Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.18 KB, 3 trang )
So ạn bài b ốc ục c ủa v ăn b ản
I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1.Bố cục văn bản
a.Văn bản trên gồm có 3 phần:
-Phần một (từ đầu đến … danh lợi) – Mở bài: Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An.
-Phần hai (từ học trò … vào thăm) – Thân bài: Chứng minh thầy giáo Chu Văn An là thầy giáo giỏi, tính
tình cứng cỏi.
-Phần ba (còn lại) – Kết bài: Niềm tiếc thương và sự tôn kính thầy giáo Chu Văn An.
b.Mối quan hệ giữa các phần
-Phần mở bài (phần một) nêu ý khái quát làm luận để cho toàn văn bản: Chu Văn An là thầy giáo giỏi,
tính tình cứng cỏi không màng danh lợi.
-Phần thân bài (phần hai) triển khai luận đề, có hai luận điểm chính.
+ Luận điểm một: Nổi tiếng là thầy giáo giỏi.
+ Luận điểm hai: Nổi tiếng cứng cỏi.
-Phần kết bài (phần ba) kết thúc luận đề – ý kết luận dựa trên cơ sở các luận điểm đã trình bày ở phần
thân bài: “vì giỏi, tính tình cứng cỏi mà mọi người tiếc thương khi ông mất”.
2.Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản
a.Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học:
-Gồm có các sự việc sau: Trời cuối thu, lá rụng, các em nhỏ đến trường, hồi ức về tâm trạng của nhân
vật tôi: trên đường đi, khi đến sân trường, khi nghe thầy giáo đọc tên, khi vào lớp học.
-Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian (hiện tại – > quá khứ) và không gian từ trên con đường
làng – > vào lớp học.
b.Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ:
-Gồm có hai sự kiện: sự kiện người cô gọi đến nói chuyện và sự kiện người mẹ trở về.
-Hai sự kiện này sắp xếp theo trình tự thời gian trước và sau ngày giỗ đầu người cha của cậu bé Hồng.
-Diễn biến tâm trạng của cậu bé từ đau đớn uất ức mong nhớ khi nói chuyện với người cô) chuyển sang
sung sướng, hạnh phúc rạo rực say mê (khi được gặp lại mẹ)
c.Khi tả người, vật, phong cảnh… ta sẻ lần lượt miêu tả theo thứ tự: từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ
cao xuống thấp, từ ngoại hình đến nội tâm…
Ví dụ: Cảnh Động Phong Nha được miêu tả theo thứ tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong. Cảnh Sông
nước Cà Mau miêu tả theo thứ tự từ hẹp đến rộng từ dưới sống lên hai bờ sông.