Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.69 KB, 2 trang )

CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
1. Nguồn gốc và đặc điểm
a. Nguồn gốc
Do yêu cầu của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất
và tinh thần ngày càng cao của con người.
Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
b. Đặc điểm
Khoa học gắn liền với kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Kĩ thuật mở đường cho sản xuất
và trở thành nguồn gốc của các tiến bộ về kĩ thuật và công nghệ.

2. Thành tựu
Lĩnh vực khoa học cơ bản: có những bước tiến nhảy vọt
Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính
Tháng 4/2003, giải mã được bản đồ gen người.
Lĩnh vực công nghệ:
Tìm ra nguồn năng lượng mới: mặt trời, nguyên tử
Chế tạo ra những vật liệu mới: như chất Pôlyme
Sản xuất ra những công cụ mới như: máy tính, máy tự động, hệ thống tự động.
Công nghệ sinh học: có bước đột phá phi thường trong công nghệ di truyền,
tế bào, vi sinh…
Phát minh ra những phương tiện thông tin liên lạc và giao thông vận tải
siêu hình nhanh, hiện đại như: Cáp quang, máy bay siêu âm, tàu siêu tốc…
Chinh phục vũ trụ: đưa con người lên mặt trăng.

3. Tác động
Tích cực:
Góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống con người


Làm thay đổi cơ cấu dân cư, dẫn đến những đòi hỏi về giáo dục và đào tạo nghề
Hình thành thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa
Tiêu cực:
Ô nhiễm môi trường, hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu
Tai nạn lao động, giao thông, dịch bệnh
Vũ khí hủy diệt


II. XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
1. Định nghĩa
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn
nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia trên thế giới.

2. Biểu hiện
Quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ
Các công ti xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng nhiều và nắm giữ giá trị lớn
của thương mại toàn cầu.
Khuynh hướng sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

3. Tác động
Tích cực:
Thúc đẩy kinh tế bằng sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nền kinh tế, các
khu vực và quốc gia  nâng cao tốc độ tăng trưởng
Tiêu cực:
Gia tăng sự phân hóa giai cấp và sự phân chia giàu nghèo trong xã hội
Đặt các quốc gia trước nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống
Toàn cầu hóa đặt ra cho các quốc gia (kể cả Việt Nam) những cơ hội phát triển
nhưng cũng tạo ra những thách thức to lớn cần phải vượt qua.




×