Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề cương ôn tập hk1 môn địa lý 9 (2012 2013) phòng gdđt duyên hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.49 KB, 7 trang )

PGD – ĐT DUYÊN HẢI
TỔ BỘ MÔN ĐỊA LÝ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN ĐỊA LÝ 9
A. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
I/ CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM.
1/ Các dân tộc ở Việt Nam:
- Nước ta có 54 dân tộc, người Việt (Kinh) chiếm đa số. Mỗi dận tộc có đặc
trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán…
- Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có
nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng đông đảo trong
các ngành kinh tế và khoa học – kĩ thuật
- Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc
có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.
- Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam.
2/ Phân bố các dân tộc:
2.1/ Dân tộc Việt (Kinh): phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở
các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.
2.2/ Các dân tộc ít người:
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
- Sự khác nhau về dân tộc và phân bố dân tộc:
+ Trung du và miền núi phía Bắc: dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao,
Mông,…
+ Trường Sơn – Tây Nguyên: dân tộc Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho,…
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: có các dân tộc Chăm, Khơ-me,
Việt, Hoa.
II. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ.
1/ Số dân: Dân số đông (năm 2008 là 86,2 triệu người).
2/ Gia tăng dân số: gia tăng dân số nhanh (mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người).


3/ Cơ cấu dân số:
- Theo tuổi (cơ cấu dân số trẻ), theo giới tính ngày càng cân bằng hơn.
- Cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.
4/ Nguyên nhân và hậu quả:
- Nguyên nhân: chưa ý thức về kế hoạch hóa gia đình, khoa học kĩ thuật tiến
bộ (y tế), số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…

1


- Hậu quả: phát triển kinh tế không đáp ứng kịp với mức tăng của dân số;
gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm, học hành, lương thực, nhà ở; suy giảm
tài nguyên và gây ô nhiễm MT.
III. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ.
1/ Mật độ dân số và phân bố dân cư:
- Mật độ dân số ở nước ta cao (năm 2008 là 260 người/km2).
- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều theo lãnh thổ:
+ Đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi, dân cư thưa thớt.
Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật
độ dân số thấp nhất.
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (71,9%
dân số sống ở nông thôn và 28,1% ở thành thị năm 2008).
2/ Các loại hình quần cư:
- Quần cư nông thôn: mật độ dân số thưa thớt; nhà ở thấp và trãi rộng theo
không gian; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
- Quần cư thành thị: mật độ dân số rất cao; nhà ở kiểu “nhà ống’’ san sát
nhau; kinh tế chủ yếu là công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
3/ Đô thị hóa:
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành
thị.

- Trình độ đô thị hóa thấp. Phần lớn các đô thị của nước ta thuộc loại vừa và
nhỏ.
IV. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG.
1/ Nguồn lao động và sử dụng lao động:
1.1/ Nguồn lao động:
- Dồi dào và tăng nhanh.
- Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công
nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng lao động được nâng cao;
Hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
1.2/ Sử dụng lao động: Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang
thay đổi theo hướng tích cực.
2/ Vấn đề việc làm:
- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo
ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.
- Khu vực nông thôn: thiếu việc làm (22,3% năm 2003. Do đặc điểm vụ mùa
của nông nghiệp và sự phát triển nghề còn hạn chế.
- Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao (khoảng 4,65% năm
2008).
3/ Chất lượng cuộc sống:
- Còn thấp, chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn.
- Đang được cải thiện (thu nhập bình quân đầu người tăng năm 2001 đạt
415,4 USD, người dân được hưởng các dịch vụ ngày càng tốt hơn,…).
2


B. ĐỊA LÍ KINH TẾ.
V. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
1/ Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư
nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông
nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát
triển năng động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ khu vực kinh tế Nhà nước, tập
thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
2/ Những thành tựu và thách thức:
- Thành tựu: tăng trưởng kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo
hướng công nghiệp hóa.
- Thách thức: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, thiếu việc làm, xóa
đói giảm nghèo,…
VI. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NÔNG NGHIỆP.
1/ Các nhân tố tự nhiên:
1.1/ Tài nguyên đất.
- Đa dạng.
- Đặc điểm và phân bố:
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha, thích hợp cây lúa nước, cây công nghiệp
ngắn ngày. Phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng ven biển miền Trung.
+ Đất feralit: trên 16 triệu ha, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm (cà
phê, chè, cao su), cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày (sắn, ngô,…). Phân bố ở
trung du, miền núi.
1.2/ Tài nguyên khí hậu.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Phân hóa đa dạng, nhiều thiên tai (sương muối, rét hại, bão,…).
1.3/ Tài nguyên nước: phong phú, phân bố không đều trong năm (lũ lụt vào mùa
mưa, hạn hán vào mùa khô).
1.4/ Tài nguyên sinh vật: phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống
cây trồng, vật nuôi.
2/ Các nhân tố kinh tế - xã hội:

2.1/ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm sản xuất
nông nghiệp.
2.2/ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện.
2.3/ Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc đẩy nông
nghiệp phát triển.
3


2.4/ Thị trường trong và ngoài nước: ngày càng được mở rộng.
VII. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.
1/ Ngành trồng trọt:
- Tình hình phát triển:
+ Cơ cấu đa dạng.
+ Lúa là cây trồng chính.
+ Diện tích, năng xuất, sản lượng lúa, sản lượng lúa bình quân đầu người
không ngừng tăng.
+ Cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển khá mạnh.
+ Có nhiều sản phẩm xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, trái cây.
- Phân bố:
+ Vùng trọng điểm trồng lúa: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông
Hồng.
+ Vùng phân bố cây công nghiệp chủ yếu: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
2/ Ngành chăn nuôi:
- Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp; đàn gia súc,
gia cầm tăng nhanh.
- Phân bố:
+ Trâu: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Bò: Duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Lợn: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Gia cầm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

VIII. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN.
1/ Lâm nghiệp:
* Thực trạng và phân bố:
- Tài nguyên rừng đang bị cạn kiệt, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng
chiếm tỉ lệ thấp.
- Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung
du.
- Trồng rừng: tăng độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp
* Vai trò của các loại rừng:
- Rừng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu, đem
lại việc làm và thu nhập cho người dân.
- Rừng phòng hộ: phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
- Rừng đặc dụng: bảo vệ hệ sinh thái, các giống loài quý hiếm.
- Mô hình nông lâm kết hợp: bảo vệ rừng, nâng cao đời sống người dân, bảo
vệ môi trường.
2/ Ngành thủy sản:
* Nguồn lợi thủy sản:
- Thuận lợi:

4


+ Bốn ngư trường trọng điểm: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình
Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa –
Trường Sa.
+ Nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản (nước mặn, lợ, ngọt).
- Khó khăn: nhiều thiên tai, môi trường suy thoái, hạn chế vốn, nguồn lợi
thủy sản suy giảm.
* Sự phát triển và phân bố:
- Khai thác hải sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh.
+ Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bình Thuận.
- Nuôi trồng thủy sản:
+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá.
+ Các tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất: An Giang, Cà Mau,
Bến Tre.
- Xuất khẩu thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc.
IX. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
CÔNG NGHIỆP.
1/ Các nhân tố tự nhiên:
- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp
đa ngành (công nghiệp năng lượng, hóa chất, luyện kim đen, màu, vật liệu xây
dựng, thủy điện, chế biến nông, lâm, thủy sản).
- Sự phân bố tài nguyên tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.
2/ Các nhân tố kinh tế - xã hội:
2.1/ Dân cư và lao động: nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn, có khả năng
tiếp thu khoa học – kĩ thuật.
2.2/ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: đang được cải
thiện, song còn nhiều hạn chế (phân bố tập trung ở 1 số vùng, hiệu quả sử dụng
thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu lớn).
2.3/ Chính sách phát triển công nghiệp: nhiều chính sách (phát triển kinh tế
nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, đổi mới cơ chế quản lí
và chính sách kinh tế đối ngoại.
2.4/ Thị trường: ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt (hàng
ngoại nhập, mẫu mã, chất lượng…).
X. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP.
1/ Cơ cấu ngành công nghiệp:
- Phát triển nhanh.
- Cơ cấu ngành đa dạng (có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh

vực).
- Một số ngành công nghiệp trong điểm đã được hình thành: chế biến lương
thực thực phẩm, cơ khí – điện tử, khai thác nhiên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất,
dệt may, điện.
5


- Phân bố: tập trung ở 1 số vùng (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng).
2/ Các ngành công nghiệp trọng điểm:
2.1/ Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Công nghiệp khai thác than: vùng than
Quảng Ninh. Công nghiệp khai thác dầu khí: ở vùng thềm lục địa phía Nam.
2.2/ Công nghiệp điện: Nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Phú Mỹ, Bà Rịa.
Nhà máy thủy điện: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An.
2.3/ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Biên Hòa.
2.4/ Công nghiệp dệt may: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam
Định...
XI. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ.
1/ Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế:
* Cơ cấu:
- Đa dạng.
- Gồm ba nhóm ngành:
+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà
hàng,…
+ Dịch vụ sản xuất: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín
dụng,…
+ Dịch vụ công cộng: KHCN, giáo dục, y tế,…
* Vai trò:
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành
kinh tế.

- Tạo ra các mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và
giữa nước ta với nước ngoài.
- Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, đem
lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
2/ Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ ở nước ta:
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển
của sản xuất.
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều (ở các thành phố, thị
xã, các vùng đồng bằng tập trung nhiều hoạt động dịch vụ. ở vùng núi hoạt động
dịch vụ nghèo nàn).
- Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta: TP Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
XII. GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG.
1/ Giao thông vận tải:
- Có đủ các loại hình vận tải, phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng đang
được nâng cao.
- Các loại hình giao thông vận tải:

6


* Đường bộ: Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư
nhiều nhất. Các tuyến đường quan trọng: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, 5, 6,
22,…
* Đường sắt: các tuyến quan trọng như đường sắt thống nhất Hà Nội – TP
HCM, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – TQ, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.
* Đường sông: mới được khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải
sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng.
* Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải quốc
tế được đẩy mạnh. Ba cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẳng và Sài Gòn.

* Đường hàng không: Đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa. Ba đầu
mối chính trong và ngoài nước: Hà Nội, Đà Nẳng và TP HCM.
* Đường ống: ngày càng phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.
2/ Bưu chính viễn thông:
- Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ: Mạng bưu cục không ngừng
được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời: chuyển
phát nhanh, chuyển tiền nhanh,…Mật độ điện thoại tăng rất nhanh…
- Viễn thông phát triển nhanh và hiện đại: Có 6 trạm thông tin vệ tinh, 3
tuyến cáp quang biển quốc tế. Hòa mạng Internet vào cuối năm 1997.
XIII. THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH.
1/ Thương mại:
1.1/ Nội thương.
- Phát triển mạnh, không đều giữa các vùng (phát triển ở vùng ĐNB, kém
phát triển ở vùng Tây Nguyên).
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa
dạng nhất nước ta.
2.1/ Ngoại thương.
- Tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu:
+ Xuất khẩu: hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ,
tiểu thủ công nghiệp, hàng nông, lâm, thủy sản.
+ Nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu.
- Tên các nước, lãnh thổ buôn bán nhiều nhất với Việt Nam: Nhật Bản, các
nước ASEAN, Trung Quốc,… và vùng lãnh thổ như Đài Loan.
2/ Du lịch:
- Tiềm năng du lịch phong phú, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (phong
cảnh, bãi tắm đẹp, vường quốc gia,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (công trình
kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống…).
- Phát triển ngày càng nhanh.

C. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ.

XIV. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.
1/ Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ:
7



×