Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ sa pa của nguyễn thành long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.89 KB, 2 trang )

Phan tich ve dep cua anh thanh nien trong
Lang le Sa pa – Đề bài: Phân tích v ẻđẹp c ủa
anh thanh niên trong truy ện ng ắn L ặng l ẽSa
Pa c ủa Nguy ễn Thành Long.
Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn
Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất
nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại
diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.
Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long
đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của
bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí
tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người
đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau
khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng
ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi
thiếu bóng người như thế.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc
đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại
máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ
trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy
cần phải chính xác và đúng giờ.
Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc
của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh
niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của
mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta
bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp
phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô
đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.
Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một
làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm
đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình,


quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên
khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một
tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ
được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và
các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn
nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ
cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ.
Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng


có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở
vùng cao hẻo lánh.
Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới
thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm
cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh
còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn
nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như
anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.
Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét
đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh
luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình
cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì
mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình
nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao
động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.



×