Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

KINH NGHIEM ĐẶT CÂU LỜI GIẢI TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.3 KB, 3 trang )

KINH NGHIỆM
Về Dạy Học Sinh Cách Đặt Câu Lời Giải Đúng Cho Các Bài Toán Giải
Có Một Lời Giải Ở Lớp 2 Và 3
A- ĐẶT VẤN ĐỀ :
Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt từ lớp 2 đến lớp 3 khi học môn toán nhất là
dạng toán có lời văn là loại toán rất khó đối với học sinh có học lực yếu, trung bình.
Đối với học sinh khá, việc đặt câu lời giải đủ yêu cầu, đúng câu, không thừa hoặc
không thiếu là một vấn đề không đơn giản .
Vậy người giáo viên khi dạy học dạng toán có 1 lời giải này cần áp dụng biện
pháp, phương pháp nào giúp học sinh tiếp thu bài tốt, thích học toán giải, đặt lời giải
đúng ? đó là việc làm rất khó khăn. Vậy làm cách nào giúp cái em thích làm bài
toán giải ? không sợ khó ? Sau 8 năm đứng lớp tôi rút ra cho mình cách làm như sau:
B- CÁCH GIẢI QUYẾT :
Bước vào năm học, việc đầu tiên người giáo viên nên làm: dựa vào kết quả
khảo sát chất lượng đầu năm của nhà trường hoặc giáo viên chấm bài có lời giải cả
lớp, thống kê số liệu học sinh của lớp mình phụ trách cụ thể như sau:
Vào năm học, tôi dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm riêng bài toán giải
như sau:
Só số: 22 em:
Số em đặt câu lời giải đúng: 4em chiếm 10%
Số em đặt câu lời giải sai, chưa đúng yêu cầu: 90%
Số học sinh nắm yêu cầu của bài quá thấp, số em đặt câu lời giải đúng yêu cầu quá
thấp, tôi lập kế hoạch rèn luyện ngay trong tuần đầu như sau:
Giáo viên cần đònh hướng cho học sinh nắm được yêu cầu bài toán:
Ví dụ một: một đội đồng diễn thể dục gồm 285 người, trong đó có 140 nam. Hỏi đội
đồng diễn có bao nhiêu nữ ?
Giáo viên khai thác nội dung bài như sau:
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán bắt tìm gì ?
- Bạn nào có thể đặt câu lơì giải ?
Sau khi học sinh đặt xong, cho học sinh nhận xét, đến giáo viên nhận xét, chốt


ngay:
Khi đặt câu lời giải, các em cần chú ý cách viết hoa chữ đầu câu, không viết từ
“ hỏi “, mà viết ngay sau từ hỏi, viết tiếp cho đến từ bao “ bao nhiêu “ ta không viết
mà thay vào bằng từ “ số “ và viết tiếp cho đến hết câu và kết thúc bằng giấu hai
chấm. Vừa nói giáo viên vừa gạch chân dưới từ “ bao nhiêu “ và viết ở dưới từ “số”
, khoanh tròn từ “số” lại. Tiếp đến cho học sinh đặt lại câu lời giải, giáo viên ghi lại
câu lời giải lên bảng, “đội đồng diễn thể dục đó có số nữ:”, gọi nhiều học sinh nhắc
lại.
Tuần đầu ta áp dụng như vậy cảm thấy mất thời gian nhàm chán hoặc thừa vì học
sinh nhắc lại nhiều lần, cảm giác như lớp 1. Nhưng đó là việc phải làm vì chỉ mất
nhiều thời gian ở mấy tiết học đầu năm. Việc làm này rất hiệu quả đối với các em,
giúp các em có thuật toán trong đặt câu lời giải cho các bài toán tiếp theo. Hay nói
cách khác, giáo viên hướng dẫn học sinhlàm theo thuật toán đơn giản: Ta bỏ chữ
đầu câu hỏi, viết hoa ngay sau đó, thay từ “bao nhiêu” bằng từ “số”.Giáo viên ghi
lại câu lời giải trên bảng, gọi một số học sinh nhắc lại.
Việc nhắc lại nhiều lần như vậy sẽ đònh hướng cho học sinh trong việc tìm đặt
câu lời giải cho bài toán. Nhất là học sinh yếu và học sinh trung bình, nó là nền
tảng đầu tiên cho các bài toán giải sau tương tự. Qua mẫu câu như vậy giúp học sinh
khi gặp bất kì bài toán giải nào cũng dễ dàng dặt câu lời giải cho bài toán. Không
những giúp học sinh dặt câu lời giải đúng mà còn giúp học sinh viết tên đơn vò đúng
ở phép tính. Khi chấm, chữa bài cho học sinh cũng cần lưu ý gọi những học sinh đặt
câu lời giải chưa đúng, giáo viên chỉnh sửa ngay , yêu cầu học sinh nhắc lại.
Trong khi học sinh làm bài, giáo viên nên đến bên từng học sinh để nắm xem
mức độ học sinh đặt câu lời giải đạt đến đâu, học sinh nào còn mắc lỗi, yêu cầu học
sinh đó đặt lại lời giải
Việc cần làm nữa là rèn cho học sinh sự ham học, ham phát biểu, tích cực nhận
xét ý kiến của bạn.
Việc rèn kó năng như trên kết hợp với một số từ được nhắc lại thường xuyên khi
chữa bài: Khi hỏi “tất cả” ta dùng phép tính gì? ( + ), “còn lại” dùng phép gì?
( _ ), mỗi bạn ( : ) …

_ Giáo viên cần có trách nhiệm cao trong việc theo dõi, nhận xét, sửa bài cho học
sinh trong giờ học , trong chấm bài cho từng em.
_ Trừ điểm, chữa câu lời giải cho những em đặt câu lời giải sai.
_ Yêu cầu, bắt buộc sửa lại câu lời giải khi đặt chưa đúng.
Khi học sinh đã quen với thuật toán, đặt câu lời giải đúng, chíng xác thì giáo viên
mới hướng học sinh dặt câu lời giải theo ý hiểu của mình mà vẫn đảm bảo tính
chính xác, khoa học của câu lời giải.
_ Khi học sinh đặt câu lời giải đúng giáo viên cần tuyên dương, động viên bằng vỗ
tay cả lớp. Trong khi chữa bài nên cho học sinh đổi vở kiểm tra câu lời giải của bạn:
Đặt câu lời giải đúng chưa; trình bày đúng, sai, thừa, thiếu chỗ nào? Qua đó giúp
giáo viên nắm sửa sai rất nhanh . Giúp học sinh sửa sai nhờ học ở bạn, qua bạn
nhận xét, qua bạn hướng dẫn
C. KẾT QUẢ THI ĐỊNH KỲ GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2007-2008 CỦA LỚP
NHƯ SAU:
Só số:22em:
-Số em đặt câu lời giải đúng yêu cầu của bài: 20 em- chiếm 91%
-Số học sinh đặt câu lời giải sai: 2 em chiếm 9%
Đó là kết quả đạt được sau một thời gian rèn luyện cho các em.
Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng thành công, mong rằng đó là
lời giải cho những ai đang trăn trở tìm một cách đi cho học sinh lớp mình khi dạy toán
giải, để các em không phải đặt những câu lời giải què, cụt, thiếu hoặc thừa trong giải
toán.

×