Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích ý nghĩa đoạn trích hai cây phong trong tác phẩm người thầy đầu tiên của ai ma tốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.72 KB, 3 trang )

Ng ọn cây và t ầm nhìn, ph ải ch ăng đấy là ý
ngh ĩa bao trùm mà ng ười đọc có th ểc ảm
nh ận đượ c t ừđo ạn trích Hai cây phong (Ng ữ
v ăn 8 – T ập I) trong tác ph ẩm Ng ười th ầy đầu
tiên c ủa Ai-ma-t ốp.
Người thầy đầu tiên là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ai-ma-tốp đã đạt được giải thưởng Lê-nin.
Đoạn trích Hai cây phong là phần đầu tiên của thiên truyện đã giúp người đọc cảm nhận được tài năng
sáng tác của nhà văn, vẻ đẹp đặc sắc của hình ảnh Hai cây phong là vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, gắn bó
giữa cây và người thuộc thế hệ nối tiếp bước đi của Người thầy đầu tiên. Đúng như ai đó đã nhận định:
Ngọn cây và tầm nhìn, phải chăng đây chính là ý nghĩa bao trùm mà người đọc có thể cảm nhận được từ
đoạn trích.
Tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ai-ma-tốp được thể hiện trong đoạn văn bằng ngòi bút miêu tả xen lẫn
tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn với hồi tưởng quá khứ, nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân
vật tôi, cùng tâm sự, sẻ chia từng suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngôn từ, hình ảnh cứ chấp
chới bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên, những trò vui
tuổi trẻ được kể lại, những suy nghĩ sâu lắng, những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên sau mỗi câu, mỗi chữ.
Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật tôi, người họa sĩ đã vẽ lại hình ảnh hai cây phong mà từ xa nhìn lại
ngỡ như thấy những ngọn hải đăng đặt trên núi. Ngọn hải đăng đứng bên bờ biển tỏa ánh sáng soi
đường, dẫn dắt những con tàu cập bến. Còn hai cây phong kia cũng đã từng làm nhiệm vụ chỉ lối dẫn
đường cho biết bao nhiêu người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Nghệ thuật so
sánh của nhà văn vô cùng có ý nghĩa. Vì cứ thế, mỗi lần về quê, tôi – người họa sĩ, người kể chuyệnxác định bổn phận đầu tiến là từ xa đưa ảnh mắt tìm hai cây phong thân thuộc. Và cứ mỗi lần như thế, tôi
lại mong sao chóng về tới làng, chóng được lên đồi đứng với cây, đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng
lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất.
Bên cạnh hai cây phong đứng sừng sững, hiên ngang trên đồi cao như một biểu tượng tâm hồn quê
hương còn có hình ảnh một người con yêu quê hương da diết. Nhờ tình yêu ấy mà tôi – nhân vật kể
chuyện nghe được tiếng nói riêng, những lời ca êm dịu của hai cây phong, hai sinh thể sống động như
con người. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật phải chăng đó là một sáng tạo trong nghệ thuật đặc sắc của
Ai-ma-tốp, để rồi kể, miêu tả với hàng loạt những liên tưởng, so sánh, nhân hóa âm thanh tiếng nói của
hai cây phong. Dù ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả, lay động lá cành không ngớt tiếng rì
rào…, có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát…, có khi… thì thầm…
nồng thắm… như một đốm lửa vô hình có lúc khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc


người nào…. Và khi mây đen kéo đến thì hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như
một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Phải là một người mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hòa hai tố chất – hội
họa và âm nhạc, thì mới vẽ lại được những đường nét, sắc màu, nghe lại được những âm thanh trầm
bổng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻ đẹp mà hai cây phong đã phô ra, đã chuyển
tới. Hai cây phong qua cảm nhận của người nghệ sĩ đã hiện lên với hình hài cao lớn, hiên ngang, với
đường nét lá cành uyển chuyển, nhất là với tiếng reo đa âm thanh… kỳ diệu. Phải chăng đó là hình ảnh


của quê hương, cũng là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, dẻo dai, kiên hùng bất khuất mà vẫn dịu
dàng, thân thương của những con người làng Ku-ku-rêu. Khi người họa sĩ đứng dưới gốc cây nghe mãi
tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất. Đoạn văn có nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng hình, tượng
thanh sinh động có tác dụng truyền cảm tới người đọc, hấp dẫn như một khúc hát tâm tình mà sâu lắng.
Để rồi người nghe phải thốt lên rằng: Ôi! Tình yêu quê hương trong tâm hồn Ai-ma-tốp đã ngây ngất hòa
quyện cùng với đất trời, cây lá, hòa quyện cùng với con người quê hương !
Theo dòng hồi tưởng, ký ức tuổi thơ về hai cây phong lại hiện về trong tâm trí của nhân vật tôi . Ngôn
ngữ lời văn đã tố sự chuyển đổi, từ hiện tại tới cách cảm nhận của một người đã trưởng thành trở lại với
những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm và thơ mộng. Hoài niệm về tuổi thơ về quê hương bao giờ cũng đằm
thắm, thiết tha. Đọc đến đây, người đọc cứ ngỡ là Ai-ma-tôp đang bé lại để sống với một kỷ niệm tuyệt
vời. Vào một ngày nào đó của năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè, tôi – người kể chuyện – lên cao, cao
nữa, cao mãi, có lẽ cao tới gần ngọn cây và chúng tôi, lũ nhóc con đi chân đất… trèo lên cao làm chấn
động vương quốc loài chim. Một lời kể, một nhận xét sao mà ngây thơ và thú vị đến thế! Các cậu bé
giống như những chú chim non đã chiếm lĩnh hết cả vương quốc này, vòm cây xanh, bầu trời rộng. Từ độ
cao ngang tầm cánh chim bay các cậu đã nhìn thấy cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao
la ánh sáng. Đến những dòng này, nhân vật tôi mờ đi nhường chỗ cho chúng tôi hiện lên choán lấy tất
cả. Tại sao lại phải chuyển đổi mạch kể như vậy nhỉ? Phải chăng nhà văn muốn thay đổi điểm nhìn,
muốn hóa thân thực sự vào thế giới tuổi thơ để cảm nhận những vẻ đẹp thơ mộng của quê hương mình.
Và thế là từ ngọn cây, làng Ku-ku-rêu của đất nước Cư-rư-gư-xtan đã hiện ra: đất rộng bao la làm chúng
tôi sửng sốt… Chuồng ngựa của nông trang mà chúng tôi vẫn coi là tòa nhà rộng lớn nhất thế gian, ngồi
đây chúng tôi chỉ thấy như căn nhà xếp bình thường. Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút
trong làn sương mờ đục. Và xa hơn nữa là dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng

manh…
Từ vị trí ngọn cây phong của làng, các cậu bé được sống trong những giây phút hạnh phúc đến ngây
ngất chúng tôi nép mình ngồi trên các cành cây suy nghĩ…Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng
nghe…. Quả thật, trong những giây phút ấy, ở những đỉnh cao ấy, tầm nhìn của tuổi thơ được mở rộng,
chiều suy nghĩ được khơi sâu, cả tâm hồn và trí tuệ như đang cùng cất cánh để cảm nhận biết bao vẻ
đẹp rộng dài, lắng nghe biết bao âm thanh huyền ảo, suy nghĩ và mơ mộng, khát khao biết bao điều
thiêng liêng, kỳ thú. Có phải nhà văn muốn nói, nhờ hai cây phong lớn cao, vững vàng, nâng đỡ, dìu dắt
những chú bé làng Ku-ku-rêu lên tận đỉnh ngọn để mở rộng tầm nhìn, vươn tới bao nhiêu điều bổ ích mà
điều bổ ích nhất là giàu có thêm tâm hồn và trí tuệ. Chỉ bằng một kỷ niệm tuổi thơ cụ thể, một nhân vật cụ
thể, nhà văn đã thức tỉnh trong lòng người đọc biết bao kỷ niệm êm đềm, thân thương về quê hương, đất
nước khi còn thơ cũng như về già. Ta bắt gặp tình cảm nhớ quê hương da diết của Tế Hanh qua dòng
sông quê mẹ với biết bao kỷ niệm thời thơ ấu qua những dòng thơ:
…Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non bơi lội trên sông
Tôi đưa tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ…
(Nhớ con sồng quê hương – Tế Hanh)
Xúc động biết bao! Sau bao năm bôn ba nám châu bốn biển để tìm đường cứu nước cho dân tộc, Bác
trở về với nắm đất trong tay:
… Kia bóng Bác đang ôm hôn hòn đất
Trong màu hồng hình đất nước phôi thai…
(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)


Ôi! Quê hướng là mảnh đất thân thương, là dòng sông thơ mộng, là con đò nhỏ, là cây bưởi, cây
phong…! Tất cả đều gần gũi với đời thường nhưng bao giờ cũng đằm thắm, thiết tha!
Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xào
xạc không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ
đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này… Quả đồi có hai cây phong ấy, không biết vì sao ở làng
tôi, gọi là Trường Đuy-sen…. Đến những dòng văn xuôi này, nhân vật kể chuyện lại một lần nữa chuyển

giọng kể. Từ Chúng tôi, nhân vật xưng tôi . Đây chính là những dòng văn dẫn vào câu chuyện kể về
những con người kỳ diệu của quê hương mình. Đây là những tâm niệm của người họa sĩ đi xa trở về
được gặp lại hai cây phong, được sống lại với ký ức tuổi thơ mộng mơ, lãng mạn để rồi luôn nhớ tới và
biết ơn những người đi trước, mở đường và gieo trồng những hạt giống, vun xới cho cây Cối, giáo dục
và thức tỉnh con người lớn lên. Đó là tâm niệm của một tấm lòng nhân hậu, biết ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
để chúng ta yêu quí và trân trọng! Từ sự cảm nhận những vẻ đẹp của hai cây phong, Ai-ma-tôp – người
họa sĩ đã kể về một kỷ niệm tuổi thơ rất đẹp mà giàu ý nghĩa: Ngọn cây và tầm nhìn. Nghĩa là cây càng
vươn cao, trưởng thành bao nhiêu, tầm mắt (sự hiểu biết) càng được mở rộng bao nhiêu, nhưng đừng
quên gốc rễ, cội nguồn của mình.
Đoạn trích hai cây phong được viết qua cái nhìn và dòng hồi tưởng về tuổi thơ đầy mơ mộng và sâu lắng
của một họa sĩ. Đó là những trang viết chứa chan thi vị, đã thế hiện sâu sắc tình yêu quê hương, tình yêu
cây cỏ, cảnh sắc thiên nhiên quê nhà, những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ, lòng biết ơn người thầy đầu tiên
của mình, của quê hương mình. Tất cả đã làm nên chất thơ của truyện. Từ hai cây phong của xứ người,
chúng ta không thể không nhớ tới những cội nguồn của đất nước: cây đa, giếng nước, dòng sông, lũy tre
làng ở Việt Nam. Đó chẳng phải là hồn quê hương sao?



×