Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Tiếng việt Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.3 KB, 11 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP GIÁO VIÊN KHỐI 1
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội
đều quan tâm, bởi vì “ Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, để
ngày mai thế giới có những chủ nhân tốt, xã hội có những công dân
tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có kiến
thức cơ bản về tự nhiên xã hội và có phẩm chất đạo đức của con
người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. Nhiệm vụ
giáo dục học sinh luôn luôn được xã hội quan tâm nhưng quan trọng
hơn cả vẫn là nhà trường, đặc biệt là trường tiểu học. Bởi vì nhà
trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là nơi kết tinh trình độ
văn minh của xã hội trong công tác giáo dục trẻ em. Đứa trẻ ngày
hôm nay và mai sau trở thành những người như thế nào là tuỳ thuộc
rất nhiều vào cấp tiểu học các em được học những gì.
Trong thời gian này xã hội đang nói rất nhiều về giáo dục, về chất
lượng học sinh lên lớp, về những học sinh ngồi nhầm lớp từ khi có
cuộc vận động “ hai không” của Bộ trưởng Bộ giáo dục. Những
người làm quản lý giáo dục như tôi không khỏi suy nghĩ phải làm gì,
làm như thế nào để “sản phẩm” của mình phải có chất lượng, những
lí do trên đã thôi thúc tôi cần phải có kế hoạch và biện pháp cụ thể
góp phần đưa chất lượng học sinh trong nhà trường đạt hiệu quả tốt.
Là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, cùng với Ban
giám hiệu, công việc chủ yếu là chỉ đạo, dự giờ theo dõi việc giảng
dạy của giáo viên ở tất cả các khối lớp, nhưng tôi đặc biệt chú trọng
đến khối lớp Một vì lớp Một là lớp rất quan trọng ở tiểu học, nếu các
em không đọc thông viết thạo thì các em làm toán cũng rất khó khăn
và học các môn học khác cũng rất chậm, như vậy các em học lên các
lớp trên sẽ bị hổng kiến thức. Từ thực tế qua một năm chỉ đạo và
theo dõi về chuyên môn tôi đã chọn đề tài: Một số kinh nghiệm
giúp giáo viên khối Một nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng


Việt.
II.NHỮNG KHÓ KHĂN:
1
Qua quá trình chỉ đạo và theo dõi tôi nhận thấy chất lượng dạy
môn Tiếng Việt của khối lớp Một đạt hiệu quả chưa cao có rất nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu mà một số học sinh lớp
Một đến cuối năm đọc, viết vẫn còn chậm tập trung vào những
nguyên nhân sau đây:
1. Đối với giáo viên: Vận dụng phương pháp dạy học chưa
phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng chưa cao, một
số giáo viên chưa nhiệt tình giúp đỡ học sinh.
2. Đối với học sinh: Bị bệnh lý bẩm sinh, học hay quên; lười
học; do hoàn cảnh gia đình.
3. Đối với phụ huynh: Một số gia đình không quan tâm đến
con em mình, phó mặc khoán trắng cho nhà trường.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN:
Học sinh lớp Một khi mới vào trường tiểu học các em còn rất bỡ
ngỡ và mọi thứ còn rất mới lạ, trong thời gian đầu các em được học
những gì và được dạy gì phụ thuộc phần lớn vào thầy cô ở trường
nên để dạy cho các em các môn học nói chung và môn Tiếng Việt
nói riêng có hiệu quả ngay từ năm đầu cấp đòi hỏi người giáo viên
phải luôn tìm hiểu và nghiên cứu những phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng đối tượng học sinh, hiểu được hoàn cảnh của các
em, hiểu được tâm lý các em và đòi hỏi phải có sự nhiệt tình tâm
huyết của người thầy
Chính vì những lý do đó mà ngay từ đầu tôi yêu cầu giáo viên
mỗi lớp phân loại học sinh bắt đầu từ cuối tháng 9 cụ thể như sau:
*Tổng số học sinh toàn khối: 272 em
 Học sinh đọc, viết theo chuẩn: 150 em
 Học sinh đọc, viết chậm so với chuẩn: 100 em

 Học sinh chưa đọc, viết được, một số em chưa biết
cầm bút: 22 em.
Từ những số liệu về tình hình học sinh mà các giáo viên khối Một
báo lại, cùng với quá trình đi dự giờ để tìm hiểu rõ nguyên nhân nào
các em lại đọc, viết còn chậm so với yêu cầu chuẩn, tôi cùng Ban
giám hiệu nhà trường họp giáo viên khối Một bàn bạc để có những
giải pháp cụ thể và tiến hành ngay để làm sao nâng dần chất lượng
dạy môn Tiếng Việt cho các em học sinh lớp Một.
2
1. Giải pháp thứ nhất: Giúp giáo viên vận dụng linh hoạt
phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh; giáo viên
cần nhiệt tình quan tâm, giúp đỡ học sinh.
1.1 Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
-Yêu cầu giáo viên phân loại học sinh trong lớp thành những
nhóm đối tượng như sau:
• Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu
• Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình
• Nhóm 3: Gồm những học sinh khá
• Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi
-Giáo viên có thể thay tên nhóm 1,2,3,4 thành tên khác như nhóm
A,B,C,D…Trong quá trình dạy giáo viên vẫn phải lấy chuẩn để làm
thước đo nhưng ở các tiết ôn tập, các giờ ôn của buổi chiều giáo viên
yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng
một giờ học.
Ví dụ: Nhóm 1 các em đọc nhiều lần hơn, viết ít hơn so với nhóm 3
và 4. Các dạng bài đọc và viết về vần đều có thể vận dụng phương này.
Chẳng hạn bài 46 vần ÔN, ƠN các em chỉ cần viết ôn, ơn, con chồn,
sơn ca, mỗi vần, mỗi từ chỉ một dòng, trong khi đó các em ở nhóm 3, 4
viết nhiều hơn mỗi loại như trên từ 2 đến 3 dòng. Các em ở nhóm 2 chỉ
cần viết theo yêu cầu chuẩn.

-Ban giám hiệu chúng tôi thống nhất trong các giờ học đàn cho
những em học sinh chậm, yếu ở lại phòng học, giáo viên tiếp tục kèm
cho các em đọc, viết nội dung nào các em còn yếu.
1.2 Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học như tranh, ảnh,
vật thật….cho học sinh học chậm.
-Ở lứa tuổi học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp Một khả năng tư
duy trừu tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên những mô hình vật
thật, tranh ảnh, do vậy trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học là không thể thiếu kể cả đồ dùng do giáo viên tự làm,
đồ dùng dạy học là phương tiện chuyển tải thông tin và là nội dung
truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho
học sinh, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh
học tập. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng trẻ không sợ học mà chỉ sợ những
tiết học đơn điệu nhàm chán vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn
trong quá trình dạy môn Tiếng Việt cho học sinh, nhất là các em học
sinh học chậm.
3
Ví dụ: Ở những bài học về vần. Chẳng hạn như Bài 41 trang 86
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Tập 1: Dùng trang vẽ ( hoặc vật thật) trái
lựu; Tranh con hươu sao để học sinh quan sát và tìm ra từ khoá sau khi
các em đã nhận diện vần ưu và ươu ở phần đầu tiết học. Từ những
hình ảnh như thế các em sẽ dễ nhớ và nhớ chính xác hơn các vần và các
từ được học bởi các em có sự liên tưởng từ vật thật đến vần của bài
học.
Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ Tiếng Việt giúp học
sinh nhớ vần và từ tốt hơn.
-Ngoài ra dùng tranh, ảnh có vai trò rất lớn trong phần luyện nói
ở các tiết tập đọc môn Tiếng Việt lớp 1 – học kì II.
Ví dụ: Bài Chuyện ở lớp – Trang 100 Sách giáo khoa Tiếng Việt 1

tập II – Phần luyện nói: Tìm tiếng ngoài bài: Có vần uôc. Giáo viên
treo tranh một người đang tuốt lúa – Giáo viên hỏi nội dung bức tranh,
sau đó cho các em nói câu có vần uôt, động viên các em học chậm nói
trước, nhìn vào tranh tự các em có thể nói được như: Mẹ (cô, chị, dì)
đang tuốt lúa hoặc là máy tuốt lúa. Dùng tranh, ảnh trong các phần này
tôi nghĩ rằng có tác dụng rất lớn đối với các em học chậm, các em vừa
nói được câu có vần cần tìm và còn hiểu được nghĩa của câu đó. Tuy
nhiên các em học sinh khá, giỏi nói các câu khác cũng có vần uôt như
con chuột, sáng suốt mà không cần dựa vào tranh.
Như vậy rõ ràng trong cùng một giờ học giáo viên biết vận dụng
khéo léo tranh, ảnh thì vừa phát huy được tính sáng tạo chủ động cho
học sinh khá giỏi lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh
học chậm.
1.3 Người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn quan tâm
giúp đỡ học sinh.
Tôi luôn giải thích cho giáo viên dạy khối Một hiểu rằng các em
học sinh lớp Một mới từ mẫu giáo chuyển lên nên việc tiếp thu kiến
thức thông qua hình thức: Học mà chơi, chơi mà học, giáo viên phải
nhẹ nhàng ân cần dạy bảo các em luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ
trong giờ học, một lời nhận xét động viên các em giúp các em thấy tự
tin và phấn khởi, sự chỉ bảo ân cần là điều rất cần thiết, tránh quát
mắng các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Đặc biệt không
được ngồi một chỗ bảo các em đọc đi, viết đi mà giáo viên phải đi
xuống bên học sinh xem em nào đã làm được còn em nào làm chưa
được nhắc nhở các em, chỉ cụ thể cho các em nhất là với các em học
chậm cần nhắc lại hay bắt tay các em để các em viết cho đúng. Làm
4
sao để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui. Giáo viên phải gần
gũi với học sinh thì mới hiểu được về học sinh của mình, để hình ảnh
ân cần của cô luôn là hình ảnh đẹp trong ánh mắt của các em, bản thân

các em cũng thấy cô giáo như người thân trong gia đình sẵn sàng kể
cho cô nghe những niềm vui hoặc những khó khăn của mình trong học
tập hay trong sinh hoạt hàng ngày mà cần cô giúp đỡ.
-Ví dụ: Em Lộc lớp ½ em viết rất hay sai, không đúng cỡ chữ,
không ngay hàng, một số chữ hay lẫn lộn trong 3 tháng đầu năm học.
Nhưng qua nhiều lần dự giờ và nhiều lần vào thăm lớp tôi thấy giáo
viên luôn đến tận nơi khi bắt tay, khi chỉ hàng cho em cùng với lời khen
dù chỉ là tiến bộ nhỏ nhất, tôi theo dõi hàng tháng để xem em đó tiến bộ
như thế nào, quả thật đến nay em Lộc đã tiến bộ rõ rệt, chữ viết đã
đúng, rõ ràng, thẳng hàng.
*Tóm lại : Qua việc chỉ đạo và theo dõi quá trình dạy học của
giáo viên toàn trường nói chung và giáo viên khối Một nói riêng, tôi
nhận thấy nếu người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học thích
hợp với từng trình độ học sinh của một lớp cùng với lòng nhiệt tình,
quan tâm giúp đỡ học sinh học chậm thì chất lượng học sinh ngày một
nâng lên.
2. Giải pháp thứ 2: Người giáo viên phải làm gì để học sinh
nhận thức chậm, hay quên; học sinh có hoàn cảnh gia đình học tốt hơn.
Có lẽ nguyên nhân này là nguyên nhân lớn làm giảm chất lượng
học sinh, qua dự giờ ở tất cả các lớp khối Một, những người làm quản
lý chúng tôi thực sự băn khoăn và trăn trở bởi số học sinh này không
phải chỉ có 1 hay 2 em, nên tôi nghĩ cần có kế hoạch cụ thể để giúp
giáo viên khối Một dạy những học sinh này như thế nào cho đạt kết quả
tốt, không phải trong một tháng mà trong cả một năm học, có khi cả
trong hè.
2.1 Đối với học sinh nhận thức chậm, hay quên.
-Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải phân loại và nắm được số
lượng dạng học sinh này, giáo viên cần có một phương pháp dạy và dạy
một lượng kiến thức phù hợp cho các em. Tuy nhiên với học sinh cả
lớp giáo viên vẫn lấy chuẩn để làm mục tiêu phấn đấu, còn những em

này nếu dạy chung theo chuẩn của chương trình đề ra thì các em không
thể theo kịp, vì thế tôi yêu cầu giáo viên trước hết sắp xếp chỗ ngồi
cho các em phù hợp và có tác dụng thúc đẩy.
Ví dụ: Cho các em ngồi gần các bạn học tốt để các em được sự
giúp đỡ từ bạn, được học tập từ bạn như các em tập đọc theo bạn, nhắc
5

×