Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nhiễm sắc thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 6 trang )

Nhiễm sắc thể

Cấu trúc của NST. (1) Chromatid . (2) Tâm động nơi 2 chromatid đính vào nhau, là nơi để NST trượt
trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân và giảm
phân. (3) Cánh ngắn. (4) Cánh dài.
Nhiễm sắc thể có cấu trúc gồm bốn bậc cấu trúc
không gian. Cấu trúc bậc một là chuỗi xoắn kép
ADN. Các cấu trúc bậc cao hơn là sự cuộn xoắn của
ADN đó, kết hợp với các protein.
NST là vật liệu di truyền ở cấp độ tế bào, có vai trò
rất quan trọng trong di truyền.


Đường kính của nhiễm sắc thể có chiều dài từ 0,5-50
micrômét, đường kính từ 0.2-2 micromét, đồng thời
có bốn hình dạng đặc trưng là hình móc, hình que,
hình hạt và chữ V.
Mục lục








1 Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể
2 A. Ở sinh vật nhân sơ và virus
3 B. Ở sinh vật nhân chuẩn
4 Đặc điểm của bộ nhiễm sắc thể
5 Một số bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài


o 5.1 Động vật
o 5.2 Thực vật
6 Chú thích

Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể
A. Ở sinh vật nhân sơ và virus
Trên thực tế, nhiễm sắc thể là một thuật ngữ không
được định nghĩa hoàn toàn chính xác.
Trong tế bào nhân sơ, genophore phù hợp hơn vì
không có sự hiện diện của crômatit. Ở sinh vật nhân
sơ, ADN thường là ở dạng vòng; đôi lúc, nó đi cùng
với 1 hoặc 1 vài phân tử ADN tròn và nhỏ hơn (gọi


là plasmid). Cấu trúc di truyền này (genophore) cũng
được tìm thấy ở ti thể và lục lạp, phản ánh nguồn
gốc từ vi khuẩn.
Ở 1 số virus, genophore[1] rất đơn giản: ADN hoặc
ARN trần (dạng sợi hoặc vòng).

B. Ở sinh vật nhân chuẩn
1. Hình thái và cấu trúc hiển vi của nhiễm sắc thể
Hình thái của nhiễm sắc thể được nhìn rõ nhất ở kì
giữa của quá trình nguyên phân, khi nhiễm sắc thể
đã xoắn và rút ngắn cực đại. Khi ấy, nhiễm sắc thể là
nhiễm sắc thể cấu trúc kép. Nó gồm hai nhiễm sắc tử
chị em (còn gọi là crômatit) gắn với nhau ở tâm
dộng (eo thứ nhất hay còn gọi là eo sơ cấp), chia nó
thành hai cánh. Tâm động còn là điểm đính nhiễm
sắc thể vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào. Nhờ vậy,

khi sợi tơ co rút trong quá trình phân bào thì các
nhiễm sắc thể sẽ theo đó di chuyển về hai cực của tế
bào. Ở một số nhiễm sắc thể còn có eo thứ hai (eo
thứ cấp).


Ở tế bào không phân chia, nhiễm sắc thể có cấu trúc
đơn. Mỗi nhiễm sắc tuơng ứng với một crômatit ở
nhiễm sắc thể ở kì giữa.
Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc
thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến
đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào.
2. Cấu trúc siêu hiển vi
Trong khi tế bào nhân sơ có nhiễm sắc thể dạng
vòng và nhỏ(ngoại trừ 1 số trường hợp đặc biêt), tế
bào nhân chuẩn thường có nhiễm sắc thể sợi và lớn.
Ngoài ra, tế bào có thể có nhiều hơn 1 loại nhiễm sắc
thể; ví dụ, ti thể có thể có nhiều hơn 1 loại nhiễm sắc
thể; ví dụ, ti thể trong phần lớn tế bào nhân chuẩn
hay lục lạp trong cây có nhiễm sắc thể riêng (giống
của tế bào nhân sơ).
Trong nhân, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất
nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và protein loại
histon. Lượng ADN khổng lồ của mỗi tế bào sinh
vật nhân chuẩn có thể xếp gọn vào nhân tế bào có
kích thước rất nhỏ là do sự gói bọc ADN theo các
mức xoắn khác nhau trong mỗi nhiễm sắc thể. ADN
(đường kính 2nm) xoắn tạo thành mức xoắn 1: chuỗi
nuclêôxôm (sợi cơ bản, đường kính 10nm). Mỗi



nuclêôxôm gồm 8 phân tử histon được quấn quanh
bởi 1.75 vòng xoắn ADN (khoảng 146 cặp
nulcêôtit). Tiếp đó là mức xoắn 2 (sợi chất nhiễm
sắc, đường kính 30 nm). Mức xoắn tối đa là crômatit
(đường kính 700 nm).
Ngoài các gen ra, để thực hiện chức năng truyền đạt
thông tin di truyền, mỗi nhiễm sắc thể còn có 3 bộ
phận chủ yếu: tâm động, các trình tự đầu mút và
trình tự khởi đầu tái bản. [1]
Đặc điểm của bộ nhiễm sắc thể
Tế bào của mỗi loài sinh vật khác nhau thì có bộ
nhiễm sắc thể khác nhau, đặc trưng về số lượng và
hình dạng của mỗi loài. Số lượng bộ nhiễm sắc thể
trong bộ lưỡng bội không phản ánh được trình độ
tiến hóa của loài.
Một số bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài
Động vật






Bộ NST của con người là 2n=46 (n=23).
Bộ NST của tinh tinh là 2n=48 (n=24).
Bộ NST của gà là 2n=78 (n=39).
Bộ NST của ruồi giấm là 2n=8 (n=4).
Bộ NST của cá chép là 2n=104 (n=52).





Bộ NST của ruồi nhà là 2n=12 (n=6).

Thực vật






Bộ NST của cà chua là 2n=24 (n=12).
Bộ NST của đậu Hà Lan là 2n=14 (n=7).
Bộ NST của ngô là 2n=20 (n=10).
Bộ NST của lúa nước là 2n=24 (n=12).
Bộ NST của cải bắp là 2n=18 (n=9).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×