều chi tiết, tình tiết khác biệt so
với chính sử.
1.3 Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết anh hùng chống ngoại
xâm. Những văn bản được chọn khảo sát là những văn bản đảm
bảo các yếu tố sau:
Văn bản đó phải là những tác phẩm tự sự dân gian, tức là phải có cốt
truyện, có nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ kể chuyện.
Văn bản đó phải mang đậm chất dân gian: được quần chúng công nhận,
trải qua đời sống trong dân gian, thể hiện được tâm tư nguyện vọng và quan điểm
đánh giá của nhân dân.
Văn bản đó phải kể về những nhân vật anh hùng có công trong công
cuộc chống ngoại xâm. Cụ thể là những truyện kể về những anh hùng, những

tướng lĩnh, trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc thực hiện sứ mệnh cao cả mang tầm
vóc quốc gia, dân tộc, mang lại những chiến công, chiến thắng trong cuộc chiến
chống ngoại xâm của Tổ quốc.
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết
Việt Nam trải qua thời kì dựng nước và giữ nước với những trang sử
chống ngoại xâm hào hùng, oanh liệt. Để thể hiện thái độ, tình cảm, cách đánh
giá của mình về những sự kiện lịch sử và con người lịch sử thì nhân dân ta đã
“truyền thuyết hóa” con người và sự kiện trong các truyền thuyết nhưng về cơ
8


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
bản đều là bắt nguồn từ hiện thực.
Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng được nhân dân lựa chọn hư cấu
nghệ thuật để trở thành nhân vật trung tâm của truyền thuyết.
Nhân dân lựa chọn nhân vật trung tâm là những người có công trong
công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, những người bảo vệ cho quyền lợi của
nhân dân, thể hiện được tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng và tình cảm của nhân
dân. Bất kể nhân vật đó có nguồn gốc xuất thân như thế nào, những người có
nguồn gốc bình dân; những người có tên tuổi hoặc thậm chí là những người vô
danh. Không cần xem trọng xuất thân, nếu có công đánh giặc là nhân dân tôn
thờ, ngợi ca công trạng bằng truyền thuyết.
Thông thường những nhân vật trung tâm trong truyền thuyết anh hùng
chống ngoại xâm thường là những nhân vật có tài năng xuất chúng, có sức khỏe
phi thường mang vẻ kì vĩ, siêu nhiên.
Đối với truyền thuyết theo từng thời kì thì yếu tố hoang đường, kì diệu
trong các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm đã giảm đi đáng kể. Nhưng
những nhân vật trung tâm của truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm vẫn
được nhân dân hư cấu bằng những yếu tố thần kì mang đầy chất thơ và mộng.
Đây chính là sự sáng tạo nghệ thuật của nhân dân.

Nhân vật trung tâm trong truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm bao
giờ cũng gắn với một địa điểm cố định, một sự kiện lịch sử cố định và cùng với
nguồn gốc có thực trong đời sống khiến cho ta tin rằng tất cả đều là thực khiến
cho người ta tin tất cả những gì viết về nhân vật trong truyền thuyết. Tuy vậy
nhân vật đó không phải là sự mô phỏng nguyên si, nguyên mẫu trong lịch sử mà
là sự sáng tạo, sự hư cấu nghệ thuật theo quan niệm nghệ thuật của nhân dân và
sự ảnh hưởng của một số yếu tố khác như yếu tố tâm linh…
Nhận xét đặc điểm nghệ thuật truyền thuyết, tác giả sách văn học
dân gian người Việt góc nhìn thể loại viết: “Khi nói đến tính hư ảo thần kì
9


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
như là một đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết thì cũng có nghĩa là nói
đến nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nhất là hình tượng nhân vật
anh hùng chống ngoại xâm, tác giả dân gian thường sử dụng ba mô tuýp
đó là: sinh nở thần kì, chiến công phi thường, và hóa thân” ( Kiều Thu
Hoach, văn học dân gian người Việt góc nhìn, thể loại, NXB Hà Nội, 2006,
trang 106). Với nhân vật anh hùng trong truyền thuyết đã làm sáng tỏ nhận
định trên.
3. Một số mô típ cơ bản xây dựng nhân vật trong truyền thuyết
3.1Về khái niệm mô típ
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học, xuất bản năm 1993 thì mô típ gọi là
“mẫu đề ” (do người Trung Quốc phiên âm chữ Motif trong tiếng Pháp) có thể
chuyển thành các từ: Khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt nhằm chỉ những
thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định, bền vững và
được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong sáng tác
Văn học dân gian.
GS Nguyễn Tấn Đắc cho rằng mô típ là “những phần tử đơn vị vừa
mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể dân gian”. Như vậy

mô típ là thành tố quan trọng để hình thành nên cốt truyện nhưng ta thấy rằng
các thành tố này được sử dụng linh hoạt, có thể tách rời hoặc lắp ghép được.
Và GS còn cho rằng “trong khi thuật ngữ motif được dùng một cách
rất lỏng lẻo để đưa vào bất kỳ yếu tố nào tham gia vào truyện truyền miệng,
cần phải nhớ rằng để trở thành một phần thật sự của truyện kể thì yếu tố đó
phải có cái gì đó làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại nó, nó phải khác cái
chung chung”. Như vậy mô típ thường được lặp đi, lặp lại trong các tác phẩm
dân gian và nó có khả năng gây ấn tượng đặc biệt đối với người nghe.
Các tác phẩm dân gian cùng một thể loại thường có một hệ thống mô
10


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
típ chung. Mỗi mô típ thường được hình thành từ một cơ sở văn hóa - xã hội nhất
định, chứa đựng những tư tưởng thẩm mỹ nhất định. Trong truyền thuyết về anh
hùng chống ngoại xâm ta bắt gặp ba mô tuýp quen thuộc sau:
3.1.1 Mô típ sinh nở thần kì/ xuất thân kì lạ
Mô típ sinh nở thần kì xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ Việt Nam và
trên thế giới. Đối với truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thì mô típ này
cũng xuất hiện khá nhiều trong các bản kể về các anh hùng.
Nhân vật là con người như Thánh Gióng, An Dương Vương, Trần
Hưng Đạo,... Trong số nhân vật là con người, chỉ có Thánh Gióng mang đậm
màu sắc huyền thoại, còn lại các nhân vật khác đều là nhân vật có thật trong lịch
sử. Nhân vật huyền thoại Thánh Gióng mang trong mình sức mạnh thần linh, còn
nhân vật lịch sử bản thân không mang sức mạnh thần linh nhưng được thần linh
trợ giúp như An Dương Vương.
Đầu tiên với sự xuất hiện của truyền thuyết Thánh Gióng: mô tuýp xuất
thân thần kì được biểu hiện rất rõ: truyện kể rằng vào thời vua Hùng Vương thứ
sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm làm ăn và có tiếng là phúc đức.
Hai ông bà ao ước có một đứa con, một hôm bà ra đồng thấy một vết chân quá to,

liền đặt chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng
sau sinh ra một cậu bé rất khôi ngôi. Nhưng đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói biết
cười. Ở đây những chi tiết thần kì đều chỉ là sự thần thánh hóa để đề cao người
anh hùng, làm cho người anh hùng có nguồn gốc siêu nhiên,thần thánh khác
thường. Sự sinh nở thần kì của Thánh Gióng ở chỗ, ngài không phải được thụ
thai bình thường mà là sự kết hợp giữa người và lực lượng siêu nhiên, có thể là
thần, người bình thường chỉ mang thai chín tháng mười ngày, riêng với Thánh
Gióng phải mười hai tháng mới hạ sinh….tất cả điều đó có lẽ là để giải thích cho
sức mạnh kì lạ và sự bất tử của Thánh Gióng sau này.
Truyền thuyết về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn: Trong Sự
11


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
tích Trần Hưng Đạo miêu tả lại “ khi sắp sinh Ngài thì Đức thân mẫu nằm
mộng thấy hai em bé áo đỏ và xanh đánh nhau, em bé áo đỏ thua bị em áo xanh
chém đầu và em bé áo xanh trở về thẳng vào bụng đức từ mẫu. Sau đức thánh
mẫu có thai 10 tháng. Đến năm Ất Mão tháng 3 ngày 10, giờ Thìn sinh ra Đức
Thánh, thể mạo đường đường, phong tư lẫm liệt, mặt chữ điền, ngũ nhạc thiên
triều, thật là tinh chân quốc khí.”
“Ngày sinh Ngài có một đám mây ngũ sắc từ trên giời xuống bay vào
trong nhà, rực rỡ sắc đẹp, thơm tho như mùi hoa lan.” Không chỉ có trong truyền
thuyết về Trần Hưng Đạo mới kể về sự ra đời kì lạ của Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn mà sự ra đời kì lạ của ông còn được ghi chép ở nhiều tài liệu khác
nhau.
Theo Ngọc phả nhà Trần thì: Lúc bấy giờ có một người tên là Nguyễn
Sĩ Thành đã chết, tự nhiên sống lại, kể chuyện mình đã nghe khi ở trên trời: ở
huyện Đông Triều có người con gái họ Nguyễn, vợ một thương khách ở Phúc
Kiến, mơ thấy giao hợp với giao long, về sau đẻ ra đứa con chính là kẻ sau này
gây loạn cho đất nước. Thượng đế nghe tin bèn cho Thanh tiên đồng tử có Kim

Đồng Ngọc nữ hộ vệ đi xe mây xuống phương Nam trừ họa giúp dân lành.
Việt điện u linh tập chép: Thời kỳ đầu của nhà Trần, ở địa phận sao
Dực, sao Chẩn có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thần Tản Viên thấy thế biết
tới đây sẽ có nạn ngoại xâm, bèn tâu lên Thượng đế. Thượng đế hỏi “Ai có thể vì
trẫm mà quét sạch dải khí trắng đó, sẽ mang theo phi thần kiếm, cờ ấn, tam bảo
của Lão Tử, ngũ tài của Thái công giáng hạ vào nhà thân vương làm một vị danh
tướng khi mất trở thành phúc thần không? Bấy giờ có Thanh tiên đồng tử xin đi”.
Truyền thuyết về Đinh Công Tuấn: Cha mẹ tu nhân tích đức nhưng vẫn
hiếm hoi bèn đem lễ vật đi cầu tự ở chùa Thầy, đêm đó nằm mơ thấy một người
cưỡi hùm đen, tay ôm tiên đồng đến cho.
Truyền thuyết về bà Quý Minh: Bà Huệ Nương nằm mơ thấy người
12


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
con gái mặt mũi khác thường, tay cầm đóa sen mà nói rằng “Ta là tiên trên giời
giáng xuống, sau ngươi sinh con gái, mặt mũi như thần, tức là ta vậy”. Nói rồi
biến mất. Đương trong giấc mộng, bà Lý trông lên trời thấy có đám mây đỏ, sáng
rực tựa ban ngày, thấy một vì sao sa bay vào miệng, bà Lý thị liền nuốt mất.
Đương cơn sợ hãi, bà Lý thị chợt tỉnh, tự đấy có thai. Giờ Tuất ngày 15 tháng 8,
bà Huệ Nương thấy thai trong bụng chuyển động liền sinh một người con gái,
mặt mũi tựa như hoa điểm tuyết, khác nào thần tiên giáng thế, đặt tên là Quý
Minh. Đêm hôm khuya khoắt bà Lý thị ôm con vào trú ở đền, chợt nằm mơ màng
mộng thấy một người mũ áo chỉnh tề đứng trong đền nói rằng: “ Ta là thiên cang
đại thần quyền cai quản ở đền này, ta báo mộng cho biết ngày sau làm linh thần ở
làng này”. Cùng đêm ấy nhân dân làng Ma ổ trên dưới hai khu ai ai cũng mộng
thấy thần nhân báo rằng “ Làng các ngươi có nữ thần giáng sinh trần thế, ôm con
vào đền ta mà trú đấy, ngày sau làm linh thần giúp nước phù vua, kíp đem về làng
mà nuôi nấng thì dân làng đều yên vui vậy”. Hôm sau dân làng đón mẹ con Lý
Thị về phụng dưỡng, biết là thiên thần vậy.

Nhận xét:
Mô típ ra đời kì lạ rất phổ biến trong truyện cổ dân gian thế giới và Việt
Nam. Trong truyền thuyết thì mô típ này lại càng phổ biến. Qua khảo sát các
truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm thì ta thấy sự ra đời kì lạ của các anh
hùng rất đa dạng và phong phú. Nhưng nhìn chung sự ra đời của họ không giống
những người thường và mang sự khác thường, có gắn với những yếu tố kì ảo như
sự thụ thai thông qua giấc mơ của người mẹ (Trần Hưng Đạo, Đinh Công Tuấn,
Bà Quý Minh…,) hoặc do sự kết hợp của người mẹ với một chuyện kì lạ như
ướm chân (Thánh Gióng) Sự đầu thai của họ có nguồn gốc từ trên thượng giới
(Trần Hưng Đạo do Thanh tiên đồng tử đầu thai, Đinh Công Tuấn là tiên đồng
đầu thai, bà Quý Minh là tiên trên trời đầu thai, …)họ sinh ra để thực hiện một
nhiệm vụ cao quý đã được định sẵn (trừ họa cho dân, giúp dân, giúp nước) hoặc
13


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
sự ra đời của họ được đặt trong bối cảnh đất nước có ngoại xâm, nhân dân gặp
khó khăn cần có người giúp đỡ. Thời gian mang thai của các bà mẹ cũng khác so
với những người bình thường, có thể là 11 tháng, 12 tháng hoặc có thể là 14
tháng.
Tại sao sự ra đời của những nhân vật anh hùng trong các truyền thuyết
chống ngoại xâm lại mang sự kì lạ, có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường và hư cấu
như vậy?
Theo PGS - TS Nguyễn Thị Bích Hà trong công trình “Thạch Sanh và
kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á” thì sự ra đời kì lạ,
khác thường này bắt nguồn từ “những quan niệm sai lầm về sự sinh đẻ được ghi
dấu ấn trong thần thoại”. Nhưng ta cũng thấy rằng điều này xuất phát từ quan
niệm tín ngưỡng của con người, con người luôn tin rằng có kiếp luân hồi, có kiếp
sau, có sự đầu thai. Và con người có niềm tin vào cái siêu nhiên.
Hơn thế nữa, xuất phát từ tư tưởng, tình cảm của nhân dân: Đối với họ,

những người anh hùng chống ngoại xâm là những người có công với dân, với
nước, họ lập được nhiều chiến công thần thánh, chiến thắng kẻ thù xâm lược tàn
bạo mang lại hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đất nước thì đó phải là
những con người khác thường: khác thường từ sự ra đời, có khi khác thường cả
trong hình dáng.... Họ không phải là người bình thường, họ có thể là do thần
thánh đầu thai. Đây cũng là trí tưởng tượng sáng tạo của nhân dân để tôn vinh
những người anh hùng của dân tộc, gắn vào họ sự cao quý, khác thường để thể
hiện lòng thành kính đối với họ, để cho họ bất tử và tồn tại muôn đời.
Thông qua những chi tiết xem qua ta tưởng chừng chỉ là sự sáng tạo
nghệ thuật thông thường nhưng thực chất đó là sự gợi nhắc về nguồn gốc dân
tộc, về quan niệm dân gian rằng tất cả người Việt ta có chung nguồn gốc được
sinh ra từ một mẹ, một cha, cùng trong một bọc. Truyền thuyết có giá trị muôn
đời ở chỗ đó.
14


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
Qua đây ta thấy truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm nào cũng phải
có mô típ ra đời hoặc xuất thân kì ảo, có thể qua thời gian yếu tố đó bị nhạt đi vì
càng về giai đoạn sau này thì nhận thức, tư duy của con người đối với những điều
kì ảo bị thay đổi hoặc có thể trong quá trình biên soạn thì yếu tố kì ảo đó bị lược
bớt đi ít nhiều.
3.1.2 Mô típ chiến công phi thường
Mô típ chiến công phi thường là một thi pháp trong truyền thuyết để thể
hiện nhân vật. Qua sự sáng tạo của tác giả dân gian nhân vật anh hùng không
phải là con người bình thường như nguyên mẫu đời thường, cũng không như ghi
chép trong lịch sử. Từ hiện thực lịch sử, người anh hùng được hư cấu trở thành
những người phi thường, có thể có những tài năng xuất chúng, có những phép lạ,
có những việc làm mà những người bình thường không làm được, họ có thể hi
sinh bản thân vì đất nước, góp công sức mình trong công cuộc chống kẻ thù

chung của dân tộc. Chiến công của họ trong con mắt dân gian là phi thường.
Đó là Thánh Gióng – một cậu bé ba tuổi, vươn vai trở thành tráng sĩ
mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt, một mình một ngựa cưỡi ngựa sắt, mặc
áo giáp sắt, dùng roi sắt, tre Đằng Ngà… để giết giặc ở chân núi Trâu. Mặc dù
thế giặc rất hùng mạnh lại đông đúc, nhưng với yếu tố hư cấu, nhân dân ta đã để
cho Thánh Gióng lập nên chiến công vô cùng phi thường, giúp dân, giúp nước,
đánh tan bè lũ xâm lược, đó cũng chính là nguyện vọng của nhân dân bao đời
nay, một cuộc chiến mà ta không có thương vong. Bởi đất nước này đã đau
thương quá nhiều! Ngoài ra truyền thuyết còn nhiều tấm gương anh hùng với
chiến công thần kì như:
Đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trừ yêu cho dân làng Khê
Tang. Bỏ hiềm riêng vì nghĩa lớn. Tham gia, chỉ huy đánh thắng giặc Nguyên
Mông. Tiêu diệt giặc Phạm Nhan bằng kiếm thần.
15


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
Đinh Công Tuấn khi giặc Nguyên xâm chiếm nước ta, được phong làm
quản giới tam quân, đi đánh giặc cùng Trần Hưng Đạo.
Bà Quý Minh: khi giặc Nguyên sang xâm lấn, vua Trần ra chiếu cầu
người đánh giặc, bà Quý Minh tâu vua mộ dân làng Ma Ổ và lĩnh gia thần của
nhà vua, tất cả hơn 1000 quân theo ông Trần Quốc Tuấn đi đánh giặc. Đánh có
một trận phá tan mấy vòng vây chém được chính tướng và tỳ tướng hơn 1000
người, giặc thua trốn mất từ đấy nước yên dân thịnh, thiên hạ thái bình, muôn
dân vui vẻ.
Nhận xét:
Những nhân vật anh hùng trong truyền thuyết chống ngoại xâm là hình
ảnh những con người kì vĩ, có sức mạnh phi thường, có chí sắt đá, có tinh thần
yêu nước, có sức mạnh phi phàm để chiến đấu với kẻ thù tàn bạo. Với một trái
tim yêu non sông đất nước, mong muốn góp sức mình vào công cuộc chống

ngoại xâm tiếp nối truyền thống dân tộc. Họ là người quy tụ sức mạnh và ý chí
của toàn dân. Họ chính là, ý chí của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Họ là hiện thân
của niềm tin yêu, thành kính, sự ngưỡng vọng của nhân dân.....
Khác với mô típ sự ra đời kì lạ - nhân vật anh hùng mang những năng
lượng tự nhiên, thần thánh. Ở mô típ này các nhân vật anh hùng hàm chứa sức
mạnh của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Và vì vậy khi sáng tạo hình tượng người
anh hùng chống ngoại xâm các tác giả dân gian sử dụng lối cường điệu của thần
thoại là một cách thể hiện hiệu quả.
3.1.3 Mô típ hóa thân
Trong hầu hết các truyền thuyết anh hùng thì các nhân vật anh hùng
chống ngoại xâm khi chết đều được nhân dân tin rằng “ngài hóa”. Hóa ở đây
không phải là “cái chết” - sự kết thúc. Nếu như hóa được hiểu là chết thì theo GS
Kiều Thu Hoạch “chết tức là mở ra một đời sống mới với cấp độ tinh thần cao
hơn, người anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân,
16


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
trở thành bất tử”. Mô típ hóa xuất hiện ở những truyền thuyết sau:
Thánh Gióng: sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng lên đỉnh núi
Sóc Sơn, cởi áo giáp sắt để lại rồi cưỡi ngựa bay về trời. Để tưởng nhớ công ơn,
nhà vua phong Tháng Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, và lập đền thờ ngay ở
quê nhà. Với mô tuýp này, nhân dân đã để cho nhân vật anh hùng sống mãi với
chúng ta mãi mãi về sau, ai cũng thấy một Thánh Gióng đang bay về trời trong
trái tim của mình. Nghĩa là Người còn sống mãi, chứ không bao giờ chết. Đây là
mô tuýp xuất hiện khá nhiều trong truyền thuyết thể hiện sự yêu kính của nhân
dân đối với các biểu tượng anh hùng chống ngoại xâm.
Cách lấy tên Thánh Gióng đặt cho làng Gióng hiện nay, cũng là một
cách để nhân dân tạc nên tượng đài bất tử của Thánh Gióng, con cháu đời đời ai
cũng ghi nhớ công ơn của các bậc anh hùng dựng và giữ nước.

Trần Hưng Đạo: Đến khi hỏa thiêu “lúc xương cốt gần tàn, trông thấy
trên khói lửa thấy Ngài ngồi ở đấy, biến hóa thẳng lên giời”.
Đinh Công Tuấn: Tử tiết trên sông Bạch Hạc vì bị địch bao vây. Hài
cốt trôi về Ngọc Kiệu nơi ngài dạy học, được sư táng trong chùa. Báo mộng cho
hào trưởng làng mang gốc bạch đàn về khắc tượng thờ.
Bà Quý Minh: Ngày 3 tháng 3, bà Quý Minh ban yến cho dân làng Ma
ổ. Đang ăn uống ở đền, chợt thấy trời đất tối tăm, có đám mây vàng từ trên trời
cao bay xuống che ở giữa trước đền. Bà Quý Minh chợt thấy thân mình bay lên
lầu rồi biến hóa mất.
Nhận xét:
Con người được sinh ra trong vũ trụ phải tuân theo quy luật sinh – tử.
Khi sáng tạo các nhân vật anh hùng trong truyền thuyết chống ngoại xâm, do sự
sùng kính, tôn vinh các anh hùng mà nhân dân mong muốn người anh hùng sống
mãi, tồn tại muôn đời, trường tồn, bất tử, nhưng mặt khác họ cũng nhận thấy
quy luật của đời sống nhân sinh. Và để giải quyết điều nghịch lý giữa quy luật
17


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
nhân sinh và tình cảm thì tác giả dân gian đã sáng tạo ra mô típ hóa thân của các
nhân vật anh hùng.
Mô típ hóa thân là mô típ sáng tạo độc đáo của tác giả dân gian để thể
hiện rằng người anh hùng chống ngoại xâm không chết, họ bất tử. Họ không biến
mất mà họ có thể về trời, họ có thể nhập hồn vào một vật thể khác hay họ được
đưa đến một cõi sống khác. Sự hóa thân của họ cũng mang đầy sự hư ảo thần kì,
gắn với những việc kì lạ để thần thánh hóa những người có công với dân với
nước: Thánh gióng bay về trời, Trần Hưng Đạo sau khi hỏa thiêu mọi người thấy
Ngài biến hóa thẳng lên giời, bà Quý Minh cũng vậy thân hình bay lên lầu rồi
biến mất, …
Qua đây ta thấy lòng kính yêu vô bờ bến, sự ngưỡng vọng của nhân dân

ta đối với các anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc

18


Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
KẾT LUẬN
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyền thuyết: Nhân vật được
lựa chọn và xây dựng trong các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm là
những nhân vật thể hiện tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, là những người có
công trong công cuộc bảo vệ đất nước, được nhân dân ngưỡng vọng, kính tín. Họ
được hư cấu nghệ thuật để trở thành những nhân vật trong truyền thuyết, hiển
thánh, phong thần trong tâm thức dân gian.
Nằm trong loại truyền thuyết nhân vật, truyền thuyết anh hùng chống
ngoại xâm được xây dựng trên trục cơ bản: Sinh nở thần kì/ xuất thân kì lạ. Chiến
công thần kì. Hóa thân. Nhưng không phải truyền thuyết nào của mảng truyền
thuyết anh hùng chống ngoại xâm nào cũng tuân theo quy luật đó mà một số
truyền thuyết có kết cấu mở, có thể thêm hoặc bớt một số mô típ.
Mỗi địa phương mà nhân vật lịch sử đi qua và để lại dấu tích xuất hiện
những hình thức tế lễ với những qui định riêng về nghi thức, tập tục của địa
phương. Thế là đã hình thành nên một hợp thể hết sức độc đáo bao gồm truyền
thuyết lịch sử về nhân vật và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian, trong đó
truyền thuyết đóng vai trò làm lời minh giải cho các hình thức sinh hoạt văn hoá,
ngược lại, các hình thức sinh hoạt văn hoá là minh chứng cho tính chất thực tại
của truyền thuyết dân gian. Có thể nói, cùng với cái hợp thể mà phần lời kể
(truyền thuyết lịch sử) đóng vai trò quan trọng làm cho mọi hình thức sinh hoạt
văn hoá trở nên sáng tỏ và nhân vật lịch sử nhờ đó mà trở nên bất tử, luôn có mặt
trong sự nghiệp của các thế hệ con cháu muôn đời sau.

19



Đặc điểm hình tượng nhân vật anh hùng trong truyền thuyết người Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị An ( 1994), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra. Tạp chí
văn học số 7, tr.43 - 37.
2. Trần Thị An ( 2000), Đặc trưng thể loại truyền thuyết và việc văn bản hóa
truyền thuyết dân gian Việt Nam, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, thư viện Quốc gia.
3. Trần Thị An, Phạm Minh Thảo và Bùi Xuân Mỹ ( 1998) Truyền thuyết Việt
Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
4. Kiều Thu Hoạch (2006), Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu
folklore Nhật bản và Trung Quốc, Văn học dân gian người Việt - Góc nhìn thể
loại, NXB khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Kiều Thu Hoạch (2002), Xác định thể loại văn học, Thông báo văn hóa dân
gian, NXB ĐH Quốc gia, Hà nội, tr . 664
6. Kiều Thu Hoạch (2004), Tổng tập Văn học dân gian người Việt - Tập 4, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội.

20



×