Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Truyền thống và hiện đại trong Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.03 KB, 20 trang )

Sau năm 1975, đất nước ta bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ từ chiến
tranh chuyển sang hòa bình, từ đời sống của ngày có giặc (chữ dùng của Hữu
Thỉnh) chuyển sang đời sống bình thường. Có những chuyện hôm qua văn học
chưa nói đến, chưa được đề cập, còn phải nhìn một cách phiến diện thì nay có điều
kiện đề cập, để nhìn lại…Hiện thực cuộc sống đòi hỏi văn xuôi phải chuyển kịp
với thời đại, phù hợp với hiện thực mới.
Mười lăm năm qua, văn xuôi đã có nhiều khởi sắc. Và không phải ai cũng
thừa nhận sự khởi sắc đó. Thậm chí có người còn cho là có bước thụt lùi. Trong
bài Thời kỳ văn học vừa qua và xu hướng phát triển của văn học, Hoàng Ngọc
Hiến đã khẳng định : Thời kỳ văn học từ 75 đến nay đặc biệt quan trọng cho sự
định hướng sắp tới… Đến nay đã 15 năm nhưng vẫn còn là sớm để thấy hết chân
giá trị của những tác phẩm ra đời và những tác giả xuất hiện được chú ý thời kỳ
này, một thời kỳ phong phú các hiện tượng văn học. Và theo ông, đây là thời kỳ
của một sự kinh nghiệm - bừng tỉnh. Với tư cách là Chủ tịch hội đồng văn xuôi Hội
nhà văn Việt Nam, nhà văn Bùi Hiển nhận xét : Ngay từ đầu những năm 80, đặc
biệt là trong văn xuôi, sân khấu và điện ảnh đã bắt đầu xuất hiện những sáng tác
mang nhiều sắc thái mới”.
Sau khi đã nhìn nhận một cách khái quát văn xuôi Việt Nam sau năm 1975,
có thể nêu nên một số đặc điểm dễ thấy của văn học giai đoạn này như sau: trước
hết là sự thay đổi trong cách sáng tác trên bình diện tư duy nghệ thuật, từ tư duy sử
thi sang tư duy tiểu thuyết. Sự thay đổi này về cơ bản là phù hợp với đối tượng mà
nó phản ánh, cảm hứng mà nó bộc lộ. Văn xuôi giai đoạn này cũng đã để lại nhiều
tác phẩm có giá trị. Điều này đã được nhiều người khẳng định bằng các tác phẩm
của các các giả lớn như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái,
Phan Thị Vàng Anh….Các tác giả đều thể hiện quan niệm sáng tác mới mẻ mang
hơi thở thời đại vào các sáng tác của mình.


Nguyễn Xuân Khánh cũng là một tác giả như vậy, ông mang những tư tưởng
truyền thống đan xen với hiện đại làm nên nên một tiếng nói riêng trong tác phẩm
của mình. Trong bài xin được đề cập đến một tác phẩm mang đậm dấu ấn của ông


Mẫu thượng ngàn. Một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Xuân
Khánh và thể hiện tinh thần thời đại tiêu biểu cho tiểu thuyết những năm sau 1975.
1. Tiền đề lí luận
1.1Tác giả Nguyễn Xuân Khánh
Nguyễn Xuân Khánh bút danh Đào Nguyễn sinh năm 1932 tại quê ngoại
phố Huế Hà Nội, quê nội ở làng Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội, nơi có nghề may
(hàng chợ) nổi tiếng thuộc ngoại ô thành phố. Ngày còn trẻ Nguyễn Xuân Khánh
mê âm nhạc, là cây văn nghệ đàn hát tưng bừng, từng là sinh viên Đại học Y khoa.
Sau thời gian quân ngũ nhà văn về làm việc tại tạp chí Văn nghệ Quân đội, Báo
Thiếu niên Tiền Phong. Một tai nạn nghề nghiệp khiến nhà văn phải nghỉ hưu sớm.
Trong cuộc đời mộng mị cùng với việc dịch sách kiếm sống, Nguyễn Xuân Khánh
đã có những tác phẩm dịch bao gồm: Những quả vàng của Nathalie Saraute; Lời
nguyền cho kẻ vắng mặt của Tahar Ben Jelloun; Nhận dạng nam của Elizabeth
Badinter; Người đàn bà ở đảo Saint Dominique của Bona Dominique. Không chỉ
đam mê dịch sách mà những thôi thúc viết văn trong ông không bao giờ ngơi nghỉ,
nên ông còn là tác giả của những cuốn: George Sand - Nhà văn của tình yêu, Miền
hoang tưởng, Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm núi... Xuất hiện giữa làng văn vào
cuối những năm 1950 nhưng đến những năm 1970 thì hầu như “tắt sóng”, nghĩa là
thôi đăng tải tác phẩm trên hệ thống báo chí và xuất bản chính thống. Các tác phẩm
trong tập Rừng sâu có thể xem như đại diện cho ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh
trong toàn bộ thời kỳ từ 1958 đến tận những năm đầu 1970, tiêu biểu cho nền văn
học mang tính hướng tâm ở nội dung đề tài và cảm hứng sáng tác. Khoảng những
năm 1973-1974, Nguyễn Xuân Khánh hoàn thành tiểu thuyết Hoang tưởng trắng,


gần mười năm sau đó viết xong tiểu thuyết Trư cuồng. Hai cuốn tiểu thuyết Miền
hoang tưởng và Trư cuồng của Nguyễn Xuân Khánh tính đến nay vẫn thuộc vào
những tác phẩm mà dư luận văn học chính thống Việt Nam vẫn chưa chấp
nhận. Khoảng những năm 1988-1989, sau khi nhờ bạnđọc


hộ các bản thảo

Hoang tưởng trắng và Trư cuồng, Nguyễn Xuân Khánh đã tự chuyển hướng;
hướng mới của nhà văn là về nguồn, tìm về dân tộc, đọc lại sử, tìm hiểu lại dân tộc
mình và sẽ viết từ cảm hứng dân tộc. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly được xem như một
cái mốc đánh dấu việc Nguyễn Xuân Khánh trở lại với đời sống văn học, với giới
văn học, với công chúng rộng; tác phẩm nhanh chóng giành được sự thừa nhận
rộng rãi, được đánh giá cao, được giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 1998-2000 của
Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều giải thưởng khác. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
(2006) cũng được đánh giá rất cao. Tiểu thuyết Đội gạo lên chùa (2011) cũng
giành được sự chú ý tương tự. Trong mười năm qua, kể từ lúc công bố tiểu thuyết
Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trở thành tiểu thuyết gia hàng đầu của
văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ 21. Các sáng tác của nhà văn đã trở thành trung tâm
của đời sống văn học; bản thân nhà văn cũng đã gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam
từ năm 2002.
Nhìn chung tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh giành được sự thừa nhận giá
trị bởi dư luận văn học chính thống. Nguyễn Xuân Khánh còn hơn cả vai trò của
tiểu thuyết gia, xứng đáng là một “hiện tượng” bởi ông đã gác sang bên những trăn
trở về đổi mới bút pháp để đi sâu vào những đổi mới về mặt tư tưởng.
Hiện Nguyễn Xuân Khánh đang sống cùng gia đình tại ngõ Trần Khát Chân,
vùng đất mơ nổi tiếng xưa kia của ngoại ô Hà Nội. Bạn đọc sẽ có dịp thưởng thức
những áng văn hay của Nguyễn Xuân Khánh để vẫn thấy được bút lực dồi dào và
say đắm.


1.1.2.Tác phẩm Mẫu thượng ngàn
1.1.2.1 Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1959, khi đi dự trại sáng tác của Quân đội, Nguyễn Xuân Khánh viết
cuốn Làng nghèo. Ý thức viết một cái gì đó thật sâu sắc về văn hóa làng Việt
manh nha trong tâm thức, nung nấu từ lúc bé, đến Làng nghèo nhà văn càng cảm

nhận được sâu sắc hơn. Sau khi in cuốn Hồ Quý Ly, nhà văn mới nhớ lại những
làng nghèo trong quá khứ của mình. Bản thảo Làng nghèo bị thất lạc, may mắn còn
lại một bản nhà văn Lê Bầu giữ được, Nguyễn Xuân Khánh mở rộng thành cuốn
tiểu thuyết mới và đẩy lùi lịch sử trở về thời Pháp bắt đầu xâm chiếm đất nước ta giai đoạn giao lưu văn hóa Đông Tây cưỡng chế bằng bạo lực. Chính giai đoạn lịch
sử này bộc lộ chất Việt Nam rõ rệt. Nhà văn đã định viết một cuốn sách về những
người phụ nữ từ lâu.
Năm 2000, được giao nhiệm vụ viết gia phả cho họ Mạc, được cung cấp
đầy đủ tài liệu và những câu chuyện truyền miệng của dòng họ để chấp bút. Và cứ
thế, huyền thoại, lịch sử, bà con cứ lần lượt hiện về gây hứng thú cho nhà văn viết
sách - một cuốn sách mang rất nhiều câu chuyện gia đình. Bà tổ Cô bí ẩn trong
truyện chính là cụ của nhà văn, bà ba Váy chính là chị họ nhà văn, vợ một ông
chánh tổng. Bà Mõ khốn khổ là hàng xóm gia đình của nhà văn... Năm 1938, một
câu chuyện bi thương đã xảy ra trong làng, đó là dịch tả. Thầy, chị rồi thím ông lần
lượt chết cả. Lẽ ra Nguyễn Xuân Khánh sẽ viết luôn tiểu thuyết về làng Cổ Nhuế
thân thương, nhưng nếu viết vậy sẽ thiếu đất để nói về văn hóa làng Việt Nam.
Sống ít nhất mười bốn năm Pháp thuộc, càng sống, càng xa, càng qua nhiều miền
đất khác, càng thấy và cảm nhận được những tiếp biến văn hóa nhà văn càng cảm
thấy say đắm và quyết tâm hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà lâu nay ấp ủ. Mẫu
Thượng Ngàn ra đời sau thời gian đó.


Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hoá phong tục Việt Nam
của những người dân làng quê Bắc Bộ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Mẫu Thượng
Ngàn là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ 19, gắn với việc
người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà thờ Lớn, Pháp đuổi quân
Cờ Đen ra khỏi Hà Nội... Mẫu Thượng Ngàn cũng là câu chuyện tình yêu của
những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Một tình yêu vừa bao
dung, yêu thương, đắng cay nhưng rất mãnh liệt và cao thượng của những
ngườiphụ nữ. Mẫu Thượng Ngàn đã đạt giải thưởng Tiểu thuyết Hội Nhà Văn Hà
Nội năm 2006. Qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn tượng này, tác giả Nguyễn Xuân

Khánh một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh mẽ, sâu sắc, trữ tình của mình, chứng tỏ
sự am hiểu sâu sắc về một thời lịch sử, một phần nền văn hóa Việt.
1.1.1.2 Tóm tắt
Họ Vũ và họ Đinh là hai họ lớn nhất trong làng Cổ Đình, thuộc nông thôn
Bắc bộ. Họ Đinh có Đinh Công Phác (Trịnh Huyền) nổi tiếng với ngón đàn và
nghề hát chầu văn gia truyền học được. Trở về làng sau hai mươi năm cùng với
đứa con gái tên Nhụ (con gái Thắm), nhằm tránh tay mắt của bọn Tây, cụ đồ Tiết
liền nghĩ cách cho Điều (con anh Chất) và Nhụ lấy nhau. Đôi trẻ sống bên nhau
hạnh phúc chờ đến ngày hội Kẻ Đình để tận hưởng niềm vui trọn vẹn. Cô Mùi,
người con gái xinh đẹp nhưng bất hạnh, có tiếng sát phu nên trai làng không ai
dám cưới cô. Sau khi cô nhận lời tái giá với Philippe Messmer chủ nhân đầu tiên
của đồn điền Messmer sang xứ thuộc địa Bắc kỳ với tham vọng muốn chiếm lĩnh
toàn bộ nơi đây, vì quá say mê cô Mùi, trong một lần ân ái quá độ Philippe đã chết,
còn cô Mùi lên Mẫu Sơn tìm về với đạo Mẫu. Đồn điền Mesmer để lại cho người
em trai thứ ba là Julien quản lý. Julien trở về từ quân ngũ với quân hàm đại úy, là
một con người hoàn toàn thực tế, thích chinh phục. Hắn dùng quyền lực ngăn cấm
những tín ngưỡng văn hóa tinh thần của dân làng nhưng đã bị “ngựa ngài” trừng
trị. Hắn muốn tiêu diệt tận gốc những kẻ mà hắn cho là dân phiến loạn. Pierre là


em trai thứ hai của Philippe Messmer, qua xứ thuộc địa Bắc kỳ với danh nghĩa là
quân nhân đo đạc thăm vẽ địa hình. Anh kết thân với Rene nhà dân tộc học ngoài
bốn mươi tuổi, gầy gò nhưng rất có kiến thức về văn hóa Đông Dương. Anh đã
được ông hộ Hiếu phù thủy chữa khỏi bệnh trong tình trạng điên loạn sau khi bị
trúng tên độc trong lúc vào rừng đo đạc. Dòng họ Vũ Xuân danh giá nhất làng có
cụ Tổ cô (Vũ Thị Ngát) là trang tuyệt thế giai nhân, sau khi chồng trưởng Cam qua
đời bà đã lên Mẫu Sơn để lập đền thờ Mẫu. Dòng họ Vũ Xuân có cháu là Vũ Xuân
Cỏn, ngoài chức lý trưởng, còn là trưởng họ Vũ đời thứ hai mươi, là người
giàu nhất làng bấy giờ. Ông tổng cộng có ba bà vợ. Chàng thanh niên tên Huy là
người thuộc dòng họ Vũ Xuân, sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng đã âm thầm tìm

cách vận động nhân dân và tham gia hoạt động giúp đỡ nhân dân. Trong trận dịch
tả năm 1929, Huy đã đứng ra thành lập tổ nông phu tương tế và mở lớp dạy chữ
quốc ngữ giúp đỡ dân làng. Sau trận đại dịch, cụ đồ Tiết, thím Pháo, hộ Hiếu, vợ
cả
2. Yếu tố truyền thống và hiện đại trong Mẫu thượng ngàn
2.1 Truyền thống và hiện đại trên phương diện nội dung
2.1.1 Yếu tố truyền thống
Không gian trong Mẫu thượng ngàn là không gian văn hóa làng mà hạt nhân
quan trọng nhất là tín ngưỡng dân gian. Những biểu hiện và giá trị của văn hóa
Việt, đặc biệt là văn hóa tâm linh, đó chính là yếu tố truyền thống thuộc về
phương diện nội dung được thể hiện trong tác phẩm. Một lễ hội Kẻ Đình với
những tục lệ cổ xưa mang đạm dấu ấn tâm linh: Thờ cúng bách thần và tín ngưỡng
vật linh – sức hấp dẫn của văn hóa bản địa, tín ngưỡng thờ Mẫu – điểm hội tụ của
văn hóa tâm linh trong tác phẩm với ý niệm thiêng liêng về Mẫu và những chân
dung mang tính Mẫu.
Bối cảnh chủ đạo mà Nguyễn Xuân Khánh xây dựng trong tiểu thuyết là một
ngôi làng Bắc Bộ ở vào giai đoạn đầu thế kỉ XX. Trong làng có sự thống trị của


quan niệm chung về một niềm tin, một sức mạnh của thói tục đến mức mỗi cá nhân
được xếp sao cho phù hợp với khuôn khổ của cộng đồng, cuộc đời mỗi người là
một phần của cộng đồng và được cộng đồng đó nuôi dưỡng. Trong ngôi làng Cổ
Đình là sự ngự trị của không gian tâm linh thành kính bao trùm lên cả không gian
vật chất. Làng Cổ Đình được đánh dấu bằng một cây đa to và đầy tính thiêng của
nó. Một cây đa trứ danh, gốc to chục người ôm không xuể, đó là một cây đa hùng
vĩ đẹp lạ lùng in lên đó là nét cổ kính là nơi hội họp của các cụ, là nơi vui chơi của
lũ trẻ trong làng, là niềm tự hào của người dân trong làng. Cây đa ấy như là ngọn
hải đăng để xác định phương hướng, vị trí: Làng tôi là làng Gìa, cách làng Cổ
Đình hai cây số về phía đông. Thật sự không khó để tìm hình ảnh cây đa xum xuê
rễ phủ và ban thờ có núm rượu và vàng hoa ngũ sắc trong Mẫu thượng ngàn. Hình

ảnh những cây cổ thụ cao hơn nghìn nhẫn, cành lá xum xuê, xòe tán rộng không
biết mấy nghìn trượng ( Truyện Mộc Tinh – Lĩnh Nam chích quái) đến tục thờ cây
còn hiện hữu đến ngày nay. Đây thực sự cũng là những gì mà Nguyễn Xuân Khánh
viết trong tác phẩm của mình về một ngôi làng đầu thế kỉ XX. Những gì mà
Nguyễn Xuân Khánh viết là một sự trải nghiệm cộng đồng được trải qua nghìn
năm văn hóa, nó len lỏi âm ỉ cháy trong đời sống người dân Việt. Ngoài ra, trong
Mẫu thượng ngàn còn có một biến thể của tục thờ cây đó là mô tip “khúc gỗ trôi
sông”. Mô tip này được nhiều người biết đến qua truyền thuyết về tứ pháp ở Bắc
Ninh, ở truyền thuyết về Thiên Yana nữ thần người Chăm đã được Việt hóa ở
Khánh Hòa…đây được coi là một phái sinh của truyền thuyết thờ cây. Bởi khi
truyền thuyết thờ cây bị cắt đứt cội rễ chuyển hóa thành khúc gỗ, sau được vớt lên
tạc thành tượng. Vì vậy, khúc gỗ trôi sông cũng là một biểu hiện của Mẫu gốc
trong truyền thuyết dân gian người Việt. Niềm tin về tín ngưỡng của người dân
Việt Nam nói chung và của người dân làng Cổ Đình nói riêng còn được thể hiện
trong tục thờ ông thần Cẩu. Theo các nhà nghiên cứu thì tục thờ chó đá xuất hiện
muộn nhưng rất phổ biến trong phong tục của người dân ở vùng Bắc Bộ. Với quan


niệm đó thì chó đá được chôn dưới đất hoặc đặt trên ngai thờ. Quan niệm nhờ thần
cẩu canh cửa để trừ tà hoặc giữ cửa, điều này phù hợp với quan niệm máu chó chó
thể trừ quỷ dữ. chính như vậy Tô Hoài đã viết trong Chuyện cũ Hà Nội: Chó đá
canh cổng trông quen mắt như cái bình vôi treo để bám rễ si, rễ đa…Con chó đá
là thần canh của nơi miếu mạo và cổng ngõ các nhà có cửa…Nhà có, nhà nghèo
đều khói hương mòi ông khuyển về thượng hưởng. Tất cả những điều nói ở trên từ
tục thờ cây đến tục thờ chó đá đều là nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt, thể hiện
niềm tin vào tín ngưỡng, nét đẹp tâm linh người Việt.
Để nói về nét truyền thống người Việt thể hiện trong Mẫu thượng ngàn thì
không thể không nói đến tục thờ Mẫu. Mẫu tính là bản năng của sự sống và đảm
bảo sứ mệnh che chở cho sự sống con người. Việc viết về Mẫu không phải là vấn
đề mới bởi Mẫu là một khái niệm có căn lõi lịch sử gắn liền với người mẹ về tâm

linh. Mẫu trong tâm thức văn hóa phương Đông là biểu tượng của niềm tin tôn
giáo, hình tượng Mẫu chính là nơi quy tự các giá trị văn hóa của một dân tộc. Bước
ra cội nguồn văn hóa dân gian, hình tượng Mẫu đi vào văn học như một biểu tượng
của dòng văn học thiên tính nữ phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Điều này thể hiện rất rõ trong Mẫu thượng ngàn trên tất cả các phương diện đời
sống của con người trong tác phẩm. Tất cả lối sinh hoạt, cách con người đói xử với
môi trường của người phụ nữ đều được xây dựng theo luận giải từ hình tượng
Thánh Mẫu. Ở đây, những gì thuộc về cuộc sống và tâm hồn Thánh Mẫu mà dân
gian đã xây dựng và tin tưởng đã được thể hiện trong cuộc sống bình dị của những
người phụ nữ.
Trong Mẫu thượng ngàn, vẻ đẹp nữ tính dược thể hiện trong những những
nhân vật nữ như: bà ba Váy, cô đồng Mùi, bà Tổ Cô, Nhụ, Thắm, Ngơ…Đó là
những con người biết yêu thương, biết hi sinh và đặc biệt ở vẻ đẹp ngoại hình:
phồn thực, đắm đuối và đầy trắc ẩn.


Đó là vẻ đẹp mộc mạc, tràn đầy và tinh khiết của những cô gái như Nhụ. Mà
những tên đi xâm lược vẫn quen gọi bông hoa đẹp nhất xứ Đông Dương. Nhụ là
người con gái đẹp với hình ảnh trong sáng Đôi tay vung vẩy nhẹ nhàng, đôi chân
nhún nhẩy kín đáo, tay trái đặt trước bụng để giữ tấm áo, thân hình đụng đưa thật
duyên dáng. Một vẻ đẹp trong trẻo nhẹ nhàng của người phụ nữ Á Đông trong
Nhụ, đẹp bởi vẻ duyện dáng kín đáo, đó là cái hút hồn bao người, cái đọng lại cho
bao kẻ nhung nhớ. Nhụ đẹp lắm, nhất là khi được soi tỏ dưới sắc vàng diễm ảo của
ánh trăng. Nhụ một người con gái đẹp về ngoại hình cộng với gót son và tiếng hát
trong veo được thừa hưởng từ mẹ. Khi về sống ở quê cha với những con người vốn
không cùng dòng máu. Nhưng điều đó không làm cho Nhụ cảm thấy mất mát mà
Nhụ thích nghi rất nhanh và thật sự Nhụ yêu thương những người sống cùng mình
trong ngôi nhà mới này. Tất cả những điều đó đều toát lên từ tâm hồn trong trắng,
hồn nhiên cùng với sự đảm đang khéo leo vun vén cho gia đình không khác gì một
người phụ nữ khi Nhụ mới chỉ 14 tuổi. chính những điều ấy đã làm cho mọi người

cảm mến và hết mực yêu thương Nhụ. Ông cụ đồ Tiết sung sướng lắm khi được
nghe tiếng cười như pha lê của Nhụ trong nhà tắm thiên nhiên. Sự xuất hiện của cô
cháu hờ trong ngôi nhà xưa nay vắng người phụ nữ đã làm cho ông cảm nhận về
một gia đình ấm áp, hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ lâu nay không con có
trong ngôi nhà này thì giờ lại xuất hiện từ khi có Nhụ cúi đầu, xõa tóc, nắm lấy
chân tóc quay vun vút cho nước văng đi tạo thành đám mưa bụi mát rượi bay vào
thềm hè đã lấp đầy tình cảm trong trái tim và những chỗ trống mà một người cứng
rắn như ông không bao giờ nói ra. Nhụ rất khéo léo trong những công việc gia
đình, sáng nào cũng dậy sớm pha trà cho ông cụ, lúc lại theo ông học nuôi ong, lúc
đi nhặt trứng. Chính sự xuất hiện của Nhụ là niềm vui cho những thành viện trong
gia đình, đặc biệt là ông cụ đồ Tiết. Riêng nhân vật Điều tuy còn nhỏ nhưng khi
được uống nước từ ống da lươn do Nhụ chuẩn bị, chính việc ấy đã phần nào cho
Điều thấy sự chu đáo, tỉ mỉ, đảm đang của một người phụ nữ trong gia đình. Có lẽ


khi sinh ra người phụ nữ, như dự báo trước được những bất công mà họ gặp phải,
tạo hóa đã tìm cách nâng đỡ họ bằng bóng đêm và đặc biệt là bằng ánh trăng để tái
sinh và khơi gọi những ham muốn giao tình. Ánh trăng huyền ảo, nhễ nhại làm cho
đang ở cái độ tuổi ấy, cái độ tuổi trong sáng đáng yêu và đẹp nhất. Gặp ánh trăng,
Nhụ đẹp lên gấp mấy lần, khi ánh trăng tưới vào, tóc cô bé đen mượt hơn, đôi mắt
lung liếng…Ở Nhụ không chỉ mang vẻ đẹp nữ tính, tinh khiết mà trong cô còn ẩn
chứa một sức mạnh đấu tranh quyết liệt và một tấm lòng yêu thương. Khi làng Cổ
Đình bị dịch bệnh đang hoành hành, Điều cũng bị bệnh, Nhụ cuống quýt lấy dầu
xoa cho chồng rồi chạy đi báo cho người thân. Khi biết tin chồng mình chết chô
giãy nảy ngồi khóc thét lên: Bố ơi, con cắn rơm cắn cỏ con lạy bố, bố đừng chôn
xác anh ấy rồi cứ thế ôm chặt xác chồng khốc cả đêm. Đó không phải là tình yêu
cháy bỏng Nhụ giành cho chồng sao, và cũng là tình thương cao nhất khiến Nhụ
đau đớn như chính bản thân mình chịu đau đớn vậy. sự van xin của cô như là để
cứu vớt cho tình thương của cô, để cô được bên chồng mình trong những giây phút
cuối. Hình ảnh ấy cho người đọc không thể thôi tình cảm cho cô, một người phụ nữ

“đẹp” thủy chung. Khi bị Julien cướp đoạt thân xác, Nhụ điên cuồng chống cự kịch
liệt cô đẩy, cô đạp, cô cào, cô cấu, cô xé, cô cắn”. người con gái vẫn cố gượng lên,
dù không có mảnh vải che thân, cũng đem chút lực tàn chạy trốn dưới ánh trăng,
chạy cho đến khi kiệt sức. Ánh trăng chứng kiến nét đẹp tinh khôi của cô thì ánh
trăng kia cũng đã chứng kiến nỗi đau khổ tủi hờn của cô. Chính điều đó cũng đủ
cho thấy Nhụ xứng đáng cho vẻ đep Mẫu tính, dùng hết sức của mình để giữ gìn
sự trong trắng trước sự chiếm đoạt của bọn dân xâm lược, thứ dân đi xâm lược cả
về thể xác lẫn tâm hồn.
Nói đến tính Mẫu là nói đến người mẹ và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Trong trường hợp này thì bà ba Váy xứng đáng làm đại diện cho vẻ đẹp Mẫu tính
mang đạm nét phồn thực bởi khả năng sinh sản dồi dào. Nhưng người đàn bà này
đâu chỉ hiện lên với vẻ đẹp của thiên chức làm mẹ mà còn được miêu tả ở vẻ đẹp


tự nhiên mặn mà, quyến rũ khiến cho con người ta mê đắm. Tuy là phận con gái
nhà nghèo nhưng bà lại sở hữu vẻ đẹp mà ít người đàn bà nào trong làng có được
khuôn mặt tròn vành vạch như trăng rằm, mỡ màng hồng hào, da thì lúc nào cũng
trắng nõn. Ông Lí Cỏn vì thế mà thốt lên rằng: Ôi chao! Sao da thịt bà vuwad ấm
áp vừa mát rượi vừa thơm tho. Bà ba Váy là người phụ nữ chịu nhiều bi kịch nhất
trong cuộc đời, con nhà nghèo phải làm vợ lẽ- nàng hầu cho nhà Lí Cỏn để gạt nợ,
làm vợ một người nhưng trong lòng bà luôn ngóng trông một người biệt vô âm tín
với một tình yêu thương chưa bao giờ với dứt. Khi gặp lại người xưa, tình yêu
trong bà lại bùng lên, hồi sinh đầy mãnh liệt nhưng không phải vì thế mà bà quên
đi bổn phận làm vợ của mình. Trước nạn dịch tả hoành hành, đặc biệt là sau khi
thấy chồng mình – ông Lí Cỏn vật vờ trước cái chết, bà ba Váy hết sức chăm sóc,
bỏ hết công việc, mọi chuyện riêng tư sang một bên. Bởi bổn phận của người phụ
nữ là vậy và bà nghĩ bà đã có với ông một đàn con. Hơn nữa mọi thứ cũng xuất
phát từ một lòng biết ơn sâu sắc về những việc từ một con bé nhà quê đến cuộc
sống như ngày hôm nay đã tạo động lực cho người đàn bà mãi theo chăm sóc cho
người chồng gần đất xa trời. Đó là cái nghĩa, cái tình, tấm lòng chung thủy, sắt son

của người vợ giành cho chồng mình. Điều đó đáng được trân trọng.
Đọc xong tác phẩm, ta còn cảm động trước tấm lòng nhân hậu đáng kính trọng của
người bà Tổ cô. Nguyễn Xuân Khánh đã giành hẳn một chương để nói về người
phụ nữ đặc biệt này. Bà thuộc họ Vũ Xuân, là một người đàn bà rất đẹp: thắt đáy
lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú…cái dáng sang trọng, cao quý
làm sao…những ngón tay dài búp măng, lấp ló những chiếc váy sồi đen nhánh, hai
bàn chân xinh xinh gót lúc nào cũng đỏ như son. Tất cả con người như một đóa
hoa tươi. Bà đứng chỗ nào là chỗ ấy như sáng sủa lên, như rực rỡ lên. Nhưng ông
bà xưa nói “hồng nhan bạc phận” quả không sai, đó là cuộc đời của một con người
gặp nhiều thăng trầm trong cuộc sống. Bà lấy ông cử Khiêm trong hoàn cảnh nước
nhà đau thương nhất: giặc cướp nổi lên, quan lại tham những chỉ lo vơ đầy túi


tham, hoàn cảnh giáo dân bị đàn áp khốc liệt. nhưng điều làm bà đau đớn nhất là
chứng kiến cái chết của chồng do lòng trung với nước. Trước cuộc sống ấy, bà Tổ
cô đã có ý định tử tự theo chồng qua bên kia thế giới để giữ trọn phẩm tiết nhưng
vì quá thương con, bà quyết định mình không thể chết mà quyết lòng này nuôi dạy
con thật tốt. Sự hi sinh cao cả của một người phụ nữ để làm trọn bổn phận của một
người vợ, một người mẹ trong bà. Bà cõng con trốn về quê, thề sẽ giữ trọn danh
tiết với người chồng quá cố nhưng để bảo vệ giọt máu cuối cùng của chồng, bà
chấp nhận tái giá cùng ông trưởng Cam. Bà khóc tầm tã, chit khăn tang quỳ lạy
khóc trước bàn thờ chồng. Bị ép vào tình thế bắt buộc phải thế chứ thật ra bà chẳng
yêu thương gì ông Cam, nhưng sống lâu dần với ông trưởng Cam, hiểu rõ con
người và những tủi nhục của phận con người. Bà dùng chính tình yêu thương và
tấm lòng nhân hậu để chữa bệnh hằng đên cho ông: bà ta bế đầu ông lên, cho ông
bú như Mẹ cho con bú. Rồi một tay bà xoa vào lưng ông, tay kia bà kéo cái chim
ra. Đau đấy nhưng có cái vú bú, và có cái tay xoa lưng ông cũng đỡ đau phần
nào…có bận bà kéo mạnh quá ông đau điếng, cắn chảy máu cả vú bà. Cứ như thế
mỗi ngày một ít, cuối cùng con chim cũng chui ra hẳn ra. Và thế là ông Cam khỏi
bệnh. Ông mừng đến phát khóc, ôm lấy bà và nói: Bà đã sinh ra tôi lần thứ hai.

Chính tình yêu của người đàn bà và cũng chỉ có tình yêu thương của bà Tổ cô mới
làm cho ông Cam sống lại được. khi ông Cam và đứa con chết đi thì bà cải đạo lại
một lần nữa, không đi lễ nhà thờ nữa mà trở về với đạo Mẫu, với vai trò thanh tẩy
của mình.
Vẻ đẹp Mẫu tính trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn được thể hiện đạm nét nhất
vẫn là dục tính mạnh mẽ của cô đồng Mai. Hai người chồng là anh Tẻo và anh
Tân- người nuôi ngựa đã chết khiến cho đân làng xem cô là kẻ dâm đãng vì không
người chống nào chịu nổi. Họ đồn như thế và có nguyên cớ của nó, rõ ràng người
phụ nữ thôn quê kí lại chứa một tinh lực rất mạnh mẽ. Cô gật đầu chịu lấy Philip
dưới sự sót xa của ông cụ Tiết và sự dè bửu của dân làng. Dẫu sao cô cũng là


người đầu tiên lấy chồng Tây ở cái xứ sở ấy. Đối với một kẻ máu lạnh chuyên đi
chinh phục như Philip thì chỉ có vẻ đẹp ngút ngàn và khao khát bản năng của người
đàn bà Việt như cô Mùi mới khiến hắn có những giây phút van nài, xin xỏ, quỳ lụy
xin ân sủng từ niềm đam mê dục tính và cuối cùng chỉ nhận lại sự them khát khôn
nguôi mà rên rỉ rằng: Nàng bắt mất hồn ta rồi. Ta tan biến đi trong nàng rồi. Nàng
đã dắt ta đi trong niềm lạc thú mà chưa bao giờ ta biết. Ta run rẩy, ta quỳ sụp
trước nàng để van xin phép lạ. Nhân vật cô Mùi là hóa thân xây dựng, thể hiện ước
mơ về vai trò người phụ nữ trong chiến thắng của cuộc đấu tranh văn hóa ĐôngTây, giữa âm mưu đồng hóa của những kẻ đi xâm lược và sức chiến đấu bảo tồn
những giá trị văn hóa từ ngàn đời của người dân bản địa. Đó là dụng ý nghệ thuật
mà cũng là thông điệp tác giả muốn gửi tới mọi người.
Đó là những vẻ đẹp và phẩm chất tuyệt diệu của hình tượng Mẫu – người
Mẹ- người đàn bà vừa dịu hiền vừa mạnh mẽ, vừa oai nghiêm vừa chở che, an ủi,
tất cả đều không nằm ngoài sự hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ.
2.1.2 Yếu tố hiện đại
Việc thể hiện văn hóa Việt trong Mẫu thượng ngàn mang nhiều yêu tố hiện
đại trên phương diện nội dung.
Khi nhận xét về tác phẩm này Hoài Nam từng khẳng định: Nét mới và gây
hấp hẫn ở các tác phẩm này không phải ở sự làm mới cách viết mà ở năng lực làm

mới cái được viết. Văn hóa dân gian được đề cập trong tác phẩm lại ẩn chứa điều
mới đó là sự giải thiêng huyền thoại.
Tác phẩm mang đậm màu sắc văn hóa dân gian với những truyện kể dân
gian và lễ hội dân gian với hai nhân vật ông Đùng, bà Đà. Theo các bộ sưu tập
truyên dân gian thì ông Đùng, bà Đà là hai nhân vật huyền thoại gắn với sự sáng
tạo của vũ trụ của người tiền Việt- Mường, truyện kể dân gian và dấu tích sáng tạo
vũ trụ của hai ông bà còn lại khá nhiều ở vùng Hòa Bình. Nhưng trong kí ức của
người Cổ Đình thì truyện kể về ông Đùng bà Đà đã có một hình hài mới, nó không


còn là một huyền thoại sáng chế đồng nhất mà là sự pha trộn của các huyền thoại
và cả sự giải thiêng huyền thoại theo các lớp thời gian thông qua thái độ của từng
thế hệ trong tác phẩm. Huyền thoại về ông Đùng bà Đà trong Mẫu thượng ngàn
chứa đựng các lớp huyền thoại và các hành vi thế tục phản huyền thoại: huyền
thoại về hai vị thần khổng lồ sáng tạo nên vũ trụ, huyền thoại về một cuộc hôn
nhân của hai anh em ruột sống sót sau trận đại hồng thủy, huyề thoại Nữ Oa – Tứ
Tượng, huyền thoại bán thế tục hóa ( tín ngưỡng phồn thực với khát khao trần tục
về việc trải nghiệm đời sống tính giao của trai gái trong làng thể hiện ở tục “ trải
ổ”). Việc giải huyền thoại quyết định ở việc xua đuổi và bắn chết nhân vật huyền
thoại.
2.2 Truyền thống và hiện đại trên phương diện hình thức
2.2.1 Yếu tố truyền thống
Về phương diện hình thức, tiểu thuyết được xây dựng dưới mô hình truyền
thống vẫn được giữ lại. Nguyễn Xuân Khánh tựa như có xu hướng quay trở lại
theo cách dựng “ khung” cho tiểu thuyết theo kiểu truyền thống. Tác phẩm dài hơn
800 trang, được chia làm 15 phần ( mỗi phần có nhiều tiết nhỏ) với những tiêu đề
trải dài:
I. Người trở về
II. Nhụ và Điều
III. Đồn điền Messmer

IV. Họ Vũ, họ Đinh
V. Pierre và Julien
VI. Người Cổ Đình
VII. Bà Tổ cô
VIII. Philippe Messmer
IX. Con chim cu cườm
X. Đối thoại


XI. Bà Váy kể chuyện
XII. Tai họa lớn
XIII. Ông Đùng, Bà Đà
XIV. Hội Kẻ Đình
XV. Chương kết
Nhận xét về cách viết của Mẫu thượng ngàn, Hoài Nam khẳng định: nếu ở
Hồ Qúy Ly, cách đây sáu năm, nhà văn đã tỏ ra làm mới nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại(…) thì ở Mẫu thượng ngàn, dường như ông đã
quay về với một lối tiểu thuyết có thể nói là khá cổ điển. Tuy nhiên nó cũng không
bị cũ nhàm. Nét mới và gây hấp dẫn ở tác phẩm này không phải ở sự làm mới cách
viết mà ở năng lực làm mới cái được viết và đó cũng chính là minh chứng cho
cách làm mới một lối viết không càn mới. Trong suốt chặng đường sáng tác của
mình, Nguyễn Xuân Khánh vẫn thừa nhận, mình vẫn trung thành với lối viết cổ
điển, hạn chế tối đa kĩ thuật hiện đại, hậu hiện đại vì tác giả không thích bỏ nhân
vật, bỏ tâm lí, bỏ cốt truyện, đặc biệt là sự cắt đứt mối quan hệ với quá khứ, mối
giao lưu với người đọc. Tác giả luôn tâm niệm rằng: Hãy cho mọi người có quyền
khác anh để mỗi người đều có chỗ đứng dưới ánh nắng mặt trời. Đó chính là biểu
hiện cao nhất của tinh thần dân chủ. Nhân vật có thể có hư cấu, cũng có thể là
trong kí ức của nhà văn nhưng tất cả đều tập trung phản ánh chuyển tải những giá
trị của một nền văn hóa.
Suy cho cùng, với yếu tố truyền thống trong việc thể hiện văn hóa Việt,

giống với một số tác giả viết tiểu thuyết ngày nay, Nguyễ Xuân Khánh vẫn coi
trọng việc khám phá nội dung hiện thực thông qua các số phận, tính cách nhân vật,
các mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh như trong mô hình tiểu thuyết truyề
thống.
2.2.2 Yếu tố hiện đại


Không chỉ mới ở nội dung mà nghệ thuật thể hiện văn hóa Việt trong tác
phẩm cũng mang nhiều nét hiện đại
Thứ nhất, với điểm nhìn trần thuật linh hoạt, Nguyễn Xuân Khánh có ý thức
dịch chuyển điểm nhìn trần thuật để tránh sự đơn điệu trong lối kể, tạo cái nhìn đa
chiều trong hiện thực. Điểm nhìn trần thuật chủ yếu là ngôi kể thứ ba nhưng ở một
vài chương điểm nhìn được di chuyển sang các nhân vật khác. Chương 11, “Bà ba
Váy kể chuyện” mọi sự việc được kể bởi nhân vật này. Hơn nữa các phong tục
huyền thoại về Mẫu, cô Chín, ông Đùng, bà Đà không chỉ được nhìn nhận từ điểm
nhìn của người kể chuyện mà còn được cảm nhận từ các nhân vật khác như: Nhụ,
cô Mùi….Không chỉ vậy, điểm nhìn còn được nhìn nhận từ những kẻ đi xâm lăng
như: cha Colomber, Pier, Rene. Tác giả sẵn sàng trao điểm nhìn cho các nhân vật
không phân biệt sang - hèn, chính - phụ đã tạo được chân thực sinh động, hiện thực
được mở ra nhiều chiều hơn.
Thứ hai, hiện thực đan xen yếu tố thực, huyền ảo. Nguyễn Xuân Khánh gia
tăng chất bí ẩn, chiều sâu của văn hóa Việt qua sự kết hợp giữa thực và ảo. Niềm
tin vào thánh Mẫu không phải là mê muội mà là nội lực sống mãnh liệt, đảm bảo
cho dân tộc tồn tại trong cuộc sung đột với văn hóa phương tây. Đó là chi tiết
Julien đến dẹp bỏ buổi hầu đồng đã bị con rắn hổ mang đột ngột xuất hiện trên bệ
thờ tấn công. Đó là hình ảnh của Mẫu hiện lên huyền ảo khi tiếng hát chầu văn cất
lên. Đó là ông hộ Hiếu, sau khi bị sét đánh có khả năng nhìn thấy mọi thứ, đoán
biết vận mệnh tương lai chữa bách bệnh, tiêu diệt tà ma. Hình ảnh Mẫu thượng
ngàn như là ước mơ của nhân dân trong truyện cổ. Con người hôm nay vẫn luôn
tìm kiếm những bí ẩn, kì lạ của cuộc sống tâm linh. Các yếu tố kì ảo này đã khẳng

định được niềm tin ấy.
Thứ ba, kết cấu phức tạp. Để kể lại câu truyện mới này. Nguyễn Xuân
Khánh đã đặt câu truyện vào các nhân vật Nhụ, cô Mùi. Ở đây, Nguyễn Xuân
Khánh đã đóng vai một nhà biên soạn tư liệu ( sưu tầm, t hu thập và sắp xếp lại),


hơn nữa còn đóng vai một người kể truyền thuyết với đặc trưng là thuyết phục
người nghe tin vào câu truyện mình đang kể. Cũng mang dáng dấp của một cuộc
điều tra văn học dân gian ở các nghệ nhân, Nguyễn Xuân Khánh đã thu thập truyện
kể về các nhân vật của mình và bằng các cách kể đó để thuyết phục độc giả tin vào
tính có thực của những điều mình muốn gửi gắm. Mỗi câu truyện do một nhân vật
kể là một góc nhìn, một dị bản nhưng các dị bản không mâu thuẫn với nhau mà hòa
vào nhau thành một câu truyện thống nhất, đó chính là câu truyện sống trong tâm
khảm của mỗi người dân làng Cổ Đình, là câu truyện chung của làng và cũng chính
là câu truyện của ngừi kể chuyện giấu mặt, người kiến tạo nên một mạch ngầm
thống nhất cho tất cả những câu truyện – người kể chuyện Nguyễn Xuân Khánh
đóng vai người kể truyền thuyết không thể nào khác là nhà tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh đã chọn điểm nhìn cộng đồng để xâu chuỗi và lí giải. Trong tác phẩm
câu truyện được kể dù là huyền thoại thiêng liêng có tính thuần nhất, huyền thoại
bị pha trộn hay huyền thoại bị giải thiêng thì với người kể chuyện Nguyễn Xuân
Khánh, đều tìm được sự đồng thuận của cả cộng đồng mà không phải là sự thức
nhận mang màu sắc cá nhân của ông hay của bất cứ nhân vật nào. Nói như vậy tức
câu chuyện về ông Đùng bà Đà được tái hiện dần qua cách kể, cách nghĩ của nhiều
người, nó được thể hiện qua tác phẩm như là một tập hợp các cách nhìn, các cách
nghĩ, các quan điểm của nhiều người theo cái chuẩn của tâm lí cộng đồng. Theo sự
sắp xếp của người kể chuyện, ở làng Cổ Đình, kẻ kể, người nghe đều bị cuốn vào
trong mạch truyện, mạch cảm, mạch nghĩ chung về sự đồng cảm và sót thương trộn
lẫn nỗi sợ hãi và chút ước ao thầm lặng
Thứ tư, sự kết hợp nhiều thể loại. Mẫu thượng ngàn có sự kết hợp giữa tiểu
thuyết lịch sử - văn hóa. Bên cạnh đó trong tác phẩm có sự kết hợp giữa thơ và văn

xuôi. Đan xen giữa những câu truyện là những câu hát văn với giọng điệu ngọt
ngào tha thiết, sâu lắng. Mở đầu tác phẩm là hai câu:
Cô Chín ngự đồng dệt gấm thêu hoa


Thêu non, thêu nước, cô thêu ra đôi phượng chầu.
Đẹp lạ đẹp lùng
Rõ ràng cô Chín trong đền Sòng cô giá lâm.
Dọc theo chiều dài trang viết, ta không phủ nhận sự cuốn hút từ đầu tới cuối
bằng những chuẩn mực cổ điển. Nói như vậy không phải để ta phủ nhận sự góp
phần tạo nên thành công của tác phẩm còn có cả yếu tố hiện đại. đó chính là đóng
góp tạo nên chỗ đứng cho tác phẩm và tên tuổi cho tác giả trong nền văn học
đương đại Việt Nam. Đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết văn hóa, phong tục.
Trong buổi tọa đàm mang tên Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn
Xuân Khánh, nhà nghiên cứu Phạm Toàn đã nói như sau: Lịch sử là người câm đã
đi mất. Người làm khoa học lịch sử chỉ ghi chép đơn thuần theo quan niệm cá
nhân. Chỉ có người nghệ sĩ mói chạm tới khát vọng lịch sử, khơi mở những vấn đề
ẩn khuất và lay động lòng người. Còn giáo sư Trần Đình Sử lại cho rằng: Nguyễn
Xuân Khánh là người có tư tưởng riêng chứ không minh họa cho tư tưởng nào
khác. Ông viết về lịch sử là để viết về con người, về những giá trị nhân văn trong
đời sống. Nói tóm lại việc tác giả dùng yếu tố lịch sử như là một công cụ đắc lực
cho việc viết về con người tạo nên nghẹ thuật. chứ không đơn thuần chỉ là người
chép sử.


KẾT LUẬN
Là nhà văn tự điều chỉnh, Nguyễn Xuân Khánh trở nên thích hợp với dòng
văn trong giai đoạn đổi mới và tiêu biểu cho ngữ cảnh văn hóa, xã hội hậu-Đổi
mới. Những khao khát ẩn ngầm của thời đại, một cách tự nó, đã tìm thấy ở tác
phẩm Nguyễn Xuân Khánh tiếng nói trực hiện, tinh tế và chân thành. Như phẩm

tính thiện nguyện của người trí thức, ông đã đặt mình vào chuỗi ưu tư, tìm kiếm, đề
đạt giá trị thực sự cho đời sống nhân sinh và dù chúng đang hoặc sẽ chỉ là khả thể,
thì tâm thái chung vẫn tin tưởng đó là những hạt “chủng tử” tốt lành trong thời
hôm nay còn nhiều khoảng trống để gieo ươm và đợi chờ tỏa bóng.
Mẫu thượng ngàn là một tác phẩm thể hiện tư duy đổi mới của cây bút luôn
hướng đến sự đổi mới như Nguyễn Xuân Khánh. Một sự đổi mới trên phương diện
kết họp đan xen giữa truyền thống và hiện đại về cả nội dung và hình thức biểu
hiện làm nên một tiếng nói của cả thời đại mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiều tác giả, 2001, Chặng đường mới của văn học, Nxb chính trị Quốc
gia, Hà Nội
2. Phan Cư Đệ ( chủ biên), 2004, Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb ĐHQG,
Hà Nội
3. Phong Lê, 2000, Văn học trên hành trình thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
4. Nguyễn Văn Long, 2002, Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
dục, Hà Nội



×