Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề cương ôn tập hk1 văn 9 (2013 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.21 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 HKI(2013-2014)
I/TRẮC NGHIỆM :
1. Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” tả cảnh lễ hội mùa xuân diễn ra ở thời
điểm nào?
a. Đầu mùa xuân.
b. Giữa mùa xuân.
c. Cuối mùa xuân.
d. Đầu mùa hè.
2. Tác phẩm “ Truyện Lục Vân Tiên”là của ai sáng tác?
a. Nguyễn Đình Chiểu ; b. Nguyễn Dữ ;
c.Cao bá Quát ;
d.Nguyễn Trãi
3. Khát vọng nào của nhà thơ được gởi gắm qua đoạn trích “ Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
a.Trở nên giàu sang, có địa vị xã hội.
b.Cứu người, cứu đời.
c.Làm nên công danh lừng lẫy.
d.Người anh hùng sẽ
được lưu danh sử sách.
4. “ Chuyện người con gái Nam Xương”trích từ tác phẩm nào?
a.Truyện kì tân phả.
b.Việt điện u linh.
c.Truyền kì mạn
lục. d.Lĩnh nam chích quái.
5. Câu thơ sau đây viết về nhân vật nào, trích trong tác phẩm nào, tác giả
là ai?
“Làn thu thủy, nét xuân sơn”
a.Thúy Vân trong “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du;
b.Thúy Kiều trong “Chị em Thúy Kiều” của Nguyễn Du;
c.Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du;
d.Kiều Nguyệt Nga trong “Lục Vân Tiên” của cụ Đồ Chiểu.


6. Tìm câu trả lời đúng nhất nói về nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất
mà Vũ Nương phải chịu đựng?
a.Số phận của Vũ Nương không may mắn.
b.Do nàng không
khéo léo trong cách cư xử.
c.Do cuộc chiến tranh làm vợ phải xa cách chồng.
d.Do Trương Sinh đa nghi, gia trưởng, lại đi lính xa nhà.
7. Chọn ý viết đúng về tác giả Truyện Kiều ?
a.Nguyễn Du tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như.
b.Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
c.Nguyễn Du tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tiên Điền.
d.Nguyễn Du tên chữ là Nguyễn Tiên Điền.
8. Nhận xét sau nói về tác phẩm nào? -Tác phẩm này là một áng “ thiên
cổ kỳ bút”.
a.Truyện Kiều.
b.Truyện người con gái Nam Xương.
c.Truyên Lục Vân Tiên.
d.Vũ trung tùy bút.


9. Phương án nào sau đây không thích hợp với nhân vật Lục Vân Tiên?
a.Một người hào hiệp, xả thân vì nghĩa.
b.Trọng nghĩa, khinh tài,
từ tâm, nhân hậu.
c.Làm ơn và mong được trả ơn nghĩa.
d.Giàu tình cảm, dễ xúc động.
10. “Truyện Kiều”, “Lục Vân Tiên” là gì?
a.Truyện thơ Nôm khuyết danh;
b.Truyện thơ Nôm, viết bằng
thể lục bát;

c.Truyện thơ chữ Hán, viết bằng thể lục bát;
d.Truyện thơ chữ Quốc
ngữ.
11. Giá trị nội dung “ Chuyện người con gái Nam Xương” là:
a.Câu chuyện kể cái chết oan ức của Vũ Nương đã tố cáo chế độ phong kiến
suy tàn hẹp hòi hà khắc đã làm cho người phụ nữ xinh đẹp nết na không thể
sống một cuộc sống bình thường mà phải chết oan uổng.
b.Câu chuyện kể về một gia đình hạnh phúc, hòa thuận.
c.Câu chuyện kể về một người vợ không chung thủy khi chồng vắng nhà.
d.Câu chuyện kể về cuộc chiến tranh phi.
12.Nhận xét sau nói về tác giả nào?
-Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút.
a.Nguyễn Đình Chiểu.
b.Nguyễn Huệ.
c.
Nguyễn
Dữ.
d.Nguyễn Du
13. Lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp của con người được gọi
là gì?
a.Bút pháp nghệ thuật ước lệ thời trung đại;
b.Bút pháp nghệ thuật ước lệ
thời hiện đại;
c.Bút pháp nghệ thuật ước lệ thời đương đại; d.Bút pháp tả thực của mọi
thời đại,
14. Thành ngữ “ Quạt nồng ấp lạnh” có nghĩa là gì?
a.Nơi xa xôi hẻo lánh, lạnh lẽo.
b.Con phải phụng dưỡng cho cha mẹ: quạt cho cha mẹ khi trời nóng, ấp ấm
khi trời lạnh; tức là tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
c.Nói người xa quê hương, không có tin tức gì.d.Sự chờ mong ngày này

sang tháng khác.
15. Nội dung đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” là như thế nào?
a.Miêu tả tài và sắc của hai chị em Thúy Kiều.
b.Tả khung cảnh tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng trong ngày xuân.
c.Tả lễ hội mùa xuân vui tươi, trong xanh, mát mẻ.
d.Tả cảnh ngày xuân và cảnh chị em Kiều du xuân.


16. Tìm câu trả lời đúng nhất nói về nguyên nhân dẫn đến nỗi oan khuất
mà Vũ Nương phải chịu đựng?
a.Số phận của Vũ Nương không may mắn. b.Do nàng không khéo léo trong
cách cư xử.
c.Do cuộc chiến tranh làm vợ phải xa cách chồng.
d.Do Trương Sinh đa nghi, gia trưởng, lại đi lính xa nhà.
17. Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày nào?
a.Ngày mồng 7 Tết. b.Ngày 30 tháng 11.
c.Ngày 30 tháng Chạp. d.
Tối 30 Tết.
18. Hai thơ sau đây viết về nhân vật nào trong truyện Kiều?
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
a.Nhân vật Thúy Vân;
b.Nhân vật Đạm Tiên; c.Nhân vật Thúy
Kiều;
d.Nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
19. Qua lời lẽ của Kiều Nguyệt Nga, em thấy nàng là như thế nào ?
a.Là người phụ nữ khuê các, nết na, thùy mị, có học thức.
b.Là người phụ nữ lịch sự, khéo ăn khéo nói.
c.Là người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp và gia thế của mình nên kiêu hãnh.
d.Là người phụ khách sáo, xã giao trong giao tiếp.

20.Đọc kĩ hai câu thơ sau và cho biết trong hai câu đó, được cảm nhận
qua con mắt và tâm trạng?
“ Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”.
a. Nguyễn Du. b. Thúy Kiều.
c. Thúy Vân.
d. Kim Trọng.
21.Phương án nào sau đây không thích hợp với nhân vật Lục Vân Tiên?
a.Một người hào hiệp, xả thân vì nghĩa. b.Trọng nghĩa, khinh tài, từ tâm,
nhân hậu.
c.Giàu tình cảm, dễ xúc động.
d.Làm ơn và mong được trả ơn
nghĩa.
22. Khát vọng nào của nhà thơ được gởi gắm qua đoạn trích “ Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
a.Trở nên giàu sang, có địa vị xã hội.
b.Làm nên công danh lẫy lừng.
c.Cứu người, giúp đời.
d.Người anh hùng sẽ được lưu
danh sử sách
23.Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài
hoa bạc mệnh là cảm hứng mà Nguyễn Du muốn thể hiện trong Truyện
Kiều?
a.Cảm hứng hiện thực .
b.Cảm hứng nhân đạo.
c.Cảm hứng nghệ
thuật.
d.Cảm hứng lãng mạn.



24. Nhận xét của em về ngôn ngữ trong truyện “Lục Vân Tiên”:
a.Trau chuốt, bóng bẩy rất câu kì;
b.Bình dị, mộc mạc, chân chất;
c.Bình dị, mộc mạc, gắn với lời nói thông thường và mang sắc thái địa
phương Nam bộ;
d.Trau chuốt và mang sắc thái địa phương Nam bộ.
25. “Chuyện người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỷ mấy ?
A.Thế kỷ XIV
B.Thế kỷ XV
C.Thế kỷ XVI
D.Thế kỷ XVII
26. “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào ?
A.Tiểu thuyết chương hồi
B.Tùy bút
C.Truyện truyền kì
D.Hồi kí
27.Trong “Hoàng Lê nhất thống chí” đoạn văn tả cảnh quân tướng nhà
Thanh đại bại có giọng điệu :
A.Nhịp điệu chậm, ngậm ngùi xót xa
B.Nhịp điệu nhanh, hả
hê, sung sướng
C.Lúc chậm lúc nhanh
D.Lúc ngậm ngùi xót xa,
lúc hả hê sung sướng
28.Trong “Hoàng Lê nhất thống chí” điều gì đã chi phối ngòi bút của
tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ ?
A.Sự đối đầu với nhà Lê
B.Sự cảm tình và
phụng thờ Quang Trung
C.Ý thức dân tộc và tôn trọng sự thật lịch sử

D.Dụng ý nâng tác
phẩm lên tầm vóc anh hùng ca
29.Truyện Kiều thành công nhất ở thể thơ gì ?
A.Đường luật
B.Lục bát
C.Tự do
D.Song thất lục bát
30.Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều ?
A.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện
B.Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi
C.Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tài tình
D.Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc
31.Câu thơ “Một hai nghiêng nước nghiêng thành” trong “Chị em Thúy
Kiều” (Truyện Kiều) đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A.Sử dụng phép so sánh
B.Sử dụng phép
hoán dụ
C.Sử dụng điển cố, điển tích
D.Sử dụng phép ẩn
dụ


32.Câu thơ nào sau đây trong Truyện Kiều của Nguyễn Du không dùng
bút pháp ước lệ ?
A.Mai cốt cách, tuyết tinh thần
B.Hoa cười, ngọc thốt,
đoan trang
C.Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
D.Làn thu thủy , nét
xuân sơn

33.Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” tác giả thành công trong việc miêu tả
cảnh thiên nhiên bằng bút pháp nghệ thuật gì?
A.Tả cảnh ngụ tình
B.Ước lệ
C.Miêu tả giàu chất tạo hình
D.Đòn bẩy
34.Dòng thơ “Xót người tựa cửa hôm mai/Quạt nồng ấp lạnh những ai
đó giờ? ” (Kiều ở lầu Ngưng Bích-Truyện Kiều) nói lên nỗi nhớ thương
của Kiều với ai ?
A.Cha mẹ
B.Kim Trọng
C.Thúy Vân
D.Vương Quan
35.Nhận định nào không đúng về nghệ thuật của truyện Lục Vân Tiên ?
A.Kết cấu theo lối chương hồi
B.Khắc họa tính cách nhân vật qua nội tâm
C.Ngôn ngữ nôm na, giản dị , mang màu sắc địa phương Nam Bộ
D.Khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ , cử chỉ , hành động
36. “Truyện Lục Vân Tiên” được viết bằng chữ :
A.Chữ Hán
B.Chữ quốc ngữ
C.Chữ Nôm
D.Chữ La-tinh
37.Dòng nào sau nói đúng về giọng điệu thơ của Phạm Tiến Duật trong
bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”?
a.Giọng sôi nổi, hào hứng, ý tứ sâu xa ;b.Giọng trẻ trung, ngang tàng, giàu
cảm xúc ;
c.Giọng thơ khỏe khoắn, hàm súc;
d.Giọng thơ cầu kì, trau chuốt.
38.Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác trong hoàn cảnh

nào?
a.Trong kháng chiến chống Pháp. B.Khi tác giả là Chủ tịch Hội liên hiệp
Văn học nghệ thuật Hà Nội .
c.Khi tác giả đang là sinh viên học ở nước ngoài d.Khi tác giả đang chiến
đấu ở miền Đông Nam Bộ.
39.Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện
thật cảm động tình cảm của ai?:
a.Cha con.
B.Bà cháu.
C.Mẹ con. D.Cha mẹ.


40. Chủ đề của bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy có có liên quan
đến đạo lí nào của dân tộc Việt Nam ta?
a.Lá lành đùm lá rách. B.Sống đục chết trong. C.Uống nước nhớ nguồn. d.
Tình làng nghĩa xóm.
41. Câu thơ sau đây: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật gì?
a. So sánh.
B. Nói quá.
C.Nhân hóa.
D.Hoán dụ.
42. Về mặt nghệ thuật, bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận đã sử
dụng bút pháp nào là chủ yếu để sáng tạo các hình ảnh thơ ?
a.Bút pháp hiện thực. b.Bút pháp ước lệ. c.Bút pháp lãng mạn.
d.Bút
pháp trào phúng.
43. Việc bé Thu ban dầu phản ứng quyết liệt không nhận anh Sáu là ba

thể hiện rõ nhất đặc điểm nào ở nhân vật này trong truyện “ Chiếc lược
ngà” – Nguyễn Quang Sáng?
a.Giáu cá tính, khó tính. B.Ương bướng, ngang ngạnh.c.Yêu ba tha thiết,
cháy bỏng. d.Lạnh lùng, vô cảm.
44. Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe
không kính”- Phạm Tiến Duật là gì?
a. Biểu cảm, miêu tả.
b.Miêu tả, tự sự.
c.Tự sự, thuyết
minh.
D.Nghị luận, tự sự.
45. Những nhà thơ nào sau đây đã thành công khi viết về người lính trong
thời kì chống Pháp và chống Mỹ?
a.Thế Lữ và Nguyễn Duy.
B.Huy Cận và Phạm Tiến Duật.
c.Tế Hanh và Chính Hữu.
d.Chính Hữu và Phạm Tiến Duật.
46. Truyện ngắn “ Làng”của Kim Lân phản ánh thời kì lịch sử nào của
dân tộc?
a.Thời kháng chiến chống Pháp;
b.Thời kháng chiến chống Mĩ;
c.Thời kháng chiến chống phong kiến, chống Pháp xâm lược;
d.Thời
kháng chiến chống Mĩ-Ngụy.
47. Hai tiếng “ đồng chí” trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu có ý
nghĩa gì?
a.Cùng lí tưởng cách mạng; b.Tình bạn tri kỉ;
c.Cuộc sống mộc mạc.
d.Tinh thần lạc quan.
48. “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ca ngợi điều gì?

a.Cảnh đẹp Sa Pa. B.Cảnh vất vả của đoàn công tác.
c.Hình ảnh của người họa sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật. d.Hình ảnh
người thanh niên có trách nhiệm.


49. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được viết theo thể thơ nào ?
A.Năm chữ
B.Tám chữ
C.Tự do
D.Lục bát
50. Nhận xét nào đúng về giọng điệu của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe
không kính” của Phạm Tiến Duật?
A. Ngang tàng, tinh nghịch
C. Nhẹ nhàng, sâu lắng
B. Tha thiết, gần gũi
D. Hào hùng, hoành tráng
51. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào năm nào ?
A. Năm 1948
B. Năm 1969
C. Năm 1978
D.Năm 1958
52. Nội dung các “câu hát” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” biểu
hiện điều gì ?
A. Sức sống căng tràn của thiên nhiên B. Niềm vui, sự phấn chấn của người
lao động
C. Sức mạnh vô địch của con người
D. Sự bao la, hùng vĩ của biển
cả.
53. Bài thơ “Bếp lửa” kết hợp những thương thức biểu đạt nào ?
A. Biểu cảm và miêu tả

C. Biểu cảm với miêu tả, tự sự và
nghị luận
B. Biểu cảm và tự sự
D. Biểu cảm với tự sự, nghị
luận
54. Nhận định nào không phù hợp với vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ
“Bếp lửa” ?
A.Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng
B.Hình thức và giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng, suy ngẫm
C.Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau trong một bài thơ
D.Âm hưởng thơ khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan
55. Hình ảnh “Trăng cứ tròn vành vạnh” (trong bài thơ “Ánh trăng”)
tượng trưng cho điều gì ?
A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy
C. Quá khứ đẹp đẽ, vẹn
nguyên, không phai mờ
B. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoà D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung
sướng.
56.Người kể chuyện trong tác phẩm “Làng” là ai ?
A. Bác Thứ
B.Người kể không xuất hiện
C.Ông chủ tịch
D.Ông Hai
57. Dòng nào không nói đúng tâm trạng của ông Hai trong truyện
“Làng” khi nghe tin làng mình theo giặc ?
A. Ám ảnh, day rứt
C. Sợ hãi, tuyệt vọng
B. Đau xót, tủi hổ
D. Bâng khuâng, lưu luyến




×