Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

TỔNG hợp NGỮ PHÁP TIẾNG ANH DINHPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 146 trang )

LESSON 1: DANH TỪ- GIỚI THIỆU......................................................................................................... 3
LESSON 1: DANH TỪ- HÌNH THỨC SỐ NHIỀU .................................................................................... 7
LESSON 1: DANH TỪ- SỞ HỮU CÁCH ................................................................................................. 11
LESSON 2: ĐẠI TỪ ................................................................................................................................... 13
LESSON 3: ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU ................................................................................................ 18
LESSON 4: DANH ĐỘNG TỪ & ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU .............................................................. 24
LESSON 5: CỤM ĐỘNG TỪ .................................................................................................................... 29
LESSON 6: TÍNH TỪ ................................................................................................................................ 40
LESSON 7: SO SÁNH CỦA TÍNH TỪ ..................................................................................................... 44
LESSON 8: TRẠNG TỪ ............................................................................................................................ 51
LESSON 9: SO SÁNH CỦA TRẠNG TỪ ................................................................................................. 54
LESSON 10: GIỚI TỪ ............................................................................................................................... 56
LESSON 11: MẠO TỪ .............................................................................................................................. 66
LESSON 12: TỪ NỐI ................................................................................................................................. 72
LESSON 13: LIÊN TỪ ............................................................................................................................... 76
LESSON 14: TỪ HẠN ĐỊNH- LƯỢNG TỪ ............................................................................................. 82
LESSON 15: THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN ................................................................................................ 90
LESSON 16: THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH ......................................................................................... 91
LESSON 17: THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN ..................................................................... 92
LESSON 18: THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN........................................................................................................... 93
LESSON 19: THÌ HIỆN TẠI ĐƠN ............................................................................................................ 94
LESSON 20: THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN.................................................................................................. 95
LESSON 21: THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH .......................................................................................... 97
LESSON 22: THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN ...................................................................... 98
LESSON 23: THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN ....................................................................................................... 99
LESSON 24: THÌ TƯƠNG LAI TIẾP DIỄN ........................................................................................... 100
LESSON 25: THÌ TƯƠNG LAI HOÀN THÀNH ................................................................................... 101
LESSON 26: THÌ TƯƠNG LAI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN ............................................................... 102
LESSON 27: CÂU& MỆNH ĐỀ- CÂU ĐIỀU ƯỚC VỚI WISH............................................................ 103
LESSON 28: CÂU& MỆNH ĐỀ- MỆNH ĐỀ QUAN HỆ....................................................................... 105
LESSON 29: CÂU& MỆNH ĐỀ- CÂU ĐIỀU KIỆN .............................................................................. 113


LESSON 30: CÂU& MỆNH ĐỀ- CÂU GIÁN TIẾP 1 ............................................................................ 119
LESSON 31: CÂU& MỆNH ĐỀ- CÂU GIÁN TIẾP 2 ............................................................................ 126
LESSON 32: CÂU& MỆNH ĐỀ- CÂU BỊ ĐỘNG ................................................................................. 131
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

1


LESSON 33: CÂU& MỆNH ĐỀ- ĐẢO NGỮ ......................................................................................... 139
LESSON 34: TRỌNG ÂM ....................................................................................................................... 143

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

2


LESSON 1: DANH TỪ- GIỚI THIỆU
I. ĐỊNH NGHĨA
Danh từ là những từ dùng để chỉ sự vật, sự việc hoặc con người.

II. CHỨC NĂNG CỦA DANH TỪ TRONG CÂU
1. Chủ ngữ (subject):
Ví dụ: The sun rises in the East. (Mặt trời mọc ở đằng đông)
2. Tân ngữ: (object)
Ví dụ: I like coffee. (Tôi thích cà phê)
I am from a big city. (Tôi đến từ một thành phố lớn)
3. Bổ ngữ (complement)
Ví dụ: She is my friend. (Cô ấy là bạn của tôi)
4. Bổ ngữ của tân ngữ (objective complement)
Ví dụ: They elected him president of the country. (Họ bầu ông ấy làm chủ tịch nước)

5. Một phần của giới từ (part of prepositional phrases)
Ví dụ: He did the job in a careful manner. (Anh ta làm việc một cách thận trọng)
6. Đồng vị ngữ (appositive)
Ví dụ: My father, a teacher, is a very patient person. (Bố tôi, một nhà giáo, là một người rất
kiên nhẫn)
III. PHÂN LOẠI DANH TỪ
Danh từ được phân chia làm nhiều loại như: danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng, danh từ chung,
danh từ riêng, danh từ đếm được, danh từ không đếm được...

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

3


1. Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng (concrete and abstract nouns)
a) Danh từ cụ thể (concrete nouns):
- Danh từ cụ thể là danh từ chỉ một cái gì đó chúng ta có thể cảm thấy trực tiếp qua giác quan (thấy
được, sờ được) như pen (bút), pencil (bút chì),book (sách)…...
Danh từ cụ thể được phân thành hai loại:
+ Danh từ riêng (proper nouns): là danh từ dùng để chỉ tên riêng cho một cái trong một loại và
luôn luôn được viết hoa: Peter, Hanoi, Vietnam.
+ Danh từ chung (common nouns): là danh từ được dùng làm tên chung cho một loại: dog (chó),
house (nhà), car (xe hơi)…. Trong danh từ chung còn có các tiểu loại như danh từ tập hợp
(collective nouns) dùng để chỉ một nhóm hay tập hợp: group (nhóm), herd (bầy)…. và danh từ chỉ
vật liệu (material noun) như coffee (cà phê), tea (chè)…
b) Danh từ trừu tượng (abstract nouns):
- Danh từ trừu tượng là danh từ chỉ một phẩm chất, đặc tính, trạng thái hay hoạt động: happiness
(hạnh phúc),health (sức khỏe), joy (niềm hân hoan), arrival (sự đến) ……
2. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được (countable and uncountable nouns):
a) Danh từ đếm được (countable nouns):

Danh từ đếm được như tên gọi, là danh từ chỉ các đối tượng có thể đếm được (một, hai, ba,…).
Danh từ đếm được luôn luôn có cả hình thức số ít và số nhiều.
Số ít (singular)
Book (cuốn sách)

Số nhiều (plural)
Books (những cuốn sách)

Day (ngày)

Days (nhiều ngày)

b) Danh từ không đếm được (uncountable nouns)
- Danh từ không đếm được là những danh từ chỉ vật liệu hoặc khái niệm. Danh từ loại này không
dùng với mạo từ a, an, không dùng ở số ít và số nhiều. Ví dụ: information (thông tin), chocolate
(socola), ice cream (kem)…

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

4


- Tuy nhiên một số danh từ không đếm được có thể được dùng kèm với các danh từ chỉ sự đo
lường như: a cup of coffee (một cốc café), two pieces of information (hai bản tin), a drop of water
(một giọt nước)….hoặc dùng với các danh từ khác như a ray of light (một tia sáng), a piece of
advice (một lời khuyên) …
- Danh từ không đếm được không có số nhiều. Tuy nhiên, một vài danh từ không đếm được lại
được dùng như danh từ đếm được. Khi đó, chúng thường có ý nghĩa khác.
Danh từ không đếm được
- glass: thủy tinh


Danh từ đếm được
- glass: cái li, cốc

Ví dụ: This dish is made of glass.

Ví dụ: He ordered a glass of champaign.

(cái đĩa này được làm bằng thủy tinh)
- coffee: cà phê

(Anh ta gọi một ly sâm panh)
- coffee: cốc, tách cà phê

Ví dụ: Coffee is my favorite drink.

Ví dụ: Do you want a coffee?

(cà fe là đồ uống yêu thích của tôi)

(Anh có muốn uống cà fe không)

- Danh từ không đếm được thường thuộc các nhóm sau đây:
(a) Danh từ chỉ các nhóm đồ vật có cùng công dụng: luggage (hành lí), clothing (quần áo),
machinery (máy móc), jewelry (nữ trang), equipment (dụng cụ). furniture (bàn ghế), mail (thư từ),
money (tiền bạc)…
(b) Các loại chất lỏng: blood (máu), coffee (cà phê), gasoline (xăng), milk (sữa), oil (dầu), soup
(canh)..
(c) Các loại chất rắn: bread (bánh mì), cheese (phó mát), gold (vàng), silver (bạc), paper (giấy)…
(d) Các loại chất khí: air (không khí), nitrogen (khí ni-tơ), smog (sương có lẫn khói bụi), smoke

(khói)..
(e) Các loại hạt: corn (bắp), dirt (đất), pepper (hạt tiêu), rice (gạo), salt (muối), sand (cát), sugar
(đường) ..
(f) Các khái niệm: beauty (sắc đẹp), confidence (niềm tin), courage (dũng cảm), hospitality (lòng
mến khách)…

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

5


(g) Các môn khoa học: chemistry (hóa học), literature (văn học), physics (vật lí), philosophy (triết
học)..
3. Danh từ kép và danh từ đơn (compound and simple nouns)
a) Danh từ kép (compound nouns)
- Danh từ kép được tạo thành bởi hai hay nhiều từ ghép với nhau và được dùng như danh từ.
Chúng ta cần phân biệt giữa danh từ kép và cụm danh từ thông thường gồm một danh từ và một
hoặc nhiều tính từ đi với nhau:

Ví dụ: blackboard (bảng viết), godfather (cha nuôi), grandson (cháu trai), post office (bưu điện).
* Cách thành lập: Các danh từ kép có thể đươc thành lập bởi:
+ Danh từ + danh từ: gold-mine (mỏ vàng), oil-rig (giàn khoan dầu), oil-stove (bếp dầu)
+ Danh động từ + danh từ: living-room (phòng khách), driving licence (bằng lái xe)…
+ Danh từ + danh động từ: fruit-picking (việc hái quả), lorry-driving (việc lái xe tải)…
+ Tính từ +danh từ: quicksilver (thủy ngân), greenhouse (nhà kính), blackboard (bảng viết)…
+ Các trường hợp còn lại:
Danh từ kép còn có thể cấu tạo bởi:
- Danh từ + tính từ: secretary-general (tổng bí thư, tổng thư kí)
- Danh từ + giới từ + danh từ: mother-in-law (bà thông gia)
- Danh từ + giới từ: passer-by (khách qua đường)

- Tính từ + động từ: whitewash (nước vôi)
- Động từ + danh từ: pickpocket (kẻ móc túi)
- Trạng từ + động từ: upsurge (sự trỗi dậy)
- Động từ + trạng từ: breakdown (sự suy sụp)
- Trạng từ + danh động từ: upbringing (việc nuôi dưỡng)
… và nhiều hình thức kết hợp khác như forget-me-not (hoa lưu ly), merry-go-around (trò chơi ngựa
quay).
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

6


LESSON 1: DANH TỪ- HÌNH THỨC SỐ NHIỀU
Lưu ý: Chỉ có danh từ đếm được mới có số nhiều. Cách thành lập số nhiều cho danh từ đếm
được như sau:
1. Phần lớn danh từ tạo thành số nhiều bằng nhiều cách thêm –s vào số ít:
Ví dụ: book → books (sách), pencil → pencils (bút chì), way → ways (cách thức)
2. Những danh từ tận cùng bằng s, sh, x, z, ch tạo thành số nhiều bằng cách thêm –es:
Ví dụ: kiss → kisses (nụ hôn), watch → watches (đồng hồ), bush → bushes (bụi rậm), box → boxes
(hộp), quiz → quizes (đố vui)
3. Danh từ tận cùng bằng f hoặc fe tạo thành số nhiều bằng cách đổi f hoặc fe thành –ves:
Ví dụ: knife → knives (con dao), life → lives (cuộc sống), wife → wives (vợ)
Ngoại lệ: Các danh từ dưới đây được cấu tạo bằng cách thêm s
belief (niềm tin) → beliefs
chief (người cầm đầu) → chiefs
cliff (bờ đá cao) → cliffs
gulf (vịnh) → gulfs
handkerchief (khăn tay) – handkerchiefs
proof (chứng cứ) → proofs
roof (mái nhà) → roofs

safe (két bạc) → safes
- Một vài danh từ có cả hai cách đổi như:
dwarf (thằng lùn) → dwarfs và dwarves
wharf (cầu tàu) → wharfs và wharves

scarf (khăn quàng) → scarfs và scarves

4. Danh từ tận cùng bằng một phụ âm + y tạo thành số nhiều bằng cách đổi y thành –ies:
country (xứ sở) → countries
family (gia đình) → families
story (truyện) → stories
* Chú ý:
- Những danh từ tận cùng bằng một nguyên âm + y thì chỉ thêm –s mà thôi:
key (chìa khóa) → keys
play (vở kịch) → plays
5. Danh từ tận cùng bằng o sau một phụ âm tạo thành số nhiều bằng cách thêm es
hero (anh hùng) → heroes
potato (khoai
tây) → potatoes
tomato (cà chua) → tomatoes
+ Các danh từ tận cùng bằng o đứng sau một nguyên âm hoặc các từ mượn của nước ngoài chỉ
cần thêm s.
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

7


radio (ra đi ô) → radios
* Chú ý:
- Một số danh từ có thể đổi theo cả hai cách:

mango (trái xoài) → mangos và mangoes
volcano (núi lửa) - volcanos và volcanoe

studio (phòng vẽ) - studios

tornado (vòi rồng) - tornados và tornadoes

6. Danh từ số nhiều bất quy tắc:
SỐ ÍT
Man (người đàn ông)

SỐ NHIỀU
Men (những người đàn ông)

Woman (người đàn bà)

Women (những người đàn bà)

Child (đứa bé)

Children (những đứa bé)

Goose (con ngỗng)

Geese (những con ngỗng)

Louse (con chấy)

Lice (những con chấy)


Ox (con bò)

Oxen (những con bò)

Tooth (cái răng)

Teeth (những cái răng)

Mouse (con chuột)

Mice (những con chuột)

7. Các danh từ sau đây có số ít và số nhiều giống nhau:
aircraft (máy bay) → aircraft
deer (con nai) → deer
craft (tàu, máy bay) → craft
salmon (một loại cá hồi) → salmon
fish (cá) → fish
deer (con hươu) → deer
species (loài) → species

sheep (con cừu) → sheep
swine (con lợn) → swine
trout (cá hồi) → trout
carp (cá chép) → carp
headquarters (trụ sở chính) → headquarters
means → means (phương tiện)

8. Những danh từ sau đây (có nguồn gốc nước ngoài) tạo thành số nhiều theo quy tắc riêng:
analysis (sự phân tích) → analyses

crisis (cuộc khủng hoảng) → crises
basis → bases (cơ sở)
hypothesis (giả thuyết) → hypotheses
oasis (ốc đảo sa mạc) → oases
parenthesis (dấu ngoặc
đơn) → parentheses
criterion (tiêu chí) → criteria
phenomenon (hiện tượng) → phenomena
criterion (tiêu chí) → criteria
datum (dữ kiện) → data
stratum (tầng lớp, giai cấp) → strata
agendum (chương trình nghị sự)- agenda
bacterium (vi khuẩn) → bacteria

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

8


9. Các danh từ kép tạo thành số nhiều bằng cách biến đổi thành phần chính (headword) của
từ:
maid-servant (đày tớ nam) → maid-servants
runner-up (người về nhì) → runners-up
assistant director (phó giám đốc) → assistant directors
passer-by (khách qua đường) → passers-by
ticket collector (người soát vé) → ticket collectors
mother-in-law (bà thông gia) → mothers-in-law [cũng viết: mother-in-laws]
court-martial (tòa án quân sự) → courts-martial [cũng viết: court-martials]
- Khi không có tương quan chính-phụ hoặc khi các thành phần được viết dính nhau, danh từ kép tạo
thành số nhiều bằng cách biến đổi ở thành phần sau cùng:

handful (nhóm nhỏ) → handfuls
breakdown (sư suy sụp) → breakdowns
grown-up (người trưởng thành) → grown-ups
forget-me-not (hoa lưu li) → forget-me-nots
good-for-nothing (kẻ vô tích sự) → good-for-nothings
Ngoài ra, một vài danh từ biến đổi cả hai thành phần:
gentleman farmer (ông nông dân) → gentlemen farmers
manservant (đầy tớ trai) → menservants
woman doctor (bà bác sĩ) → women doctors
* Các danh từ có hình thức số ít (không tận cùng bằng –s) nhưng có nghĩa số nhiều (nên được
dùng với động từ số nhiều):
cattle (trâu bò)
people (người ta)
clergy (giới tu sĩ)

police (cảnh sát)

* Ngược lại, một số danh từ luôn luôn ở hình thức số nhiều nhưng có nghĩa số ít (nên thường được
dùng với động từ số ít):
news (tin tức)

summons (trát tòa)

billiards (bi-da)

barracks (trại lính)

species (chủng, loài)

works (nhà máy)


* Những danh từ sau đây chỉ có hình thức số nhiều (thường được dùng với động từ số nhiều):
belongings (vật dụng cá nhân)
binoculars* (ống nhòm)
cards (trò chơi bài)

credentials (giấy chứng nhận)

dominoes (trò chơi đô-mi-nô)

pliers* (cái kìm)

pyjamas (bộ đồ pi-ja-ma)

tongs* (cái kẹp đồ)

trousers* (quần tây)

scales* (cân hai đĩa)

headquarters (tổng hành dinh)

jeans* (quần jean)

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

9


measles (bệnh sởi)


mumps (bệnh quai bị)

scissors* (cái kéo)

shorts* (quần sọt)

savings (tiền tiết kiệm)

sweepings (rác quét nhà)

surroundings (môi trường xung quanh)

means (phương tiện)

* Một số danh từ có hai hình thức số nhiều với nghĩa khác nhau:
brethren (các đạo hữu)

(1) brother (anh em)

brothers (các anh em)

(2) cloth (vải vóc)

cloths (các mảnh, rẻo vải)

(3) genius (thiên tài)

geniuses (các thiên tài)


genii (các vị thần)

(4) penny (đồng xu lẻ)

pennies (các đồng xu lẻ)

pence (trị giá bằng xu)

(5) head (cái đầu)

heads (những cái đầu người)

head (những cái đầu thú)

clothes (áo quần)

Hoặc chỉ có một hình thức số nhiều nhưng có hai nghĩa khác nhau:
(1) compass (cái la bàn)

compasses (những cái la bàn)

compasses (cái com-pa)

(2) custom (phong tục)

customs (các phong tục)

(the) customs (hải quan)

(3) drawer (ngăn kéo)


drawers (những cái ngăn kéo)

drawers (quần đùi)

(4) letter (lá thư)

letters (những lá thư)

letters (văn chương)

(5) spectacle (cảnh tượng)

spectacles (những cảnh tượng)

spectacles (kính đeo mắt)

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

10


LESSON 1: DANH TỪ- SỞ HỮU CÁCH
I. ĐỊNH NGHĨA SỞ HỮU CÁCH
- Sở hữu cách (possessive case) là một hình thức chỉ quyền sở hữu của một người đối với một
người hay một vật khác. “Quyền sở hữu” trong trường hợp này được hiểu với ý nghĩa rộng. Khi nói
cha của John không có nghĩa là John “sở hữu” cha của anh ấy. Cũng vậy, cái chết của Shakespear
không hề có nghĩa là Shakespeare “sở hữu” cái chết.
- Do đó, sở hữu cách chỉ được hình thành khi sở hữu chủ (possessor) là một danh từ chỉ người. Đôi
khi người ta cũng dùng sở hữu cách cho những con vật thân cận hay yêu mến.


II. CẤU TẠO SỞ HỮU CÁCH
1. Thêm 's (apostrophe) vào sau danh từ sở hữu. Danh từ theo sau ’s không có mạo từ:
Ví dụ: The book of the teacher → The teacher’s book (cuốn sách của thầy giáo)
Ví dụ: The room of the boy → The boy’s room (căn phòng của cậu bé)
2. Đối với một số tên riêng, nhất là các tên riêng cổ điển, ta chỉ thêm ’s (apostrophe):
Ví dụ: Moses’ laws, Hercules’ labours.
3. Với những danh từ số nhiều tận cùng bằng s, ta chỉ thêm ’ (apostrophe).
Ví dụ: The room of the boys → The boys’ room. (căn phòng của các cậu bé)
4. Với những danh từ số nhiều không tận cùng bằng s, ta thêm ‘s như với trường hợp danh
từ số ít.
Ví dụ: The room of the men → The men’s room (căn phòng của các ông)
5. Khi sở hữu chủ gồm có nhiều từ:
a) Chỉ thành lập sở hữu cách ở danh từ sau cùng khi sở hữu vật thuộc về tất cả các sở hữu
chủ ấy.
Ví dụ: The father of Daisy and Peter → Daisy and Peter’s father (Bố của Daisy và Peter)
b) Tất cả các từ đều có hình thức sở hữu cách khi mỗi chủ sở hữu có quyền sở hữu trên
người hay vật khác nhau.
Ví dụ: Daisy’s and Peter’s fathers (Cha của Daisy và cha của Peter)
6 Người ta có thể dùng sở hữu cách cho những danh từ chỉ sự đo lường, thời gian, khoảng
cách hay số lượng.
Ví dụ: a week’s holiday, an hour’s time, yesterday’s news, a stone’s throw, a pound’s worth.
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

11


7. Trong một số thành ngữ:
Ví dụ: at his wits’ end; out of harm’s way; to your heart’s content; in my mind’s eye; to get one’s
money’s worth.

8. Sở hữu cách kép (double possessive) là hình thức sở hữu cách đi kèm với cấu trúc of.
Ví dụ: He is a friend of Henry’s. (Anh ta là một người bạn của Henry)
9. Sở hữu cách kép đặc biệt quan trọng để phân biệt ý nghĩa như trong hai cụm từ sau đây:
Ví dụ: A portrait of Rembrandt - Someone portrayed him (Bức chân dung của Rembrandt (do ai đó
vẽ)
A portrait of Rembrandt’s – Someone was painted by him (Một tác phẩm chân dung
của Rembrandt (bức chân dung ai đó do Rembrandt vẽ)
10. Sở hữu cách kép cũng giúp phân biệt hai tình trạng sau:
Ví dụ: A friend of Henry’s (Một người bạn của Henry: Có thể là anh ta chỉ có một người bạn)
One of Henry’s friends (Một trong những người bạn của Henry: Có thể anh ta có nhiều bạn)

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

12


LESSON 2: ĐẠI TỪ
I. ĐỊNH NGHĨA
Trong tiếng Anh, đại từ là từ được dùng để thay thế cho danh từ trong câu. Với các chức năng sử
dụng khác nhau, đại từ trong tiếng Anh có thể được chia thành các loại đại từ như sau: Đại từ nhân
xưng chủ ngữ (subject pronoun), đại từ nhân xưng tân ngữ (object pronoun), đại từ sở hữu
(possessive pronoun), đại từ phản thân (reflexive pronoun), đại từ quan hệ (relative pronoun), đại từ
nghi vấn (interrogative pronoun), đại từ đại từ chỉ định (demonstrative pronoun) và đại từ bất định
(indefinite pronoun).

Đại từ nhân xưng chủ ngữ Đại từ nhân xưng tân ngữ Đại từ sở hữu
I
Me
Mine


Đại từ phản thân
Myself

You

You

Yours

Yourself

He/ She/ It

Him/ Her/ It

His/ Hers/ Its

Himself/ Herself/ Itself

We

Us

Ours

Ourselves

You

You


Yours

Yourselves

They

Them

Theirs

Themselves

II. PHÂN LOẠI
1. Đại từ nhân xưng chủ ngữ (Subject pronouns)
Đại từ nhân xưng chủ ngữ (còn gọi là đại từ nhân xưng) thường đứng ở vị trí chủ ngữ trong câu
(Chủ ngữ là chủ thể gây ra hành động), hoặc đứng sau động từ be, và sau các trạng từ so sánh
như than, as, that...
Ví dụ:
We are going to the supermarket this evening.
She has worked for that company since 1990.
The people who were invited to the wedding party were Hai, Binh and I.
Jim and I have decided to go with her.
They are going to have a picnic this weekend.
* Lưu ý:
+ Ngay sau các ngôi số nhiều như we, có thể dùng một danh từ số nhiều để làm rõ we, you là chỉ cái
gì.
Ví dụ:
They teachers are going to have a rest.
We managers can do nothing about it.

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

13


+ We/ You/ They có thể dùng với all/ both. Trong trường hợp câu có động từ đơn thì chúng đi liền với
nhau:
Ví dụ:
We all have to leave now or we will miss the bus.
They both have their own cars.
You all can go there together.
+ Nhưng nếu all hoặc both đi với các đại từ này ở dạng câu có trợ động từ thì all hoặc both sẽ đứng
sau trợ động từ:
Ví dụ:
We will all take part in the next meeting.
They have both been to Da nang city.
+ All và Both đứng sau động từ to be, trước tính từ
Ví dụ:
They are all ready to talk to her.
+ Dùng he/she thay thế cho các vật nuôi nếu chúng được xem là có tính cách, thông minh hoặc tình
cảm (chó, mèo, ngựa...)
Ví dụ:
I have a nice cat. She always follows me when I am at home.
Go and find the dog to make sure that he is fine.
2. Đại từ nhân xưng tân ngữ (Object pronouns)
- Đại từ nhân xưng tân ngữ đứng ở vị trí tân ngữ nghĩa là đứng đằng sau động từ hoặc giới từ.(Tân
ngữ là đối tượng nhận sự tác động của hành động).
Ví dụ:
They invited us to the party last
night.

I told her a story.
The policeman was looking for him.
- Đằng sau us có thể dùng một danh từ số nhiều trực tiếp, giống như đối với đại từ nhân xưng chủ
ngữ.
Ví dụ:
The teacher has made a lot of questions for us students.
3. Đại từ sở hữu (Possessive pronouns)
Đại từ sở hữu được dùng để thay thế cho tính từ sở hữu và danh từ để tránh nhắc lại tính từ sở hữu
+ danh từ đã được dùng trước đó.
Ví dụ:
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

14


Which glass is yours. (yours = your glass)
Hoa’s hat is blue and mine is white. (mine = my hat)
Their house is large but ours is small. (ours = our house)
* Lưu ý: Tính từ sở hữu khác với đại từ sở hữu (My, your, his, her, its, our, your, their) là nó luôn
luôn đi với một danh từ. Nó đứng trước, bổ nghĩa và chỉ sự sở hữu danh từ đó chứ không thay thế
cho nó. Còn đại từ sở hữu thì không có danh từ đứng sau nó như tính từ sở hữu.
Ví dụ:
This is my book. (Tính từ sở hữu + danh từ)
This book is mine (Đại từ sở hữu)
4. Đại từ phản thân (Reflexive pronouns)
Đại từ phản thân dùng để diễn đạt chủ ngữ đồng thời là tác nhân gây ra hành động, hoặc dùng diễn
đạt tân ngữ đồng thời là tác nhân nhận tác động của hành động đó. Nó thường đứng ngay sau động
từ hoặc giới từ for, to.
* Chức năng:
- Đại từ phản thân làm tân ngữ của động từ khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người. Nó có thể

đứng ngay sau động từ hoặc sau động từ + giới từ.
Ví dụ:
He cut himself.
Tom and his brother blamed themselves for the accident.
He talked to himself.
The children have to look after themselves.
- Đại từ được sử dụng như các đại từ nhấn mạnh danh từ hoặc đại từ. Khi đại từ phản thân nhấn
mạnh danh từ trong câu nó được đặt ngay sau danh từ đó.
Ví dụ:
The president himself gave him the gift.
I spoke to the manager himself.
- Đại từ phản thân được sử dụng như các tân ngữ sau giới từ:
Ví dụ:
He did it by himself.
You can see the difference for yourselves.
5. Đại từ quan hệ (relative pronouns)

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

15


Đại từ được sử dụng trong mệnh đề quan hệ để kết nối 2 câu lại với nhau và để tránh việc tự lặp lại
các từ và cụm từ. Đại từ quan hệ có nhiều dạng khác nhau: WHO, WHICH, THAT, WHOM, WHEN,
WHERE, WHY, WHOSE …
- who(m) hoặc that dùng để thay thế cho danh từ chỉ người trong mệnh đề quan hệ.
Ví dụ:
The man who came here yesterday is my uncle.
He is the witness that saw the accident.
- which hoặc that dùng để thay thế cho danh từ chỉ vật trong mệnh đề quan hệ.

Ví dụ:
The book which I bought last week was very interesting.
Petrol is something that makes a car go.
- Where dùng thay cho từ chỉ địa điểm, nơi chốn; When dùng thay cho từ chỉ thời
gian; Whose dùng chỉ sự sở hữu của danh từ đứng trước nó; Why thay cho từ chỉ lý do … trong
câu có mệnh đề quan hệ để tránh sự lặp lại.
Ví dụ:
A prison is a place where prisoners are kept.
I will never forget the day when we first met.
We met some people whose house had been destroyed in a storm.
The reason why he has to do the extra work is to earn more money to support his family.
* Chức năng:
– Who, that, which làm chủ ngữ:
Ví dụ:
The man who robbed you has been arrested.
Everyone that/who knew him liked him. This is the picture that/which caused such a sensation.
– Làm tân ngữ của động từ:
The man whom I saw told me to come back today. The car which/that I hired broke down.
– Theo sau giới từ:
The ladder on which I was standing began to slip.
- Tuy nhiên, giới từ cũng có thể chuyển xuống cuối mệnh đề:
The ladder which I was standing on began to slip.
– Hình thức sở hữu (whose + danh từ):
The film is about a spy whose wife betrays him.
Chú ý: when = in/on which
where = in/at which why = for which
Ví dụ:
The year when/ in which she was born
The day when/ on which they first met
The house where/ in which we used to live

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

16


The reason why/ for which he refused is.
6. Đại từ chỉ định (demonstrative pronouns)
Đại từ chỉ định giống tính từ chỉ định về hình thức bao gồm: this, that, these, those… nhưng tính từ
chỉ định (demonstrative adjectives) dùng trước danh từ nhằm xác định vị trí của danh từ ấy. Khi
những từ này được dùng độc lập, không có danh từ theo sau, nó trở thành đại từ chỉ định
(demonstrative pronouns). • Ngoài việc thay thế cho một danh từ, đại từ chỉ định còn cho người
nghe khái niệm gần hay xa về thời gian hoặc khoảng cách.
Ví dụ:
There is this chair here, near me.
There is that one in the last row. Which will you have, this or that?
That is what I thought last time, this is what I think now.

7. Đại từ nghi vấn (interrogative pronouns)
Đại từ nghi vấn bao gồm các từ để hỏi như: who, whom, whose, what, which...
Đại từ nghi vấn thường có vị trí đứng ở đầu câu.
* Chức năng: – Làm chủ ngữ:
Ví dụ:
Who made these cakes?
Whose pen is this?
Which book is yours?
– Làm tân ngữ của động từ:
Ví dụ:
Who did you meet at the party yesterday?
What magazine do you usually read?
Which coffee do you prefer?


8. Đại từ bất định (indefinite pronouns)
Phân loại:
Nhóm kết hợp với some: something, somewhere, someone, somebody. Nhóm kết hợp với
any: anything, anywhere, anyone, anybody. Nhóm kết hợp với every: everything, everywhere,
everyone, everybody. Nhóm kết hợp với no: nothing, nowhere, no one, nobody. Nhóm độc lập gồm
các từ: all, one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.
Một số trong các đại từ trên đây cũng có thể được dùng như tính từ khi có danh từ theo sau. Khi đó
người ta gọi chúng là tính từbất định (indefinite adjectives). Đó là các từ any, some, every, no, all,
one, none, other, another, much, less, (a) few, (a) little, enough, each, either, neither.
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

17


I. ĐỊNH NGHĨA

LESSON 3: ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU
Động từ khuyết thiếu là loại động từ đặc biệt chỉ đi kèm và thực hiện chức năng bổ trợ cho động từ
chính trong câu chứ không đứng một mình như một động từ chính trong câu.
Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh:
can
could
may
would
must
shall

might
should


will
ought to

Ngoài ra còn có các cụm động từ có ý nghĩa tương tự như khuyết thiếu nhưng không phải là động
từ khuyết thiếu (được gọi là modal-like verbs), bao gồm: had better, have to, need, be able to…
II. CẤU TẠO CHUNG
Động từ khuyết thiếu được theo sau bởi động từ chia ở hình thức động từ nguyên dạng
không to (bare infinitive).

S + modal verb + bare Infinitive
Ví dụ: He can speak several languages.
Động từ khuyết thiếu khác động từ thường ở chỗ:
Động từ không biến đổi dạng theo chủ ngữ (không thêm ‘s’ khi chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít).
Ví dụ: She can swim thay vì She can swims.
Câu hỏi với động từ khuyết thiếu tạo thành bằng cách đảo khuyết thiếu lên trước chủ ngữ.
Ví dụ: She can sing đổi thành Can she sing?
Sau động từ khuyết thiếu, động từ thường phải để ở nguyên dạng không to.
Ví dụ: They can run thay vì They can to run.
III. CHỨC NĂNG
Một động từ khuyết thiếu có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó được
sử dụng.

1. Diễn tả khả năng (ability: CAN, COULD, BE ABLE)
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

18


Khi nói đến khả năng, ta đề cập tới 2 ý nghĩa khác nhau:

- Khả năng nói chung: là những thứ bạn có thể làm được bất cứ lúc nào bạn muốn, không phụ
thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ: khả năng nói một ngôn ngữ, khả năng bơi hoặc đọc…
- Khả năng cụ thể: là những thứ bạn có thể làm hoặc không thể làm trong một ngữ cảnh nhất định.
Ví dụ: có thể tìm thấy thứ bạn đang tìm, có thể lái tàu vào bờ an toàn trong cơn bão.

Khả năng ở hiện tại:
CAN / CAN’T (được dùng cho cả khả năng nói chung và khả năng cụ thể).
Ví dụ: My father can speak Japanese. (khả năng nói chung).
I’m exhausted. I can’t drive now. I’d better call a taxi. (khả năng cụ thể).
Khả năng trong quá khứ:
COULD / COULDN’T (được dùng cho khả năng nói chung).
Ví dụ: I could swim when I was at my primary school
My grand mother couldn’t drive.
WAS ABLE TO / COULDN’T (được dùng cho khả năng cụ thể.
Ví dụ: I was able to repair my car so I didn’t have to call the mechanic. (not ‘I could repair’).
I couldn’t find his house so I called him to ask.
COULD HAVE P2 (chỉ một khả năng có thể thực hiện trong quá khứ nhưng đã không được thực
hiện --> Là điều kiện không thực).
Ví dụ: I had to wait outside my house for 2 hours because I forgot my key.
Really? You could have phoned your roommate! (trên thực tế bạn đã không gọi
điện).
- We could have come earlier but the traffic was too heavy. (trên thực tế chúng tôi đã không đến
sớm).
Khả năng ở tương lai:
WILL / WON’T BE ABLE TO (dùng để nói về khả năng cụ thể).
Ví dụ: After finishing the course, you will be able to communicate fluently in English.
You won’t be able to drive just after two weeks. You will need more practice!
CAN / CAN’T (dùng để nói về khả năng cụ thể).
Ví dụ: I’m sorry I can’t come to your party tomorrow.
I’m busy now but I can help you with your homework tomorrow.


NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

19


2. Diễn tả sự phỏng đoán (probability):
Modal verb có thể dùng để đưa ra dự đoán (probability, speculation, deduction ...). Việc lựa chọn
modal nào để sử dụng phụ thuộc vào mức độ chắc chắn của chúng ta đối với hành động.

Đoán về hiện tại: Modal + V
WILL / WON’T + V:sử dụng khi ta rất chắc chắn về một hành động
Ví dụ: She will be at the office now (I’m very sure about this).
MUST / CAN’T + V: sử dụng khi ta tương đối chắc chắc về hành động. Lưu ý, must không có hình
thức phủ định, thay vào đó ta dùng can’t cho phỏng đoán chắc chắn về một hành động không diễn
ra ở hiện tại.
Ví dụ: You haven’t eaten anything since yesterday. You must be very hungry now.
SHOULD / SHOULDN’T + V: sử dụng cho giả thuyết về 1 điều có thể xảy ra nếu mọi việc diễn ra
đúng kế hoạch
Ví dụ: It shouldn’t take long to come here by taxi.
He’s on the bus now, so he should be here in a few minutes.
CAN + V: sử dụng cho các dự đoán chung về những việc có khả năng xảy ra.
Ví dụ: Prices can be very high in Tokyo.
MAY / MIGHT / MAY NOT / MIGHT NOT + V: sử dụng khi ta không chắc chắn lắm về hành động
Ví dụ: It may rain a lot this summer.
He might not come tomorrow.
Đoán về quá khứ: Modal + have P2
MUST / CAN’T + HAVE P2: sử dụng cho phỏng đoán chắc chắn về hành động đã xảy ra trong quá
khứ. Lưu ý, vì must không được dùng ở thể phủ định nên khi đoán chắc về hành động đã không xảy
ra trong quá khứ ta dùng can’t have P2.

Ví dụ: Why didn’t he come to the meeting yesterday?
- He must have forgotten about it! You know how forgetful he is! (I’m very sure
about this).
- He can’t have committed that crime. He was in prison at that time!
MAY / MIGHT / MAY NOT / MIGHT NOT +HAVE P2: sử dụng cho phỏng đoán không chắc chắn về
hành động đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ: - Why didn’t Julia come to the meeting yesterday?
She might have been ill. I’ll phone her to check. (I’m not sure about this).
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

20


* Mặc dù không phổ biến nhưng will/won’t + have P2 và should/shouldn’t + have P2 cũng có thể
được sử dụng để đoán chắc chắn về hành động đã xảy ra trong quá khứ
Ví dụ: It’s 7.00. The train should have left already.
* Mặc dù không phổ biến nhưng could + V cũng có thể được dùng khi đoán chắc về một khả năng
nói chung còn could + have P2được dùng khi đoán chắc về một khả năng cụ thể trong quá khứ.
Ví dụ: Prices could be low in the 17th century.
He could have been working late yesterday.
3. Diễn tả sự bắt buộc (obligation) và lời khuyên (advice):MUST, SHOULD, HAVE TO
MUST + V: được dùng để diễn tả sự bắt buộc xuất phát từ bản thân người nói
Ví dụ: I must do homework today so that I can be totally free tomorrow.
* Lưu ý: khi diễn tả sự bắt buộc trong quá khứ, must dùng thay thế bằng had to + V, didn’t have to +
V
Ví dụ: I had to wear uniform when I was a pupil at primary school.
* Lưu ý: Mustn’t + V: diễn tả sự ngăn cấm
Ví dụ: You mustn’t smoke in hospital.
HAVE TO / DON’T HAVE TO + V: diễn tả sự bắt buộc xuất phát từ nhân tố bên ngoài. Lưu ý have
to không phải là modal verb nên động từ phải chia theo chủ ngữ.

Ví dụ: Chilren have to wear uniform to school.
My mom doesn’t have to work on Sunday.
* Lưu ý: có thể dùng have got to + V, need to + V, be supposed to V với ý nghĩa tương đương.
* Lưu ý: ở thể phủ định, bên cạnh don’t have to + V, don’t need to + V còn có thể dùng needn’t + V.
Trong trường hợp này, needn’t hoạt động như một modal verb và không cần chia theo chủ ngữ.
Ví dụ: She needn’t attend this English course because she did her MBA course in
Australia.
OUGHT TO + V: diễn tả sự cần thiết phải thực hiện hành động
Ví dụ: You ought to report to her at work.
* Lưu ý: OUGHT TO thường không dùng ở dạng phủ định.
SHOULD / SHOULDN’T + V: diễn tả lời khuyên
Ví dụ: You shouldn’t overspend, or you will be in debt.
You should take his advice.
SHOULD HAVE P2 / SHOULDN’T HAVE P2: diễn tả hành động lẽ ra nên được thực hiện trong quá
khứ nhưng đã không được thực hiện (--> Là điều kiện không thật).
Ví dụ: You should have thanked her for her help. (but you didn’t thank her).
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

21


NEED HAVE P2 / NEEDN’T HAVE P2: diễn tả hành động lẽ ra cần được thực hiện trong quá khứ
nhưng đã không được thực hiện (--> Là điều kiện không thật).
Ví dụ: You need have brought your raincoat. It is raining now (you didn’t bring your
raincoat).
* Lưu ý: phân biệt didn’t need to và needn’t have P2: didn’t need to diễn tả việc bạn biết là không
cần làm và bạn có thể lựa chọn làm hoặc không làm; needn’t have P2 diễn tả việc bạn không biết là
bạn không cần làm nhưng bạn đã làm.
Ví dụ: We didn’t need to work overtime yesterday because we still had a lot of time for our
project.

We needn’t have taken so much food for our picnic. There was a very good
cafeteria there.
OUGHT TO HAVE P2: diễn tả hành động lẽ ra phải được thực hiện trong quá khứ nhưng đã không
được thực hiện (--> Là điều kiện không thật).
Ví dụ: You ought to have done your homework yesterday (but you didn’t do it).
4. Các cách sử dụng khác: (permission):
Xin phép và cho phép:
Dùng CAN, COULD, MAY để xin phép và cho phép ai đó được làm gì.
Ví dụ: Could I leave early, please? My son is not well today.
May I use your computer for a while please?
You cannot use the car tonight, I’ll need to go to the airport.

Thói quen:
Dùng WILL và WOULD để diễn tả những việc ta thường thực hiện hoặc trước đây thường thực
hiện.
Ví dụ: When my parents went out at night, I would look after my brother.
He will always be late!
Mời hoặc gợi ý:
Dùng SHALL để đưa ra lời mời hoặc gợi ý (rủ ai đó cùng làm gì).
Ví dụ: Shall I bring you some more coffee?
Shall we go to the park now?
Mong muốn:
Dùng WOULD RATHER + V để bày tỏ mong muốn làm điều gì đó trong hiện tại và WOULD
RATHER + HAVE P2 để bày tỏ mong muốn về việc gì đó trong quá khứ nhưng đã không thực hiện
được.
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

22



Ví dụ: I would rather go to the movie tonight. (We’ll go to the movie now).
The play was OK but I would rather have gone to the movie. (We didn’t go to the
movie).

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

23


LESSON 4: DANH ĐỘNG TỪ & ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU
I. GERUND (-ING FORM)
1. Dạng thức
Gerund (danh động từ) là danh từ được hình thành bằng cách thêm đuôi ing vào động từ.
Ví dụ: coming, building, teaching…
Phủ định của danh động từ được hình thành bằng cách thêm not vào trước V-ing.
Ví dụ: not making, not opening…
Cũng có thể thêm tính từ sở hữu vào trước danh động từ để nói rõ chủ thể thực hiện hành động.
Ví dụ: my turning on the air conditioner.
2. Cách sử dụng:
- Dùng làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Reading helps you improve your vocabulary.
- Dùng làm bổ ngữ cho động từ
Ví dụ: Her favorite hobby is collecting stamps.
- Dùng làm tân ngữ của động từ
Ví dụ: He loves surfing the Internet.
- Dùng sau giới từ (on, in, by, at…) và liên từ (after, before, when, while…)
Ví dụ: Young people are very much interested in travelling.
He cleaned his room before going out with his friends.
- Dùng sau một số động từ và cụm động từ sau: enjoy, avoid, admit, appreciate, mind, finish,
practice, advise, suggest, recommend, postpone, delay, consider, hate, like, love, deny,

detest, keep, miss, imagine, mention, risk, recall, risk, quiet, waste (time), forbid, permit,
resent, escape, cant’ help, can’t bear / can’t stand, be used to, get used to, look forward to,
it’s no use / it’s no good, be busy, be worth…
Ví dụ: They enjoyed working on the boat.
The man admitted stealing the company’s money.
II. INFINITIVES
1. Dạng thức:
Infinitives là hình thức động từ nguyên dạng. Có 2 loại động từ nguyên dạng: động từ nguyên dạng
có to (infinitives with to) và động từ nguyên dạng không to (bare infinitives hoặc infinitives
without to).
NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

24


Để thuận tiện, người Anh ‘ngầm’ quy ước rằng khi nói ‘động từ nguyên dạng’ (infinitives) có nghĩa là
‘động từ nguyên dạng có to’ còn khi muốn nói ‘động từ nguyên dạng không to’ thì người ta phải nói
đầy đủ ‘infinitives without to’.
Ví dụ: Infinitive: to learn, to watch, to play…
Bare infinitive: learn, watch, play…

Phủ định của động từ nguyên dạng được hình thành bằng cách thêm not vào trước to V hoặc V.
Ví dụ: Infinitive: not to learn, not to watch, not to play…
Bare infinitive: not learn, not watch, not play…

2. Cách sử dụng:
a) Động từ nguyên dạng có to:
- Dùng làm chủ ngữ trong câu:
Ví dụ: To learn Eglish well is important to your future job.
- Dùng làm bổ ngữ cho động từ:

Ví dụ: The most important thing for you now is to learn hard.
- Dùng làm tân ngữ của động từ, tính từ:
Ví dụ: He wants to learn English.
I am pleased to hear that you have passed your exam.
- Dùng sau hình thức bị động của động từ số 1:
Ví dụ: We were made to work overtime yesterday.
- Dùng sau động từ số 1 và tân ngữ:
Ví dụ: The doctor advised us to take a holiday for a rest.
- Dùng sau tân ngữ là các từ để hỏi (trừ why):
Ví dụ: We completely didn’t know what to do at that time.
- Dùng sau một số động từ sau: Agree , aim, arrange, attempt, care, choose, appear, afford, ask,
demand, expect, hesitate, intend, invite, want, wish, hope, promise, decide, start, learn, fail,

NGỮ PHÁP TIẾNG ANH- DINHPT- TỔNG HỢP TỪ MENGLISH.VN

25


×