Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sang kien kinh nghiem tieng anh tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.25 KB, 11 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

TÊN ĐỀ TÀI:
“PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TỐT CÁCH PHÁT ÂM
TRONG MÔN TIẾNG ANH Ở TIỂU HỌC”
I. Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI thế kỷ của nền văn minh hiện đại,
thế kỷ của khoa học công nghệ thông tin. Đất nước ta lại đang trong thời kỳ phát
triển lấy nền kinh tế tri thức làm nền tảng cho sự phát triển. Coi giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu và cải tiến chất lượng dạy và học để hoàn thành tốt việc
đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực con người cho nền CNH và HĐH đất nước.
Để tồn tại và phát triển, xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo kịp các nước phát triển
đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt được các thành tựu tiên tiến nhất nhằm đưa đất
nước Việt Nam trở thành một nước văn minh giàu mạnh.
Bởi vậy, hệ thống các môn học trong nhà trường hiện nay là hướng tới
những vấn đề cốt lõi thiết thực đó. Bộ môn Tiếng Anh được đưa vào phổ biến
trong nhà trường là chìa khóa mở ra kho tàng tri thức nhân loại. Nó là công cụ
đưa ta tới với Thế giới, bắt tay với bạn bè năm châu, tiếp thu và lĩnh hội những
tinh hoa nhân loại.
Bên cang đó, giáo dục có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của
xã hội loài người. Trong tình hình hiện nay, đất nước trên con đường đổi mới,
chính sách mở cửa quan hệ với các nước trên thế giới đá tăng đáng kể. Sự giao
tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh - Ngôn ngữ quốc tế - ngày
được quan tâm hơn.
Chính vì vậy, môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình giáo dục tiểu
học và cũng là một môn chính trong các kỳ thi phổ thông với mục tiêu giúp các
em học sinh trên cơ sở rèn luyện 4 kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết , đạt được khả
năng đọc hiểu tiếng Anh ở chương trình phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho


việt tự học, tìm hiểu khoa học kỹ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú
của thế giới.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

1


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Xuất phát từ đối tượng của quá trình dạy học là học sinh tiểu học thuộc
vùng khó khăn, việc học tiếng Anh rất hoàn toàn mới lạ và ý thức học tập của các
em chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.Trong quá trình giảng dạy,
tôi nhận thấy rằng các em còn gặp nhiều khó khăn trong việc đọc. Đọc được coi
là việc quan trọng đầu tiên, đọc được và nói được là cơ sở giao tiếp trong tương
lai. Nếu quen nói sai, đọc sai thì cũng không thể nghe được, hiểu được những gì
người khác nói.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đối với học sinh tiểu học, đọc tiếng Việt cho chuẩn, gợi cảm đã là một vấn đề
không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và khó khăn hơn
nhiều; song không thể để cho học sinh học tiếng Anh cho vui, chỉ trên hình thức
mà lại không mang lại một hiệu quả nào cho bản thân chính các em sau này.
Do vậy, để giúp các em vượt qua trở ngại này tôi chọn đề tài " Phương
pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm trong môn tiếng Anh ở tiểu học"
nhằm giúp các em học sinh tiểu học hiểu thêm về cách phát âm của từ và đặc biệt
biết nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nhấn trọng âm từ và ngữ điệu trong
tiếng Anh.
3. Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh tiểu học lớp 3, 5 Trường TH Vĩnh Hoà A
- Sách giáo khoa tiếng Anh let’s go (ấn bản 3).
- Trang web : www.uiowa.edu/acadtech/phonetics/english/frameset.html...., BBC
learningenglish.com,….
4. Phương pháp nghiên cứu :
Nghiên cứu qua tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, mạng truyền thông, kiểm tra,
đối chiếu, so sánh kết quả của học sinh.
II. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm sâu sát của ngành, BGH nhà trường trang bị CSVC
tương đối đầy đủ, bên cạnh đó lại được trang bị phòng nghe nhìn riêng phục vụ
tốt cho công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

2


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Thực hiện theo chương trình 4 tiết/ tuần ( đối với khối 3) và 2 tiết/ tuần
(đối với khối 5) nên thời gian tương đối thuận tiện cho Giáo viên trong quá trình
giảng dạy của Giáo viên.
- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với học sinh,
tranh ảnh đẹp.
- Giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh thiết thực từ máy tính,
mạng internet qua sự phát triển của CNTT.
- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn đầu tư

tìm ra phương pháp mới phù hợp với trình độ của học sinh.
- BGH nhà trường khen thưởng riêng cho các em xuất sắc sau mỗi kì thi để
động viên tinh thần cho các em học tập tốt hơn.
2. Khó khăn :
- Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít
học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không
tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều. Đến khi giáo viên
yêu cầu các em sẽ không thể thực hiện được yêu cầu của giáo viên.
- Hơn nữa, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em
tự học ở nhà. Bởi vì đây là môn ngoại ngữ, nên không phải phụ huynh nào cũng
biết.
- Một bộ phận phụ huynh học sinh xem đây là môn học phụ nên ảnh hưởng
đến các em và hệ quả là các em cũng không quan tâm, không dành thời gian để
học.
- Cơ hội thực hành tiếng Anh ít, các em chỉ được tiếp xúc ở trường mà
không có cơ hội tiếp xúc trong giao tiếp hằng ngày nên việc nhớ cách phát âm từ,
nhấn trọng âm ở những chổ nào hoặc để giao tiếp trôi chảy ngôn ngữ là rất khó
khăn.
III. Nội dung đề tài:
1. Tên đề tài: “ Phương pháp hướng dẫn học sinh học tốt cách phát
âm trong môn tiếng anh ở tiểu học”.
2. Tiến hành thực hiện:
2.1. Khảo sát đối tượng cho học sinh:
Tôi lấy đối tượng là học sinh lớp 3 và lớp 5 do tôi phụ trách để nghiên cứu
và làm minh chứng.
Đầu năm học theo dõi tình hình học tập của lớp tôi thấy phần lớn các em rất
ngại đọc, nếu đọc được thì còn nhiều sai sót và kết quả như sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

3



Sáng kiến kinh nghiệm
Lớp
3A1(32)
5A1(39)

TH Vĩnh Hòa A

Giỏi
7
9

Khá
12
10

Trung bình
10
16

Yếu
3
4

2.2. Phương pháp thực hiện:
Do đọc không được từ đó nên các em có tâm lý nặng nề không muốn đọc.
Là giáo viên phụ trách bộ môn tôi động viên, khuyến khích tạo không khí thoải
mái và đặc biệt tôi dùng các hình ảnh, dụng cụ trực quan hoặc hình ảnh ngộ
nghĩnh hoặc video về ngữ âm tạo cho học sinh thích thú học tập và thích đọc hơn.

Ban đầu các em thấy tôi phiên âm từ một cách ngộ nghĩnh tỏ vẻ rất ngạc nhiên và
quan ngại nhưng dần dần về sau các em cũng nắm được khi tôi phiên âm những
âm chính như 0 /ɔ / hoặc âm ơ /ә / thì các em vẩn hiểu và biết được.
2.2.1. Nguyên âm - phụ âm:
Chỉ cho học sinh nắm vững nguyên âm, phụ âm và một số cách đọc của
một số từ khi đứng trước nguyên âm.
Eg:

The pen

/ δәpen /

Khi phiên âm có dấu / : / thì đọc kéo dài.
/ I / đọc ngắn như i của tiếng Việt.
/ I: / đọc kéo dài ii.
/^/

đọc ă và ơ

/δ/

đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng.

Tôi chú trọng dạy và hướng dẫn cho các em cách phát âm từng âm như thế
nào, đặc biệt trong các tiết dạy “ Practice the alphabet” của bài Let’s build.
Ví dụ: khi hướng dẫn các em cách phát âm

, /b/, /k/ và /s/ trong bài

Let’s build lớp 3 trang 16, tôi vừa hướng dẫn cách đọc như thế nào cho đúng vừa

dùng những hình ảnh hướng dẫn giúp các em dễ quan sát hơn:
- Cách phát âm: Vị trí lưỡi thấp, chuyển động theo hướng đi xuống,
miệng mở rộng (như hình bên dưới).
- Sau khi các em làm quen được với âm, tôi bắt đầu hướng dẫn cho các
em cách đọc âm đó trong từ như: apple, ant, ....
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

4


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

- Tương tự, tôi giúp các em làm quen với các âm /b/, /k/ và /s/ và hướng
dẫn các từ còn lại.
- Hoặc tôi mở những trang youtube về ngữ âm cho các em xem một cách
cụ thể tạo sự chú ý.
- Ngoài ra, tôi còn vận dụng thêm trò chơi tìm từ tiếng anh đã học có
những âm vừa học giúp các em nhớ và có sự liên tưởng.

Hình minh họa

âm

Hình minh họa âm / b /
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

5



Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Hình minh họa âm / k /

Hình minh họa âm / s
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

6


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

2.2.2. Dấu nhấn:
Hướng dẫn học sinh cách đọc dấu nhấn- tức âm đó được đọc mạnh hơn.
Dấu nhấn thường dùng khi một từ có hơn một âm tiết.
Eg: hello / hә'lәu /
* Dấu nhấn thứ nhất và dấu nhấn thứ 2.
Eg: notebook / 'nәutbuk /
* Dấu nhấn trong cụm từ và câu.
Eg: listen and repeat / 'lisn en(d) ri'pi:t /
2.2.3. Ngữ điệu:
Ngữ điệu là "âm nhạc" của ngôn ngữ chính là âm lên và xuống khi chúng
ta nói. Ngữ điệu rất quan trọng trong việc diễn tả ngữ nghĩa đặc biệt trong việc tả
thái độ của chúng ta ( ngạc nhiên, vui buồn ... )
Hướng dẫn học sinh nhận thức được hai ngữ điệu cơ bản:

+ Đọc lên giọng: Được dùng trong câu hỏi: Yes / No questions:
- Is your book big ?
- Do you have a camera ?
+ Đọc xuống giọng: Được dùng trong câu nói thông thường, mệnh lệnh và
câu hỏi: WH- question:
- What's your name ?
- My name’s Nam.
2.2.4. Cách đọc khi thêm "s" và "es"
+ Cách đọc / iz / : Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ s, x, sh, ch, z thì số
nhiều thêm es đọc / iz /. Nếu danh từ số ít tận cùng bằng chữ ce, se, ge thì số
nhiều thêm s cũng đọc /iz /.
Eg: finish / 'finiſ /

;

Sentence / sentәns / ;

finishes / 'finiſiz /
sentences / sentәnsiz /

+ Cách đọc / s / : Những từ có chữ tận cùng bằng p, t, k thì đọc s
Eg: A book / buk /

; books / buks /

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

7



Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

+ Cách đọc / z / : Những từ có chữ tận cùng bằng a, e, i, o, u, b, v thì đọc / z /
Eg:

please / pli:z /

Kết hợp với việc hướng dẫn học sinh cách đọc, việc thực hành đọc rất là
quan trọng. Luôn luôn cho học sinh đọc nhiều lần, rèn luyện ở trên lớp. Bên cạnh
đó luôn khuyến khích các em đọc bằng cách học ở nhà.
IV. Kết quả:
Sau một thời gian áp dụng " Phương pháp hướng dẫn học tốt cách
phát âm trong môn tiếng Anh ở tiểu học"
Ngoài việc hướng dẫn cách đọc, luôn tạo cho học sinh tính chuyên cần,
siêng năng khi đọc tiếng Anh, việc học của các em đã tăng đáng kể. Phần lớn các
em đều thích học và đọc tiếng Anh với kết quả như sau:
Lớp
3A1 (32)
5A1 (39)

Giỏi
11
26

Khá
17

Trung bình

3

Yếu
0

V. Kết luận:
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã đúc kết và rút ra được một số kinh
nghiệm nhỏ và kết quả thu được rất đáng kể. Số học sinh đọc kém, đọc chậm
trong lớp giờ đã giảm xuống rất nhiều chứng tỏ ý thức học tập của các em rất tốt.
Những giờ học tiếng Anh rất hăng say đọc, không những đọc to, rõ ràng mà
nhiều em luyện ngữ điệu rất hay lại phát âm chuẩn hơn. Và bước đầu tiên vào
học môn tiếng Anh đã khởi sắc. Cũng là yếu tố quan trọng để các em học ở phần
các chương trình khác nhau.
Trên đây là những " Phương pháp hướng dẫn học tốt cách phát âm
trong môn tiếng Anh ở tiểu học" mà tôi đã đưa ra. Cá nhân tôi nghĩ, đây cũng
là một vấn đề rất được quan tâm trong. Rất mong được sự đón nhận những ý kiến
đóng góp của các thầy, cô để tôi có thể trau dồi chuyên môn hơn trong quá trình
giảng dạy.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

8


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

Vĩnh Hoà, ngày 10 tháng 01 năm 2015.
Người viết


Nguyễn Thị Hồng Nga

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

9


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM NHÀ TRƯỜNG

………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

10


Sáng kiến kinh nghiệm

TH Vĩnh Hòa A
MỤC LỤC

I. Phần mở đầu:

................................................................

Trang 1

1. Lý do chọn đề tài.................................................................

Trang 1

2. Mục đích nghiên cứu: ..........................................................

Trang 2

3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................

Trang 2

4. Phương pháp nghiên cứu : :..................................................


Trang 2

II. Đặc điểm tình hình: ..............................................................

Trang 2

1. Thuận lợi: ......................................................................

Trang 2

2. Khó khăn :....................................................................

Trang 3

III.Nội dung đề tài:
1. Tên đề tài:.........................................................................

Trang 3

2. Tiến hành thực hiện: .........................................................

Trang 3

IV.

Kết quả: .............................................................................

V. Kết luận. ...........................................................................


Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga

Trang 8
Trang 8

11



×