Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

20 câu ôn lý thuyết công suất dòng điện xoay chiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.63 KB, 3 trang )

20 CÂU ÔN LÝ THUYẾT CÔNG SUẤT DÒNG ĐIỆN
XOAY CHIỀU
Câu 1: Cho đoạn mạch xoay chiều C, L, R mắc nối tiếp với nhau theo thứ tự trên. Độ lệch pha giữa
hiệu điện thế u giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện là φ. Công suất tiêu thụ trên
đoạn LC nối tiếp là:
A. 0.
B. UIcos φ
C. (ZL + ZC)I2
D. |ZL - ZC|I2
Câu 2: Chọn ý sai. Đặt vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp một hiệu điện thế u = U0cosωt (không
đổi) thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L và C đều bằng nhau. Khi thay điện trở R
bằng điện trở R’ = 2R thì
A. công suất tiêu thụ của mạch giảm.
B. hệ số công suất mạch giảm.
C. tổng trở của mạch tăng.
D. độ lệch pha giữa u và i không đổi.
Câu 3: Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần đều
A. có dòng điện qua mạch chậm pha hơn điện áp hai đầu mạch.
B. có dòng điện qua mạch cùng pha điện áp hai đầu mạch.
C. không tiêu thụ công suất.
π
D. có dòng điện qua mạch nhanh pha
so với điện áp hai đầu mạch.
2

Câu 4: Khi nói về hệ số công suất cosφ của đoạn mạch điện xoay chiều, phát biểu nào sau đây sai?
A. Với đoạn mạch chỉ có tụ điện hoặc chỉ có cuộn cảm thuần thì cosφ = 0.
B. Với đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp đang xảy ra cộng hưởng thì cosφ = 0.
C. Với đoạn mạch chỉ có điện trở thuần thì cosφ = 1.
D. Với đoạn mạch gồm tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp thì 0 < cosφ < 1.
Câu 5: Mạch xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C và biến


trở R. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = U0cos2πft thì thấy LC =

1
4π 2 f 2

. Khi thay đổi giá trị

của R thì
A. hệ số công suất của mạch thay đổi.
B. công suất tiêu thụ của mạch không đổi.
C. điện áp hai đầu biến trở không đổi.
D. độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch với dòng điện thay đổi.
Câu 6: Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Biết cảm kháng lớn hơn dung kháng;
Điện áp giữa hai đầu mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi. Nếu cho điện dung
C tăng thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ
A. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giãm.
B. không thay đổi.
C. luôn tăng.
D. luôn giảm.
Câu 7: Mạch xoay chiều RLC nối tiếp, với R thay đổi được. Khi cho R tăng dần từ vài Ôm lên vài
trăm Ôm, hệ số công suất đoạn mạch
A. giảm.
B. tăng.
C. không đổi.
D. giảm rồi tăng.
Câu 8: Công suất tỏa nhiệt trung bình của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức nào sau
đây?
A. P = uicosϕ
B. P = uisinϕ
C. P = UIcosϕ

D. P = UIsinϕ
Câu 9: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.


B. Điện trở thuần R nối tiếp cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp tụ điện C.
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 10: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng
điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch
A. không thay đổi
B. tăng
C. giảm
D. bằng 0
Câu 11: Mạch RLC nối tiếp, cuộn dây thuần cảm, R ℓà một biến trở, được mắc vào mạng điện xoay
chiều có hiệu điện thế hiệu dụng và tần số không đổi. Khi R = R 0, ω ≠ ; thì công suất trong mạch
đạt cực đại. Tìm phát biểu sai?
A. Mạch đang có hiện tượng cộng hưởng
B. UR < U
C. UR =
D. Mạch có thể có tính cảm kháng hoặc dung kháng.
Câu 12: Mạch RLC mắc nối tiếp được mắc vào mạng điện có giá trị hiệu điện thế hiệu dụng không
đổi, nhưng tần số có thể thay đổi. Khi tăng tần số của dòng điện thì công suất của mạch giảm. Tìm
phát biểu đúng nhất?
A. Mạch tính cảm kháng
B. Mạch có tính dung kháng
C. Mạch đang cộng hưởng
D. Hệ số công suất của mạch nhỏ nhất
Câu 13: Mạch RLC mắc nối tiếp được mắc vào mạng điện xoay chiều có tần số không đổi. Nếu cuộn
dây không có điện trở thì hệ số công suất cực đại khi nào?

A. R = ZL - ZC
B. R = ZL
C. R = ZC
D. ZL = ZC
Câu 14: Trong đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, tụ điện có điện dung thay đổi được. Giả sử có
hai giá trị C1 và C2 của tụ điện có công suất tiêu thụ trong mạch như nhau và với giá trị của
điện dung là C0 thì công suất tiêu thụ trong mạch cực đại. Mối liên hệ giữa C1, C2, C0.
A.

2
2
1
+ =
C1 C2 C0

B.

1
1
2
+ =
C1 C2 C0

C. 2C1 + 2C2 = C0

D. C1 + C2 = 2C0

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều có tần số góc ω và trong mạch chỉ
có cuộn thuần cảm hệ số tự cảm L?
A. Mạch không tiêu thụ công suất.

B. Tổng trở của đoạn mạch bằng 1/(ωL)
C. Điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hay trễ pha so với cường độ dòng điện tùy
thuộc vào thời điểm ta xét.
π
D. Điện thế trễ pha so với cường độ dòng điện.
2

Câu 16: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm một điện trở R, một tụ điện có điện dung C biến đổi và một
cuộn dây chỉ có hệ số tự cảm L mắc nối tiếp với nhau. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn
mạch là: uAB = U0cos ω t . Công suất mạch cực đại Pmax ứng với giá trị C0. Như vậy
A. chỉ có một giá trị C > 0 có công suất P < Pmax.
B. hai giá trị C > C0 có cùng công suất P < Pmax .
C. khi Pmax thì ω = LC0 .
D. khi Pmax thì U0R = U0.
Câu 17: Đoạn mạch AB gồm một tụ điện C mắc nối tiếp với một biến trở. Điện áp giữa hai đầu đoạn
mạch uAB = U 2 cos ω t . Điều chỉnh con chạy để biến trở có giá trị R = R0 thì công suất tỏa
nhiệt trên biến trở max. Lúc này
A. Pmax =

U2
R0

B. R0 = 2ZC

C. cos ϕ = 0,707

D. UR = U


Câu 18: Mạch xoay chiều gồm điện trở R và tụ điện điện dung C. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch

uAB = U 2 cos ω t . Khi tần số mạch tăng 4 lần thì
A. dung kháng mạch tăng 4 lần.
B. điện áp sẽ trễ pha so với dòng điện i.
C. hệ số công suất của mạch tăng lên.
D. công suất mạch tiêu thụ tăng 4 lần.
Câu 19: Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm
có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C không đổi, mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một
hiệu điện thế xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng (U ≠ 0) không đổi và có biểu thức u =
U0sin( ω t + ϕ ), thì có hiện tượng cộng hưởng. Tăng dần tần số thì
A. hệ số công suất của đoạn mạch giảm.
B. cường độ hiệu dụng của dòng điện tăng,
C. điện áp hiệu dụng trên tụ không đổi
D. điện áp hiệu dụng trên tụ điện tăng.
Câu 20: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết cảm kháng lớn hơn dung
kháng ; Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng và tần số luôn không đổi. Nếu
cho điện dung C tăng thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch sẽ
A. tăng đến một giá trị cực đại rồi lại giảm.
B. không thay đổi.
C. luôn tăng.
D. luôn giảm.



×