Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp (1946 1950)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.23 KB, 3 trang )

NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950)
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ
1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta
Âm mưu: bằng mọi cách quay trở lại xâm lược nước ta.
Hành động:
Pháp mở các cuộc hành quân tiến công ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ ngay từ
sau ngày 6/3/1946
Tại Bắc Bộ, Pháp mở các cuộc khiêu khích ở Hải Phòng và Lạng Sơn đặc biệt là
sự kiện ngày 18/12/1946 tại Hà Nội.
Hậu quả: Buộc nhân dân ta không còn con đường nào khác phải cầm súng đứng lên
chống Pháp.

2. Đường lối kháng chiến chống Pháp
Ngày 18 – 19/12/1946, Hội nghị Trung ương Đảng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông), đã
quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp.
Tối ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu, Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp cả nước.
Nội dung đường lối kháng chiến chống Pháp thể hiện qua các văn kiện:
Chỉ thị toàn dân kháng chiến (12/12/1946)
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19/12/1946)
Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9/1947) của Tổng Bí thư
Trường Chinh.
Tính chất, mục đích, nội dung và phương châm: Toàn dân, toàn diện, trường kì,
tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

II. TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN LÂU DÀI
Di chuyển cơ quan đầu não và các thiết bị máy móc phục vụ kháng chiến lên vùng căn cứ
địa Việt Bắc.
Khi rút khỏi các thành phố, dân ta thực hiện tiêu thổ kháng chiến (phá để địch không lợi
dụng được để chống lại ta).


Xây dựng mọi mặt để phục vụ kháng chiến: chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa.
Ý nghĩa: Bước đầu đã xây dựng hậu phương vững mạnh về mọi mặt để phục vụ cho
cuộc kháng chiến lâu dài.


III. CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU – ĐÔNG NĂM 1947 VÀ VIỆC ĐẨY MẠNH
KHÁNG CHIẾN TOÀN DÂN, TOÀN DIỆN
1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
a. Âm mưu của Pháp:
Tấn công lên Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
b. Diễn biến
Ngày 7/10/1947: Pháp cho quân nhảy dù xuống Bắc Kạn, Chợ Mới; cho một binh
đoàn từ Lạng Sơn theo đường 4 lên Cao Bằng, rẽ xuống đường 3, tạo thành một
gọng kìm bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc.
Ngày 9/10/1947: Binh đoàn hỗn hợp từ Hà Nội ngược sông Hồng, sông Lô lên
Tuyên Quang, Chiêm Hóa tạo thành một gọng kìm phía Tây, hai gọng kìm này kẹp
lại ở Đài Thị (Đông Bắc Chiêm Hóa).
Chủ trương của ta: “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”.
Tại Bắc Kạn, Chợ Mới: địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt.
Trên mặt trận đường 4: Trận Đèo Bông Lau, ta phục kích tiêu diệt đoàn xe cơ
giới của địch.
Ở mặt trận hướng Tây: ta phục kích địch trên sông Lô, trận Đoan Hùng, Khe Lau
đánh chìm nhiều tàu chiến và ca nô địch.
Ngày 19/12/1947: đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.
c. Kết quả, ý nghĩa
Ta đập tan cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 6.000
tên địch.
Buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta.

2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện

Chính trị: Tháng 6/1949, Mặt trận Việt Minh và Liên Việt tiếnt ới thống nhất.
Quân sự: Bộ đội chủ lực phân tán, gây dựng cơ sở kháng chiến, phát triển chiến tranh
du kích.
Kinh tế: Giảm tô 25%, hoãn nợ, xóa nợ, cấp ruộng đất công và ruộng đất của bọn
phản động chia cho nông dân (bồi dưỡng sức dân).
Văn hóa giáo dục: tháng 7/1950, Chính phủ đề ra cải cách giáo dục phổ thông, xây
dựng hệ thống các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.
Ý nghĩa: tiếp tục xây dựng, củng cố hậu phương vững mạnh về mọi mặt để chuẩn bị
bước vào giai đoạn mới của cuộc kháng chiến.


IV. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI VÀ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG
NĂM 1950
1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến
Thuận lợi:
Trên thế giới: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thành công, nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, thuận lợi cho cách mạng nước ta.
Tháng 1/1950, lần lượt các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
với ta.
Khó khăn:
Ngày 13/5/1950, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đưa ra kế hoạch Rơve, gây cho ta
nhiều khó khăn.

2. Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950
Chủ trương của ta:
Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm:
Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch; khai thông biên giới Việt – Trung;
mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Diễn biến:
Ngày 16/9/1950, ta mở màn đánh Đông Khê, đường 4 bị cắt làm hai, Thất Khê bị

uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập.
Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta,
mặt khác rút quân từ Cao Bằng về, từ Thất Khê lên để lấy lại Đông Khê.
Trên đường 4, ta mai phục chặn đánh địch khiến cho các cánh quân không gặp
được nhau  Pháp lần lượt phải rút khỏi các cứ điểm trên đường 4.
Đến 22/10/1950, đường 4 được hoàn toàn giải phóng.
Tại Thái Nguyên, ta cũng đánh tan cuộc hành quân của địch.
Kết quả – ý nghĩa:
Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng dải biên giới Việt Trung
từ Cao Bằng về Đình Lập.
Chọc thủng hành lang “Đông – Tây” làm phá sản Kế hoạch Rơve của Pháp.
Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.



×