Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
Đề án :
Giải quyết vấn đề thất nghiệp sau khủng hoảng kinh tế tại
tỉnh Nghệ An.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về việc làm và thất nghiệp:
I. Những khái niệm cơ bản:
1. Khái niệm về việc làm và thất nghiệp:
- Việc làm : Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Chúng ta có
thể thể xem xét khái niệm này trên hai khía cạnh cơ bản:
Thứ nhất : Việc làm phải tạo ra thu nhập. Nếu một công việc
không tạo ra thu nhập thì không gọi là việc làm. Thu nhập ở đây có thể
không phải của người trực tiếp làm công việc đó.
Thứ hai : Đó phải là công việc không bị pháp luật cấm. Như vậy,
các công việc như mua bán hàng cấm, thực hiện các giao dịch trái
pháp luật thì không được thừa nhận là việc làm mặc dù tạo ra thu
nhập.
- Thất nghiệp : Trong kinh tế học thất nghiệp là tình trạng người
lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm.Có 2 loại thất
nghiệp chính là thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình:
+ Thất nghiệp hữu hình: là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu
vực thành thị. Người thất nghiệp là thanh niên chiếm tỷ lệ cao.
Nguyên nhân một phần do kinh tế chưa phát triển chưa tạo được việc
làm.
+ Thất nghiệp trá hình: còn gọi là thiếu việc làm là một trong
những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát
triển.Ở thành thị dạng thất nghiệp này tồn tại dưới những dạng khác
nhau như : làm việc năng suất thấp, không góp phần tạo thu nhập cho
xã hội mà chủ yếu tạo ra thu nhập đủ sống.Còn ở khu vực nông thôn
lại tồn tại dưới dạng thiếu việc làm.
1
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thất nghiệp:
2.1. Các yếu tố tác động đến việc làm:
- Cầu lao động : về lý thuyết thì cầu lao động cho thấy số lượng
lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sang thuê (sử dụng) để
tiến hành hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.
- Quy mô sản xuất: Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản
xuất một lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định. Điều này có nghĩa là quy
mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ sẽ quyết định lượng đầu vào được sử
dụng
- Quan hệ giữa sự thay đổi đầu ra (tăng hay giảm) và thay đổi
việc làm (cầu lao động) được xem xét qua hai khái niệm “hệ số co
giãn” việc làm. Hệ số co giãn việc làm thể hiện tỷ lệ % thay đổi khi
đầu ra thay đổi 1%.
Ngoài ra nó còn chịu tác động của vốn đầu tư và công nghệ sản
xuất.
2.2. Các yếu tố tác động đến thất nghiệp:
- Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số
người được giải quyết việc làm hàng năm.trong 10 năm qua số người ở
độ tuổi thanh niên tăng nhanh (10,5%) trong khi tốc độ việc làm cho
thanh niên lại tăng chậm (0,2%).
- Năng xuất lao động và hiệu quả làm việc thấp dẫn đến tình
trạng thiếu việc làm rất phổ biến và nghiêm trọng.
- Ngoài ra các chính sách của nhà nước cũng tác động lớn tới
tình trạng thất nghiệp.
3.Vai trò của lao động trong phát triển kinh tế:
Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ
luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng
kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công
nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì
2
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị,
nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối
đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và
kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau
Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá
hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể
phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước
Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến
thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động
nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi
nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ
không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."
4. Tỷ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng
thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm
khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng
biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp
thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.Nhưng nhìn chung tỷ lệ
thất nghiệp thường được tính theo công thức:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
II. Vài nét chung về việc làm và thất nghiệp tại các nước
đang phát triển:
1. Tình trạng chung
Giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang hình
thành một vấn đề chung đó là khủng hoảng việc làm.
Tình trạng công nhân mất việc diễn ra trên khắp mọi lĩnh vực
của nền kinh tế từ sản xuất, bán hàng, gia công, cho tới các ngành dịch
vụ, trong đó ngành bị tác động mạnh nhất là tài chính - ngân hàng, tiếp
đó là ngành công nghiệp ô tô. Ngay cả ngành công nghệ cao, một
3
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
trong những lĩnh vực phát triển nhanh, cũng trở thành nạn nhân của
cuộc khủng hoảng.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong một báo cáo gần đây cho
biết đã có 32 triệu công nhân ở các nước đang phát triển bị mất việc và
Ngân hàng Thế giới dự báo năm nay sẽ có thêm 53 triệu người rơi
xuống dưới ngưỡng đói nghèo.
Do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tỷ
lệ người thiếu việc làm và người thất nghiệp tại các nước đang phát
triển có xu hướng tăng lên.Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là
4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu
việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ
lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực
thành thị là 2,3%.Một trong những nước cũng gia tăng tỷ lệ thất
nghiệp là Trung Quốc,tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tính đến đầu
năm 2009 là 4,2% tăng 0,2 % so với năm 2007.
2. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp:
Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cuộc khủng
hoảng việc làm tại các nước đang phát triển là do chịu ảnh hưởng từ
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Bắt nguồn từ khủng hoảng tài
chính ở Mỹ cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu hiện nay được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ tám
mươi năm qua.
Ðặc điểm của cuộc khủng hoảng lần này có những nét chung với
các cuộc suy thoái trước đây và cũng có những nét mới. Về đặc điểm
chung, nó cũng bùng nổ từ chính trung tâm của chủ nghĩa tư bản, do
sản xuất thừa và là kết quả của quá trình tập trung hóa tư bản, tài
chính hóa và đầu cơ,... Các đặc điểm riêng là cuộc khủng hoảng lần
này diễn ra trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa
với thương mại và đầu tư tài chính là trụ cột, sự xuất hiện của các nền
4
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
kinh tế mới nổi và đồng thời với khủng hoảng về năng lượng, lương
thực, sinh thái và biến đổi khí hậu. So với Ðại suy thoái 1929 - 1933,
cuộc khủng hoảng lần này diễn ra trong bối cảnh không còn Liên Xô
và phong trào cánh tả tại hầu hết các nước phương Tây đang bị suy
yếu; mức độ ảnh hưởng chi phối của Mỹ về tài chính, quân sự, thương
mại đối với thế giới là rất lớn bởi trật tự chính trị, kinh tế được hình
thành sau Chiến tranh lạnh và thông qua quá trình toàn cầu hóa.
Các nước đang phát triển tuy không hứng chịu trực tiếp cơn
khủng hoảng nhưng cũng chịu những tác động nhất định.Do đang là
thời kỳ khủng hoảng nên mọi hoạt động kinh tế trên toàn cầu đều bị
ngưng trễ,các hoạt động xuất nhập khẩu,hay đầu tư kinh doanh hầu
như đều bị cắt giảm.Vì vậy việc cắt giảm nhân công là một điều không
khó để biết được.
Ngoài ra còn có một số những nguyên nhân khác như trình độ
của lao động không đủ để đảm nhận công việc,
3. Phương hướng giải quyết:
Trước tình hình kinh tế thế giới suy sụp trầm trọng như thế, từ
18-20/2, các Bộ Lao động và Tài chính, các quan chức cao cấp của
LHQ, Ngân Hàng Thế giới và các chính phủ, đại diện giới lao động và
giới sử dụng lao động của hơn 10 nước thuộc khu vực Châu Á-TBD
cùng gặp nhau tại Manila, Philippines để thảo luận các biện pháp hiệu
quả nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
- Kủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho chính phủ các nước
phải điều chỉnh lại chính sách, cung cấp các gói kích cầu để vực dậy
nền kinh tế, kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng nội địa.
- Riêng tại Việt Nam đầu tháng 8-2008, Việt Nam cũng bắt đầu
một cuộc vận động tương tự thông qua chương trình “Người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cuộc vận động hứa hẹn sẽ kích cầu tiêu
5
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
dùng mạnh mẽ đối với hàng hóa nội địa, góp phần tạo ra công ăn việc
làm cho người lao động Việt Nam.
Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, kể
cả Trung Quốc, Ấn Độ, đều phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư nước
ngoài để phát triển nền kinh tế của mình. Vì vậy, ảnh hưởng của các
công ty nước ngoài tại thị trường các quốc gia đang phát triển là rất
lớn bởi vì ngoài các chiến dịch quảng bá tiếp thị hình ảnh và sản phẩm
ấn tượng, bài bản họ còn đầu tư vào các công cụ nghiên cứu, thu thập
dữ liệu để thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Ngoài ra, còn phải kể đến thói quen tiêu dùng của người dân.
Trong lịch sử các quốc gia đang phát triển thường có một thời kỳ là
thuộc địa, bị đô hộ hoặc phụ thuộc vào một quốc gia khác. Sự xuất
hiện của một số hàng hóa và nhãn hiệu trong giai đoạn này đã hình
thành nên các mối quan hệ gắn bó vô hình giữa người tiêu dùng và
thương hiệu.
Một vấn đề nữa mà các nước đang phát triển phải chú ý đó là
nguy cơ tái lạm phát sau khủng hoảng.Các chuyên gia kinh tế nhấn
mạnh, trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu 6 tháng còn lại của năm,
thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao, nhập siêu bùng phát, giá cả thế giới
biến động... tạo ra nguy cơ tái lạm phát.Vì vậy phải có những biện
pháp đề phòng và ngăn ngừa nạn lạm phát quay trở lại.
6
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Thực trạng về việc làm và thất nghiệp trên địa bàn Nghệ An những
năm gần đây:
Sau 4 năm thực hiện NQ Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, nền
kinh tế- xã hội tỉnh ta tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, kết cấu
hạ tầng được cải thiện, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt. Tuy nhiên, cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu với quy mô lớn đã tác động đến nền
kinh tế cả nước và của tỉnh.Điều đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp trên địa
bàn tỉnh cũng thay đổi.Tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành thị
đến tháng 6/2009 là 3,18%; Cơ cấu lao động trong CN, xây dựng
15,3%; nông lâm, ngư nghiệp 64%; dịch vụ 20,7%.
2. Những bất cập về số lượng và chất lượng lao động:
2.1. Những bất cập :
Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng
lao động của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người. Xét về cơ cấu, lực lượng lao
động phần lớn là trẻ và sung sức, độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 22,45%, từ
25 - 34 chiếm 14,16%; từ 35 - 44 chiếm 13% và từ 45 - 54 chiếm
8,71%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 35,7%. Lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có
động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,...còn một số nghề lại
quá ít lao động đã qua đào tạo như chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng
thủy sản, vật liệu xây dựng. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và
nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn bất cập, chưa
đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động.
2.2. Nguyên nhân:
- Cơ cấu dân số không đồng đều,tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn
còn khá cao so với thành thị.
7
Đề án môn học SV : Nguyễn Công Trung KTPT48A
- Việc phân phối và đào tạo lao động chưa được quan tâm đúng
mức:Tỉnh và địa phương chưa có sự phối hợp để phân phối và đào tạo
lao động 1 cách hợp lý dẫn đến sự thừa lao động ở 1 số nghề và thiếu
hụt ở những nghề khác.
3. Nguyên nhân của nạn thất nghiệp trên địa bàn thời gian gần
đây.
3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Do nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính
thế giới nên các vùng trên đất nước cũng phải chịu sự tác động
đó.Việc buôn bán cũng như xuất nhập khẩu khó khăn khiến lượng công
nhân bị sa thải là điều dễ hiểu.
- Cũng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên các nguồn
đầu tư vào tỉnh trong năm qua cũng bị giảm đi.Do đó cơ hội tìm việc
làm của người lao động cũng bị thu hẹp.Ngoài ra các ngành dịch vụ và
du lịch cũng không phát triển được nhiều lượng khác du lịch tăng
không đáng kể thậm chí còn giảm đi.
3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Do còn gặp khó khăn và nhiều mặt tỉnh còn chưa có các chính
sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động, chưa
đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công tác chỉ đạo,
điều hành, hoạch định các chính sách và giải pháp liên quan đến lao
động- việc làm trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của những tồn tại nêu
trên là do xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh còn thấp, khả năng đầu
tư và thu hút đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện và
cơ hội cho người lao động có việc làm còn hạn chế. Quy mô dân số và
nguồn lao động lớn cũng là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm.
Mặt khác nhận thức của người lao động chưa được nâng
cao.Không nhiều người biết được họ nên làm gì và nên làm như thế
nào.Do vậy nhiều người cứ đi theo xu thế chung của xã hội mà không
8