Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề cương ôn tập hk2 ngữ văn 7 (2012 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.65 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII ( năm học 2012-2013 )
Môn Ngữ Văn khối 7

Phần I: Văn-Tiếng Việt:
1/ Tục ngữ là gì ? Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Một mặt người bằng mười
mặt của”, “Tấc đất tấc vàng”.
2/ Hãy nêu cách lập luận trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta”- Hồ Chí Minh. Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản .
3/ Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương bắt nguồn từ đâu ?
Nêu dẫn chứng.
4/ Hãy kể tên ba văn bản nghị luận mà em đã được học (trong chương trình
lớp 7, tập 2) có kèm theo tác giả.
5/ Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của
Phạm Duy Tốn.
6/ Hai mặt tương phản trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm
Duy Tốn là gì ?
7/ Ca Huế bắt nguồn từ đâu ? Có đặc điểm gì ?
8/ Phân biệt câu bình thường, câu rút gọn và câu đặc biệt. Lấy dẫ chứng
minh họa.
9/ Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì ? Cho ví dụ đồng thời gạch chân
và nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó.


10/ Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết vai trò của trạng ngữ đó trong
câu: Vào buổi sáng, trên cánh đồng, các bác nông dân đang hăng say gặt
lúa.
11/ Liệt kê là gì ? Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê . Đặt câu có sử dụng
phép liệt kê và gạch chân phép liệt kê đó.
12/ Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Đặt câu nói về ca
Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng và một câu có dùng dấu chấm
phẩy.


Phần II: Tập làm văn
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “
Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Đề 2: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : “ Có chí thì nên”.
Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: Thất bại là mẹ thành công.
Hướng dẫn cách làm
1/- Định nghĩa về tục ngữ ( sgk/3-tập2)
- Một …của : * So sánh : người-của , đối lập: một>* Coi trọng con người hơn quí hơn của cải vật chất vì: người làm ra của chứ
của không làm ra người.
* Phê phán hiện tượng coi của hơn người
- Tấc đất tấc vàng
* So sánh đất-vàng


* Đề cao giá trị của đất vì đất là nơi trồng ra cây lương thực nuôi sống con
người. Vàng có giá trị thật đấy nhưng có lúc không giải quyết cho con người
khi đói nhất .
2/ Cách lập luận:
- Đưa ra luận điểm chính: “ Dân ta…của ta”.
- Để chứng minh cho “ Dân ta…của ta”, bài viết đã đưa ra luận điểm phụ:
* Lòng yêu nước có trong lịch sử
* Lòng yêu nước có ở ngày nay
* Bổn phận của chúng ta là làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh
mẽ.
- Nội dung và nghệ thuật ( ghi nhớ sgh/27)
3/ - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương bắt nguồn từ lòng thương người
rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.
- Dẫn chứng ( Đoạn đầu “ Một nhà thi sĩ….thi ca”)
4/ Ba văn bản nghị luận đã học

* Tinh thần….

- HCM

* Đức tính….

- Phạm Văn Đồng

* Ý nghĩa….

- Hoài Thanh

5/ Nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm
Duy Tốn. ( SGK/83)


6/ Hai mặt tương phản trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm
Duy Tốn là:
*Mặt tương phản thứ nhất
Gần 1 giờ đêm, nước sông dâng cao, đê úng thế.
- Không khí: nhốn nháo, căng thẳng (tiếng tù và, tiếng người xao xác gọi
nhau hộ đê, vừa sôi động vừa lộn xộn).
- Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế
nước.
- Đê vỡ người dân rơi vào cảnh sầu thảm.
*Mặt tương phản thứ hai
- Trong đình vững chãi.
- Không khí: “Tĩnh mịch”, “trang nghiêm”, “đường bệ”, “nguy nga”.
- Đồ dùng: sang trọng, cuộc sống quý phái.
- Dáng ngồi: oai vệ, đường bệ.

- Giọng nói: hách dịch, độc đoán.

- Niềm vui phi nhân tính khi tên quan phủ: “Ù! Thông tôm,chi chi nảy”
- Cảnh tượng: người hầu, kẻ hạ, khúm núm, sợ sệt.

Đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cực khổ, vất vã của người dân và cảnh
ăn chơi sa đọa của bọn quan lại
7/ - Ca Huế bắt nguồn từ ca nhạc dân gian và nhạc cung đình


- Đặc điểm: vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng uy nghi.
8/ Phân biệt câu bình thường, câu rút gọn và câu đặc biệt. Lấy dẫn chứng
minh họa.
Câu bình thường

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

- Có CN-VN

- Không có cấu tạo theo -Có thể có CN hoặc VN

- Mẹ đã về .

mô hình CN-VN.

Nhưng bị lược bỏ và

- Mưa.


phục hồi được.
- Bạn có đi học không ?
- Có.--> Rút gọn cn lẫn
vn

9/ Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì ? Cho ví dụ đồng thời gạch chân
và nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó
- Mục đích của trạng ngữ thêm vào câu ( sgk/39)
- Đặt câu và xác định đúng trạng ngữ: vd: Ngoài sân, ….
10/ Tìm trạng ngữ trong câu sau và cho biết vai trò của trạng ngữ đó trong
câu: Vào buổi sáng,/ trên cánh đồng, các bác nông dân đang hăng say
gặt lúa.
- Vào buổi sáng: TN xác định thời gian
- trên cánh đồng: TN xác định nơi chốn
11/ Liệt kê là gì ? Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê . Đặt câu có sử dụng
phép liệt kê và gạch chân phép liệt kê đó.


- Định nghĩa về phép liệt kê ( sgk/105)
- Vẽ sơ đồ tuy duy về cấu tạo của phép liệt kê.
- Đặt đúng, hay vd: Hôm nay, mẹ em đi chợ mua đủ thứ: cá, lươn, ếch, toàn
những thứ mà em rất thích.
12/ Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Đặt câu nói về ca
Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng và một câu có dùng dấu chấm
phẩy.
- Nêu công dụng của dấu chấm lửng ( sgk/121)
- Nêu công dụng của dấu chấm phẩy( sgk/122)
- Đặt câu: vd: Diệu hò của dân ca Huế có: hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò giã
gạo…diệu nào cũng làm xao động tận đáy hồn người.

- Đặt câu: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: hò lơ, hò ô, hò xay lúa, hò
giã ; điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí
“ Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Dàn ý
* Mở bài
Nêu luận điểm: Sống có đạo lí, có nghĩa tình, thủy chung là đạo lí của nhân
dân ta từ xưa đến naydẫn hai câu tục ngữ.
* Thân bài
- Giải thích nghĩa qua nghĩa đen của hai câu tục ngữ.


- Nghĩa bóng: Lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả cho
mình hưởng thụ.( dẫn chứng)
+ Lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, những người có công
với đất nước...
+ Lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng những
hành động cụ thể: chăm học, ngoan, biết giúp đỡ mọi người …thăm các thầy
cô vào Ngày 20-11. Ngày thương binh, liệt sĩ 27-7, Ngày giỗ tổ Hùng
Vương…
- Liên hệ bản thân.
* Kết bài
Khẳng định đạo lí và lòng biết ơn đã trở thành truyền thống của người VN.
----------------------------------------------Đề 2: Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: Thất bại là mẹ thành công.
*Mở bài: Nêu luận điểm: Muốn thành công phải qua nhiều thất bại, mỗi lần
thất bại là bài học để mình trưởng thành hơn. Giàu kinh nghiệm hơn.. Dẫn
câu nói
*Thân bài: Giaỉ thích nội dung của câu nói
- Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ, lí tưởng nhưng mấy ai được thành
công vì khi bị thất bại người ta thường hay chán nản, bỏ cuộc.

- Vì sao thất bại lại là mẹ của thành công:
- Giải thích câu nói: so sánh “ thất bại “- “thành công”



×