Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67 KB, 2 trang )
So ạn bài tr ườn g t ừv ựng
I. Thế nào là trường từ vựng?
1. Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
2. Lưu ý.
a. Xem SGK
b. Cùng trường từ vựng với người là các từ như: trẻ em, em bé, thiếu nhi, thanh niên, thanh nữ…
học sinh, sinh viên, bác sĩ, kĩ sư, thợ, nông dân, công dân, đoàn viên, đội viên, kiều dân…
c. Có thể lập ra các trường từ vựng với danh từ cây, động vật, vật thể thiên nhiên…
Các trường từ vựng có thể rộng như những trường trên, có thể hẹp nếu nghĩa của danh từ trung
tâm hẹp. Ví dụ, lấy danh từ “tay” ta có trường hợp từ vựng gồm các từ như:
– Ngón, ngón tay, cổ tay, bàn tay, móng, đốt…
– Thon, búp măng, chuối mắn, chụt, què…
– Cầm nắm, ném, quăng…
d. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau:
– Trường có sự đồng nhất về nghĩa là loài vật: trâu, bò, gà, lợn, voi, gấu, hổ, cá…
– Trường có sự đồng nhất về nghĩa là hoạt động dời đi: đi, chạy, trườn, bò, leo, vận chuyển…
– Trường có sự đồng nhất về nghĩa là màu sắc: xanh, đỏ, trắng, tím, vàng…
Trong thơ văn, trong cuộc sống, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng tính
nghệ thuật của hình tượng. (Các em đọc sách giáo khoa)
II. Luyện tập
Bài tập 1: Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người
ruột thịt”.
– Thầy, mẹ, cô, mợ, cậu, bác, chú, thím.
Bài tập 2: Đặt tên cho trường từ vựng.
a. Lưới, nơm, câu, vó -> dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản.
b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ -> đồ dùng để đựng trong gia đình (vật dụng).
c. Đá, đạp, giẫm, xéo -> động tác của chân (hành động).
d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi -> trạng thái tâm lý, tình cảm.
e. Hiền lành, độc ác, cởi mở -> tính cách người.
f. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì -> đồ dùng để viết.
Bài tập 3: Các từ in đậm thuộc trường từ vựng.