Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về vai trò của phụ nữ và sự vận dụng vào công tác vận động phụ nữ ở xã trực thái, huyện trực ninh, tỉnh nam định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.9 KB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
======

ĐẶNG THỊ VÂN

TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ
CỦA PHỤ NỮ VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC
VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ Ở XÃ TRỰC THÁI,
HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Th.S Phạm Thị Thúy Vân

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo,
Th.S Phạm Thị Thúy Vân - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tận
tình để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục chính
trị, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Tư tưởng Hồ Chí Minh và các bạn sinh viên
trong nhóm khóa luận đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên thực hiện



Đặng Thị Vân


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo –
Th.S Phạm Thị Thúy Vân. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
-

Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kì công trình nghiên cứu của

tác giả nào đã được công bố trước đó.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Vân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
Chƣơng 1. NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ ....................................................................................................................6
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ ............................6
1.2. Các biện pháp phát huy vai trò của phụ nữ theo quan điểm của Hồ
Chí Minh ..............................................................................................................14
CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA
PHỤ NỮ VÀO VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ Ở XÃ

TRỰC THÁI, HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY ...........26
2.1. Sự cần thiết phải vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ
vào việc đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định hiện nay ...........................................................................26
2.2. Công tác vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam
Định giai đoạn từ 2011- 2016 .............................................................................35
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động phụ nữ ở
xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.............................................46
KẾT LUẬN .............................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................52


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh đã nhận rõ vai trò của phụ nữ chiếm một phần

quan trọng trong suốt sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Người đã thấy rõ vị trí,
vai trò và tầm quan trọng của phụ nữ ngay từ những buổi đầu hoạt động. Người
coi công tác vận động phụ nữ là khâu quan trọng của phong trào cách mạng quần
chúng .
Phụ nữ là lực lượng tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển của đất
nước. Do đó, công tác vận động phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển
của mỗi quốc gia, muốn công tác vận động phụ nữ thành công thì cần phải vận
động phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc để họ
được học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt. Trong đó, việc tăng cường vận động
phụ nữ tham gia vào các hoạt động đoàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhìn chung, trong những năm qua, việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết
của Đảng và Nhà nước đã đạt được những thành tựu đáng kể, địa vị của phụ nữ
ngày càng được đề cao tương xứng với những đóng góp to lớn của họ trong
thành tựu chung của cả nước.
Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ đang gặp nhiều khó khăn về định hướng
chính trị, nhiều phụ nữ chưa có hoặc đang thiếu việc làm, thu nhập thấp vẫn còn
phổ biến nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc. Do đó, đòi hỏi các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương nhất là hội LHPN phải ra sức phát huy vai trò và
vị thế của mình, đặc biệt quan tâm tới công tác vận động phụ nữ để nâng cao
trình độ năng lực của phụ nữ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay.
Nam Định là một địa phương chiếm tỉ lệ nữ lớn đang nằm trong độ tuổi lao
động. Trong thời kì đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, hội LHPN, phong
trào phụ nữ ở tỉnh Nam Định nói chung và ở xã Trực Thái nói riêng đã đạt được
1


nhiều thành tích xuất sắc như: phát động các phong trào thi đua; vận động, hỗ trợ
phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững,….Tuy nhiên, bên cạnh nững
thành tích xuất sắc đó thì Hội LHPN xã vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau: trình
độ học vấn, chuyên môn, kĩ thuật của một bộ phận phụ nữ chưa đáp ứng yêu cầu

phát triển kinh tế- xã hôi của địa phương, tình trạng thiếu viêc làm, phụ nữ
nghèo…diễn ra phức tạp. Do đó, phát huy vai trò của phụ nữ thông qua công tác
vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là yêu cầu
cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:“Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
phụ nữ và sự vận dụng vào công tác vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiên nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động phụ nữ được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập đến với những hình thức và mức độ khác nhau:
Nhóm công trình là sách:
Nguyễn Văn Hùng (2005), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác
dân vận trong thời kì mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Linh Khiếu
(2003), Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội;
Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong
giai đoạn hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một số ấn phẩm
của Nhà xuất bản Phụ nữ như: “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ”
(1970), “Bác Hồ với phong trào phụ nữ Việt Nam” (1982); “Hồ Chí Minh với sự
nghiệp giải phóng phụ nữ” (1990). Tất cả các công trình trên đều đi vào phân
tíchnội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ.

2


Nhóm công trình là luận văn, luận án:
Đặng Thị Linh, “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay. Thực
trạng và giải pháp”, (Luận án phó tiến sỹ triết học, Viện nghiên cứu chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997). Ở Luận án này, tác giả đã
đi vào nghiên cứu thực trạng về vấn đề phụ nữ trong gia đình, tác giả đưa ra một

số giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy hơn nữa vai trò của người phụ nữ.
Nhóm công trình là tạp chí :
Hoàng Thị Nữ (1989), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi
dưỡng và đề bạt cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (6).
Nguyễn Thị Mão (1996), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và
xây dựng đội ngũ cán bộ”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10).
Nguyễn Thị Kim Dung (2001), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (11).
Các tác giả trên đều xoay quanh nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh với công
tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng và đề bạt cán bộ nữ.
Các công trình trên đều thể hiện những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh
về vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên, cho tới nay
vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện sự
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ vào việc đẩy mạnh công
tác vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện nay.
Vì vậy, với việc nghiên cứu vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ
và sự vận dụng vào công tác vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh,
tỉnh Nam Định hiện nay, đề tài đã không trùng lặp với các công trình đó. Những
tài liệu nêu trên có giá trị tham khảo giúp cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ và sự vận dụng
vào công tác vận động phụ nữ ở xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam
Định hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ vị trí, vai trò của phụ nữ, công tác vận động phụ nữ theo tư tưởng

Hồ Chí Minh.
- Chỉ ra thực trạng về công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã Trực Thái,
huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định theo tư tưởng Hồ Chí Minh và nguyên nhân
của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác vận động phụ nữ trên
địa bàn xã.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng
Đề tài tập trung vào nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai
trò của phụ nữ vào việc nâng cao hiệu quả công tác vận động phụ nữ trên địa bàn
xã Trực thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện nay.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ và sự
vận dụng vào công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã Trực Thái, huyện Trực
Ninh, tỉnh Nam Định giai đoạn từ 2011 - 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước, nghị quyết của Đảng bộ địa phương về công tác vận động phụ nữ.
4


Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng
các phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, logic, phân tích và tổng
hợp, so sánh,phương pháp thống kê.
6. Đóng góp của khóa luận
- Góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác vận động phụ nữ trên địa bàn xã Trực
Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn công tác vận động

phụ nữ trên địa bàn xã ở địa phương.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận
được kết cấu thành 2 chương , 5 tiết.

5


Chƣơng 1
NỘI DUNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ
1.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phụ nữ
1.1.1. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
Vị trí địa lý cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam
luôn ở thế bị “dòm ngó” và xâm lược. Vì thế, giữ vững bờ cõi là điều cốt yếu để
dân tộc Việt Nam có thể tồn tại và phát triển.Với tiến trình đó, vai trò của phụ nữ
chiếm một phần quan trọng trong suốt sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Hồ Chí
Minh đánh giá trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm có sự góp sức
của rất nhiều vị nữ anh hùng: “Hai Bà Trưng đã để lại cho phụ nữ Việt Nam một
truyền thống vẻ vang là dũng cảm kháng chiến. Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc
tế giúp phụ nữ Việt Nam bồi dưỡng truyền thống ấy, hăng hái đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Phụ nữ Việt Nam đã xứng đáng là con cháu của
Hai Bà Trưng và là lực lượng trong quốc tế phụ nữ” [10, tr.339]. Thêm nữa, Bà
Triệu với câu nói đầy khí phách: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp sóng dữ,
chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi để cứu dân ra khỏi vòng chìm đắm,
chứ đâu có chịu cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người” [12, tr.245]. Bằng
bản lĩnh chỉ huy chiến trận, Bà đã lãnh đạo đội quân làm nên thắng lợi lẫy lừng,
đuổi cổ giặc Ngô về nước. Điều đó khẳng định rằng, dù trong trận mạc đầy rẫy
hiểm nguy, đòi hỏi người chỉ huy phải có đầu óc linh hoạt, nhạy bén, dùng binh
khéo thì nữ giới vẫn có thể làm được và làm rất tốt.

Tiếp nối bản lĩnh của các nữ tướng, phụ nữ Việt Nam tiếp tục khẳng định
vai trò, vị trí cũng như khả năng của mình, chẳng hạn như: bà Bùi Thị Xuân thay
cha lãnh đạo nghĩa quân khi cha vừa tử trận, với gồm một đạo quân gần 5000
người, cùng với sự chỉ huy bản lĩnh của Bà, nghĩa quân đã làm cho quân địch
6


nhiều lần thất bại trong đó có trận Trấn Ninh đã đi vào sử sách ở thế kỷ XVIII.
Đến thế kỷ XIX, có một phụ nữ tên thật Yến Phi hay còn gọi là “bà Ba Cai
Vàng” đã chỉ huy cuộc nổi dậy của nông dân chống lại triều đại phong kiến nhà
Nguyễn, được nhân dân ta mãi truyền tụng cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, phụ
nữ còn tham gia đảm nhiệm công việc tổ chức và quản lý xã hội, ví như: Nguyên
Phi Ỷ Lan từng thay vua Lê Thánh Tông trông coi việc triều đình để Vua yên
tâm khi đem quân đánh Chiêm Thành, đồng thời, gợi ý cho vua trong việc bảo vệ
trâu bò nhằm đảm bảo việc cày bừa của dân gian; Thái hậu Dương Vân Nga,
người đã thay chồng lãnh đạo việc nước, đưa đất nước vượt qua những khó khăn,
thử thách. Ngoài ra, phụ nữ cũng đạt được thành tựu to lớn trong lĩnh vực văn
học, nghệ thuật, ví như: bà Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan, bà Hồ Xuân
Hương,… là những nữ sĩ nổi tiếng với những áng thơ đầy khí phách và hoài bão
lớn, đấu tranh chống lại những áp bức, bất công. Thể hiện sự phản kháng lại
những định kiến áp đặt lên vai người phụ nữ trong chế độ phong kiến, những lễ
giáo Khổng, Mạnh. Do hoàn cảnh lịch sử, ở thế kỷ X và XV, nước ta đã phải huy
động rất nhiều người tham gia vào quân đội. Do đó, người phụ nữ phải thay
chồng, thay con trực tiếp lao động sản xuất, nuôi dạy con nhỏ, chăm sóc cha mẹ
già và cung cấp lương thực, lương thảo cho quân đội. Việc điều động một lực
lượng lao động lớn là nam giới vào các công trình tập trung, đã làm cho phụ nữ
trở thành lực lượng lao động thiết yếu trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam từ
ngàn xưa.
1.1.2. Trong lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh khảo sát thực tiễn nhiều cuộc cách mạng lớn trên thế giới, tìm

hiểu các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, Người đã khái quát
lên vị trí, vai trò của người phụ nữ trong cách mạng như sau: “Xem trong lịch sử
cách mệnh chẳng lần nào là không có đàn bà con gái tham gia… Vậy nên muốn
thế giới cách mệnh thành công, thì phải vận động đàn bà con gái công nông các
7


nước” [10, tr.313]. Người ghi nhận như sau: “Phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ tham gia bảo
vệ đất nước chống sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Phụ nữ Ấn
Độ vùng lên chống sự đô hộ của Anh. Phụ nữ Trung Quốc tham gia cuộc cách
mạng năm 1912. Phụ nữ Triều Tiên đã và đang đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc.
Phụ nữ Nhật Bản đã buộc Chính phủ phải hủy bỏ đạo luật cấm phụ nữ tham gia
đời sống chính trị và v.v...” [13, tr.288]. Ngoài ra, phụ nữ thế giới còn tham gia
vào công việc xây dựng đời sống, phát triển kinh tế, Người nói: “Trong đời sống
kinh tế những “bông hồng” của phương Đông bắt đầu tỏ cho chủ nghĩa tư bản
thấy ở họ có những chiếc gai nhọn. Những cuộc bãi công của nữ công nhân ở
các nhà máy và xưởng dệt lụa không còn là hiện tượng hiếm nữa. Trong các tổ
chức công đoàn Nhật Bản, phụ nữ chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đoàn Thanh niên
cộng sản Trung Quốc mới thành lập được ba năm đã có trong hàng ngũ của mình
hơn 150 nữ công nhân và nữ sinh viên” [14, tr.228].
Vị trí, vai trò của phụ nữ các nước rất đáng học hỏi, cộng thêm truyền thống
anh hùng của phụ nữ dân tộc ta, Hồ Chí Minh mong muốn phụ nữ Việt Nam
trong thời kỳ mới cũng có sự tiếp thu, tiếp nối để khẳng định thêm vị thế của
mình. Người nói: “Như buổi ấy là buổi phong kiến mà đàn bà, con gái còn biết.
Huống chi bây giờ hai chữ “nữ quyền” đã rầm rầm khắp thế” [14, tr.520, 521] và
“Nhờ Phụ nữ Quốc tế mà các đảng cộng sản mới lập ra như đảng ở Java, đảng
viên đàn bà mỗi ngày một thêm nhiều. An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới
tham gia mới thành công, mà nữ giới An Nam muốn cách mệnh thì phải theo
Phụ nữ Quốc tế chỉ bảo” [11, tr.315]. Từ chỗ đánh giá cao vai trò của phụ nữ,
thấy được những phẩm chất tốt đẹp của họ là một phần không thể thiếu, làm nên

sự trọn vẹn của cuộc cách mạng. Người nói: “Các chị em phụ nữ, chẳng những
khôn khéo, hăng hái mà lại gan góc vô cùng” [13, tr.412], “Chị em rất hăng hái,
rất chịu khó và tổ chức rất khéo” [11, tr.412], cho nên, trong hai cuộc kháng
chiến trường kỳ, gian khổ, với chủ trương kháng chiến toàn dân, thành phần phụ
8


nữ là không thể thiếu. Hồ Chí Minh khẳng định: “Toàn dân kháng chiến nghĩa là
toàn cả dân, ai cũng đánh giặc. Bất kỳ đàn ông đàn bà, người già con trẻ, ai cũng
tham gia kháng chiến” [18, tr.540]. Cả trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến,
Người lại một lần nữa nhấn mạnh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc” [10, tr.534]. Bởi vì, phụ nữ
không chỉ giỏi trong lao động, sản xuất, trong công việc gia đình, nữ công gia
chánh “các chị em phụ nữ, họ tranh nhau giúp nấu cơm, gánh nước, giặt áo, vá
quần cho bộ đội, họ coi các chiến sĩ như anh em ruột” [19, tr.84]. Từ đó, Người
yêu cầu: “Ngày xưa, Bà Trưng, Bà Triệu, đã phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu
dân. Trong lịch sử của dân tộc ta nhất là những thời kỳ cách mạng và kháng
chiến, phụ nữ đã rất dũng cảm.
Hiện nay, phụ nữ đang góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ - Diệm ở miền Nam” [19, tr.523].Phụ
nữ đã luôn có mặt trong các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh, giành độc lập và
thống nhất tổ quốc. Họ tham gia với số lượng ngày càng đông, ý chí quyết tâm
ngày càng lớn, tinh thần giác ngộ ngày càng sâu sắc, với những hình thức hoạt
động rất đa dạng, gan dạ, khôn khéo và dũng cảm. Trong cuộc kháng chiến
chống Pháp đã có rất nhiều phụ nữ hòa cùng khí thế chống quân xâm lược của
dân tộc, chung sức, chung lòng, đứng lên chống thực dân Pháp. Ví như, trong
phong trào Duy Tân, có bà Đinh Phu Nhân, 10 năm liên tục tham gia hoạt động
dũng cảm, dù bị địch bắt và tù đày, tra khảo nhưng không khai nửa lời. Sau khi
có Đảng, có một giai đoạn lịch sử, Đảng ta phải hoạt động một cách bí mật,
Người nhận thấy, “Thời kỳ bí mật, nhiều chị em đã giác ngộ, tham gia hoạt động

cách mạng rất dũng cảm, mặc dầu muôn ngàn nguy hiểm, gian khổ. Rất nhiều
chị em khác cũng đã bảo vệ cách mạng rất gan góc. Thời kỳ đó, căn cứ địa cách
mạng của ta ở Việt Bắc, do đó rất nhiều chị em phụ nữ các dân tộc thiểu số
không những vượt gian nguy mà còn gạt cả mê tín để bảo vệ cách mạng và cán
9


bộ hoạt động cách mạng” [19, tr.509]. Trong “Thư gửi đồng bào các tỉnh ở Việt
Bắc”, Người đã viết: “Tôi không bao giờ quên được, trong những ngày gian nan
cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị em phụ nữ, anh em nông
dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng ai cũng hăng hái giúp đỡ” [21, tr.238].
Trong “Thư khen phụ nữ Cao Bằng” Người đã viết: “Tôi nhận được báo cáo
rằng, chị em phụ nữ Cao Bằng thi đua ủng hộ bộ đội và dân quân bằng lựu đạn,
lương thực, khăn áo, bánh trái, vân vân, đáng giá 140.000 đồng. Thế là rất tốt.
Tôi nhớ rằng, trong thời kỳ bí mật, lúc bắt đầu tổ chức đội du kích và quân giải
phóng đánh Nhật, đánh Pháp, phụ nữ Cao Bằng luôn luôn hăng hái giúp đỡ, tiếp
tế. Nhiều bà cụ và chị em nhịn ăn để nuôi bộ đội. Luôn mấy năm như thế.Nhiều
chị em lại mạnh bạo tham gia du kích giết giặc. Tôi thay mặt Chính phủ khen
ngợi chị em… Tôi lại mong phụ nữ các tỉnh thi đua với chị em phụ nữ Cao
Bằng, làm cho nổi bật vai trò vẻ vang của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc
kháng chiến và kiến quốc” [11, tr.76]. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám
năm 1945, với rất nhiều khó khăn trước mắt, phụ nữ cũng đã những đóng góp rất
lớn vào công cuộc khôi phục đất nước lúc bấy giờ: “Từ ngày dân Việt Nam tranh
được chính quyền, phụ nữ đều ra sức gánh vác công việc. Nào giúp đỡ chiến sĩ,
tăng gia sản xuất. Nào chống nạn mù chữ, tham gia tuyển cử, Tuần lễ Vàng, Đời
sống mới, v.v..., việc gì phụ nữ cũng hăng hái.Các bà đại biểu nghe vậy, rất là
vui lòng. Rồi ân cần gửi lời thân ái chúc phụ nữ Việt Nam gắng sức phấn đấu, và
mong rằng phụ nữ ta sẽ giúp sức vào cuộc vận động phụ nữ thế giới” [20,
tr.394].
Không lâu sau đó, thực dân Pháp lại tái chiếm.Phụ nữ Việt Nam, một lần

nữa, đứng lên cùng toàn dân kiên cường kháng chiến chống Pháp. Họ bất chấp
gian lao nguy hiểm, bất kể không gian, thời gian, bảo vệ cán bộ cách mạng bằng
một sự lạc quan, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Người ca ngợi:
“Trong các chiến dịch, phụ nữ đi dân công, tải lương thực, đạn dược, làm đường,
10


v.v... rất đông; 2/3 số dân công là phụ nữ. Mặc dầu bị máy bay địch theo dõi thả
bom dữ dội nhưng chị em vẫn vui vẻ ca hát, động viên nhau làm tròn nhiệm vụ”
[22, tr.510]. Trong các vùng địch tạm chiếm, thực dân Pháp âm mưu dùng người
Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, tình thế cách mạng rơi
vào cảnh khốn khó. Thế nhưng phụ nữ đấu tranh rất bền chí, chị em kiều bào ở
nước ngoài cũng ủng hộ kháng chiến trong nước về mọi mặt; phụ nữ trong nước
thì đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, gan dạ, luồn lách qua các đồn bốt, vượt
qua mạng lưới do thám của kẻ thù để chuyển thư từ, công văn một cách an toàn.
Nhiều chị kiên trì, móc liên lạc trong các thôn xóm để xây dựng cơ sở, gây dựng
phong trào, vận động những người lầm đường, lỡ bước theo giặc quay về với
cách mạng. Tích cực chăm sóc thương binh, bộ đội bằng tất cả tình yêu thương
và tấm lòng của mình, Người viết: “Phải chăng vì danh, vì lợi, vì địa vị mà họ
làm như vậy? Không phải. Đó là vì lòng nồng nàn yêu nước. Đó là vì lòng chí
công vô tư mà chúng ta đều phải học tập theo” [23, tr.134]. Người nhiều lần gửi
thư tỏ lòng biết ơn đến các nữ anh hùng, đồng thời ghi nhận công lao của họ:
“Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ
quốc,…Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội, và các bà mẹ cùng vợ con
của các liệt sĩ mà trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta đang gánh một
phần quan trọng” [23, tr.339].
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phụ nữ Việt Nam cũng đã
phát huy hết khả năng, tinh thần và sức mạnh của mình. Hồ Chí Minh rất tin
tưởng nên có lời kêu gọi: “Bác mong phụ nữ ta ra sức phát huy hơn nữa truyền
thống dũng cảm và đảm đang, cùng toàn quân, toàn dân ta bảo vệ độc lập tự do

của Tổ quốc, đưa sự nghiệp chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” [25,
tr.174, 175]. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, giới tuyến tạm thời được
thiết lập.Tuy nhiên, đế quốc Mỹ âm mưu thay Pháp xâm chiếm miền Nam, nhằm
chia cắt lâu dài đất nước ta. Chúng cùng bè lũ tay sai đã cố tình phá hoại Hiệp
11


định Giơ-ne-vơ, tiến hành bình định với hàng loạt việc làm tàn bạo như: bắt cóc
thủ tiêu cán bộ ta, dùng nhiều thủ đoạn bắt người man rợ. Trong khi đó, lực
lượng cách mạng ở miền Nam còn rất mỏng và yếu, thế và lực không được như
trước. Tuy vậy, ở miền Nam, những người phụ nữ anh dũng đã gan góc xông
pha, đứng lên đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Với vũ khí thô sơ,
phụ nữ miền Nam có tấm lòng yêu nước và ý chí đánh thắng địch, họ đã dùng lời
lẽ đanh thép và nhiều hình thức phong phú, phương pháp đấu tranh trực diện, tấn
công liên tục làm cho quân địch phải hoảng sợ chùn bước. Về sau, chúng thi
hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, tra khảo dân, trường kỳ truy bức, bắt ly
khai Đảng, xé cờ Đảng. Trước tình hình đó, nhiều nơi, các mẹ, các chị còn biến
những buổi lên lớp “tố cộng” thành những buổi tố cáo, vạch trần âm mưu của
Ngô Đình Diệm, chúng buộc phải giải tán các trường “tố cộng”. Hồ Chí Minh đã
rất tự hào về những thành tựu của phụ nữ miền Nam. Do đó, trong bài phát biểu
tại “Lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”,
Người tuyên dương: “Miền Nam anh hùng có đội quân đấu tranh chính trị gồm
hàng vạn chiến sĩ toàn là phụ nữ. Họ rất mưu trí và dũng cảm làm cho địch phải
khiếp sợ và gọi là “đội quân tóc dài”. Phó tư lệnh quân giải phóng là cô Nguyễn
Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang
cho miền Nam, cho cả dân tộc ta” [14, tr.173]. Ở miền Bắc, phụ nữ cũng tích cực
tham gia đấu tranh nhằm hỗ trợ cho đồng bào và phụ nữ miền Nam chống lại
những hành động dã man của Mỹ - Diệm. Sau chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
mà Mỹ đã triển khai và cuối cùng thất bại, chúng liền tiến hành ném bom phá
hoại những thành tựu đầu tiên trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta.

Trước tình thế đó, phụ nữ miền Bắc hăng hái thi đua thực hiện phong trào “ba
đảm đang”, chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện tối đa
cho chiến trường miền Nam với tinh thần “thóc không thiếu một hạt, quân không
thiếu một người”. Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần gửi thư khen ngợi phụ nữ
12


miền Bắc, Người nhấn mạnh: “Trong phong trào thanh niên xung phong chống
Mỹ, cứu nước, nhiều cháu thanh niên gái đã nêu gương dũng cảm trong sản xuất
và chiến đấu như thanh niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi, vừa chiến đấu giỏi,
tổ cầu đường Trần Thị Lý ở Quảng Bình và tiểu đội 9, đại đội 814 đã bảo đảm
tốt giao thông dưới làn bom đạn, đội dân quân gái ở Nam Ngạn đã góp phần bắn
được nhiều máy bay giặc Mỹ v.v…” [11, tr.174]. Hồ Chí Minh không chỉ đánh
giá cao vai trò của phụ nữ trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến, Người còn
đánh giá cao vai trò của các bà mẹ, đã che chở cho bộ đội, chịu đựng mất mát,
đau thương để khuyến khích con em mình đi chiến đấu, Người nói: “Các bà mẹ
chiến sĩ đã khuyến khích con cháu mình vào bộ đội đánh giặc cứu nước. Ngoài
ra còn ân cần nuôi nấng, giúp đỡ, bảo vệ cán bộ và chiến sĩ khác như con cháu
của mình, như: bà mẹ Suốt ở Quảng Bình đã xông pha bom đạn, không sợ sóng
to gió lớn, suốt ngày đêm chèo thuyền đưa bộ đội cán bộ qua sông để chiến đấu.
Bà mẹ Cán, người Thái ở Sơn La có sáu con thì hai con đi bộ đội, bốn vào du
kích, bản thân bà mẹ cũng hăng hái vào bạch đầu quân. Bà mẹ Đích ở Thái Bình
đã cho cả bốn con trai và một con rể vào bộ đội. Bản thân mẹ vừa lo việc nhà
cho các con, vừa hăng hái giúp đỡ gia đình chiến sĩ. Bà Đích còn rất tự hào là cả
nhà có bốn con trai, hai con gái, một con rể đều vẻ vang được tham gia Đảng
Lao động Việt Nam” [24, tr.172, 173]. Hồ Chí Minh đi đến kết luận: “Trong thời
kỳ cách mạng hoạt động bí mật và trong những năm kháng chiến chống bọn thực
dân Pháp và lũ can thiệp Mỹ, phụ nữ ta đều có công lao to lớn” [22, tr.172]. Bởi,
“Phụ nữ Việt Nam ta sẵn có truyền thống đấu tranh anh dũng và lao động cần cù.
Trong kháng chiến, phụ nữ ta từ Bắc đến Nam đều hăng hái tham gia đánh giặc

cứu nước. Từ ngày hòa bình trở lại, nước ta bị chia cắt làm hai miền.Chị em
miền Nam đang bền bỉ đấu tranh chống ách thống trị dã man của Mỹ - Diệm. Ở
miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chị em phụ nữ đều phấn khởi thi đua sản xuất
thực hành tiết kiệm, công tác và học tập đều tiến bộ khá” [21, tr.507].
13


1.1.3. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
Việt Nam, trẻ cũng như già ra sức mà dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ” [14,
tr.340]. Đây là một tổng kết mang tính lịch sử, đồng thời mang tính dự báo chính
xác của Người về vị trí, vai trò của phụ nữ Việt Nam trong chế độ mới - chế độ
xã hội xã hội chủ nghĩa. Nhân dịp tới dự Đại hội liên hoan phụ nữ “Năm tốt”,
Người đã nói: “Trong hàng ngũ vẻ vang những anh hùng quân đội, anh hùng lao
động, chiến sĩ thi đua và lao động tiên tiến đều có phụ nữ. Phụ nữ ta tham gia
ngày càng đông và càng đắc lực trong các ngành kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội. Thế là dưới chế độ tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, phụ
nữ ta thực sự làm chủ Nhà nước” [25, tr.310]. Như vậy, khi miền Bắc đã làm chủ
vận mệnh, phụ nữ đã có nhiều cơ hội tham gia học tập nhằm nâng cao trình độ
chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia vào đời sống chính trị, quản
lý kinh tế, quản lý xã hội và đã lập được nhiều thành tựu đáng kể. Hồ Chí Minh
đi đến kết luận: “Dưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, người phụ nữ dũng
cảm có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đàn ông dũng cảm có thể làm, dù
nhiệm vụ ấy đòi hỏi rất nhiều tài năng và nghị lực” [17, tr.121]. Đồng thời,
Người cũng căn dặn thêm: “Từ đây, phụ nữ ta càng phải gắng sức làm thế nào để
trong thì đoàn kết toàn thể chị em, đặng giúp việc xây dựng nước nhà; ngoài thì
cộng tác với những đoàn thể dân chủ phụ nữ thế giới. Như thế mới xứng đáng
địa vị của phụ nữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” [17, tr.395].
1.2. Các biện pháp phát huy vai trò của phụ nữ theo quan điểm của
Hồ Chí Minh

1.2.1. Thực hiện phát huy vai trò của phụ nữ phải gắn liền với công tác
vận động phụ nữ
Theo Hồ Chí Minh, muốn phát huy vai trò của phụ nữ, trước hết phải đẩy
mạnh công tác vận động phụ nữ. Cụ thể:
14


* Về nội dung vận động phụ nữ
Thứ nhất, trên lĩnh vực chính trị: Theo Hồ Chí Minh để phụ nữ tiến bộ thì
trước tiên phải vận động và làm cho họ thực sự hiểu được quyền bình đẳng về
chính trị, nghĩa là phải bắt đầu từ việc trang bị cho phụ nữ công cụ lý luận, tổ
chức họ tự giác tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh giải phóng chính mình, từ
người dân mất nước trở thành công dân của một nước tự do, độc lập, có chủ
quyền. Về lĩnh vực này, phải vận động và làm cho phụ nữ được tham gia vào các
hoạt động chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, trở thành cán bộ lãnh đạo, tham
gia quản lý Nhà nước một cách bình đẳng như nam giới, có quyền tự do ngôn
luận, đi lại, cư trú và bình đẳng trước pháp luật.
Có thể nói, dưới sự quan tâm chỉ dạo của Hồ Chí Minh, phụ nữ đã được bình
đẳng với nam giới trong đời sống chính trị, hầu hết phụ nữ đến tuổi trưởng thành
đều được sinh hoạt chính trị: được bầu cử, ứng cử, được tham gia sinh hoạt ở các
đoàn thể, nhiều đại diện phụ nữ được tham gia quản lý trong bộ máy Nhà nước.
Thứ hai, trên lĩnh vực kinh tế: Hồ Chí Minh không phải là một nhà chuyên
nghiên cứu về kinh tế, hơn nữa trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
Người hầu như không có một bài nói, bài viết riêng về “Đời sống kinh tế của phụ
nữ Việt Nam”. Nhưng như thế không có nghĩa là Người không quan tâm tới vấn
đề này. Ngay từ khi còn nhỏ, Người đã chứng kiến cảnh vất vả, đói nghèo của
quê hương, trong đó có người mẹ của mình suốt ngày này qua ngày khác phải gò
mình bên khung cửi để kiếm sống.
Không giải phóng sức lao động cho phụ nữ, không vận động để phụ nữ tiến
bộ về kinh tế thì đó là cuộc cách mạng “chưa đến nơi, chưa đến chốn”. Giải

phóng sức lao động của phụ nữ, ngoài việc tạo thêm những cơ hội phát triển tài
năng, trí tuệ của họ, còn đưa phụ nữ tham gia vào nhiều ngành, nghề mới phát
triển ở nước ta như: công thương nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế,… không để họ
chỉ lao động trong ngành nông nghiệp truyền thống như bao đời nay. Đồng thời,
15


gạt bỏ các trở ngại đang hạn chế việc phát huy sức mạnh tiềm tàng về năng lực,
trí tuệ, về phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người phụ nữ, kết hợp với sự cần cù
khéo léo của họ để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Để làm được
như vậy, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở các cấp lãnh đạo cần quan tâm,
tạo điều kiện giúp đỡ chị em nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu công việc. “Đảng bộ và chính quyền các địa phương cần thiết
thực giúp đỡ cho phong trào năm tốt không ngừng tiến lên” [22, tr.259]. Khi tiến
hành vận động phụ nữ trên lĩnh vực kinh tế, Hồ Chí Minh đòi hỏi: “Phải đặc biệt
chú ý đến sức lao động phụ nữ. Phụ nữ là đội quân lao động rất đông. Phải giữ
gìn cho phụ nữ để chị em tham gia sản xuất được tốt” [25, tr.194].
Thứ ba, trên lĩnh vực văn hóa, xã hội: Hồ Chí Minh khẳng định: “Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu”, chỉ có tri thức, trình độ mới giải phóng được con
người, đưa con người tới mọi sự bình đẳng, tiến bộ. Để giải phóng phụ nữ đòi
hỏi phụ nữ phải học tập, nâng cao nhận thức và hiểu biết về mọi mặt.
Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của chính sách cai trị, một chính sách “ngu
dân”, hạn chế mở trường học nhằm “không muốn cho dân biết chữ để dễ lừa dối
và bóc lột dân ta” [15, tr.36]. Vì thế, “số người Việt Nam thất học so với số
người trong nước là 95%, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ” [17, tr. 36],
trong đó phụ nữ chiếm số đông. Ngay sau Cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh
vạch rõ: “Một trong những công việc phải thực hiện cáp tốc trong lúc này là
nâng cao dân trí” [17, tr. 36]. Vì thế, ngay sau khi giành độc lập năm 1945, mặc
dù bộn bề với công việc phát động chiến dịch diệt “giặc dốt” trong cả nước để
xóa dần tình trạng lạc hậu, dốt nát của nhân dân do chính sách ngu dân để lại.

Trong chiến dịch diệt giặc dốt, Người đặc biệt quan tâm tới phụ nữ, bởi lẽ
phụ nữ đã bị “kìm hãm quá lâu”, do vậy, “phụ nữ càng cần phải học, đã lâu chị
em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng
mình là một phần tử trong nước” [18, tr. 37], có kiến thức tham gia vào công
16


cuộc xây dựng nước nhà. Người cho rằng, chỉ có nâng cao trình độ cho phụ nữ
mới có thể giải thoát họ khỏi những trói buộc của chế độ cũ. Chính sự dốt nát đã
làm cho phụ nữ lâm vào bước đường cùng khổ, nó cũng là nguồn gốc sâu xa dẫn
tới sự kéo dài của những thiên kiến lạc hậu, hà khắc. Do người phụ nữ ít được
học hành, mặt khác bị công việc trói buộc cho nên đầu óc càng “u mê, đần độn”.
Không thể khác, chỉ có nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ thì mới thực sự
giải phóng đươc cho họ.
Với mục đích như vậy, Hồ Chí Minh đã đề nghị và đưa vào Hiến pháp vấn
đề bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực văn hóa, vừa tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền
lợi cho phụ nữ, vừa ghi nhận vai trò mà phụ nữ đã cống hiến. Điều 6, Hiến pháp
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa 1946 đã công nhận: “Tất cả công dân Việt
Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa”. Trong
Hiến pháp 1959 một lần nữa khẳng định quyền bình đẳng về văn hóa của phụ nữ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để vận động phụ nữ tiến bộ về lĩnh vực này,
trước hết bản thân phụ nữ phải “gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ
thuật” [20, tr. 89], góp phần xây dựng đất nước, nhanh chóng đuổi kịp “chị em
phụ nữ ở thế giới”. Vì vậy, Người luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng
phụ nữ. Người vui mừng khi biết phụ nữ đã có mặt ở cả vị trí người dạy cũng
như người học: “Trong phong trào phát triển bình dân học vụ, phụ nữ chiếm một
phần lớn trong số người dạy cũng như trong số người học” [20, tr. 432]. Người
kịp thời biểu dương những gương điển hình học giỏi của nữ giới, vừa động viên,
vừa khích lệ phụ nữ. Để nâng cao địa vị cho phụ nữ đòi hỏi “chúng ta phải có
phương pháp đào tạo và giúp đỡ để nâng cao hơn nữa điạ vị của phụ nữ” [21, tr.

451]. Đó là sự nhắc nhơ của Bác đối với các cấp lãnh đạo và những người phụ
trách giáo dục.
Người thường xuyên chú trọng tới những nét đặc thù của phụ nữ để từ đó
đề ra chính sách phù hợp với chị em. Hiến pháp 1959 đã quy định: “Nhà nước
17


đảm bảo cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi
đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi này của người
mẹ và trẻ em”.
Thứ tư, vận động phụ nữ trong gia đình: Trong gia đình, phụ nữ là người
đóng vai trò quan trọng, trách nhiệm của họ thực sự lớn lao. Hồ Chí Minh cho
rằng, muốn giải phóng phụ nữ, muốn thực hiện bình đẳng nam - nữ trước hết
phải giải phóng phụ nữ ra khỏi sự trói buộc của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”
ra khỏi sự bất công ngay trong gia đình. Người lên án mạnh mẽ quan điểm “đàn
bà phải quanh quẩn trong bếp” và các hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ.
Bởi “Như thế thì còn gì là tình nghĩa vợ chồng? Như thế là phạm pháp, là cực kì
dã man” [23, tr.195].
Hồ Chí Minh đòi hỏi bản thân chị em phụ nữ phải có ý chí tự cường, tự lập,
phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình “chị em phụ nữ không nên ngồi chờ
Chính phủ, chờ Đảng ra chỉ thị giải phóng cho mình” [25, tr.524]. Bên cạnh đó,
Người thường xuyên phê phán những quan niệm đơn giản, hình thức về vấn đề
bình đẳng trong gia đình theo kiểu “Hôm nay anh rửa bát, quét nhà, hôm sau em
rửa bát, quét nhà, nấu cơm”. Đáng trách hơn cả là trước những hành động xấu xa
và phạm pháp đối với phụ nữ, chi bộ, chính quyền và nhân dân địa phương
thường nhắm mắt làm ngơ, như thế thì làm sao đảm bảo quyền lợi của phụ nữ
được. Hồ Chí Minh khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình và xã hội,
Người từng nói: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”
[47, tr.523]. Khi phụ nữ được bình đẳng về mặt xã hội sẽ có điều kiện để xây

dựng hạnh phúc gia đình, góp phần để nam giới đề cao, tôn trọng phụ nữ. Do đó,
muốn đạt tới sự tiến bộ của phụ nữ phải bắt đầu giải phóng họ từ gia đình, gắn
liền với giải phóng họ ngoài xã hội, nâng cao vị thế của phụ nữ ngoài xã hội sẽ

18


tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào công tác xã hội, tiến tới
bình đẳng với nam giới trong nhiều lĩnh vực.
Như vậy, vấn đề vận động phụ nữ tiến tới bình đẳng trên mọi lĩnh vực và
trong gia đình đã được Hồ Chí Minh đánh giá: “Dưới chế độ Việt Nam dân chủ
cộng hòa, phụ nữ ta đã được bình quyền về mọi mặt” [22, tr.132]. Sự nghiệp đổi
mới sẽ tiếp tục phát triển và làm sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh.
* Về phương pháp vận động phụ nữ
Phương pháp vận động phụ nữ có thể hiểu là tổng hợp những cách thức,
biện pháp, quy trình tổ chức, tập hợp mọi tầng lớp phụ nữ làm cách mạng có
hiệu quả cao nhất.
Theo Hồ Chí Minh: Trước hết, phải tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục cho
phụ nữ hiểu, khi họ hiểu rồi thì mới tin theo và quyết tâm thực hiện. Trong thời
gian Người còn bôn ba hoạt động ở nước ngoài, bằng nhiều cách khác nhau,
Người đã giải thích cho phụ nữ hiểu rằng: “những việc đó là vì lợi ích của họ mà
phải làm”. Người khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ” cho nên mọi người
dân, mọi phụ nữ có quyền được thông tin, được biết, được giải thích, được bàn
bạc. Thông qua đó mà rút ra những kinh nghiệm quý báu, những bài học hay.
Trong bài nói chuyện tại Hội nghị Liên hiệp phụ nữ toàn quốc về vấn đề phát
động quần chúng nông dân vào 3/3/1953, Người nói “Cán bộ phụ nữ đi vận
động, có cô vận động khéo, đến đâu dân làm gì mình làm nấy, thân thiết như
người nhà thì có thành tích. Cô nào không hòa lẫn được với nhân dân, vẫn giữ
thói quen thành phố thì vận động không thành công” [18, tr.57].
Một trong những phương pháp quan trọng của công việc vận động phụ nữ,

theo Người cần phải tổng kết đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được
phải có sự khen chê kịp thời, từ đó tuyên truyền để mọi người cùng noi theo.
Người đồng thời cho rằng, phải thẳng thắn phê bình, chỉ ra những việc chưa làm
được của phụ nữ: “ Phụ vận ta còn thiếu sót: ít chú ý vận động gia đình các cán
19


bộ và các nhà chủ công nghiệp, gia đình các nhà công thương và chị em nội trợ”
[17, tr.1332]. Như vậy, để phụ vận có hiệu quả thì người cán bộ phụ vận trước
hết phải có sự hiểu biết về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững đường
lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu rõ đối tượng
hoàn cảnh, tìm mọi cách để giải thích cho mọi người hiểu rõ.
Tóm lại, để công tác phụ vận ngày càng phát triển đòi hỏi phải có phương
pháp vận động khéo: “Khéo vận động, tổ chức và hướng dẫn thì chị em phụ nữ ấy
có tác dụng lớn đối với xã hội. Cách làm phụ vận Trung Quốc đơn giản, thiết thực
và kết quả to” [16, tr.132]. Đó là một lời khuyên, đồng thời cũng chỉ ra cho chúng ta
cách làm hiệu quả nhất đối với công tác vận động phụ nữ của Hồ Chí Minh.
* Về lực lượng tham gia vận động phụ nữ
Hồ Chí Minh yêu cầu: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và
tất cả hội viên của tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh…) đều phải phụ trách
dân vận” [15, tr.699]. Người cũng chỉ ra yêu cầu cụ thể để mỗi tổ chức, đoàn thể
trong hệ thống chính trị quán triệt tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Thứ nhất, đối với Đảng: Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vai trò lãnh đạo
của Đảng với sự nghiệp cách mạng nói chung và với phụ nữ nói riêng. Ngay từ
những năm hai mươi của thế kỷ XX, Người đã khẳng định: “Trước hết phải có
Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc
với các dân tộc bị áp bức và vo sản giai cấp ở mọi nơi” [17, tr.267-268].
Theo Người Đảng lãnh đạo công tác vận động phụ nữ, ngoài mục tiêu cao
cả là giải phóng phụ nữ ra khỏi sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa thực dân, đế
quốc thì việc quan trọng không kém là phải luôn chú ý nâng cao địa vị cho họ.

Người khẳng định: “Đảng và Chính phủ ta luôn chú ý nâng cao địa vị của phụ
nữ” [22, tr.85].
Người chỉ đạo các cấp ủy Đảng phải quan tâm, bồi dưỡng “cất nhắc cán bộ
là nữ” để bồi dưỡng họ trở thành những người “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho
20


×