Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

ĐỀ NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.52 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THPT
CHU KỲ 2011 – 2015

Đề thi chính thức

Mơn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài 180 phút ( không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (1,0 điểm) Nêu 6 mức độ nhận thức của học sinh trong hoạt động học tập.
Câu 2. (1,5 điểm) Nêu 5 đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
Câu 3. (1,5 điểm) Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề, cấu trúc một bài học (hoặc một phần của bài
học) như thế nào?
Câu 4. (2,0 điểm) Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm quan sát hoạt động của tim ếch trong bài:
Thực hành tìm hiểu hoạt động của tim ếch.
Câu 5. (2,0 điểm) Trình bày thí nghiệm phân biệt đường đơn (glucơzơ) và đường đơi (saccarơzơ). Giải
thích kết quả của thí nghiệm.
Câu 6. (1,0 điểm) Căn cứ vào cấu trúc nào của tế bào để chia vi khuẩn thành hai nhóm Gram dương và
Gram âm? Phân biệt sự khác nhau về cấu trúc này của hai nhóm vi khuẩn trên.
Câu 7. (1,0 điểm) Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa các chất tham gia phản ứng trong tế bào
bằng những cách nào?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Phân biệt các nhóm thực vật C 3 và C4 về các đặc điểm: enzim xúc tác cho quá trình cố định
CO2; loại tế bào xẩy ra q trình cố định CO2.
b. Vì sao hơ hấp sáng chỉ xẩy ra ở thực vật C3 mà không xẩy ra ở thực vật C4?
Câu 9. (1,5 điểm)
a. Hình bên là sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa tiết diện các
mạch, huyết áp và vận tốc máu. Hãy điền tên tương ứng với các chữ cái A,
B,
C.


b. Trình bày vai trị của thận trong điều hịa nước.
Câu 10. (1,0 điểm) Trong một quần thể ruồi giấm: xét một cặp nhiễm sắc
thể thường có hai lơcut, lơcut I có 2 alen, lơcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc
thể X ở vùng khơng tương đồng có 2 lơcut, mỗi lơcut đều có 2 alen. Biết
các gen liên kết khơng hồn tồn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo thành
trong quần thể liên quan đến các lôcút trên.
Câu 11. (2,0 điểm) Ở một loài thực vật, cho Pt/c: cây cao, hoa vàng x cây thấp, hoa đỏ thu được F 1 gồm
100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2:
40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng; 9,25% cây thấp, hoa vàng.
Cho biết các gen thuộc nhiễm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau trong quá trình tạo
giao tử đực và giao tử cái.
a. Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng chiều cao cây và qui luật di truyền chi phối tính
trạng màu sắc hoa.
b. Lập luận để xác định kiểu gen của P và F1.
c. Tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F2.
Câu 12. (1,0 điểm) Cho một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở F 0: 0,25AA+0,5Aa+0,25aa = 1.
Do điều kiện môi trường thay đổi nên các cá thể có kiểu gen aa khơng sinh sản được nhưng vẫn có sức
sống bình thường. Xác định cấu trúc di truyền ở F3 của quần thể.
Câu 13. (1,5 điểm) Nêu vai trò chủ yếu của các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ.
Câu 14. (1,0 điểm)
a. Hiệu suất sinh thái là gì?
b. Cho chuỗi thức ăn:

P

N
(16000000)

→ C1


(1500000)

→ C2 → C3
(180000)

(18000)

(Đơn vị tính kcal)
Tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng 3 so với bậc dinh dưỡng 1
==== Hết ====
Họ và tên: ....................................................................... – Số báo danh: .......................................


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
Hướng dẫn chính thức

HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THPT
CHU KỲ 2011 – 2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MƠN: SINH HỌC

(Hướng dẫn có 04 trang)

Câu

Nội dung

Câu 1

Nêu 6 mức độ nhận thức của học sinh trong hoạt động học tập.
Nhận biết

Thơng hiểu
Vận dụng
Phân tích
Tổng hợp
Đánh giá
Nêu 5 đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
Dạy học tăng cường phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ
chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh
Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh
Dạy học phân hóa kết hợp với học tập hợp tác
Kết hợp đánh giá của thầy với đánh giá của bạn và với tự đánh giá
Tăng cường khả năng, kỹ năng vận dụng vào thực tế

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Trong dạy học đặt và giải quyết vấn đề, cấu trúc một bài học (hoặc một phần của
bài học) như thế nào?
Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
Tạo tình huống có vấn đề
Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh
Phát biểu vấn đề cần giải quyết
Giải quyết vấn đề đặt ra:
Đề xuất cách giải quyết
Lập kế hoạch giải quyết

Thực hiện kế hoạch giải quyết
Kết luận:
Thảo luận kết quả và đánh giá
Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra
Phát biểu kết luận
Đề xuất vấn đề mới
Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm quan sát hoạt động của tim ếch
Bước 1: Hủy tủy ếch
Sử dụng ghim nhọn để chọc vào tủy ếch cho đến khi ếch duỗi thẳng hai chân sau
Bước 2: Mổ lộ tim
Ếch đã hủy tủy, ghim ngửa lên khay mổ, dùng kéo và kẹp cắt bỏ khoảng da ngực hình
tam giác.
Cắt bỏ phân xương ức, ghim hai chân trước ra hai bên và cắt bỏ màng bao tim
Bước 3: Quan sát
Quan sát trình tự hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất, xác định các pha co tim
Quan sát màu của tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái có gì khác nhau, màu của tâm thất có gì
đặc biệt
Trình bày thí nghiệm phân biệt đường đơn (glucơzơ) và đường đơi
(saccarơzơ). Giải thích kết quả của thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Khi đun dung dịch glucơzơ với vài giọt dung dịch phêlinh (thuốc thử
đặc trưng với các loại đường) ta thấy tạo thành kết tủa màu đỏ gạch

Điể
m
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,50

0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
1,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2,00
0,50
0,50
0,50
0,50
2,00
0,50


Thí nghiệm 2: Cho thuốc thử phêlinh vào dung dịch đường mía (saccarơzơ) rồi đun sơi
ta khơng thấy tạo thành kết tủa màu đỏ gạch
Giải thích thí nghiệm 1: Kết tủa màu đỏ gạch là do đường gluco có tính khử phản ứng
với thuốc thử phêlinh tạo kết tủa màu đỏ gạch
Giải thích thí nghiệm 2: Đường saccarơzơ khơng có tính khử nên khơng phản ứng với
phêlinh
Câu 6 Căn cứ vào cấu trúc nào của tế bào để chia vi khuẩn thành hai nhóm Gram
dương và Gram âm? Phân biệt sự khác nhau về cấu trúc này của hai nhóm vi
khuẩn trên.

Căn cứ vào cấu trúc của thành tế bào
Gr+
GrKhông có màng ngồi
Có màng ngồi
Có lớp peptidoglican dày
Có lớp peptidoglican mỏng
Có axit teicoic
Khơng có axit teicoic
Khơng có khoang chu chất
Có khoang chu chất
Câu 7 Enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa các chất tham gia phản ứng trong tế
bào bằng những cách nào?
Tại trung tâm hoạt động của enzim các chất được đưa vào gần nhau và định hướng sao
cho chúng dễ dàng phản ứng với nhau
Trung tâm hoạt động enzim làm cho các mối liên kết nhất định của cơ chất được kéo
căng hoặc vặn xoắn dễ bị phá vỡ
Trung tâm hoạt động enzim tạo ra vi mơi trường cần thiết cho q trình xúc tác
Câu 8 a. Phân biệt các nhóm thực vật C3 và C4 về các đặc điểm: enzim xúc tác cho quá
trình cố định CO2; loại tế bào xẩy ra quá trình cố định CO2.
b. Vì sao hơ hấp sáng chỉ xẩy ra ở thực vật C3 mà không xẩy ra ở thực vật C4?
a
Đặc điểm
C3
C4
Enzim xúc tác cho quá RubisCO
PEP cacboxilaza, RubisCO
trình cố định CO2
Loại tế bào xẩy ra quá trình Tế bào mô giậu
Tế bào mô giậu, tế bào bao
cố định CO2

bó mạch
b
Ở thực vật C3: Khi cường độ ánh sáng cao, khí khổng đóng, nồng độ CO2 giảm xuống
thấp, nổng độ O2 tăng cao enzim rubisCO không kết hợp với CO 2 mà kết hợp với O2
gây hô hấp sáng.
Ở thực vật C4: Khơng xảy ra hơ hấp sáng vì loại thực vật này có chu trình cố định CO 2
bổ sung xảy ra ở tế bào mô giậu tạo ra axit malic là nguồn dự trữ CO 2 cung cấp cho
chu trình Calvin nên rubisCO ln kết hợp với CO2
Câu 9 a. Hình bên là sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa tiết diện các mạch, huyết áp
và vận tốc máu. Hãy điền tên tương ứng với các chữ cái A, B, C.
b. Trình bày vai trị của thận trong điều hòa nước.
a
A: Huyết áp
B: Vận tốc máu
C: Tiết diện các mạch
b
Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào lượng nước và nồng độ các chất tan trong
máu.
Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao, thận tăng cường tái hấp thu nước trả về
máu, đồng thời động vật uống nước do cảm giác khát.
Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm, thận thải nước nhờ đó cân bằng áp suất thẩm
thấu của máu
Thận thải các chất thải (urê, crêatin ...) qua đó duy trì áp suất thẩm thấu
Câu 10 Trong một quần thể ruồi giấm: xét một cặp nhiễm sắc thể thường có hai lơcut,
lơcut I có 2 alen, lơcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng khơng tương
đồng có 2 lơcut, mỗi lơcut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết khơng hồn tồn.
Tính số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể liên quan đến các lôcút
trên.

0,50

0,50
0,50
1,00
0,25
0,25
0,25
0,25
1,00
0,50
0,25
0,25
2,00

0,50
0,50
0,50
0,50
1,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

1,00


Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường là:
2 × 3(2 × 3 + 1)

= 21
2
Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST giới tính là:
2 × 2(2 × 2 + 1)
+ 2 × 2 = 14
2
Tổng số loại kiểu gen là: 21 × 14 = 294
Câu 11 Ở một loài thực vật, cho Pt/c: cây cao, hoa vàng x cây thấp, hoa đỏ thu được F 1
gồm 100% cây cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2:
40,5% cây cao, hoa đỏ; 34,5% cây thấp, hoa đỏ; 15,75% cây cao, hoa vàng;
9,25% cây thấp, hoa vàng.
Cho biết các gen thuộc nhiểm sắc thể thường, diễn biến giảm phân giống nhau
trong quá trình tạo giao tử đực và giao tử cái.
a. Xác định qui luật di truyền chi phối tính trạng chiều cao cây và qui luật di
truyền chi phối tính trạng màu sắc hoa
b. Lập luận để xác định kiểu gen của P và F1.
c. Tính tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F2.
a.
Tính trạng chiều cao cây:
Cao/thấp = 9/7 ==> chiều cao cây do qui luật di truyền tương tác bổ sung theo kiểu:
A-B- qui định cao, còn lại (A-bb, aaB-, aabb) qui định thấp
Tính trạng màu sắc hoa:
Đỏ/trắng = 3/1 ==> màu sắc hoa do qui luật phân li, trội hồn tồn
D: đỏ; d: trắng
b
Xét chung 2 cặp tính trạng F1: AaBbDd x AaBbDd = (9:7)(3:1) kết quả khác bài ra. Tỷ
lệ kiểu hình thu được trong bài là kết quả của hiện tượng liên kết gen khơng hồn tồn,
trong đó cặp Aa hoặc Bb liên kết khơng hồn tồn với Dd.
Bd
bD

Bd
× aa
⇒ F1:Aa
Suy ra: Kiểu gen của Ptc: AA
(1)
Bd
bD
bD
Ad
aD
Ad
× bb
⇒ F1:Bb
hoặc: BB
(2)
Ad
aD
aD
Vì A và B có vai trị như nhau nên trường hợp nào kết quả cũng giống nhau.
c.
Xét trường hợp (1):
Bd
Bd
× Aa
Tính tần số hốn vị gen: F1 × F1 = Aa
bD
bD
3
1



F2 :  A− : aa ÷( B − D − = 0,5 + bbdd ) từ đó ta có:
4 
4
3
Cao đỏ: A − B − D − = × (0,5 + bbdd ) = 40,5% ⇒ bd = 0, 2 < 0, 25 ⇒ f = 0, 4
4
Tỷ lệ kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở F2 = 13%
(Các thầy cơ tính cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 12 Cho một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền ở
F0: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1.
Do điều kiện mơi trường thay đổi nên các cá thể có kiểu gen aa khơng sinh sản
được nhưng vẫn có sức sống bình thường. Xác định cấu trúc di truyền ở thế hệ F 3
của quần thể.
q0
0,5
⇒ q3 =
= 0, 2 ; p3 = 0,8
Áp dụng công thức qn =
1 + nq0
1 + 3 × 0,5
Cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 của quần thể là:
0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa
(Các thầy cơ tính cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa)
Câu 13 Nêu vai trò chủ yếu của các nhân tố tiến hóa trong tiến hóa nhỏ

0,25

0,25
0,50


2,00

0,50
0,25

0,50

0,50

0,25

1,00

1,00

1,50


Đột biến: Tạo nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa (chủ yếu) và làm thay đổi nhỏ tần số
tương đối của các alen
Giao phối không ngẫu nhiên: Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo
hướng giảm dần tỷ lệ dị hợp, tăng dần tỷ lệ đồng hợp
Chọn lọc tự nhiên: Định hướng q trình tiến hóa, qui định chiều hướng và nhịp điệu
biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể
Di nhập gen: Làm thay đổi tần số tương đối của các alen, ảnh hưởng tới vốn gen của
quần thể.
Các yếu tố ngẫu nhiên: Làm thay đổi đột ngột tần số tương đối của các alen, ảnh
hướng lớn tới vốn gen của quần thể.
Câu 14 a. Hiệu suất sinh thái là gì?

b. Cho chuỗi thức ăn:

a.
b.

P

N
(16000000)

→ C1

(1500000)

→ C2 → C3
(180000)

(18000)

(Đơn vị tính kcal)
Tính hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng 3 so với bậc dinh dưỡng 1
Hiệu suất sinh thái là: Tỷ lệ tương đối (%) giữa năng lượng được tích lũy ở một bậc
dinh dưỡng nào đó so với năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng đứng trước bất
kỳ.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng 3 so với bậc dinh dưỡng 1 là:
180 000
× 100% = 1,125%
16 000 000

------ Hết ------


0,25
0,25
0,50
0,25
0,25

1,00

0,5

0,5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×